Không thể không kể đến vị ngon của bún nấu với đủ loại cá ở các làng chài, tuy dân dã nhưng chắc chắn rằng nếu ai một lần được ăn sẽ nhớ mãi không thôi.
Từ lâu, các loại bún bò, bún giò, bún rạm, bún cua, bún mắm, bún ốc... là những đặc sản nổi tiếng của nhiều địa phương khắp các vùng miền ở đất nước. Căn cốt vẫn là bún với nồi nước dùng, rồi khi ăn trộn kèm với rau sống, giá đậu, ớt, chanh… vậy mà ở mỗi vùng, mỗi tô bún lại có một hương vị riêng.
Ngoài các loại bún hảo hạng được điểm danh trên, phải kể đến vị ngon của bún nấu với đủ loại cá ở các làng chài, tuy dân dã nhưng chắc chắn rằng nếu ai một lần được ăn sẽ nhớ mãi không thôi. Nhiều người được ăn chỉ một lần rồi khoái chí đặt luôn cho món bún bình dân này cái tên bún ngon xóm chài.
Bún ngon xóm chài không nấu và bán như các loại bún khác mà chỉ dùng để đãi khách hoặc cả nhà cùng ăn. Đặc biệt mùa này, gió nồm bắt đầu thổi, trời hanh nắng nhẹ lên cao, biển yên sóng lặng nên sáng nào bên cung biển làng chài cũng tấp nập tàu thuyền với đủ các loại cá. Các dì các chị bảo rằng, để có một bữa bún ngon thì khâu chọn cá là cực kỳ quan trọng.
Ngoài loài cá thu quý, cá bông (một loại trong dòng họ của cá ngừ) là một đặc sản, thịt trắng dai mềm và rất béo. Cá bông to cỡ 1 đến 2 kg tươi rói từ biển mang về, móc mang lấy ruột rồi rửa sạch. Khi nồi nước trên bếp đã sôi bùng, dùng dao bén cắt cá ra từng khoanh rồi cho ngay vào nồi.
Dùng thìa vớt hết bọt đen nổi trên mặt nồi. Nồi cá nấu ăn bún chỉ nêm rất ít gia vị: muối, bột nêm và ít tiêu ớt, như vậy mới giữ nguyên mùi vị của cá tươi. Nếu chúng ta chưa ăn liền có thể hong nóng trên lửa càng lâu, nước sắc lại càng ngon hơn. Quan trọng là giữ lửa ở độ vừa phải cho nồi nước trong veo.
Khi đã có nồi nước cá chín chờ sẵn trên bếp thì phần bún tươi mua về sẽ không bị “đơn côi”. Ăn bún phải đủ bộ, nếu thiếu một món ăn kèm sẽ không ngon. Nào là rau sống non tươi xanh các loại kèm giá đỗ, bên cạnh là chén mắm giã ớt chín đỏ với tỏi Lý Sơn, đĩa chanh tươi xắt lát, nếu thích thì thêm cái bánh tráng nướng kèm cho thơm miệng.
Bún ngon làng chài có kiểu ăn riêng. Không làm mỗi người một tô kiểu như ngồi quán mà đặt cả bún, cá, rau, mắm lên mâm rồi bày ra một chiếc chiếu to trải giữa nhà, người ăn ngồi xung quanh và lần lượt gắp bún bỏ vào chén rồi chan nước cá kèm rau sống, bánh tráng vào. Ôi, ngon làm sao với từng khoanh cá được gắp ra đĩa nước mắm, bên cạnh là tô nước trong veo ngọt nóng đậm đà. Cứ thế mà người ăn vui vẻ với bún tươi, rau xanh, cá ngọt béo ngậy đến no bụng vẫn chưa thấy đã thèm.
Du lịch, GO! - Theo Sài Gòn Ẩm Thực, internet
Từ lâu, các loại bún bò, bún giò, bún rạm, bún cua, bún mắm, bún ốc... là những đặc sản nổi tiếng của nhiều địa phương khắp các vùng miền ở đất nước. Căn cốt vẫn là bún với nồi nước dùng, rồi khi ăn trộn kèm với rau sống, giá đậu, ớt, chanh… vậy mà ở mỗi vùng, mỗi tô bún lại có một hương vị riêng.
Ngoài các loại bún hảo hạng được điểm danh trên, phải kể đến vị ngon của bún nấu với đủ loại cá ở các làng chài, tuy dân dã nhưng chắc chắn rằng nếu ai một lần được ăn sẽ nhớ mãi không thôi. Nhiều người được ăn chỉ một lần rồi khoái chí đặt luôn cho món bún bình dân này cái tên bún ngon xóm chài.
Bún ngon xóm chài không nấu và bán như các loại bún khác mà chỉ dùng để đãi khách hoặc cả nhà cùng ăn. Đặc biệt mùa này, gió nồm bắt đầu thổi, trời hanh nắng nhẹ lên cao, biển yên sóng lặng nên sáng nào bên cung biển làng chài cũng tấp nập tàu thuyền với đủ các loại cá. Các dì các chị bảo rằng, để có một bữa bún ngon thì khâu chọn cá là cực kỳ quan trọng.
Ngoài loài cá thu quý, cá bông (một loại trong dòng họ của cá ngừ) là một đặc sản, thịt trắng dai mềm và rất béo. Cá bông to cỡ 1 đến 2 kg tươi rói từ biển mang về, móc mang lấy ruột rồi rửa sạch. Khi nồi nước trên bếp đã sôi bùng, dùng dao bén cắt cá ra từng khoanh rồi cho ngay vào nồi.
Dùng thìa vớt hết bọt đen nổi trên mặt nồi. Nồi cá nấu ăn bún chỉ nêm rất ít gia vị: muối, bột nêm và ít tiêu ớt, như vậy mới giữ nguyên mùi vị của cá tươi. Nếu chúng ta chưa ăn liền có thể hong nóng trên lửa càng lâu, nước sắc lại càng ngon hơn. Quan trọng là giữ lửa ở độ vừa phải cho nồi nước trong veo.
Khi đã có nồi nước cá chín chờ sẵn trên bếp thì phần bún tươi mua về sẽ không bị “đơn côi”. Ăn bún phải đủ bộ, nếu thiếu một món ăn kèm sẽ không ngon. Nào là rau sống non tươi xanh các loại kèm giá đỗ, bên cạnh là chén mắm giã ớt chín đỏ với tỏi Lý Sơn, đĩa chanh tươi xắt lát, nếu thích thì thêm cái bánh tráng nướng kèm cho thơm miệng.
Bún ngon làng chài có kiểu ăn riêng. Không làm mỗi người một tô kiểu như ngồi quán mà đặt cả bún, cá, rau, mắm lên mâm rồi bày ra một chiếc chiếu to trải giữa nhà, người ăn ngồi xung quanh và lần lượt gắp bún bỏ vào chén rồi chan nước cá kèm rau sống, bánh tráng vào. Ôi, ngon làm sao với từng khoanh cá được gắp ra đĩa nước mắm, bên cạnh là tô nước trong veo ngọt nóng đậm đà. Cứ thế mà người ăn vui vẻ với bún tươi, rau xanh, cá ngọt béo ngậy đến no bụng vẫn chưa thấy đã thèm.
Du lịch, GO! - Theo Sài Gòn Ẩm Thực, internet
0 comments:
Post a Comment