Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 8 April 2013

Khi nói đến du lịch sinh thái ở Đà Nẵng, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ đến những con suối tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố bên dòng sông Hàn này. Trong số đó có thể nhắc đến: khu du lịch Suối Lương, Thủy Vân Sơn, Suối Hoa, Suối Mơ... và tất nhiên không thể không nhắc đến khu du lịch Ngầm Đôi nằm ở địa bàn huyện Hòa Vang của tp Đà Nẵng.

Nằm cách trung tâm Đà Nẵng hơn 30km về phía tây nam, Ngầm Đôi (thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là một điểm đến thư giãn thú vị, nhất là trong những ngày nóng nực này.

< Du khách vui chơi, tắm mát giữa thiên nhiên mát lành.

Ngầm Đôi được kiến tạo bởi những dải đá nổi chìm với những thác nước rầm rì suốt ngày đêm. Không như những cái tên mỹ miều như suối Hoa hay thác Mơ... người dân Hòa Vang đặt một cái tên giản dị cho "thiên cảnh" quê mình là Ngầm Đôi. Đơn giản chỉ vì nơi đây có hai con suối chảy hợp lại trước khi đổ vào sông Lỗ Đông. Qua hàng ngàn năm, dòng chảy của hai con suối trên những tảng đá rộng lớn, gồ ghề xếp chồng lên nhau đã tạo nên những thác nước hùng vĩ.

< Tắm suối là điều không thể bỏ qua khi đến với Ngầm Đôi.

Đến với Ngầm Đôi khách như lạc vào không gian cách biệt với thế giới bên ngoài. Không khí trong lành, mát mẻ, ánh mặt trời len qua từng kẽ lá chiếu xuống con đường gập ghềnh đá, tiếng chim rừng lảnh lót cùng với tiếng thác nước dội vào vách đá cheo leo.

Muốn khám phá cảnh vật, du khách có thể men theo những triền đá khúc khuỷu ngược dòng về thượng nguồn lên tận “đỉnh trời” để chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của các thác nước đang ồ ạt đổ xuống.

Bên cạnh thác nước, Ngầm Đôi còn có những bãi đá nhảy ngoạn mục. Bắt đầu từ lối đi xuống Ngầm Đôi là những bậc đá, có nơi nhỏ vừa đủ hai người qua lại. Đá hai bên lối đi như thể có đôi bàn tay tài tình nào đó của tạo hóa khéo léo tạo hình, xếp đặt với muôn hình vạn trạng.

Ngầm Đôi không chỉ hấp dẫn du khách bởi những con suối, mà nó còn để lại nhiều ấn tượng bởi cảnh núi rừng trùng điệp và đồng lúa xanh ngát hai bên đường. Rất nhiều người không ngại đường xa lên ngầm đôi cũng bởi vì phong cảnh hai bên đường, nó có một nét đẹp rất hoang sơ và thơ mộng.

Những tảng đá lớn dọc bờ suối với nhiều hình thù lạ mắt. Cả những hoa văn mà nước và gió đã chạm khắc vào đá càng làm cho cuộc thưởng ngoạn của du khách thêm phần hào hứng. Đến những đoạn đường “thở dốc”, thiên nhiên lại ban tặng khách những thạch bàn to phẳng. Muốn thư giãn, có thể ngả lưng ngắm cảnh trời mây yên bình hoặc hòa vào dòng thác đón làn nước trong vắt, tung hứng những tia bọt trắng xóa giữa tiếng reo ầm ầm.

Cảm giác thư thái, bay bổng giữa thiên nhiên mát lành làm mọi người quên hết nhọc nhằn của những ngày làm việc căng thẳng.

Vài chục năm trước Ngầm Đôi còn rất hoang vu, nhưng từ nhiều năm nay nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với tất cả mọi người. Từ người ưa tĩnh lặng đến kẻ thích mạo hiểm đều có sự lựa chọn điểm đến Ngầm Đôi mỗi khi hè về.

Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre, YuMe
Đến các bản làng người Cơ tu, nhất là vào dịp Tết hoặc mùa lễ hội, bên cạnh việc chiêm ngưỡng các sơn nữ Cơ tu với trang phục đẹp, đeo những vòng kiềng bằng bạc (p’nâng), chuỗi hạt cườm (h’rát), chuỗi mã não (l’lát) màu huyết dụ hay vàng cam rực rỡ, du khách còn được mục kích các đấng mày râu người Cơ tu đeo những vòng cổ bằng bạc trắng, hay các chuỗi mã não (c’rôn), trông thật uy nghi.

< Vòng đeo cổ (c’rôn) là trang sức chủ đạo của người đàn ông Cơ tu lớn tuổi.

Ngày trước, người Cơ tu sống theo chế độ phụ hệ, họ của con lấy theo cha, chỉ người con trai mới được thừa hưởng gia tài.

< Mỗi hạt mã não trên c’rôn xưa kia ngang giá một con trâu.

Theo tập tục của người Cơ tu, khi người họ này đi lấy vợ họ kia, thì người họ kia không được lấy vợ ở họ này, mà phải tìm một họ khác để lấy. Tập tục của người Cơ tu cũng cho phép khi người chồng chết, người vợ có thể lấy anh hoặc em chồng và khi người vợ chết, người chồng cũng có thể lấy em hay chị của vợ.

Việc kết hôn thường mang tính chất gả bán, sau lễ cưới cô dâu đến ở nhà chồng. Chế độ một vợ một chồng rất phổ biến, tuy nhiên cũng có một số người khá giả lấy hai vợ. Người Cơ tu khi qua đời, có tục lệ chia của nên những đồ trang sức như coòng, mã não… cũng được chôn theo cùng người chết. Vì thế, rất hiếm những chuổi mã não ngày xưa còn đến nay.

< Vào dịp Tết, cưới hỏi… không thể thiếu c’rôn trên trang phục lễ hội.

Già làng Đinh Văn Bớt (67 tuổi), ở thôn Tà Lâu, xã Ba (Đông Giang - Quảng Nam) cho biết: Ngày trước, trai Cơ tu nghèo, không có mã não thì rất khó lấy vợ. Do không có của (mã não) nên tạm thời những thanh niên Cơ tu nghèo phải lấy những người phụ nữ góa chồng, tuổi cao gấp 3 - 4 lần tuổi mình.

Sau 4 - 5 năm, người thanh niên kia làm ăn có của cải thì cưới vợ trẻ hơn. Và món quà đầu tiên để làm sính lễ với cha mẹ vợ cũng là vòng mã não. Ngược lại, một người đàn ông Cơ tu giàu có, có thể cưới con gái Cơ tu khoảng 15 tuổi. Người Cơ tu đeo càng nhiều chuỗi mã não thì chứng tỏ càng giàu có, quyền lực, đại diện cho giới thượng lưu.

< C’rôn với nanh heo rừng dài là biểu tượng của sức mạnh, địa vị.

Đối với đàn ông Cơ tu đứng tuổi, vòng đeo cổ là một loại trang sức chủ đạo, không thể thiếu trong trang phục hằng ngày cũng như vào dịp Tết, lễ cưới, hỏi, lễ hội... Những chuỗi trang sức (c’rôn) bằng những hạt mã não nhỏ hình tròn hay bầu dục, xen kẽ giữa các hạt mã não là những nanh heo rừng, lông gáy heo rừng, vuốt con gấu, hình nhân gỗ làm bằng gỗ quý… C’rôn đẹp, với những chiếc nanh heo dài… là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực, địa vị của những người đàn ông Cơ tu cao tuổi.

Già làng Y Công (82 tuổi), thôn Tống Coói, xã Ba (Đông Giang - Quảng Nam) kể: “Ngày xưa, người Cơ tu rất quý mã não. Trai Cơ tu thường tặng người yêu những hạt mã não. Không những thế, của hồi môn của cha mẹ cho con gái Cơ tu về nhà chồng cũng bằng mã não, tùy theo khả năng từng gia đình mà cho nhiều hay ít. Ngày xưa, mỗi hạt mã não được trao đổi ngang với một con trâu, con bò. Còn ngày nay, chỉ 50.000 đồng cũng mua được một chuỗi mã não (10 hạt), tất nhiên là không đẹp và quý như những hạt mã não ngày xưa còn lại. Một số đôi tân hôn người Cơ tu ngày nay đã biết đeo nhẫn cưới cho vợ chồng của mình thay vì những chuỗi mã não”.

