(Tiếp theo) Vừa xuống xe khách, một nhóm lái xe tuk tuk xúm lại mời nhưng tôi làm như không nghe, không thấy, chẳng gật, cũng không lắc đầu, cứ lầm lũi đi thẳng...
Tôi đi ngược với hướng xe vừa đến, hy vọng sẽ tới đại lộ Monivong để tìm Narin guest house như hướng dẫn trong sách Lonely Planet, nhưng không hiểu sao lại đi lạc vào một cái chợ.
Lạc đường trưa nắng Phnom Penh
Mấy chiếc tuk tuk ở chợ này lại bám theo tôi, có cả người nói tiếng Việt nữa. Tôi không trả lời, cứ thế lẳng lặng bước đi dưới nắng trưa đổ lửa với ba lô trên lưng và một cái giỏ nặng đựng thức ăn mang theo từ nhà.
Sau một hồi quẹo trái, phải tứ tung gì đó tôi biết mình đã lạc hướng "toàn tập", nhưng vẫn không dám giở bản đồ ra xem, vì sợ chung quanh người ta thấy mình ngơ ngác sẽ bị… làm thịt.
Lúc đi qua một ngôi trường vào giờ tan lớp, tôi đuối sức, đứng lại, lôi cuốn Lonely Planet ra xem bản đồ, nhưng không tìm thấy tên đường tôi đang đứng. Vẫn chưa dám hỏi thăm ai, tôi tiếp tục đi và lạc sang đại lộ Mao Se Tung (tiếng Việt là Mao Trạch Đông). Chưa biết định hướng rẽ trái rẽ phải thế nào, tôi cứ bước đi giữa trưa nắng, mồ hôi đầm đìa, lòng tự nhủ: "Không được mất tinh thần". (Mất tinh thần đồng nghĩa với nguy cơ gặp rủi ro phía trước, mà trước khi đi tôi đã tự hứa là phải an toàn trở về).
Qua mấy trạm xăng, mỏi giò quá, quan sát xung quanh xem có tên nào đeo bám không tôi mới dừng lại, lấy bản đồ ra xem nhưng cũng không tìm ra phương hướng. Đến khi đi ngang qua một cửa hàng lớn, thấy anh bảo vệ có nụ cười hiền lành, tôi mạnh dạn hỏi: "Đại lộ Monivong nằm ở chỗ nào?". Anh ta chỉ, rẽ trái ở ngã tư phía trước. Tôi làm theo và đi vào con đường nhỏ, có con rạch y như kênh Nhiêu Lộc vậy, vừa hôi vừa đen!
Buổi trưa khá vắng, vừa sợ vừa đi không nổi nữa, tôi ghé vào quán nước mía bên đường nghỉ mệt. Tôi hỏi giá trước cho chắc ăn: “À nis thlay ponman?” (giá bao nhiêu?). Cô bán hàng cười toe toét: “Muôi pô on” (1.000 riel, khoảng 5.000 đồng). Tôi vừa uống nước vừa lấy bản đồ ra xem.
Trong quán có hai thằng cứ nhìn tôi chằm chằm, tôi chỉ vào bản đồ và hỏi đường ra đại lộ Monivong. Dù không biết tiếng Anh, hai tên này khá nhiệt tình, quơ tay trái, chỉ tay phải loạn xạ. Có một ông già đang uống nước mía cũng nhìn vô tấm bản đồ rồi chỉ cho tôi.
Đi theo hướng được chỉ, tôi ra đến đại lộ Monivong nhưng không biết phải theo hướng nào để đến được ngã tư giao nhau với đại lộ Sihanouk, nơi có nhà nghỉ Narin gần đó. Lại bị lạc đường, xoay đi xoay lại tôi vẫn mất phương hướng. Một mình tay xách nách mang giữa bao con phố mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng tôi vẫn kiên gan chịu đựng.
Không phải tôi sợ tốn tiền mà ngại dính vào cánh lái xe tuk tuk khi thân gái một mình lần đầu nơi đất lạ. Ngay cả đối với người Việt sang đây làm ăn, tôi càng không muốn chạm mặt họ. Kinh nghiệm của những người đi trước cho thấy, chính những đồng hương này tiềm ẩn nhiều cạm bẫy đối với du khách Việt Nam "ngơ ngác" như tôi hơn là người bản xứ. Tất nhiên, tôi không "vơ đũa cả nắm" nhưng vì chưa từng trải nên tôi phải tự đề phòng tất cả cho chắc.
