Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 8 April 2013

Thời buổi thịt cá ê hề, hương vị béo, thơm, giòn, ngọt nhưng đậm chất ruộng đồng sông nước của các món ngon từ rạm lại mang đến cho người ăn cảm giác thú vị và lạ miệng.

Tháng 3 âm lịch là mùa rạm tìm bạn tình. Những ngày này rạm kết thành bè, đen nhánh, nổi bồng bềnh trên các cửa sông xứ Quảng. Người đi bắt rạm chỉ cần ngồi trên thuyền, dùng vợt vớt rạm bỏ vào giỏ. Chẳng mấy chốc đã có cả chục ký rạm mang ra chợ bán kiếm thêm thu nhập trang trải cho đời sống gia đình.

Rạm thoạt nhìn giống cua đồng nhưng mai xù xì chứ không bóng láng như mai cua. Thịt rạm vào mùa sinh sản chắc, béo, thơm, giàu canxi, giá cả lại phải chăng (khoảng 40.000 đồng/ký) nên rất được các bà nội trợ ưa chuộng chọn mua về chế biến thành nhiều món ngon dân dã.

Để có những món ăn ngon từ rạm, trước hết phải chọn những con rạm còn sống. Rạm mua về nhà vẫn còn bò lạo xạo trong rổ, bà nội trợ phải đổ rạm ra thau, xóc nước và rửa nhiều lần cho sạch, để ráo rồi khéo léo tách mai và yếm nhưng vẫn giữ được gạch và trứng của rạm.

Rạm lăn bột chiên giòn chấm tương ớt là món ăn chơi được nhiều người ưa thích. Vị béo, thơm, giòn của rạm hòa cùng vị ấm nóng của tương ớt là món đưa cay tuyệt vời để mọi người cùng nhâm nhi, thưởng thức sau ngày dài vất vả mưu sinh.

Rạm rang lá lốt vừa đơn giản trong cách chế biến vừa đạt được độ giòn, béo, thơm và dậy mùi nhất nên là món ăn xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm của các gia đình.

Ướp rạm với nước mắm, hạt nêm, mì chính, hành, tiêu, tỏi mười lăm phút. Lá lốt rửa sạch, xắt nhỏ. Phi thơm dầu phộng rồi cho rạm vào đảo đều, để lửa nhỏ. Khi thấy rạm chuyển sang màu vàng, tỏa hương thơm quyến rũ thì cho lá lốt vào, đảo đều rồi tắt bếp. Món này ăn với cơm nóng rất tuyệt, vừa ngon vừa đậm đà.

Rạm rang lá lốt cũng có thể ăn kèm với bánh tráng nướng. Thịt rạm béo, thơm, giòn hòa cùng hương thơm thanh mát của lá lốt và vị giòn tan của bánh tráng mang đến cho mọi người cảm giác rất ngon và thú vị.

Những ngày giao mùa, tiết trời trở nên oi bức, ngột ngạt. Bữa cơm gia đình ở quê lại có thêm món canh rạm nấu bí đao ngọt ngào, thanh mát, giải nhiệt.

Rạm ướp gia vị rồi um chín, thêm nước dùng, cho bí đao xắt lát vào nấu sôi. Múc canh ra tô, thêm tiêu bột, hành lá lên trên vậy là có tô canh thơm ngon, thanh mát, rất ngon và lạ miệng để mọi người cùng thưởng thức. Bạn cũng có thể nấu canh rạm với dưa bở, rau mồng tơi hay rau ngót cũng rất ngon và ngọt nước.

Ăn rạm kho nhớ đất lúa Thái Bình

Du lịch, GO! - Theo H. Thảo (Tuổi Trẻ), internet
Được vùng vẫy giữa làn nước trong vắt, nằm trượt trên máng nước tự nhiên, ăn uống trên những chòi tranh băng ngang khe suối, khám phá thế giới cây cỏ, chim muông...

Trượt nước trong rừng

Bạn sẽ có một ngày nghỉ sảng khoái khi đến thác Trượt (thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).

Từ TP Huế, lên xe máy theo quốc lộ 1 về hướng nam, khoảng 45 phút đã đến thị trấn Phú Lộc, tiếp tục rẽ phải đi tiếp 15 phút nữa là đến thác Trượt. Ngọn thác Trượt nằm ngay trong vùng đệm vườn quốc gia Bạch Mã, dưới chân một dãy núi cao gần 1.500m, giữa vùng rừng rậm xanh tươi ngút ngàn.

Một dãy chòi tranh dã chiến vây quanh hồ nước lớn nằm ngay giữa dòng suối là nơi khách nghỉ ngơi dừng chân, dọc khe suối cũng có mấy chòi tranh nằm sát mép nước. Chúng tôi chọn căn chòi có sàn gỗ chỉ cách mặt nước chưa đến hai gang tay để đóng quân rồi hồ hởi cởi bỏ đồ đạc, vùng vẫy bơi lặn trong hồ nước mát lạnh, trong suốt tận đáy.

Gọi là thác Trượt bởi giữa lòng thác có một tảng đá lớn, nơi dòng nước bào mòn thành một máng trượt tự nhiên. Lớp rêu mỏng bám trên đá lâu năm vừa tạo độ trơn cho máng, vừa làm chức năng mátxa cho những cái lưng trần lướt trượt bên trên... Từ trên cao, từng nhóm khách già trẻ lớn bé thích thú chờ đến lượt thả mình chảy theo dòng nước chảy ngoằn ngoèo rồi rơi “ùm” xuống hồ nước bên dưới trong tiếng reo vang của mọi người. Cảm giác mạo hiểm, lâng lâng, sảng khoái đến khó tả...

Chơi chán trò trượt thác, mọi người rủ nhau ngược dòng suối vào sâu trong rừng, thế giới của đá và rễ cây đầy hình thù. Trong những vũng nước lớn là hàng đàn cá đầy sắc màu, bơi mà như búng, thoắt ẩn thoắt hiện...

Cả giờ chinh phục con suối, cả nhóm thấm mệt. Trở lui về chòi, chủ quán cũng vừa dọn ra đĩa gà nướng lá chanh kèm theo xôi, lại thêm mấy vỉ cá suối nướng thơm phức... Đám trẻ ăn như tranh. Cô bạn vừa ăn vừa thò chân xuống vẫy nước trong sự thích thú. Thỏa cơn đói, mọi người lăn ra ngủ trong không khí trong lành, tiếng nước róc rách chảy bên dưới tạo cảm giác thật dễ chịu...

Thiên nhiên kỳ thú

Sau giấc ngủ trưa, cả nhóm chuẩn bị ngược lên đỉnh thác Thủy Điện ở đầu nguồn thác Trượt. Tên gọi Thủy Điện bắt đầu từ những năm cuối thập niên 1970, khi một nhà máy thủy điện mini được xây dựng để dẫn nước về chạy máy phát bên dưới.
Nhà máy hết “sứ mệnh” vào đầu thập niên 1990 khi điện lưới quốc gia được kéo đến quanh vùng.

Đường lên đỉnh thác dốc lên dốc xuống quanh co, khi xuyên qua bụi cây gai um tùm, khi dốc dựng đứng, phải níu cây cỏ mới lần tới được đỉnh. Mọi người đi chậm do anh bạn mải mê ghi hình cỏ cây và các loài côn trùng bắt mắt đầy trên đường đi. Ngạc nhiên cũng phải, bởi vườn quốc gia Bạch Mã hiện có gần 900 loài côn trùng, trong đó đa dạng nhất là bộ cánh vảy với 310 loài. Đẹp nhất là thế giới của hàng chục loài bướm đủ màu sắc, rập rờn rực rỡ cả một góc rừng.

Nửa giờ xuyên rừng, vừa nghe tiếng thác nước rì rầm đổ xuống cũng là lúc thác Thủy Điện hiện ra trước mắt. Bao mệt mỏi tan biến khi quang cảnh thoáng rộng tuyệt đẹp mở rộng trước mắt.

Rời thác, chiều muộn về lại Huế, chúng tôi ghé một quán ăn ven chân đèo Mũi Né đoạn nhô ra đầm Cầu Hai. Các loại cá nước lợ như cá hanh, cá dìa, cá ong, cua đầm hay tôm đất của vùng đầm phá rất tươi có sẵn tại quán đủ hấp dẫn... để anh bạn lên kế hoạch với một tour “lên rừng xuống biển” vào tháng sau. Tour tương tự, chỉ khác là buổi chiều sẽ ghé biển Cảnh Dương gần cảng Chân Mây để đón hoàng hôn và ăn hải sản do người dân vừa mới đánh bắt...

Nhìn từ phía đông sườn núi, những ngọn núi xanh ngắt như uốn lượn trong đầm Cầu Hai trước khi vươn ra biển lớn. Gặp một nhóm khách Anh đang say sưa ngắm cảnh, hỏi ra mới biết họ lên đây từ sáng sớm, vào sâu trong rừng để “nghe... chim hót”. Một ông khách còn khoe ở vùng rừng núi này có đến hơn 330 loài chim, rất nhiều trong số đó có tiếng hót rất lạ!

Du lịch, GO! - Theo Thái Lộc, Ngọc Hiền (Tuổi Trẻ), Hoangtuden

Sunday, 7 April 2013

Trên con đường từ ngã ba Thành, hướng về phía Bắc khoảng 3km là tới địa giới xã Vĩnh Phương, Tp.Nha Trang: chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một pho tượng Phật được công nhận là pho tượng đạt kỷ lục cao nhất Việt Nam với chiều cao tính từ chân đế là 44,7m, vừa được công nhận kỷ lục trong tháng 11 năm 2012 - đó là tượng Phật A Di Đà.

Tượng được đặt ở ngôi chùa dựa bên núi Đá Lô có cái tên khá dài, Chùa Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ được nhiều người biết đến. Tên chùa từ ngọn núi Đá Lô mà thành, cho nên còn được phật tử gần xa gọi với cái tên rất thân quen và gần gũi: Chùa Đá Lô.

Cũng chính vì sự tò mò để được chiêm ngưỡng một kiệt tác độc đáo của tôn giáo mà cả buổi chiều chúng tôi rong ruổi từ Nha Trang đến Vĩnh Phương để ngắm nhìn.

Ngay từ bên đường, có thể thấy tượng Phật hiện dưới nền trời mây trắng vờn trên núi Đá Lô. Phía sau núi Đá Lô là núi Đại An với màu xanh cây cỏ tạo cho không gian trở nên đẹp và thanh khiết.

Con đường đi lên núi Đá Lô trước kia là đường đất, bao quanh hai bên đường là nhà dân. Tấm bảng giới thiệu chùa đơn giản và không gây được sự chú ý nếu ai đó không quan tâm tìm kiếm.

Con dốc lên chùa đã được đổ xi măng tạo thuận lợi cho khách hành hương. Đi độ chừng 40m là đã thấy chùa và tượng Phật A Di Đà hiện ra trước mặt. Từ trên độ cao này nhìn xuống, chúng tôi cảm thấy tâm hồn mình thật thanh tịnh và như được thoát ra khỏi chốn phồn hoa đô hội.

Pho tượng với lối kiến trúc độc đáo

Tượng Phật A Di Đà cao nhất Việt Nam là sự góp công, góp của bởi biết bao tín hữu. Thân tượng có chiều cao 37m, tượng trưng cho 37 phẩm trợ đạo. Bệ đứng là một tòa sen, còn họa tiết bệ tượng là hình ảnh biển cả với những con sóng như ẩn dụ ngài đưa chúng sinh ra khỏi bể khổ trầm luân.

Tượng được tạc rất đẹp và toát ra vẻ thiền, khiến cho bất cứ ai đến viếng thăm và chiêm ngưỡng đều có cảm giác nhẹ lòng. Đôi mắt tượng Phật nhìn xuống bên dưới như dõi theo, tay trái đưa lên ngang ngực với những ngón tay đẹp, tay phải duỗi xuống như sẵn sàng tiếp độ mọi chúng sinh đang đắm chìm trong bể khổ.