Du lịch, GO! - Theo Khánh Loan (Báo Tin Tức)
Thời buổi thịt cá ê hề, hương vị béo, thơm, giòn, ngọt nhưng đậm chất ruộng đồng sông nước của các món ngon từ rạm lại mang đến cho người ăn cảm giác thú vị và lạ miệng.

Tháng 3 âm lịch là mùa rạm tìm bạn tình. Những ngày này rạm kết thành bè, đen nhánh, nổi bồng bềnh trên các cửa sông xứ Quảng. Người đi bắt rạm chỉ cần ngồi trên thuyền, dùng vợt vớt rạm bỏ vào giỏ. Chẳng mấy chốc đã có cả chục ký rạm mang ra chợ bán kiếm thêm thu nhập trang trải cho đời sống gia đình.

Rạm thoạt nhìn giống cua đồng nhưng mai xù xì chứ không bóng láng như mai cua. Thịt rạm vào mùa sinh sản chắc, béo, thơm, giàu canxi, giá cả lại phải chăng (khoảng 40.000 đồng/ký) nên rất được các bà nội trợ ưa chuộng chọn mua về chế biến thành nhiều món ngon dân dã.

Để có những món ăn ngon từ rạm, trước hết phải chọn những con rạm còn sống. Rạm mua về nhà vẫn còn bò lạo xạo trong rổ, bà nội trợ phải đổ rạm ra thau, xóc nước và rửa nhiều lần cho sạch, để ráo rồi khéo léo tách mai và yếm nhưng vẫn giữ được gạch và trứng của rạm.

Rạm lăn bột chiên giòn chấm tương ớt là món ăn chơi được nhiều người ưa thích. Vị béo, thơm, giòn của rạm hòa cùng vị ấm nóng của tương ớt là món đưa cay tuyệt vời để mọi người cùng nhâm nhi, thưởng thức sau ngày dài vất vả mưu sinh.

Rạm rang lá lốt vừa đơn giản trong cách chế biến vừa đạt được độ giòn, béo, thơm và dậy mùi nhất nên là món ăn xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm của các gia đình.

Ướp rạm với nước mắm, hạt nêm, mì chính, hành, tiêu, tỏi mười lăm phút. Lá lốt rửa sạch, xắt nhỏ. Phi thơm dầu phộng rồi cho rạm vào đảo đều, để lửa nhỏ. Khi thấy rạm chuyển sang màu vàng, tỏa hương thơm quyến rũ thì cho lá lốt vào, đảo đều rồi tắt bếp. Món này ăn với cơm nóng rất tuyệt, vừa ngon vừa đậm đà.

Rạm rang lá lốt cũng có thể ăn kèm với bánh tráng nướng. Thịt rạm béo, thơm, giòn hòa cùng hương thơm thanh mát của lá lốt và vị giòn tan của bánh tráng mang đến cho mọi người cảm giác rất ngon và thú vị.

Những ngày giao mùa, tiết trời trở nên oi bức, ngột ngạt. Bữa cơm gia đình ở quê lại có thêm món canh rạm nấu bí đao ngọt ngào, thanh mát, giải nhiệt.

Rạm ướp gia vị rồi um chín, thêm nước dùng, cho bí đao xắt lát vào nấu sôi. Múc canh ra tô, thêm tiêu bột, hành lá lên trên vậy là có tô canh thơm ngon, thanh mát, rất ngon và lạ miệng để mọi người cùng thưởng thức. Bạn cũng có thể nấu canh rạm với dưa bở, rau mồng tơi hay rau ngót cũng rất ngon và ngọt nước.

Ăn rạm kho nhớ đất lúa Thái Bình

Du lịch, GO! - Theo H. Thảo (Tuổi Trẻ), internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống