Nghe tới cái tên có lẽ ai cũng hình dung ra nguyên liệu của bánh, thế nhưng ít ai biết được đó là một loại bánh đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của người dân tộc Tày - Cao Bằng. Bánh trứng kiến (tiếng Tày là Péng Lăng Lay) được làm từ trứng kiến, lá vả (bẩu ngóa) và bột gạo nếp là món ăn độc đáo của người Tày ở vùng núi Tây Bắc.
Dân tộc Tày sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, mỗi dịp lễ hội đều có các món ăn đặc trưng, như dịp Tết Nguyên Đán có bánh khảo, bánh bỏng, tết Đắp Nọi (tết hết tháng Giêng) có bánh dày, dịp Tết Thanh Minh có bánh trứng kiến, dịp Rằm tháng 7 âm lich có bánh chuối....
< Trứng kiến có màu trắng sữa, lớn hơn hột gạo, thường chỉ có vào dịp tháng 3 đến tháng 5 âm lịch.
Các loại bánh kể trên, có thể làm vào mùa nào cũng được, duy chỉ có bánh trứng kiến chỉ có thể làm được vào tháng 3 đến tháng 5 âm lịch. Nguyên do vì nguyên liệu độc đáo là trứng kiến chỉ có vào mùa này.
Mùa trứng kiến ở Cao Bằng bắt đầu từ tháng ba âm lịch và kéo dài trong vòng 1, 2 tháng. Thông thường mỗi tổ trứng kiến to bằng cái mũ cũng chỉ đãi được từ 1 đến 2 lạng trứng. Không phải trứng kiến nào cũng có thể ăn được nên người tìm kiếm phải có những cách riêng để phân biệt. Kiến cho trứng lành thường cắn không đau và không độc như các loài kiến khác.
< Trứng kiến được trộn với thịt bằm, lạc rang, vừng... để làm nhân bánh.
Người Tày chỉ lấy trứng của loại kiến đen mà họ thường gọi là tua rày, kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loại kiến này đi lại khá nhanh và thường làm ổ trên cây vầu, cây xoan, cây quế, cây găng.
Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây. Để tìm được một tổ kiến ngon và nhiều chất dinh dưỡng phải lựa chọn tổ có lớp màng trắng liên kết các lá bọc bên ngoài, khi nào lớp màng trắng phủ đều ngoài lá thì trứng kiến bên trong sẽ rất nhiều và ở độ căng tròn mọng sữa.
Tùy vào kích thước của từng tổ mà số lượng trứng kiến nhiều hay ít, có tổ lấy được một bát, nhưng có tổ lớn lấy được ba, bốn bát. Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần hành phi thêm chút mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác. Tuy nhiên, trứng kiến ngày càng hạn chế nên bà con đã cho thêm thịt lợn băm nhỏ, hành khô, vừng hay lạc rang giã nhỏ làm nhân cùng với các gia vị khác tạo vị mặn cho bánh.
Không sử dụng lá chuối hay lá dong, bánh trứng kiến chỉ sử dụng lá vả hay lá sung để gói bánh. Tháng ba cũng là mùa cây vả, cây sung mọc lá non. Thiên nhiên cũng khéo sắp đặt khi mùa lá vả trùng với mùa trứng kiến để tạo nên một loại bánh đặc trưng mang lại giá trị văn hóa cho đồng bào Tày - bánh trứng kiến.
< Bánh được làm bằng bột nếp, gói trong lá vả và đem hấp chín.
Để làm bánh trứng kiến phải chọn loại lá vả nhỏ bởi lá thơm và mềm hơn lá to. Chọn loại lá bánh tẻ, không non quá cũng không quá già. Nếu lá non khi bóc sẽ rất khó, còn nếu lá già bánh sẽ không đủ thơm và sẽ cứng.
Gạo nếp sau khi ngâm được xay mịn, được đăng khô. Tiếp đến nhồi bột mịn, chia thành các phần đều nhau. Cho nhân trứng kiến vào giữa bánh, vo tròn lại để nhân bánh không bị chảy ra ngoài. Lá vả bỏ phần cuống và gân lá, gói bên ngoài bánh. Xếp bánh vào khay hấp, khoảng 30 – 45 phút là bánh chín.
Khi bánh đã chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả và béo ngậy của trứng kiến.
