Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 10 April 2013

Không thể không kể đến vị ngon của bún nấu với đủ loại cá ở các làng chài, tuy dân dã nhưng chắc chắn rằng nếu ai một lần được ăn sẽ nhớ mãi không thôi.
Từ lâu, các loại bún bò, bún giò, bún rạm, bún cua, bún mắm, bún ốc... là những đặc sản nổi tiếng của nhiều địa phương khắp các vùng miền ở đất nước. Căn cốt vẫn là bún với nồi nước dùng, rồi khi ăn trộn kèm với rau sống, giá đậu, ớt, chanh… vậy mà ở mỗi vùng, mỗi tô bún lại có một hương vị riêng.
Ngoài các loại bún hảo hạng được điểm danh trên, phải kể đến vị ngon của bún nấu với đủ loại cá ở các làng chài, tuy dân dã nhưng chắc chắn rằng nếu ai một lần được ăn sẽ nhớ mãi không thôi. Nhiều người được ăn chỉ một lần rồi khoái chí đặt luôn cho món bún bình dân này cái tên bún ngon xóm chài.

Bún ngon xóm chài không nấu và bán như các loại bún khác mà chỉ dùng để đãi khách hoặc cả nhà cùng ăn. Đặc biệt mùa này, gió nồm bắt đầu thổi, trời hanh nắng nhẹ lên cao, biển yên sóng lặng nên sáng nào bên cung biển làng chài cũng tấp nập tàu thuyền với đủ các loại cá. Các dì các chị bảo rằng, để có một bữa bún ngon thì khâu chọn cá là cực kỳ quan trọng.

Ngoài loài cá thu quý, cá bông (một loại trong dòng họ của cá ngừ) là một đặc sản, thịt trắng dai mềm và rất béo. Cá bông to cỡ 1 đến 2 kg tươi rói từ biển mang về, móc mang lấy ruột rồi rửa sạch. Khi nồi nước trên bếp đã sôi bùng, dùng dao bén cắt cá ra từng khoanh rồi cho ngay vào nồi.

Dùng thìa vớt hết bọt đen nổi trên mặt nồi. Nồi cá nấu ăn bún chỉ nêm rất ít gia vị: muối, bột nêm và ít tiêu ớt, như vậy mới giữ nguyên mùi vị của cá tươi. Nếu chúng ta chưa ăn liền có thể hong nóng trên lửa càng lâu, nước sắc lại càng ngon hơn. Quan trọng là giữ lửa ở độ vừa phải cho nồi nước trong veo.

Khi đã có nồi nước cá chín chờ sẵn trên bếp thì phần bún tươi mua về sẽ không bị “đơn côi”. Ăn bún phải đủ bộ, nếu thiếu một món ăn kèm sẽ không ngon. Nào là rau sống non tươi xanh các loại kèm giá đỗ, bên cạnh là chén mắm giã ớt chín đỏ với tỏi Lý Sơn, đĩa chanh tươi xắt lát, nếu thích thì thêm cái bánh tráng nướng kèm cho thơm miệng.

Bún ngon làng chài có kiểu ăn riêng. Không làm mỗi người một tô kiểu như ngồi quán mà đặt cả bún, cá, rau, mắm lên mâm rồi bày ra một chiếc chiếu to trải giữa nhà, người ăn ngồi xung quanh và lần lượt gắp bún bỏ vào chén rồi chan nước cá kèm rau sống, bánh tráng vào. Ôi, ngon làm sao với từng khoanh cá được gắp ra đĩa nước mắm, bên cạnh là tô nước trong veo ngọt nóng đậm đà. Cứ thế mà người ăn vui vẻ với bún tươi, rau xanh, cá ngọt béo ngậy đến no bụng vẫn chưa thấy đã thèm.

Du lịch, GO! - Theo Sài Gòn Ẩm Thực, internet
Khu du lịch Tam Đảo (thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi nầy có một ngôi nhà thờ bằng đá cổ.

Theo tư liệu, năm 1902, người Pháp khám phá ra thung lũng rộng 253 hecta, trên độ cao 900 mét, một ngày có bốn mùa xinh đẹp tuyệt vời ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nầy. Họ nhanh chóng bắt tay biến Tam Đảo thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng bậc nhất Đông Dương, dành cho các quan chức của họ.

Dưới bàn tay của phu phen người bản xứ, tù thường phạm, tù chính trị, qua sự cai quản của Pháp: dần dần Tam Đảo mọc lên 145 tòa biệt thự nguy nga, tráng lệ, sân thể thao, sàn nhảy, hồ bơi, nhà thờ, trên những con đường lượn qua các đồi dốc cao thấp thơ mộng.

Đó là quyết tâm của người Pháp biến Tam Đảo mang vẻ đẹp phương Tây lãng mạn, là Đà Lạt xứ Bắc, một “Hòn ngọc Đông Dương”.

Tuy nhiên, qua chiến tranh, những công trình thấm đẫm mồ hôi, máu và xác người bản xứ ấy nay đã tiêu vong, một số còn “xác”, chỉ riêng nhà thờ còn tồn tại.

Nhà thờ Tam Đảo được xây dựng từ năm 1906, nhà sàn lợp lá. Đến năm 1937 xây lại to đẹp, kiên cố với vật liệu đá, gạch, gồm: Nhà thờ không có trụ, rộng 12mx22m, gian cuối 2 tầng, tầng trên dành cho ca đoàn. Mái nhà thờ hình vòm gắn kiếng màu vàng, tím, trắng; lợp ngói Hưng Ký cỡ lớn. Tường nhà thờ bằng đá xanh, chỉ tô hồ bên trong. Hai bên vách trong thánh đường bố trí từng khoang nhỏ (2m) treo các chặng đường thánh giá. Hông phải nhà thờ nằm gần vách núi. Hông trái nhà thờ, phía cửa chính là tháp chuông cao 18 mét.

Nhà thờ tọa lạc trên nền kè cao khoảng 5 mét, có hai cầu thang bằng đá xanh lên tiền diện và hậu diện. Giữa hai cầu thang là bức tường xây cuốn hình cánh hoa to đựng nước phép, hứng nguồn nước ngầm trên núi. Truyền thuyết cho rằng nhà thờ có mẩu xương thánh do Tòa thánh La Mã ban.

Ngôi thánh đường xây dựng theo kiến trúc kiểu Gothic, nổi trên nền rừng thông do người Pháp trồng, xanh ngắt trên sườn núi Nhà Thờ. Thánh đường im lìm soi bóng xuống thung lũng đầy những biệt thự, nhà nghỉ, hàng quán. Lúc bấy giờ thánh đường có một tu viện nơi khoảng 100 vị ẩn tu.

Trong kháng chiến chống Pháp, thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến của cách mạng Việt Nam, nhân dân đã di tản khỏi thị trấn, mọi biệt thự đều bị phá hủy; riêng nhà thờ được Bác Hồ chỉ thị phải giữ nguyên vẹn, không được xâm phạm vào tín ngưỡng của dân... nhờ vậy giữ được một kiến trúc đậm nét văn hóa. Từ năm 1954, chính quyền trưng dụng nhà thờ vào việc công.

Ngày 8-8-2008, nhà thờ được trao trả ban Hành giáo xứ đạo Vĩnh Yên. Và Đức cha giáo phận Bắc Ninh đã cử hành làm phép lại cho nhà thờ, khởi công trùng tu, đặt tên cho nhà thờ là “Nữ vương Hòa bình”. Ngày 02-9-2008, lần đầu tiên nhà thờ cổ Tam Đảo chính thức tổ chức buổi dâng lễ tạ ơn, với hơn 2.000 giáo dân tham dự.

Ngày nay, đứng ở thung lũng Tam Đảo, bất cứ nơi nào cũng nhìn thấy nhà thờ đá, nhất là cái tháp chuông, như một người trầm mặc in hình giữa rừng thông vi vút lá gió trên sườn núi. Nhà thờ có một khoảng sân khá rộng.

Khoảng sân nầy một mặt dài theo hông nhà thờ, mặt kia nằm “chon von” phía đường lộ. Để đảm bảo an toàn cho tín hữu, phía đường lộ được xây dựng một vòm cửa bằng đá xanh. Vòm cửa nào cũng có hình bán nguyệt, có mặt bằng để khách ngồi nhìn ngắm thị trấn bên dưới. Thị trấn xinh đẹp mà vòm cửa cũng đẹp xinh - có thể xem là một tác phẩm mỹ thuật làm tôn vẻ đẹp vốn có của nhà thờ.

Với những nét đặc trưng quý hiếm đó, nhà thờ đá cổ là một điểm tham quan lý thú, thu hút bất cứ vị khách nào khi đến nghỉ ngơi Tam Đảo. Đến viếng nhà thờ bất cứ thời điểm nào trong ngày, khách cũng đều thấy vẻ đẹp của nó, mỗi tiết trời một vẻ đẹp khác nhau. Buổi sáng se se lạnh với sương mù lãng đãng vây quanh. Buổi trưa trời hanh heo nhưng gió núi thổi lùa tạo cảm giác dễ chịu. Buổi chiều lâng lâng với mùa thu lãng mạn. Buổi tối sương giăng dầy đặc, lạnh run.


Thật là kỳ diệu! Đặc biệt ai cũng thích thú khi tận tay sờ vào những phiến đá xanh rêu “cổ tích”, được chụp những bức ảnh đẹp kỷ niệm chuyến đi nhiều thơ mộng, lãng mạn ở cái thung lũng diễm tuyệt nầy với ngôi thánh đường cổ kính tuy mang đậm phong cách kiến trúc phương Tây nhưng lại đằm thắm hồn Việt. Vì, nhà thờ đá Tam Đảo có giá trị lịch sử đáng trân trọng. Đây là một trong bốn nhà thờ đá nổi tiếng ở nước ta, là: nhà thờ đá cổ Sa Pa (Lào Cai), nhà thờ đá Nha Trang (Khánh Hòa), nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình).

Độc đáo nhà thờ đá Tam Đảo
Ngoạn cảnh nhà thờ đá tại Nha Trang

Du lịch, GO! - Theo Hoàng Ngọc (Thesaigontimes), internet
Du khách đến Nha Trang, tất nhiên ai cũng muốn ngắm nhìn phong cảnh và đắm mình trong làn nước trong xanh của đại dương.

Nhưng còn có một thú vui khác là tắm nước khoáng và thư giãn giữa không gian thoáng mát với khung cảnh những thác nước, hồ nước khoáng thiên nhiên. Nha Trang hiện có 3 điểm đến như thế. Trong đó, I-resort đang thu hút du khách với cảnh quan gần gũi thiên nhiên, thoáng mát và thiết kế độc đáo.
I-Resort tọa lạc trên khu đất rộng thuộc xã Vĩnh Ngọc; cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 4km theo hướng qua cầu Bóng ra Đồng Đế.

Trước dây, khu đất cạnh đường tàu hỏa này bỏ trống, khô cằn. Cảnh quan nơi đây được kiến tạo bởi bàn tay con người, nhưng du khách đến đây sẽ có được cảm giác gần gũi thiên nhiên.

Toàn bộ các công trình xây dựng được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ, đá, lá dừa nước...

Dù bên ngoài trời nắng như đổ lửa, bên trong vẫn mát mẻ, dễ chịu bởi cách thức bố trí nội thất và đặc biệt hơn là nhìn ra ngoài, vườn hoa và cây cối luôn xanh tươi, mát mắt. Du khách mua vé vào cửa và tắm khoáng(100 ngàn đồng/người), sẽ được nhận khăn tắm, đồ tắm... vui chơi suốt ngày trong một khu vực rộng phủ cây xanh.

Dựa vào một ngọn đồi nhỏ, nhiều thác nước được thiết kế, hợp lý khiến một số du khách nhầm tưởng đó là những thác nước tự nhiên, thực ra tất cả đều do bàn tay con người tạo nên. Người biết điều này vẫn hài lòng bởi cảm giác gần gũi thiên nhiên, trong khi ở nhiều nơi khác, những con suối, thác nước tự nhiên bị can thiệp bằng bê tông làm mất đi vẻ đẹp của thiên nhiên.

Từ trên đồi cao, nơi có những hồ tắm khoáng, phơi nắng, du khách có thể nhìn xa xa những dãy núi phía bắc thành phố Nha Trang và khu nhà nghỉ, khu ngâm khoáng thảo dược, tắm bùn khoáng... trong I-resort.

Khu nhà nghỉ yên tĩnh nằm cạnh khu tắm khoáng và một nhà hàng có thể phục vụ một lúc 300 thực khách.

Vào những ngày lễ, tết, lượng khách đến I-resort lên đến hàng ngàn người. Ngày thường, du khách Việt từ các tỉnh thành và khách du lịch nước ngoài cũng thường xuyên hơn 100 người.

Thời gian gần đây, lượng du khách Nga đến Nha Trang khá đông. Người Nga trên tuổi trung niên rất thích ngâm mình trong hồ nước khoáng nóng, vận động và massage cơ thể với hệ thống thủy lực jacuzzi tại hồ bơi.

Có những hồ khoáng nóng nằm cạnh hồ nước mát. Cách thiết kế này giúp những nhóm bạn, gia đình có thể tắm gần nhau dù mỗi người có ý thích lựa chọn khác nhau về nhiệt độ nước khoáng.

Ngoài những trò giải trí như trượt nước vốn thích hợp với giới trẻ, người ở tuổi trung niên thích ngồi dưới thác nước để được "masage" bởi dòng thác tuôn chảy, hoặc nhấn huyệt đạo cơ thể từ giàn ống tre trên thác nước.

Ngoài những dãy ghế xếp quanh khu hồ tắm cho khách phơi nắng, I-resort còn có khu mái che lá dừa với những bộ phản gỗ, là nơi các nhóm bạn, gia đình nghỉ ngơi, an uống và ngủ trưa.

Có thể nói khu tắm khoáng I-resort là một điểm giải trí, thư giãn tuyệt vời, không có điều gì đáng chê nếu không có cái bàn thờ Phật đặt không đúng chỗ...

Vừa bước vào khu lễ tân, mọi người nhìn thấy ba pho tượng Phật được xếp hàng ngang trên một kệ gỗ tầm ngăng thắt lưng một người đứng, quay mặt vào trong khu hồ tắm. Thoạt nhìn cách bài trí không ai nghĩ đó là nơi thờ tự, nhưng lại có cả lư hương, đèn cầy, lọ nước...

Dù dùng tượng Phật để trang trí hay đặt bàn thờ nơi đây đều rất phản cảm, thiếu sự tôn nghiêm. Đó là điều khiến nhiều người đến đây không hài lòng hoặc ít ra cũng đã gây thắc mắc đối với một số khách nước ngoài.

Du lịch, GO! - Theo  Mai Lĩnh / Thesaigontimes

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống