Đình Tân Lân thuộc địa phận phường Hòa Bình, TP.Biên Hòa (Đồng Nai), được xây dựng từ thời Minh Mạng, để thờ Trấn Biên đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên, một trong những người có công lớn trong việc khai phá và xây dựng vùng đất Đồng Nai - Gia Định, nhiều lần cầm binh, giữ an bờ cõi phía Nam, mở rộng biên cương nước Việt. Đình có kiến trúc cầu kỳ, độc đáo, phản ánh giá trị lịch sử và truyền thống kính trọng nhân tài của dân tộc.
Đình Tân Lân toạ lạc trên khuôn viên đẹp, hướng ra sông Đồng Nai, rộng khoảng 3.000m², lợp ngói âm dương sắc nét. Kiến trúc đình theo kiểu chữ tam, gồm ba gian: tiền đình, chánh điện và hậu cung nối tiếp nhau.
Phần mái tiền đình là cả một công trình nghệ thuật tài tình, đặc sắc với những mảng tranh gốm sứ, hàng trăm tượng người và vật thể hiện các điển tích sinh động như: bát tiên quá hải, thiếu nữ giao cầu, vinh qui bái tổ... Bên trong tiền đình, trên các xà ngang được chạm trổ các đề tài dơi, đào, hoa, lá biểu trưng cho phước thọ, trường tồn.
Chánh điện được bài trí các ban thờ, hoành phi, câu đối; các hàng cột bằng gỗ lim lớn được chạm khắc tinh tế, có giá trị nghệ thuật cao. Trên nóc chính điện có lưỡng long tranh châu, lý ngư hóa rồng. Hai đầu đao còn có tượng ông Nhật, bà Nguyệt, tiên đồng, ngọc nữ...
Giữa chính điện thờ tượng Trần Thượng Xuyên uy nghiêm ngự trên ngai sơn son thếp vàng. Nơi đây có những hàng cột gỗ lim to, những cặp chim trĩ, loan, phượng... bằng đồng đứng chầu, cùng bộ bát bửu đặt thẳng hai bên trước bàn thờ thần tăng thêm phần trang nghiêm, thành kính. Đặc biệt, tại chính điện còn lưu giữ sắc thần của vua Tự Đức ngũ niên ban cho Trần Thượng Xuyên.
Hậu cung được chia thành ba gian, chính giữa thờ Tiên Sư, hai bên thờ Tiền Thứ Việt Nam và Tiền Thứ Trung Hoa.
Trấn Biên đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên nguyên là Tổng lãnh binh dưới triều Minh (Trung Quốc). Do không chịu khuất phục nhà Mãn Thanh nên đã dấy cờ “bài Mãn phục Minh” nhưng bất thành liền cùng tùy tùng, gia quyến hơn 3.000 người, trên 50 chiến thuyền vào cửa biển Đà Nẵng xin chúa Nguyễn cho tị nạn trên đất Việt.
Thấy họ lâm vào thế cùng lực tận, chúa Nguyễn Phúc Tần... đã chấp thuận cho phép họ nhập cư, đặt yến tiệc khoản đãi, an ủi, khen ngợi, phong thêm quan tước mới, rồi phái vào ở đất Đông Phố để mở mang điền thổ (xứ Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay). Tại đây, Trần Thượng Xuyên chiêu tập thương nhân người Hoa kiến thiết phố xá, tạo lập các cơ sở thương mại trở thành thương cảng phồn thịnh bậc nhất phương Nam lúc bấy giờ. Cả thế và lực đều mạnh nên ông trấn thủ vững chắc bờ cõi phương Nam, nhân dân được hưởng ấm no, yên bình, sung túc.
Trần Thượng Xuyên mất ngày 23-10 năm Canh Tý, 1720. Ghi nhớ công lao của ông, nhà Nguyễn ban phong danh hiệu cao quý “Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt” (nghĩa: họ Nguyễn làm vua, họ Trần làm tướng, công khanh đời đời không dứt). Vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc phong “Thượng đẳng thần”. Hàng năm, nhân dân lấy ngày Trần Thượng Xuyên mất làm ngày giỗ trọng và tổ chức lễ hội Kỳ yên.
Với giá trị lịch sử, độc đáo di tích đình Tân Lân đã được xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1991, là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn của tỉnh Đồng Nai.
Du lịch, GO! - Theo Đ. Thành (Đại Đoàn Kết), ảnh internet
Đình Tân Lân toạ lạc trên khuôn viên đẹp, hướng ra sông Đồng Nai, rộng khoảng 3.000m², lợp ngói âm dương sắc nét. Kiến trúc đình theo kiểu chữ tam, gồm ba gian: tiền đình, chánh điện và hậu cung nối tiếp nhau.
Phần mái tiền đình là cả một công trình nghệ thuật tài tình, đặc sắc với những mảng tranh gốm sứ, hàng trăm tượng người và vật thể hiện các điển tích sinh động như: bát tiên quá hải, thiếu nữ giao cầu, vinh qui bái tổ... Bên trong tiền đình, trên các xà ngang được chạm trổ các đề tài dơi, đào, hoa, lá biểu trưng cho phước thọ, trường tồn.
Chánh điện được bài trí các ban thờ, hoành phi, câu đối; các hàng cột bằng gỗ lim lớn được chạm khắc tinh tế, có giá trị nghệ thuật cao. Trên nóc chính điện có lưỡng long tranh châu, lý ngư hóa rồng. Hai đầu đao còn có tượng ông Nhật, bà Nguyệt, tiên đồng, ngọc nữ...
Giữa chính điện thờ tượng Trần Thượng Xuyên uy nghiêm ngự trên ngai sơn son thếp vàng. Nơi đây có những hàng cột gỗ lim to, những cặp chim trĩ, loan, phượng... bằng đồng đứng chầu, cùng bộ bát bửu đặt thẳng hai bên trước bàn thờ thần tăng thêm phần trang nghiêm, thành kính. Đặc biệt, tại chính điện còn lưu giữ sắc thần của vua Tự Đức ngũ niên ban cho Trần Thượng Xuyên.
Hậu cung được chia thành ba gian, chính giữa thờ Tiên Sư, hai bên thờ Tiền Thứ Việt Nam và Tiền Thứ Trung Hoa.
Trấn Biên đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên nguyên là Tổng lãnh binh dưới triều Minh (Trung Quốc). Do không chịu khuất phục nhà Mãn Thanh nên đã dấy cờ “bài Mãn phục Minh” nhưng bất thành liền cùng tùy tùng, gia quyến hơn 3.000 người, trên 50 chiến thuyền vào cửa biển Đà Nẵng xin chúa Nguyễn cho tị nạn trên đất Việt.
Thấy họ lâm vào thế cùng lực tận, chúa Nguyễn Phúc Tần... đã chấp thuận cho phép họ nhập cư, đặt yến tiệc khoản đãi, an ủi, khen ngợi, phong thêm quan tước mới, rồi phái vào ở đất Đông Phố để mở mang điền thổ (xứ Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay). Tại đây, Trần Thượng Xuyên chiêu tập thương nhân người Hoa kiến thiết phố xá, tạo lập các cơ sở thương mại trở thành thương cảng phồn thịnh bậc nhất phương Nam lúc bấy giờ. Cả thế và lực đều mạnh nên ông trấn thủ vững chắc bờ cõi phương Nam, nhân dân được hưởng ấm no, yên bình, sung túc.
Trần Thượng Xuyên mất ngày 23-10 năm Canh Tý, 1720. Ghi nhớ công lao của ông, nhà Nguyễn ban phong danh hiệu cao quý “Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt” (nghĩa: họ Nguyễn làm vua, họ Trần làm tướng, công khanh đời đời không dứt). Vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc phong “Thượng đẳng thần”. Hàng năm, nhân dân lấy ngày Trần Thượng Xuyên mất làm ngày giỗ trọng và tổ chức lễ hội Kỳ yên.
Với giá trị lịch sử, độc đáo di tích đình Tân Lân đã được xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1991, là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn của tỉnh Đồng Nai.
Du lịch, GO! - Theo Đ. Thành (Đại Đoàn Kết), ảnh internet