Theo đó thì cách tạo ra tượng như bài kệ “Ái hà thiên xích lãng, Khổ hải vạn trung ba, Dục thoát luân hồi khổ, Tảo cấp niệm Di Đà” (Sông ái sóng ngàn thước, Bể khổ dậy muôn trùng, Kiếp luân hồi muốn thoát, Sớm gấp niệm Di Đà). Đến gần, từ phía dưới ngước nhìn lên, gương mặt Phật trông rất từ bi và mỉm cười với chúng sinh.

Lịch sử chùa Tòng Lâm Lô Sơn

Nguyên vào năm Mậu Tuất (1958), Hòa Thượng Thích Chánh Ký, Thượng thủ Tăng già Phật giáo Khánh Hòa đã tìm đến ngọn núi này mà xây dựng chùa. Khi ấy, đây chỉ là ngọn núi đầy cây cỏ, bao quanh không dân cư, cải lộ tuyến trước mặt vẫn chưa hình thành.

Ngôi chùa khi ấy chỉ là một ngôi nhà tranh được đặt tên là “Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Nghiệp Tự”, về sau, Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ đề nghị đổi danh xưng thành “Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Tự”.

Trải qua thời chiến tranh, chùa ở vùng xa cho nên hứng chịu nhiều bom đạn, gần như bị hư hại nhiều. Đến năm 1995, Thượng tọa Thích Trừng Thi về làm Trụ trì đã cùng chư tăng và tín hữu thêm một lần khai phá đất đai quanh núi, nơi đây rất nhiều bom mìn còn sót lại thời chiến tranh, đã có 600 quả bom mìn đủ loại được gỡ bỏ trên diện tích 5ha. Chùa được xây dựng hai tầng từ năm 2002 đến 2008 với diện tích 350m2.

Việc xây dựng tượng đức Phật A Di Đà được ấp ủ từ đó. Cho đến năm 2009 bắt đầu khởi công và hoàn thành vào tháng 4/2012 do Tập đoàn C.T Group cùng phật tử đóng góp với chi phí 6.546 tỷ đồng. Tượng do kỹ sư Lê Đồng Thuyền thiết kế, hai điêu khắc gia Thụy Lam, Hồ Văn Đen thực hiện.

Trong buổi lễ công nhận bức tượng kỷ lục A Di Đà, Thượng tọa Thích Trừng Thi, trụ trì chùa Tòng Lâm Lô Sơn phát biểu: “Hôm nay, được vinh dự đứng ở đây, nhận kỷ lục về tượng đức Phật A Di Đà lớn nhất Việt Nam, quả thực là một hạnh phúc không thể nói hết bằng lời, một hạnh phúc không mong cầu mà được.

Khi tiến hành công việc, chúng tôi chỉ có một ước mơ duy nhất là kiến tạo một công trình an toàn, có giá trị mỹ thuật và tâm linh cao, làm phát khởi tín tâm nơi người chiêm ngưỡng mà thôi, chứ chưa từng nghĩ đến bất kỳ một giá trị gì khác. Bằng kỷ lục này sẽ là khích lệ to lớn cho tất cả những gian lao, của cải mà tứ chúng phật tử đã đóng góp vào”.

Thật vậy, từ khi tượng Phật A Đi Đà được công nhận kỷ lục ở chùa Tòng Lâm Lô Sơn, nơi đây đã trở thành điểm dừng chân cho khách du lịch và phật tử mọi nơi. Để đến đó bước vào vườn Lâm Tỳ Ni thể hiện lại lúc đức Phật Thích Ca ra đời (Vườn Lâm Tỳ Ni nằm giữa kinh thành Ca Tỳ La Vệ, là quê ngoại của Hoàng hậu Maya nên theo tục lệ, Hoàng hậu trên đường về quê ngoại sinh con phải đi ngang qua khu vườn này). Vào chùa thắp nén nhang, ngắm nhìn bên dưới sự náo nhiệt của thế gian.

Du lịch, GO! - Theo Tin Tức Du Lịch, PhattuVN

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống