Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 24 March 2013

Có một điểm du lịch khá hấp dẫn, lãng mạn tại dải đất miền Trung nắng gió. Đó là thác Ồ Ồ (thuộc thôn Lộc Đại, xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam).

< Thác Ồ Ồ tại Đại Lộc, thuộc thôn Quế Hiệp.

Điều đặc biệt khi đặt chân đến thác nước này là không gian núi rừng hiện ra vô cùng hoang sơ, yên bình, chỉ có tiếng nước chảy của dòng suối đẹp tuyệt vời. Không chỉ ngắm cảnh, chụp ảnh kỷ niệm, nhờ có bãi cát bồi rất cạn dưới thác, du khách cũng có thể yên tâm ngâm mình trong dòng nước mát lạnh.

Khe Đá Trắng mà dòng thác đổ xuống cũng thật phong phú sản vật của suối núi. Tên gọi của nó có thể cũng hoàn toàn lạ lẫm với người dân miền xuôi như cá lấu, cá xanh, cá trèn, cua đá, cá bống dĩa, tôm suối núi... Nếu ai đã quen với cuộc sống núi rừng thì cũng có thể tạo ra món “ẩm thực cua đá” do mình tự câu, bắt được dưới khe để thưởng thức.

Huyện Quế Sơn còn có tiềm năng du lịch với các nơi du lịch khác như: suối Tiên (Quế Hiệp), suối Nước Mát (Quế Long), hồ An Long (Quế Phong), suối nước nóng Tây Viên (Quế Lộc). Những địa điểm này có tiềm năng du lịch nhưng chưa được khai thác, cần có các nhà đầu tư để phát triển khu vục trên.

< Bạn lưu ý: Địa danh thác Ồ Ồ cũng là tên của một dòng thác đẹp tại Tân Long, Hướng Hoá, Quảng Trị (ảnh bên). Có lẽ tên gọi Ồ Ồ xuất phát từ người địa phương khi nghe tiếng nước chảy ì ầm ngày đêm.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ báo Lao Động và nhiều nguồn khác.
Khu di tích - danh thắng Đakrông là tên gọi chung để chỉ cụm di tích - danh thắng nằm ngay hai bên quốc lộ 9 ở Km50, tại điểm khởi đầu của quốc lộ 14A, thuộc địa phận xã Đakrông - huyện Đakrông. Thành phần cấu thành khu di tích - danh thắng gồm có: Mỗi thành phần đều có một vẻ đẹp riêng và bố trí rất hài hoà, hội tụ gần nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình lại có giá trị lịch sử, văn hoá, khảo cổ, sinh thái…

Sông Đakrông.
Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, gần biên giới Việt - Lào hợp với sông Rào Quán, chảy dọc theo Đường 9, xuôi về Ba Lòng rồi đổ ra Cửa Việt theo sông Thạch Hãn. Vì vậy sông Đakrông còn được gọi là thượng lưu sông Thạch Hãn.

Sông Đakrông có truyền thuyết về nguồn gốc đượm chất sử thi và nhân văn. Du khách vừa chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, vừa được lắng nghe câu chuyện về cô gái Đakrông. Đoạn tại cầu treo được xem là đoạn sông đẹp nhất. Tuy không rộng nhưng đoạn này sông uốn lượn quanh co, men theo chân những dãy núi cao dựng đứng hai bên. Có nơi nước sông phẳng lặng, lững lờ trôi, lại có nơi nước cuộn ào ào như thác, vượt qua những dãy đá nhấp nhô giữa sông.

Những năm 1959 - 1964, đoạn sông này là điểm vượt bí mật của tuyến đường dây 559 - tuyến đường mòn Trường Sơn - Hồ Chí Minh đầu tiên. Ba điểm đầu Khe Xom, cầu Cu Tiền và Xom Rò (cách trung tâm khu danh thắng 3 - 7km về phía Đông) đã được đưa vào danh mục những di tích quốc gia năm 1986.

Cầu treo Đakrông.

Cầu treo Đakrông được xem là điểm trung tâm của khu di tích - danh thắng. Giai đoạn năm 1972-1975, bắc qua sông Đakrông tại địa điểm này là một chiếc cầu sắt và trở thành tuyến vận tải quan trọng cho chiến trường miền Nam. Sau ngày Tổ quốc thống nhất, được sự giúp đỡ của nước bạn CuBa, một chiếc cầu treo duyên dáng dài 100m, rộng 6m thay thế cho cầu sắt. Năm 1999, do thời gian bảo quản quá hạn, cầu đã sập. Một lần nữa được sự quan tâm của Trung ương và nước bạn CuBa, cầu treo Đakrông đã được xây dựng lại khá qui mô tráng lệ.

Cầu treo Đakrông không chỉ là điểm đầu của tuyến giao thông chiến lược quan trọng mà còn tạo cảnh đẹp cho khu di tích - danh thắng bởi được đặt vào giữa một khung cảnh núi rừng trùng điệp, như là nét chấm phá nổi bật của bức tranh toàn bích.

Dãy núi Ta Lung, núi Klu.

Những dãy núi Ta Lung, Klu…đứng sừng sững hai bên sông Đakrông, hai bên Đường 9, Đường 14, tạo nên một quần thể núi non ẩn hiện với mây, in hình xuống dòng sông. Núi ở đây vừa có những vách đá dựng đứng cao chót vót vừa là một trong những nơi rất hiếm ở miền Trung còn bảo quản được thảm rừng già. Cây rừng đủ chủng loại, loại cây có đường kính 0,5 - 0,7m chiếm số lượng lớn. Khách đến không chỉ để du lịch sinh thái, đắm chìm trong cõi rừng già mà còn tham quan những con đường mòn huyền thoại do cha ông đã tạo nên để vào Nam đánh quân xâm lược Mỹ.

Suối nước nóng Klu (nơi có di chỉ khảo cổ).

Cách cầu treo Đakrông về phía Đông Bắc không xa là nơi khởi nguồn của dòng suối Klu. Theo các nhà nghiên cứu, mỏ nước khoáng này có hàm lượng bi carbonate và calci từ 300 - 400mg/lít, các chất này có tác dụng giúp tiêu hoá tốt, chống ợ chua. Đặc biệt có chất metasilich với hàm lượng trên 50mg/lít, tác dụng tăng khả năng chống viêm nhiễm.

Đây cũng chính là di chỉ khảo cổ quan trọng. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, người đã từng đến đây nghiên cứu thì di chỉ này thuộc thời đại đồ đá cũ. Trong hội nghị Khoa học quốc tế về khảo cổ tại Chiềng Mai (Thái Lan), giáo sư đã báo cáo và được đánh dấu trên bản đồ khảo cổ học thế giới.

Bản dân tộc Vân Kiều (bản Xa Lăng và bản Klu)

Khu di tích - danh thắng Đakrông còn là điểm du lịch phong phú loại hình bởi du khách sẽ được tiếp xúc, thăm viếng dân tộc Vân Kiều, Pa Cô - những dân tộc kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm. Hiện có hai bản dân tộc: Xa Lăng và Klu cư trú tại khu vực này (cách cầu treo không quá 1km). Du khách được làm quen với dân tộc Pa Cô, Vân Kiều thông qua cuộc sống đời thường và những sinh hoạt văn hoá cộng đồng của họ.

Đến với Quảng Trị, bên cạnh việc tham quan những di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến mang tầm vóc quốc gia, du khách còn được tận mắt thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên trữ tình, mang dấu ấn lịch sử, văn hoá sâu sắc của Đakrông.

Sự phong phú về đối tượng tham quan trên mảnh đất lửa Quảng Trị chắc chắn sẽ thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước.

Du lịch, GO! - Theo Quangtri.gov.vn, ảnh internet
“…Ôi quê ta bánh đa, bánh đúc / Nơi thảo thơm đồng xanh, trái ngọt"… Những câu ca trong bài Về quê của nhạc sĩ Phó Đức Phương qua giọng hát truyền cảm của ca sĩ Quang Lý như đưa tôi về với những ngày xưa yêu dấu nơi quê nhà...

Ở quê tôi, sau vụ mùa là thời gian rảnh rỗi. Khi nước trên đồng bắt đầu rút cạn xuống các lung, đìa, ao, đầm… cũng là thời điểm các cậu tôi rủ nhau đi tát đìa bắt tôm. Chỉ cần hai người dùng gàu dai tát vài giờ, nước giựt xuống khoảng 2/3 đìa là lũ tôm càng giơ râu nổi lên.
Tôi cùng cậu tranh thủ lội xuống đìa “chộp” tôm cho vào giỏ. Loáng chốc đã được lưng lửng thùng. Tôi khệ nệ mang thùng tôm về nhà cho ngoại để chế biến món ăn và trưa đến thế nào cả nhà cũng được thưởng thức món bánh đúc nhưn tôm do ngoại làm…

Hồi đó, tôi hay lẽo đẽo theo ngoại để xem ngoại chế biến món ăn dưới bếp. Muốn làm một ổ bánh đúc ngon với tôi thật tình quá công phu. Muốn bột không bị mềm, nhão, ngoại đã chọn gạo cũ ngon ngâm trước vài giờ rồi mới xay thành bột. Ngoại cứ thoăn thoắt cho bột vào thau, vắt nước cốt dừa, trộn bột cho hòa tan và dùng vợt lược cho bột mịn không còn tạp chất. Nêm bột với đường, muối... cho vừa khẩu vị để sẵn ra thau.

Riêng tôm, phải lựa tôm còn tươi, rửa sạch, lột vỏ, rút bỏ chỉ lưng, nặn gạch tôm để ra tô, cho khoảng hai muỗng cà phê đường vào gạch tôm, đánh tan. Dùng dao bằm đầu tôm lẫn thịt tôm cùng thịt nạc dăm, để sẵn (nếu không có tôm sống thay bằng tôm khô cũng được).

Củ sắn lột vỏ rửa sạch, xắt sợi, bằm nhỏ. Hành tím lột vỏ rửa sạch, bằm nhuyễn. Sau đó, cho tôm, thịt, củ sắn bằm ướp gia vị muối, đường, bột ngọt cho vừa khẩu vị. Phi hành thơm rồi cho hỗn hợp vào chảo xào chín. Ngoại nói gạch tôm là phần quan trọng, làm cho nhưn bánh thơm ngon và có màu sắc hấp dẫn. Nếu không có gạch tôm thì mới sử dụng màu hạt điều thay vào.

Cuối cùng là khâu hấp bánh. Trước khi đổ bột vào khuôn, phải thoa một lớp dầu ăn để khi bánh chín lấy ra không bị dính. Xếp khuôn nhôm vào xửng khi nước trong nồi sôi, nhanh tay và gọn gàng, ngoại dùng vá múc bột đổ lớp thứ nhất vào khuôn, đậy nắp lại.

Chờ vài phút sau, khi bột vừa chín, ngoại dùng vá đổ tiếp lớp thứ hai (như đổ bánh da lợn), và cứ thế tiếp tục cho đến khi khuôn gần đầy, xúc hỗn hợp nhưn đổ lên trên và hấp cho chín hẳn. Khi bánh đã nguội, lấy bánh ra, xắt miếng hình chữ nhật hoặc hình thoi cho vào đĩa là xong.

Bánh đúc thường ăn với nước mắm tỏi ớt chua ngọt, nhưng theo ngoại để tăng hương vị cho món ăn nên ăn kèm với dưa leo bằm, giá trụng, rau thơm, và nếu thích có thể chan thêm vài muỗng nước cốt dừa đã thắng chín vào.
Mảnh vườn xưa nay trở thành khu tái định cư, và ngoại cũng đã xa khuất. Những ngày hè ở quê cùng các cậu tát đìa bắt tôm đã trở thành hoài niệm. Để đỡ nhớ, trong những dịp lễ hay ngày nghỉ cuối tuần, tôi cùng gia đình vào quán thưởng thức món ăn dân dã này.

Gắp một miếng bột bánh đúc cho vào miệng nhai một cách từ tốn… Cũng vị béo của bột, ngọt thơm của tôm, thịt… nhưng sự cảm nhận tinh tế trong tôi hình như còn thiếu thiếu một thứ gì đó, phải chăng đó là “chất liệu nồng ấm” do bàn tay ngoại làm?...

Du lịch, GO! - Theo Thanh Tâm (Báo Tuổi Trẻ), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống