Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 1 April 2013

Muốn phá kỷ lục của anh trai, cậu bé Nguyễn Phan Nhật Anh ở Thụy Khuê (Hà Nội) đã đặt chân lên đỉnh Fansipan khi mới 6 tuổi. Trước chuyến đi đầu đời, chú bé có nickname Nấc được bố rèn thể lực suốt 2 tháng.

< Chuyến đi của gia đình Nấc gặp đúng hôm thời tiết không thuận lợi.

Gần một năm sau hành trình leo núi, Nấc vẫn nhớ rõ từng đoạn đường khó và cả cảm giác phát chán khi đi mãi mà chẳng tới nơi. Cậu bé có khuôn mặt bầu bĩnh chỉ gói gọn hành trình leo Fan trong vài từ ngắn gọn là "thích", "mệt", "hét toáng" và "chết người".

< Sau chuyến leo Fansipan, gia đình Nấc đang dự định khám phá nhiều địa điểm khác.

Ngồi quây quần bên bố mẹ, anh trai Nhật Thành (12 tuổi) và chị gái tên Cầm (9 tuổi), thỉnh thoảng Nấc góp chuyện khi thấy anh kể về đoạn có tảng đá lớn bắc ngang qua một cái hố giữa đường hoặc những pha "nguy hiểm".

< Dù thời tiết không thuận lợi nhưng cậu bé quyết tâm phá kỷ lục của anh trai Rôm.

Năm 2008, anh trai Nấc có nickname Rôm từng đặt chân lên đỉnh núi cao hơn 3.000 mét khi mới 8 tuổi. Tháng 3/2012 cả gia đình Nấc cùng hai người bà con lại leo Fan.

< Trước chuyến đi, Nấc được bố rèn thể lực suốt 2 tháng nên cậu bé không ngại việc leo.

Cả nhà mặc định đây là "chuyến đi của Nấc". Còn cậu bé thì cho rằng leo Fan giống hệt mấy trò mạo hiểm "chết người" trong các bộ phim. Nấc hào hứng muốn khám phá và quan trọng hơn là muốn phá kỷ lục của anh Rôm.

< Phút nghỉ ngơi thưởng thức gà nướng.

Để có thể lực tốt cho chuyến đi, Nấc và anh trai được bố đưa ra công viên leo núi Nùng. Cậu còn tập đeo ba lô đựng đồ bên trong. Ở nhà, bố kiểm tra thể lực của hai anh em bằng cách xem nhịp thở khi đi lên đi xuống bốn tầng nhà.

< Nấc ngủ đêm trong lán trên núi.

Nhớ lại chuyến đi, Nấc cho hay: "Mỗi anh em tự đeo ba lô. Trong đó mẹ chuẩn bị cho anh chị và em một ít chocolate, phô mai, nước uống, diêm, một chiếc còi và cả áo mưa".

< Dọc đường, chị Cầm bị đau bụng nên ở lại lán với mẹ.

9h sáng 24/3/2012, đoàn nhà Nấc xuất phát và gặp trục trặc ở ngay cửa rừng bởi từ trước tới giờ chưa có trẻ 6 tuổi leo lên đỉnh Fan. Anh Tấn, bố Nấc, phải đứng ra bảo đảm và chịu trách nhiệm để chuyến đi được tiếp tục. Tháng 3 thời tiết không thuận lợi, trời u ám, có mưa và gió to. Nấc, anh Rôm và chị Cầm ngoài mặc bộ quần áo gió chống thấm nước còn đi thêm bịt đầu gối, đôi ủng và găng tay.

< Ba bố con Nấc vẫn tiếp tục leo lên tới đỉnh.

Đi được một đoạn, cả đoàn dừng lại để ba đứa trẻ nghỉ ngơi và trấn an tinh thần cậu út. Dọc đường, chị Tú, mẹ Nấc, phải thường xuyên chuyện trò để cậu bé đỡ chán. Qua đoạn rừng trúc dễ đi, lại có hoa ban, đỗ quyên nở muộn, bố mẹ dành thời gian đi dạo cùng nhau, không ai nói chuyện với Nấc khiến cậu hét toáng lên vì chán.

Trong lúc leo, bố mẹ Nấc phân công nhau kèm cặp ba đứa trẻ. Mẹ và chị Cầm luôn đi cùng nhau còn anh Rôm đi sau Nấc, bố Tấn sẽ đi chốt đoàn. Ngủ lại một đêm ở độ cao 1.800 m, sáng hôm sau gia đình Nấc tiếp tục hành trình. Lên tới 2.900 m, Cầm bị đau bụng và phải cùng mẹ nghỉ lại lán còn ba bố con tiếp tục đi. Khoảng 15 chiều 25/12, Nấc cùng các thành viên còn lại đặt chân tới đỉnh Fan.

< Mỗi anh em Nấc đều tự mình mang theo ba lô riêng bên trong đựng đồ ăn, áo mưa, đèn pin, diêm, còi...

Từng có kinh nghiệm leo Fan, Rôm ra dáng anh cả khi thường xuyên chăm lo và để mắt tới Nấc. Với Rôm, hai lần leo Fan mang lại cho cậu bé những cảm nhận khó tả. Lần đầu leo cùng bố, lần thứ hai cậu đi cùng cả nhà.

Rôm cho hay, khi leo núi để sử dụng chai nước mang theo hiệu quả, cậu sẽ uống một ngụm rồi ngậm trọng miệng để từng giọt từ từ thấm qua cổ họng thay vì tu cạn chai nước. Với cách đó, cậu sẽ tiết kiệm được nước uống và bụng đỡ óc ách. Lúc nhỏ, đi du lịch cùng bố mẹ, Rôm được bố dạy cách xem bản đồ, la bàn, cách sử dụng một sợi dây hay đơn giản là cách uống nước, cách thở ra sao khi phải leo dốc.

< Chuyến đi giúp ba đứa trẻ nuôi ước mơ, trải nghiệm, biết quan tâm, chia sẻ.

"Bố dặn nếu bị lạc trong rừng thì phải mặc áo mưa cho ấm rồi tìm một hốc cây, ngồi yên ở đó sẽ có người tới cứu. Bố muốn em có được các kỹ năng để nếu nhỡ bị lạc trong rừng thì vẫn có thể tự lo cho mình", Rôm nói.

< Rôm (ngoài cùng bên phải), anh trai Nấc, từng leo lên đỉnh Fansipan năm 8 tuổi.

Thừa hưởng đam mê và sở thích du lịch từ bố, ba anh em Rôm thường được theo chân "papa" trên các cung đường phượt. Không thích khái niệm chinh phục, vợ chồng anh cho rằng thiên nhiên không thể chinh phục và thật khó để lường hết tình huống xấu xảy ra giữa đường. Việc giúp các con leo lên đỉnh Fan thành công là cách giúp bọn trẻ thực hiện ước mơ. Anh chị muốn các con biết ước mơ và tạo điều kiện để các con biến mơ ước ấy thành hiện thực.

< Lên tới đỉnh núi, anh trai Rôm cởi áo khoác nhường cho Nấc vì sợ em trai bị lạnh.

Ông bố này thừa nhận, chuyến đi khá nguy hiểm với trẻ nhỏ nên nếu chưa có sự chuẩn bị tốt về thể lực và tinh thần, các phụ huynh không nên cho con leo núi. Anh Tấn khẳng định đã rèn luyện cho các con kỹ lưỡng trước chuyến đi, nhưng vẫn không thể lường được tình huống Cầm bị đau bụng. Sơ suất ấy nhắc nhở anh lần sau phải thận trọng hơn nữa.

"Chuyến đi giúp các thành viên trong gia đình gần gũi, biết quan tâm nhau hơn, đồng thời là cơ hội để bọn trẻ trải nghiệm cuộc sống, biết chia sẻ và vượt qua khó khăn. Hình ảnh khiến tôi xúc động nhất là lúc Rôm cởi áo khoác đưa cho Nấc mặc khi vừa đặt chân tới đỉnh núi vì sợ em lạnh", anh Tấn tâm sự.

Sau hành trình lên đỉnh Fansipan, gia đình Nấc đang lên kế hoạch cho những chuyến đi tiếp theo.

Du lịch, GO! - Theo Bình Minh (VnExpress), internet
(Tiếp theo) 6h sáng hôm sau, bọn mình gọi người trông nhà nghỉ để mở cửa đi. Nhà nghỉ HD mở cổng ngoài, mở luôn cả công kéo gara để mình lấy xe ra đường.

< Công viên ngoài thị xã (ở đây), nơi ni là một trong 3 công viên tại phường Thác Mơ nếu không tính CV ven hồ Thủy Long. Tại tượng đài Chiến Thắng Phước Long (đường 6 Tháng 1, tức là TL741) còn có công viên nhỏ trưng bày xác chiếc máy bay Mỹ không còn cánh).

Hành trình hôm nay sẽ theo cáp treo lên đỉnh Bà Rá tham quan, 'nửa kia' có ý định lên bằng cáp, xuống bằng thang bộ. Tuy nhiên, đi cách này sẽ phải lội bộ một khoảng đường dài để trở lại nơi gởi xe; vậy thì hạ hồi phân giải, tính sau vậy.

< Con đường Đinh Tiên Hoàng cạnh công viên buổi sáng vắng, nhìn về phía đỉnh Bà Rá thấy đầy sương mù.

Mình nói về tâm điểm của chuyến đi: núi Bà Rá. Dĩ nhiên là trước khi lên núi, phải làm cữ cà phê sáng với gì đó lót bụng vì chắc trưa mới xuống núi.
Thông tin về Bà Rá dưới đây được tổng hợp từ internet, có 'quá hớp hay thiếu hớp' âu cũng là chuyện thường tình do ngành du lịch của người ta phải lăng xê danh lam thắng cảnh của chính mình chứ.

< Bạn còn nhớ gốc cây kỳ lạ này không? Gốc cây ẻo lả nằm giữa công viên, vậy nhưng rất vững chãi dù chắn chắn là cây đã thuộc hàng... trọng tuổi.

Trước tiên thì mình nói về tuyến cáp treo...

< Quán cà phê vườn DT741, tên quán trùng tên con đường thật dễ nhớ. Mình gọi ly cá phê đá, giá 12k.

Hệ thống cáp treo tại núi Bà Rá được đưa vào hoạt động phục vụ khách tham quan từ ngày 23/3/2010. Hệ thống cáp treo Bà Rá là dự án nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bà Rá - Thác Mơ, do Công ty Xây dựng - Tư vấn và Đầu tư phát triển Bình Phước làm chủ đầu tư...

< Và điểm tâm sáng bằng bún bò đầy thịt, giá 25k/tô, quán cũng trên đường Hồ Xuân Hương.
Xong bữa, ghé về nhà nghỉ lấy túi rồi hướng về cáp treo.

< Khuôn viên trước cổng Cáp treo núi Bà Rá đây. Bên phải có bãi gởi xế hộp, bên trái là xe gắn máy.

Công trình Cáp Treo Bà Rá được quy hoạch với tổng diện tích 115.490m² gồm khu vực nhà ga dưới, nhà ga trên và hành lang tuyến cáp treo. Hệ thống thiết bị tuyến cáp treo do TQ sản xuất với các thiết bị được nhập từ Đức, Pháp, Mỹ, Thụy Sỹ và được thiết kế, chế tạo theo bản quyền kỹ thuật mới của Công ty Doppelmayr (Cộng hòa Áo).

< Lúc này đã 7h30 nhưng chỉ có bọn mình và một anh đầu bạc đang ngồi chờ trên ghế đá. Hỏi ra mới biết khi đủ... 6 người thì cabin cáp mới chạy.
Anh bảo vệ bước đến đưa thẻ gởi xe, mình nói khoan đã, rủi không đủ khách lên thì gởi xe làm gì?

< Mình lơn tơn đi bộ vào cổng: khuông viên phía trong đây, nhìn thẳng phía xa là núi Bà Rá.

Tuyến cáp treo dài 2.063m, toàn tuyến có 19 trụ tháp, chiều cao trụ dao động từ 6m đến 30m, chênh lệch độ cao từ ga dưới lên ga trên là 493m, độ dốc trung bình là 13,4°, vận tốc di chuyển ca bin trung bình là 4m/giây, thời gian cho một hành trình là 15 phút.
< Cổng và mặt sân nhìn từ phía trong, trời lúc này vẫn âm u, không nắng.

Hệ thống có 32 ca bin, chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm 4 ca bin, các ca bin được làm bằng vỏ hợp kim nhôm, có 6 chỗ ngồi và đã được Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực 2, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm định cho phép hoạt động từ ngày 3-2-2010. Tổng nguồn vốn đầu tư cho cả dự án cáp treo Bà Rá gần 77 tỉ đồng. Để lên đỉnh núi Bà Rá cao 723m so với mực nước biển, khách chỉ mất 15 phút, giá vé là 50k/lượt đi.
< Nhà ga phía dưới, trên gần đỉnh cũng có một nhà ga. Quầy phía trước bán vé, cạnh ga là nhà hàng ăn uống với vài người ngồi, mình nghĩ là những người phục vụ...
Trong thật tế, lúc này đã thừa 6 người rồi đấy nhưng nhân viên nhà ga... giả lơ.

< Vậy nên mình trở ra ngồi tán chuyện với anh tóc bạc. Hỏi mới biết anh dưới Vĩnh Long lên đây tập nghề lột vỏ hạt điều. Lương ít (chỉ 85k/ngày - cả 2 vợ chồng), lúc có việc lúc không nên anh buồn tình vào đây lên đĩnh núi một chuyến, chịu chơi chưa?
Tán được lưng lửng câu chuyện thì có 2 chiếc xe gắn máy chạy đến, mình hỏi: 'Lên núi không?' - 'Chuyện gì vậy?' - 'Cáp phải đủ người mới chạy, có thêm bọn anh nữa là đủ. Vậy đi không?'.

< Ba anh ni ok liền, vậy là gởi xe - vào mua vé rồi vào nhà ga...
Lúc này mới lòi ra 3 người khách khác đang ngồi chờ trong quán, thiệt khi gió (hi hi).

< Vào cabin, vẫn phải chờ mươi phút: có lẽ chờ người do phía trên kia. Vậy là mình ra ngoài bấm một phát hướng đường cáp sẽ đi.
Khoảng sân sau nhà ga này đẹp đó chứ? Nắng bắt đầu lên gay gắt rồi...

< Cuối cùng thì cáp khởi hành, chạy đưa lên đỉnh núi. Cabin kiếng xanh bít bùng, chỉ chừa 2 khe gió phía trên nên hơi ngột ngạt. có quạt nhưng đã tịt.
Do kiếng xanh nên chụp ra ngoài thấy xanh lè, ảnh là cabin phía trên trên núi xuống theo chiều đối lưu, chắc toàn là nhân viên cáp treo và đài phát sóng phía trên ấy xuống giao ca.

< Đôi lần, cáp giảm tốc trong chừng 1 phút rồi nhanh lại, đó là do các nhóm cabin khác vào ga đón trả khách.
Tầm 15 phút sau, bọn mình cập bến ga trên.
Từ đây sẽ cuốc bộ vài mươi bậc tam cấp để lên đỉnh Bà Rá.

< Dưới này nhìn lên, mình thấy sương phủ trên những tàn cây trên đó.

Còn thông tin về núi Bà Rá, trong Du lịch, GO! cũng có nhiều, mình xin tóm tắt lại như sau:

Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách TP.HCM 180 km. Đồng bào S’Tiêng gọi ngọn núi này là “Bơnom Brah” nghĩa là “ngọn núi Thần”. Riêng với người dân Nam bộ, với chiều cao 733m, Bà Rá được xếp xem là ngọn núi cao thứ 3 tại của vùng đất này.

< Nơi dự định xây dựng tượng đài Phật mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ-tát cao 49 mét. Theo thiết kế, tượng có 18 tay, thời gian thực hiện 3 năm (dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2015). Dù lễ khởi công từ giữa năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì ngoài một số vật tư đang để tạm tại đó.

< Quang cảnh dưới thị xã Phước Long ẩn hiện lờ mờ trong màn sương, hồ Thác Mơ bị mây mù che phủ mất.
Dưới kia nắng nhưng trên này khá âm u, lạnh thì không nhưng mát mẻ hơn dưới kia nhiều.

< Duy Tuệ Thị Nghiệp, tiếng mõ cũng xuất phát từ đây.

Duy = Dưỡng nuôi = Lưu giữ.
Tuệ = Trí = Thức = Tỉnh táo .
Thị = Thấy được trước mắt hay hiện ra trước mắt.
Nhiệp = Sự thành tựu.
Nói nôm na thì Duy tuệ thị nghiệp nghĩa là lấy trí tuệ làm sự nghiệp.
Phía trước có tủ kính có tủ hàng và bảng giá thì phải.


< Đài thờ Phật Bà phía bên kia. Mặt bằng trên núi rất tỏ nhưng quanh núi toàn sương mù.

Giữa một vùng đồi thấp nhô lên một ngọn núi cao, cây cối xanh tươi, rậm rạp, tạo cho núi Bà Rá một vẻ hùng vĩ tráng lệ. Đứng trên lưng chừng núi có thể nhìn thấy cả một khu vực rộng lớn, bao gồm Phường Thác Mơ xinh đẹp (trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Phước Long), hồ Thác Mơ mà trong mùa mưa rộng tới 12.000 ha, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Mơ.

< Đối diện là ngôi chùa này. Khách tham quan nếu là Phật tử sẽ vào đây đốt vài nén nhang.

Đặc biệt về địa lý, núi Bà Rá là tấm bình phong che chắn các luồng “gió dữ”, điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái cho cả một vùng đất và người xung quanh.

< Quanh núi vẫn đầy mây, yên tĩnh, trầm lắng...

Núi Bà Rá gắn liền với cuộc kháng chiến của người dân Phước Long. Nơi đây đã xây dựng một nhà bia rất sang trọng để tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong khu vực Bà Rá. Dưới chân núi, bên cạnh Phường Thác Mơ là di tích của nhà tù Bà Rá, nơi giam cầm nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Xung quanh khu vực Bà Rá còn có nhiều điểm tham quan lý thú khác.

< Sau chùa, cảnh đài phát tuyến là chốn này: Có quầy, có bàn ghế... trông như nơi uống nước, dùng cơm... nhưng không có ai.
Ở đây có bậc thang lên tầng trên ngắm cảnh, bọn mình theo các bậc thang đi lên.

< Quang cảnh phía trên như thế này: Mây che hết cả hồ Thác Mơ thơ mộng...

Do núi khá cao nên muốn lên tới đỉnh của ngọn núi, du khách phải vượt qua 1.767 bậc tam cấp tính từ đồi Bằng Lăng. Thay vì phải mệt mỏi vượt qua bậc tam cấp thì nay du khách đã thoải mái ngồi trong những cabin của hệ thống cáp treo Bá Rá ngắm nhìn cả một khu vực rộng lớn, bao gồm thị trấn Thác Mơ xinh đẹp, toàn cảnh hồ Long Thủy, hồ thủy điện Thác Mơ mà vào mùa mưa diện tích nước bao chiếm tới 12.000ha như một biển nước xanh thẳm xa tít, hòa quyện chập chờn giữa rừng núi, tạo cho du khách cảm giác thân thiện, đắm đuối, được trở về cùng thiên nhiên hoang sơ.

< Mái hiên chùa bên cạnh đỏ au.

Lên đỉnh núi Bà Rá bằng cáp treo vào những ngày đẹp trời, mây bay nhởn nhơ, tản bộ nơi đỉnh cao chót vót vào buổi bình minh hay chiều tối, du khách sẽ tận hưởng những giọt sương nơi vùng núi lãng đãng rơi lấm tấm trên tóc, đậu ướt vai áo. Khí hậu trên núi vừa mát mẻ, vừa se lạnh rất nên thơ của khí hậu vùng ôn đới hệt như cao nguyên Đà Lạt.

< Tháp phát sóng nằm kề cận. Nằm trên đỉnh núi, phát sóng có lợi thế ở độ cao.

Quanh đỉnh Bà Rá được bao bọc bởi khu rừng đặc dụng với đủ loại gỗ quý hiếm đặc trưng của rừng nhiệt đới như cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật, sao, dầu, bằng lăng... và nhiều loài động vật quý hiếm khác.

Tối đến, du khách còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của thị tứ Thác Mơ qua ánh điện lung linh huyền ảo từ những ngọn đèn nhà máy thủy điện hòa lẫn trong sương đêm.

< Bốn cột của vọng lâu đài trên này chi chít chữ khắc 'lưu niệm' của các bạn trẻ tràn trề... văn hóa.

< Gần 9h, bọn mình xuống sau khi thanh toán hết mớ thực phầm 'nguội' mang theo định dành cho bữa trưa.

Đến với Bình Phước, khi tham quan khu du lịch sinh thái núi Bà Rá, du khách có thể hòa mình vào không khí thiên nhiên, cảm nhận luồng gió mát lạnh từ hồ Thác Mơ thổi vào, được nghỉ chân tại khách sạn 3 sao đầu tiên của Bình Phước - khách sạn Mỹ Lệ - thị xã Phước Long với nhiều tiện nghi sang trọng, giá thanh toán hợp lý, chắc chắn người yêu thích thiên nhiên sẽ khó có thể bỏ qua.

< Đỉnh núi lúc nắng nhạt, lúc âm u. Nói chung là mát hơn nhiều so với cái nắng nóng dưới kia.

< Vào quầy mua vé và xuống ngay, không phải chờ do cáp vẫn chạy. Chắc hẳn có khách ở phía dưới đi lên.

Du khách cũng đừng quên tham quan di tích nhà tù Bà Rá dưới chân núi, dạo một vòng xe quanh thị trấn Phước Long, hòa mình trong làn nước hay nhâm nhi ly cà phê nóng ở quán Thượng Nguồn, quán cà phê nằm dưới chân núi và nằm trên dòng nước chảy từ thác Mơ xinh đẹp.

< Nửa kia thò máy qua khe thông gió phía trên chộp ảnh... cầu âu, tấm khá nhất là thía này.
Xuống đến nhà ga dưới, lúc này đã có nhiều khách tham quan hơn do ngày cuối tuần. Bọn mình trả tiền gởi xe (chỉ 5k) rồi trở về phòng trọ.

Ở tiếp, khám phá tiếp những vùng chung quanh hay về đây? Có lẽ bọn mình go home...

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!
Êm dịu, sôi động, sang trọng, bình dân, rất gần gũi và thân quen với bất cứ ai lần đầu tìm đến - là những biểu hiện đặc trưng nhất khi nói về khu vực đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện… thuộc phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh - vốn từ lâu đã nổi tiếng với tên gọi “phố Tây”.

< Phố Tây lung linh trong ánh đèn màu rực rỡ, hàng quán tấp nập, mọi người đến với nhau không phân biệt quốc tịch, đẳng cấp, màu da.

Phố Tây lung linh trong ánh đèn màu rực rỡ, hàng quán tấp nập, mọi người đến với nhau không phân biệt quốc tịch, đẳng cấp, màu da, không khí cứ thế hòa quyện để tạo nên một điểm đến rất riêng nơi Sài thành hoa lệ.

< Quang cảnh phố Đề Thám, một trong những con phố người nước ngoài tìm đến. Không khí phố Tây hòa quyện tạo nên một điểm đến rất riêng nơi Sài thành hoa lệ.

Nhịp sống ở đây chỉ thực sự bắt đầu vào lúc 5 giờ chiều, lý do chính là vì Việt Nam ngược múi giờ với hầu hết các nước phương Tây. Hơn nữa, vô hình chung tạo điều kiện cho các du khách Tây vui chơi thoải mái nhất trong không khí của Sài Gòn về đêm. Du khách đến Sài Gòn thường truyền nhau câu cửa miệng: “Sài Gòn sống về đêm!”.

< Ở phố Tây, có khá nhiều gánh hàng bán đồ ăn với giá rất bình dân. Đó là những quán cơm tấm, gánh hủ tíu hay các xe bán bánh mì, giá dao động từ 10.000-20.000 đồng/phần.

Đến phố Tây vào thời điểm đặc biệt này, chúng tôi cảm nhận rõ cái thời khắc dần chuyển giao giữa ngày và đêm cũng như nhịp sống của phố Tây. Từng tốp du khách Tây, áo pull, quần lửng, mang giày thể thao đi dạo trên các con đường Bùi Viện, Đề Thám… - là những dãy phố hẹp dài tít tắp - thoải mái ngắm các hàng quán dày đặc với đủ các mặt hàng từ vải lụa, đồ lưu niệm Việt Nam, giày dép cho đến tranh ảnh, ba lô, mũ nón…

< Phạm Ngũ Lão là con phố dài tít tắp, du khách tới đây thoải mái ngắm các hàng quán dày đặc với đủ các mặt hàng từ vải lụa, đồ lưu niệm, giày dép cho đến tranh ảnh, ba lô, mũ nón...

Những hình ảnh đó cùng với sự chật hẹp của các con đường thuộc phố Tây, đôi khi đông đúc quá còn phải chen nhau, dường như đã làm nên sự quyến rũ kỳ lạ đối với du khách.

< Trên các con đường trong phố Tây, đâu đâu cũng thấy bảng quảng cáo “Opentour”, hay “For rent” (cho thuê) từ xe mới đến xe cổ như Vespa, Mô-bi-lết.

Trời tối hẳn, khoảng 7 giờ là lúc phố Tây bắt đầu vào guồng nhộn nhịp, vui chơi. Nhạc ở các quán bar rực rỡ ánh đèn chát chúa, ầm ầm, nhiều đôi “trai Tây gái ngoại”, cả “trai Tây gái Việt” dìu dắt nhún nhảy đầy sảng khoái.
Tất cả dù chưa từng gặp nhau đều dành cho nhau những nụ cười thân thiện và không có rào cản về giàu nghèo hay quốc tịch, tôn giáo, màu da.

< Nếu muốn đi thăm quan các địa điểm du lịch, du khách ở phố Tây chỉ cần đến các văn phòng du lịch đăng ký là đi ngay.

Dù chẳng quen biết nhưng mọi người có thể ngồi chung bàn, trao đổi với nhau bằng tiếng “bồi” (cách dùng tiếng Anh không chuẩn xác về mặt phát âm, từ ngữ lẫn cấu trúc câu nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được - PV) và cả ngôn ngữ quốc tế, nghĩa là nói với nhau bằng các màn múa tay.

< Giá tiền phòng ở phố Tây cũng khá mềm, có phòng chưa tới 200.000 đồng/đêm, thậm chí còn rẻ hơn. 
Đi kèm với dịch vụ khách sạn còn là các dịch vụ ăn uống, lữ hành, internet.

Cách đó không xa, phía đường Phạm Ngũ Lão là Công viên 23/9, nơi từng tốp, từng tốp những vị khách Tây, người ta, tổ chức trao đổi, luyện ngoại ngữ, tìm hiểu phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người Việt. Họ vừa nói chuyện, vừa khoa chân múa tay, lâu lâu lại pha những tràng cười vui vẻ...

< Thư giãn thưởng thức ly cà phê.

Ở phố Tây, có khá nhiều gánh hàng bán đồ ăn với giá bình dân chứ không đắt đỏ. Đó là những quán cơm tấm, gánh hủ tíu, hay các xe bán bánh mì, có giá dao động từ 10.000-20.000 đồng/phần. Giá tiền phòng ở phố Tây cũng khá mềm, có phòng chưa tới 200.000 đồng/đêm và có phòng rẻ hơn. Đi kèm với dịch vụ khách sạn còn là các dịch vụ ăn uống, lữ hành, internet.

< Tây ba lô” thường gặp trên các con đường phố Tây.

Trên các con đường trong phố Tây, đâu đâu cũng thấy bảng quảng cáo “Opentour”, hay “For rent” (cho thuê) từ xe mới đến xe cổ như Vespa, Mô-bi-lết... Đặc biệt, từ phố Tây, chỉ cần 15 phút đi bộ là du khách đã có mặt ở trung tâm thành phố, tham gia các khu mua sắm nổi tiếng như: Thương xá Tax, chợ Bến Thành, Saigon Square…

< Thưởng thức những món ăn Việt ở phố Tây.

Ngoài ra, nếu muốn đi du lịch các nơi, từ trong nước, ngoài nước, du khách ở phố Tây chỉ cần đến các văn phòng du lịch dày đặc đặt ngay tại đây là có thể đăng ký và lên đường ngay. Muốn đón xe đi các tỉnh, thành như: Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Đà Nẵng… cũng khá đơn giản do ở đây cũng có văn phòng của các hãng lữ hành nổi tiếng, đón và trả khách ngay tại phố Tây.

< Quầy bán đồ lưu niệm phục vụ du khách trên Phố Tây.

Nếu không sử dụng taxi, xe ôm làm phương tiện đi lại, để tiết kiệm, khách Tây sử dụng xe buýt bởi có rất nhiều tuyến xe buýt đi ngang qua khu phố Tây về các quận nội, ngoại thành và các tỉnh lân cận.

Với những dịch vụ hết sức ưu đãi, giá cả bình dân và từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của đất Sài thành, phố Tây hiện không chỉ dành riêng cho “Tây” mà còn là điểm đến, điểm dừng chân lý tưởng của rất nhiều khách “ta”. Anh Việt Hùng, kỹ sư xây dựng công tác Hà Nội cho biết: “Công ty của tôi có văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh nên mỗi dịp vào thành phố công tác, chúng tôi thường đến phố Tây đi dạo rồi tụ tập bạn bè để tận hưởng không khí “rất Sài Gòn” tại đây…”.

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Vũ Thành Đạt - Đặng Kim Phương (Vietnam.Vnanet)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống