Êm dịu, sôi động, sang trọng, bình dân, rất gần gũi và thân quen với bất cứ ai lần đầu tìm đến - là những biểu hiện đặc trưng nhất khi nói về khu vực đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện… thuộc phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh - vốn từ lâu đã nổi tiếng với tên gọi “phố Tây”.
< Phố Tây lung linh trong ánh đèn màu rực rỡ, hàng quán tấp nập, mọi người đến với nhau không phân biệt quốc tịch, đẳng cấp, màu da.
Phố Tây lung linh trong ánh đèn màu rực rỡ, hàng quán tấp nập, mọi người đến với nhau không phân biệt quốc tịch, đẳng cấp, màu da, không khí cứ thế hòa quyện để tạo nên một điểm đến rất riêng nơi Sài thành hoa lệ.
< Quang cảnh phố Đề Thám, một trong những con phố người nước ngoài tìm đến. Không khí phố Tây hòa quyện tạo nên một điểm đến rất riêng nơi Sài thành hoa lệ.
Nhịp sống ở đây chỉ thực sự bắt đầu vào lúc 5 giờ chiều, lý do chính là vì Việt Nam ngược múi giờ với hầu hết các nước phương Tây. Hơn nữa, vô hình chung tạo điều kiện cho các du khách Tây vui chơi thoải mái nhất trong không khí của Sài Gòn về đêm. Du khách đến Sài Gòn thường truyền nhau câu cửa miệng: “Sài Gòn sống về đêm!”.
< Ở phố Tây, có khá nhiều gánh hàng bán đồ ăn với giá rất bình dân. Đó là những quán cơm tấm, gánh hủ tíu hay các xe bán bánh mì, giá dao động từ 10.000-20.000 đồng/phần.
Đến phố Tây vào thời điểm đặc biệt này, chúng tôi cảm nhận rõ cái thời khắc dần chuyển giao giữa ngày và đêm cũng như nhịp sống của phố Tây. Từng tốp du khách Tây, áo pull, quần lửng, mang giày thể thao đi dạo trên các con đường Bùi Viện, Đề Thám… - là những dãy phố hẹp dài tít tắp - thoải mái ngắm các hàng quán dày đặc với đủ các mặt hàng từ vải lụa, đồ lưu niệm Việt Nam, giày dép cho đến tranh ảnh, ba lô, mũ nón…
< Phạm Ngũ Lão là con phố dài tít tắp, du khách tới đây thoải mái ngắm các hàng quán dày đặc với đủ các mặt hàng từ vải lụa, đồ lưu niệm, giày dép cho đến tranh ảnh, ba lô, mũ nón...
Những hình ảnh đó cùng với sự chật hẹp của các con đường thuộc phố Tây, đôi khi đông đúc quá còn phải chen nhau, dường như đã làm nên sự quyến rũ kỳ lạ đối với du khách.
< Trên các con đường trong phố Tây, đâu đâu cũng thấy bảng quảng cáo “Opentour”, hay “For rent” (cho thuê) từ xe mới đến xe cổ như Vespa, Mô-bi-lết.
Trời tối hẳn, khoảng 7 giờ là lúc phố Tây bắt đầu vào guồng nhộn nhịp, vui chơi. Nhạc ở các quán bar rực rỡ ánh đèn chát chúa, ầm ầm, nhiều đôi “trai Tây gái ngoại”, cả “trai Tây gái Việt” dìu dắt nhún nhảy đầy sảng khoái.
Tất cả dù chưa từng gặp nhau đều dành cho nhau những nụ cười thân thiện và không có rào cản về giàu nghèo hay quốc tịch, tôn giáo, màu da.
< Nếu muốn đi thăm quan các địa điểm du lịch, du khách ở phố Tây chỉ cần đến các văn phòng du lịch đăng ký là đi ngay.
Dù chẳng quen biết nhưng mọi người có thể ngồi chung bàn, trao đổi với nhau bằng tiếng “bồi” (cách dùng tiếng Anh không chuẩn xác về mặt phát âm, từ ngữ lẫn cấu trúc câu nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được - PV) và cả ngôn ngữ quốc tế, nghĩa là nói với nhau bằng các màn múa tay.
< Giá tiền phòng ở phố Tây cũng khá mềm, có phòng chưa tới 200.000 đồng/đêm, thậm chí còn rẻ hơn.
Đi kèm với dịch vụ khách sạn còn là các dịch vụ ăn uống, lữ hành, internet.
Cách đó không xa, phía đường Phạm Ngũ Lão là Công viên 23/9, nơi từng tốp, từng tốp những vị khách Tây, người ta, tổ chức trao đổi, luyện ngoại ngữ, tìm hiểu phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người Việt. Họ vừa nói chuyện, vừa khoa chân múa tay, lâu lâu lại pha những tràng cười vui vẻ...
< Thư giãn thưởng thức ly cà phê.
Ở phố Tây, có khá nhiều gánh hàng bán đồ ăn với giá bình dân chứ không đắt đỏ. Đó là những quán cơm tấm, gánh hủ tíu, hay các xe bán bánh mì, có giá dao động từ 10.000-20.000 đồng/phần. Giá tiền phòng ở phố Tây cũng khá mềm, có phòng chưa tới 200.000 đồng/đêm và có phòng rẻ hơn. Đi kèm với dịch vụ khách sạn còn là các dịch vụ ăn uống, lữ hành, internet.
< Tây ba lô” thường gặp trên các con đường phố Tây.
Trên các con đường trong phố Tây, đâu đâu cũng thấy bảng quảng cáo “Opentour”, hay “For rent” (cho thuê) từ xe mới đến xe cổ như Vespa, Mô-bi-lết... Đặc biệt, từ phố Tây, chỉ cần 15 phút đi bộ là du khách đã có mặt ở trung tâm thành phố, tham gia các khu mua sắm nổi tiếng như: Thương xá Tax, chợ Bến Thành, Saigon Square…
< Thưởng thức những món ăn Việt ở phố Tây.
Ngoài ra, nếu muốn đi du lịch các nơi, từ trong nước, ngoài nước, du khách ở phố Tây chỉ cần đến các văn phòng du lịch dày đặc đặt ngay tại đây là có thể đăng ký và lên đường ngay. Muốn đón xe đi các tỉnh, thành như: Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Đà Nẵng… cũng khá đơn giản do ở đây cũng có văn phòng của các hãng lữ hành nổi tiếng, đón và trả khách ngay tại phố Tây.
< Quầy bán đồ lưu niệm phục vụ du khách trên Phố Tây.
Nếu không sử dụng taxi, xe ôm làm phương tiện đi lại, để tiết kiệm, khách Tây sử dụng xe buýt bởi có rất nhiều tuyến xe buýt đi ngang qua khu phố Tây về các quận nội, ngoại thành và các tỉnh lân cận.
Với những dịch vụ hết sức ưu đãi, giá cả bình dân và từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của đất Sài thành, phố Tây hiện không chỉ dành riêng cho “Tây” mà còn là điểm đến, điểm dừng chân lý tưởng của rất nhiều khách “ta”. Anh Việt Hùng, kỹ sư xây dựng công tác Hà Nội cho biết: “Công ty của tôi có văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh nên mỗi dịp vào thành phố công tác, chúng tôi thường đến phố Tây đi dạo rồi tụ tập bạn bè để tận hưởng không khí “rất Sài Gòn” tại đây…”.
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Vũ Thành Đạt - Đặng Kim Phương (Vietnam.Vnanet)
< Phố Tây lung linh trong ánh đèn màu rực rỡ, hàng quán tấp nập, mọi người đến với nhau không phân biệt quốc tịch, đẳng cấp, màu da.
Phố Tây lung linh trong ánh đèn màu rực rỡ, hàng quán tấp nập, mọi người đến với nhau không phân biệt quốc tịch, đẳng cấp, màu da, không khí cứ thế hòa quyện để tạo nên một điểm đến rất riêng nơi Sài thành hoa lệ.
< Quang cảnh phố Đề Thám, một trong những con phố người nước ngoài tìm đến. Không khí phố Tây hòa quyện tạo nên một điểm đến rất riêng nơi Sài thành hoa lệ.
Nhịp sống ở đây chỉ thực sự bắt đầu vào lúc 5 giờ chiều, lý do chính là vì Việt Nam ngược múi giờ với hầu hết các nước phương Tây. Hơn nữa, vô hình chung tạo điều kiện cho các du khách Tây vui chơi thoải mái nhất trong không khí của Sài Gòn về đêm. Du khách đến Sài Gòn thường truyền nhau câu cửa miệng: “Sài Gòn sống về đêm!”.
< Ở phố Tây, có khá nhiều gánh hàng bán đồ ăn với giá rất bình dân. Đó là những quán cơm tấm, gánh hủ tíu hay các xe bán bánh mì, giá dao động từ 10.000-20.000 đồng/phần.
Đến phố Tây vào thời điểm đặc biệt này, chúng tôi cảm nhận rõ cái thời khắc dần chuyển giao giữa ngày và đêm cũng như nhịp sống của phố Tây. Từng tốp du khách Tây, áo pull, quần lửng, mang giày thể thao đi dạo trên các con đường Bùi Viện, Đề Thám… - là những dãy phố hẹp dài tít tắp - thoải mái ngắm các hàng quán dày đặc với đủ các mặt hàng từ vải lụa, đồ lưu niệm Việt Nam, giày dép cho đến tranh ảnh, ba lô, mũ nón…
< Phạm Ngũ Lão là con phố dài tít tắp, du khách tới đây thoải mái ngắm các hàng quán dày đặc với đủ các mặt hàng từ vải lụa, đồ lưu niệm, giày dép cho đến tranh ảnh, ba lô, mũ nón...
Những hình ảnh đó cùng với sự chật hẹp của các con đường thuộc phố Tây, đôi khi đông đúc quá còn phải chen nhau, dường như đã làm nên sự quyến rũ kỳ lạ đối với du khách.
< Trên các con đường trong phố Tây, đâu đâu cũng thấy bảng quảng cáo “Opentour”, hay “For rent” (cho thuê) từ xe mới đến xe cổ như Vespa, Mô-bi-lết.
Trời tối hẳn, khoảng 7 giờ là lúc phố Tây bắt đầu vào guồng nhộn nhịp, vui chơi. Nhạc ở các quán bar rực rỡ ánh đèn chát chúa, ầm ầm, nhiều đôi “trai Tây gái ngoại”, cả “trai Tây gái Việt” dìu dắt nhún nhảy đầy sảng khoái.
Tất cả dù chưa từng gặp nhau đều dành cho nhau những nụ cười thân thiện và không có rào cản về giàu nghèo hay quốc tịch, tôn giáo, màu da.
< Nếu muốn đi thăm quan các địa điểm du lịch, du khách ở phố Tây chỉ cần đến các văn phòng du lịch đăng ký là đi ngay.
Dù chẳng quen biết nhưng mọi người có thể ngồi chung bàn, trao đổi với nhau bằng tiếng “bồi” (cách dùng tiếng Anh không chuẩn xác về mặt phát âm, từ ngữ lẫn cấu trúc câu nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được - PV) và cả ngôn ngữ quốc tế, nghĩa là nói với nhau bằng các màn múa tay.
< Giá tiền phòng ở phố Tây cũng khá mềm, có phòng chưa tới 200.000 đồng/đêm, thậm chí còn rẻ hơn.
Đi kèm với dịch vụ khách sạn còn là các dịch vụ ăn uống, lữ hành, internet.
Cách đó không xa, phía đường Phạm Ngũ Lão là Công viên 23/9, nơi từng tốp, từng tốp những vị khách Tây, người ta, tổ chức trao đổi, luyện ngoại ngữ, tìm hiểu phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người Việt. Họ vừa nói chuyện, vừa khoa chân múa tay, lâu lâu lại pha những tràng cười vui vẻ...
< Thư giãn thưởng thức ly cà phê.
Ở phố Tây, có khá nhiều gánh hàng bán đồ ăn với giá bình dân chứ không đắt đỏ. Đó là những quán cơm tấm, gánh hủ tíu, hay các xe bán bánh mì, có giá dao động từ 10.000-20.000 đồng/phần. Giá tiền phòng ở phố Tây cũng khá mềm, có phòng chưa tới 200.000 đồng/đêm và có phòng rẻ hơn. Đi kèm với dịch vụ khách sạn còn là các dịch vụ ăn uống, lữ hành, internet.
< Tây ba lô” thường gặp trên các con đường phố Tây.
Trên các con đường trong phố Tây, đâu đâu cũng thấy bảng quảng cáo “Opentour”, hay “For rent” (cho thuê) từ xe mới đến xe cổ như Vespa, Mô-bi-lết... Đặc biệt, từ phố Tây, chỉ cần 15 phút đi bộ là du khách đã có mặt ở trung tâm thành phố, tham gia các khu mua sắm nổi tiếng như: Thương xá Tax, chợ Bến Thành, Saigon Square…
< Thưởng thức những món ăn Việt ở phố Tây.
Ngoài ra, nếu muốn đi du lịch các nơi, từ trong nước, ngoài nước, du khách ở phố Tây chỉ cần đến các văn phòng du lịch dày đặc đặt ngay tại đây là có thể đăng ký và lên đường ngay. Muốn đón xe đi các tỉnh, thành như: Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Đà Nẵng… cũng khá đơn giản do ở đây cũng có văn phòng của các hãng lữ hành nổi tiếng, đón và trả khách ngay tại phố Tây.
< Quầy bán đồ lưu niệm phục vụ du khách trên Phố Tây.
Nếu không sử dụng taxi, xe ôm làm phương tiện đi lại, để tiết kiệm, khách Tây sử dụng xe buýt bởi có rất nhiều tuyến xe buýt đi ngang qua khu phố Tây về các quận nội, ngoại thành và các tỉnh lân cận.
Với những dịch vụ hết sức ưu đãi, giá cả bình dân và từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của đất Sài thành, phố Tây hiện không chỉ dành riêng cho “Tây” mà còn là điểm đến, điểm dừng chân lý tưởng của rất nhiều khách “ta”. Anh Việt Hùng, kỹ sư xây dựng công tác Hà Nội cho biết: “Công ty của tôi có văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh nên mỗi dịp vào thành phố công tác, chúng tôi thường đến phố Tây đi dạo rồi tụ tập bạn bè để tận hưởng không khí “rất Sài Gòn” tại đây…”.
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Vũ Thành Đạt - Đặng Kim Phương (Vietnam.Vnanet)
0 comments:
Post a Comment