Ngồi quanh bếp lửa hồng, hương thơm của mùi bánh chín như thúc giục khiến ai cũng nóng lòng chờ thưởng thức. Du khách lên Cao Bằng có dịp đi “đánh kiến” với đồng bào Tày đừng nên bỏ qua món bánh trứng kiến thơm ngon này. Tuy vậy, đây là một loại bánh rất khó ăn nên có một số người sẽ bị dị ứng nhẹ nếu không quen.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Dulich Tuoitre, VnExpress
Dân tộc Tày sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, mỗi dịp lễ hội đều có các món ăn đặc trưng, như dịp Tết Nguyên Đán có bánh khảo, bánh bỏng, tết Đắp Nọi (tết hết tháng Giêng) có bánh dày, dịp Tết Thanh Minh có bánh trứng kiến, dịp Rằm tháng 7 âm lich có bánh chuối....
< Trứng kiến có màu trắng sữa, lớn hơn hột gạo, thường chỉ có vào dịp tháng 3 đến tháng 5 âm lịch.
Các loại bánh kể trên, có thể làm vào mùa nào cũng được, duy chỉ có bánh trứng kiến chỉ có thể làm được vào tháng 3 đến tháng 5 âm lịch. Nguyên do vì nguyên liệu độc đáo là trứng kiến chỉ có vào mùa này.
Mùa trứng kiến ở Cao Bằng bắt đầu từ tháng ba âm lịch và kéo dài trong vòng 1, 2 tháng. Thông thường mỗi tổ trứng kiến to bằng cái mũ cũng chỉ đãi được từ 1 đến 2 lạng trứng. Không phải trứng kiến nào cũng có thể ăn được nên người tìm kiếm phải có những cách riêng để phân biệt. Kiến cho trứng lành thường cắn không đau và không độc như các loài kiến khác.
< Trứng kiến được trộn với thịt bằm, lạc rang, vừng... để làm nhân bánh.
Người Tày chỉ lấy trứng của loại kiến đen mà họ thường gọi là tua rày, kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loại kiến này đi lại khá nhanh và thường làm ổ trên cây vầu, cây xoan, cây quế, cây găng.
Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây. Để tìm được một tổ kiến ngon và nhiều chất dinh dưỡng phải lựa chọn tổ có lớp màng trắng liên kết các lá bọc bên ngoài, khi nào lớp màng trắng phủ đều ngoài lá thì trứng kiến bên trong sẽ rất nhiều và ở độ căng tròn mọng sữa.
Tùy vào kích thước của từng tổ mà số lượng trứng kiến nhiều hay ít, có tổ lấy được một bát, nhưng có tổ lớn lấy được ba, bốn bát. Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần hành phi thêm chút mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác. Tuy nhiên, trứng kiến ngày càng hạn chế nên bà con đã cho thêm thịt lợn băm nhỏ, hành khô, vừng hay lạc rang giã nhỏ làm nhân cùng với các gia vị khác tạo vị mặn cho bánh.
Không sử dụng lá chuối hay lá dong, bánh trứng kiến chỉ sử dụng lá vả hay lá sung để gói bánh. Tháng ba cũng là mùa cây vả, cây sung mọc lá non. Thiên nhiên cũng khéo sắp đặt khi mùa lá vả trùng với mùa trứng kiến để tạo nên một loại bánh đặc trưng mang lại giá trị văn hóa cho đồng bào Tày - bánh trứng kiến.
< Bánh được làm bằng bột nếp, gói trong lá vả và đem hấp chín.
Để làm bánh trứng kiến phải chọn loại lá vả nhỏ bởi lá thơm và mềm hơn lá to. Chọn loại lá bánh tẻ, không non quá cũng không quá già. Nếu lá non khi bóc sẽ rất khó, còn nếu lá già bánh sẽ không đủ thơm và sẽ cứng.
Gạo nếp sau khi ngâm được xay mịn, được đăng khô. Tiếp đến nhồi bột mịn, chia thành các phần đều nhau. Cho nhân trứng kiến vào giữa bánh, vo tròn lại để nhân bánh không bị chảy ra ngoài. Lá vả bỏ phần cuống và gân lá, gói bên ngoài bánh. Xếp bánh vào khay hấp, khoảng 30 – 45 phút là bánh chín.
Khi bánh đã chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả và béo ngậy của trứng kiến.
Ngồi quanh bếp lửa hồng, hương thơm của mùi bánh chín như thúc giục khiến ai cũng nóng lòng chờ thưởng thức. Du khách lên Cao Bằng có dịp đi “đánh kiến” với đồng bào Tày đừng nên bỏ qua món bánh trứng kiến thơm ngon này. Tuy vậy, đây là một loại bánh rất khó ăn nên có một số người sẽ bị dị ứng nhẹ nếu không quen.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Dulich Tuoitre, VnExpress