Mãi tới khoảng 2g30’, tôi vẫn lạc hướng ở đường 208. Kiệt sức, tôi đành gọi xe tuk tuk. Gã lái xe hét giá 3 đô la Mỹ. Do có linh cảm đã đến gần Narin guest house nên tôi trả giá 2.000 riel. Lái xe đòi 3.000 riel. Thấy ghét, tôi cuốc bộ luôn. Đi dọc đường 208, tôi bắt đầu dùng cảm quan để phán đoán, vì lúc này mệt nên trí não không hoạt động nữa. Thấy quán nước mía, tôi tấp vô đại, vừa nghỉ chân vừa lấy bản đồ ra xem.
Nhìn sang phía bên kia đường là đường 113, có lẽ ly nước mía tươi mát đã làm trí não tôi hoạt động trở lại, tôi nhớ ra bản đồ có đường 113, mở ra xem thì đúng thật. Từ 113 cắt ngang Shihanouk boulevard là khu vực rất nhiều nhà trọ. Xem bản đồ thấy tới đường 242 có thể quẹo sang trái là đường 125. Số 50 đường 125 chính là Narin guest house. Tôi đứng dậy đi một mạch tới nhà nghỉ Narin.
Narin guest house
Một anh chàng người Campuchia đứng trước cửa, hỏi "Mướn phòng hả?", rồi đưa ra giá phòng. Giá từ 6 đô la Mỹ trở lên, tôi hơi bất ngờ, vì trong cuốn Lonely planet nói chỉ có 3 đô cho phòng dorm mà thôi. Tôi yêu cầu được xem phòng, thì ra đó là loại phòng nhỏ có toa-lét riêng. Giá 3 đô la là cho một giường trong phòng dorm, có nhiều giường ngủ chung phòng và dùng toa-lét chung, nhưng nhà nghỉ này đã dẹp loại phòng này rồi. Giá 6 đô la không mắc nhưng đã là dân đi bụi thì không thể hớ, tôi lần lượt trả giá: 12 đô cho 3 đêm, rồi 10 đô cho 2 đêm nhưng hắn không chịu nhượng bộ.
Tôi nói cám ơn rồi bỏ đi, hy vọng tìm được phòng rẻ hơn trên đường 125, nếu không có sẽ quay lại cũng chưa muộn. Mới đi ra, chân tôi bị chuột rút, phải vào quán cóc kêu chai Sting (2.000 riel = 10.000đ). Giữa trưa nắng, chai nước mát lạnh cả người.
Trong quán có mấy bà đang ngồi "tám", cả tiếng Khmer và tiếng Việt nữa, có một bà nhìn sang tôi có vẻ tò mò. Theo kinh nghiệm của dân đi bụi thì gặp người Việt ở nước ngoài chớ vội chạy làm quen, đó là biểu hiện gián tiếp của sự sợ hãi.
Nghỉ một lát, uống hết chai nước, tôi trả tiền rồi quay về nhà nghỉ Narin (hay còn gọi là TAT). Gặp lại thằng nhóc hồi nãy, tôi nói lấy luôn một phòng riêng, 6 đô la/ngày. Hiện còn 3 phòng ở tầng trên cùng, tôi chọn căn phòng sáng sủa, vào bật thử quạt mới biết đang cúp điện. Gã phục vụ bảo, chịu khó chờ 20 phút nữa mới có điện lại. Nhưng phải 2 tiếng rưỡi sau mới có điện lại.
Mệt mỏi, đôi chân rã rời nhưng trời nóng khiến tôi không thể nằm yên trên cái giường nệm, đành ra sảnh lễ tân ngồi cho đỡ chán. Hai anh chàng nhân viên nhà nghỉ cứ bám theo hỏi miết, “Miss, cô từ đâu đến?”. Tôi không trả lời mà bảo họ đoán thử. Thế là họ đoán già đoán non nào là Nhật Bản, Thái, Hàn Quốc, Trung Quốc... tá lả, mà chẳng nhắc gì đến Việt Nam. Tôi đùa: “Tớ là người Campuchia”.
Một anh chàng trung niên, dáng châu Âu ngồi ở hàng ghế đối diện nhìn tôi cười mỉm. Một lúc sau, tôi bắt chuyện:
- Anh từ đâu tới?
- Thụy Sĩ.
- Ah, tôi biết chỗ đó. Thế anh tên gì, bao nhiêu tuổi?
- Un (hay đại loại gì đó), 46.
Phát âm mãi không được cái tên nghe lạ quá, tôi đành bảo anh ta đánh vần, thì ra là ULF. Thế là bắt đầu "tám" đủ chuyện trên trời dưới biển, về đạo Phật, du lịch… để quên bớt cái nóng nung người. Một lát tôi đứng dậy, về phòng. Ulf hỏi tôi, tối nay có đi chợ đêm chơi không? Vì chưa có dự tính gì nên tôi lưỡng lự một chút rồi gật đầu. Anh ta hẹn 7 giờ sẽ gọi tôi.
Về phòng, leo lên giường ráng nhắm mắt nhưng không ngủ được, con dao luôn để bên cạnh. Bỗng, nghe có tiếng đẩy cửa, tôi bật dao lên và chuẩn bị… "chiến đấu", nhưng tiến tới sát cửa thì không thấy động tĩnh gì, chắc là tiếng cửa phòng kế bên. Đúng là "thần hồn nát thần tính". Tôi đặt đồng hồ báo thức lúc 5g30’ để nhắm mắt một tí nhưng vẫn không ngủ được, đầu vẫn còn mệt do say xe, tới lúc đồng hồ reo thì cũng vừa lúc có điện. Tôi cẩn thận kéo màn cửa sổ lại và nhìn quanh phòng xem có gắn camera ở đâu đó không rồi mới bắt đầu sắp xếp lại đồ đạc trong phòng, quần áo, thức ăn và kiểm tra lại túi đựng tiền.
Xong, tôi đi tắm mới biết toa-lét không có xà bông gội đầu lẫn xà bông tắm. Ra hỏi người phục vụ, hắn nhoẻn một nụ cười tươi, nói rất hồn nhiên: “Không miss à, khách sạn không phục vụ những thứ đó, miss có thể mua ở mấy quán đối diện bên kia đường”. Tức! Khỏi cần mua, do lo xa tôi có đem 2 bịch dầu gội nhỏ từ Việt Nam, lấy một bịch ra, nửa bịch gội, nửa bịch tắm. Tôi xả nước ầm ầm cho bỏ ghét. Tắm xong ngồi trong phòng không biết làm gì, lấy sổ tay ra ghi chép. Bên ngoài, trời đổ mưa.
Còn tiếp
Kỳ 1 - “Gà công nghiệp” xuất biên.
Kỳ 2 - Thử thách đầu tiên.
Kỳ 3 - Đêm đầu tiên ở Phnom Penh.
Kỳ 4 - Lang thang, hết chùa tới chợ.
Kỳ 5 - Cuộc chia tay bất ngờ.
Du lịch, GO! - Theo Vy Vân (Thesaigontimes), ảnh bổ xung từ internet
Tôi đi ngược với hướng xe vừa đến, hy vọng sẽ tới đại lộ Monivong để tìm Narin guest house như hướng dẫn trong sách Lonely Planet, nhưng không hiểu sao lại đi lạc vào một cái chợ.
Lạc đường trưa nắng Phnom Penh
Mấy chiếc tuk tuk ở chợ này lại bám theo tôi, có cả người nói tiếng Việt nữa. Tôi không trả lời, cứ thế lẳng lặng bước đi dưới nắng trưa đổ lửa với ba lô trên lưng và một cái giỏ nặng đựng thức ăn mang theo từ nhà.
Sau một hồi quẹo trái, phải tứ tung gì đó tôi biết mình đã lạc hướng "toàn tập", nhưng vẫn không dám giở bản đồ ra xem, vì sợ chung quanh người ta thấy mình ngơ ngác sẽ bị… làm thịt.
Lúc đi qua một ngôi trường vào giờ tan lớp, tôi đuối sức, đứng lại, lôi cuốn Lonely Planet ra xem bản đồ, nhưng không tìm thấy tên đường tôi đang đứng. Vẫn chưa dám hỏi thăm ai, tôi tiếp tục đi và lạc sang đại lộ Mao Se Tung (tiếng Việt là Mao Trạch Đông). Chưa biết định hướng rẽ trái rẽ phải thế nào, tôi cứ bước đi giữa trưa nắng, mồ hôi đầm đìa, lòng tự nhủ: "Không được mất tinh thần". (Mất tinh thần đồng nghĩa với nguy cơ gặp rủi ro phía trước, mà trước khi đi tôi đã tự hứa là phải an toàn trở về).
Qua mấy trạm xăng, mỏi giò quá, quan sát xung quanh xem có tên nào đeo bám không tôi mới dừng lại, lấy bản đồ ra xem nhưng cũng không tìm ra phương hướng. Đến khi đi ngang qua một cửa hàng lớn, thấy anh bảo vệ có nụ cười hiền lành, tôi mạnh dạn hỏi: "Đại lộ Monivong nằm ở chỗ nào?". Anh ta chỉ, rẽ trái ở ngã tư phía trước. Tôi làm theo và đi vào con đường nhỏ, có con rạch y như kênh Nhiêu Lộc vậy, vừa hôi vừa đen!
Buổi trưa khá vắng, vừa sợ vừa đi không nổi nữa, tôi ghé vào quán nước mía bên đường nghỉ mệt. Tôi hỏi giá trước cho chắc ăn: “À nis thlay ponman?” (giá bao nhiêu?). Cô bán hàng cười toe toét: “Muôi pô on” (1.000 riel, khoảng 5.000 đồng). Tôi vừa uống nước vừa lấy bản đồ ra xem.
Trong quán có hai thằng cứ nhìn tôi chằm chằm, tôi chỉ vào bản đồ và hỏi đường ra đại lộ Monivong. Dù không biết tiếng Anh, hai tên này khá nhiệt tình, quơ tay trái, chỉ tay phải loạn xạ. Có một ông già đang uống nước mía cũng nhìn vô tấm bản đồ rồi chỉ cho tôi.
Đi theo hướng được chỉ, tôi ra đến đại lộ Monivong nhưng không biết phải theo hướng nào để đến được ngã tư giao nhau với đại lộ Sihanouk, nơi có nhà nghỉ Narin gần đó. Lại bị lạc đường, xoay đi xoay lại tôi vẫn mất phương hướng. Một mình tay xách nách mang giữa bao con phố mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng tôi vẫn kiên gan chịu đựng.
Không phải tôi sợ tốn tiền mà ngại dính vào cánh lái xe tuk tuk khi thân gái một mình lần đầu nơi đất lạ. Ngay cả đối với người Việt sang đây làm ăn, tôi càng không muốn chạm mặt họ. Kinh nghiệm của những người đi trước cho thấy, chính những đồng hương này tiềm ẩn nhiều cạm bẫy đối với du khách Việt Nam "ngơ ngác" như tôi hơn là người bản xứ. Tất nhiên, tôi không "vơ đũa cả nắm" nhưng vì chưa từng trải nên tôi phải tự đề phòng tất cả cho chắc.
Mãi tới khoảng 2g30’, tôi vẫn lạc hướng ở đường 208. Kiệt sức, tôi đành gọi xe tuk tuk. Gã lái xe hét giá 3 đô la Mỹ. Do có linh cảm đã đến gần Narin guest house nên tôi trả giá 2.000 riel. Lái xe đòi 3.000 riel. Thấy ghét, tôi cuốc bộ luôn. Đi dọc đường 208, tôi bắt đầu dùng cảm quan để phán đoán, vì lúc này mệt nên trí não không hoạt động nữa. Thấy quán nước mía, tôi tấp vô đại, vừa nghỉ chân vừa lấy bản đồ ra xem.
Nhìn sang phía bên kia đường là đường 113, có lẽ ly nước mía tươi mát đã làm trí não tôi hoạt động trở lại, tôi nhớ ra bản đồ có đường 113, mở ra xem thì đúng thật. Từ 113 cắt ngang Shihanouk boulevard là khu vực rất nhiều nhà trọ. Xem bản đồ thấy tới đường 242 có thể quẹo sang trái là đường 125. Số 50 đường 125 chính là Narin guest house. Tôi đứng dậy đi một mạch tới nhà nghỉ Narin.
Narin guest house
Một anh chàng người Campuchia đứng trước cửa, hỏi "Mướn phòng hả?", rồi đưa ra giá phòng. Giá từ 6 đô la Mỹ trở lên, tôi hơi bất ngờ, vì trong cuốn Lonely planet nói chỉ có 3 đô cho phòng dorm mà thôi. Tôi yêu cầu được xem phòng, thì ra đó là loại phòng nhỏ có toa-lét riêng. Giá 3 đô la là cho một giường trong phòng dorm, có nhiều giường ngủ chung phòng và dùng toa-lét chung, nhưng nhà nghỉ này đã dẹp loại phòng này rồi. Giá 6 đô la không mắc nhưng đã là dân đi bụi thì không thể hớ, tôi lần lượt trả giá: 12 đô cho 3 đêm, rồi 10 đô cho 2 đêm nhưng hắn không chịu nhượng bộ.
Tôi nói cám ơn rồi bỏ đi, hy vọng tìm được phòng rẻ hơn trên đường 125, nếu không có sẽ quay lại cũng chưa muộn. Mới đi ra, chân tôi bị chuột rút, phải vào quán cóc kêu chai Sting (2.000 riel = 10.000đ). Giữa trưa nắng, chai nước mát lạnh cả người.
Trong quán có mấy bà đang ngồi "tám", cả tiếng Khmer và tiếng Việt nữa, có một bà nhìn sang tôi có vẻ tò mò. Theo kinh nghiệm của dân đi bụi thì gặp người Việt ở nước ngoài chớ vội chạy làm quen, đó là biểu hiện gián tiếp của sự sợ hãi.
Nghỉ một lát, uống hết chai nước, tôi trả tiền rồi quay về nhà nghỉ Narin (hay còn gọi là TAT). Gặp lại thằng nhóc hồi nãy, tôi nói lấy luôn một phòng riêng, 6 đô la/ngày. Hiện còn 3 phòng ở tầng trên cùng, tôi chọn căn phòng sáng sủa, vào bật thử quạt mới biết đang cúp điện. Gã phục vụ bảo, chịu khó chờ 20 phút nữa mới có điện lại. Nhưng phải 2 tiếng rưỡi sau mới có điện lại.
Mệt mỏi, đôi chân rã rời nhưng trời nóng khiến tôi không thể nằm yên trên cái giường nệm, đành ra sảnh lễ tân ngồi cho đỡ chán. Hai anh chàng nhân viên nhà nghỉ cứ bám theo hỏi miết, “Miss, cô từ đâu đến?”. Tôi không trả lời mà bảo họ đoán thử. Thế là họ đoán già đoán non nào là Nhật Bản, Thái, Hàn Quốc, Trung Quốc... tá lả, mà chẳng nhắc gì đến Việt Nam. Tôi đùa: “Tớ là người Campuchia”.
Một anh chàng trung niên, dáng châu Âu ngồi ở hàng ghế đối diện nhìn tôi cười mỉm. Một lúc sau, tôi bắt chuyện:
- Anh từ đâu tới?
- Thụy Sĩ.
- Ah, tôi biết chỗ đó. Thế anh tên gì, bao nhiêu tuổi?
- Un (hay đại loại gì đó), 46.
Phát âm mãi không được cái tên nghe lạ quá, tôi đành bảo anh ta đánh vần, thì ra là ULF. Thế là bắt đầu "tám" đủ chuyện trên trời dưới biển, về đạo Phật, du lịch… để quên bớt cái nóng nung người. Một lát tôi đứng dậy, về phòng. Ulf hỏi tôi, tối nay có đi chợ đêm chơi không? Vì chưa có dự tính gì nên tôi lưỡng lự một chút rồi gật đầu. Anh ta hẹn 7 giờ sẽ gọi tôi.
Về phòng, leo lên giường ráng nhắm mắt nhưng không ngủ được, con dao luôn để bên cạnh. Bỗng, nghe có tiếng đẩy cửa, tôi bật dao lên và chuẩn bị… "chiến đấu", nhưng tiến tới sát cửa thì không thấy động tĩnh gì, chắc là tiếng cửa phòng kế bên. Đúng là "thần hồn nát thần tính". Tôi đặt đồng hồ báo thức lúc 5g30’ để nhắm mắt một tí nhưng vẫn không ngủ được, đầu vẫn còn mệt do say xe, tới lúc đồng hồ reo thì cũng vừa lúc có điện. Tôi cẩn thận kéo màn cửa sổ lại và nhìn quanh phòng xem có gắn camera ở đâu đó không rồi mới bắt đầu sắp xếp lại đồ đạc trong phòng, quần áo, thức ăn và kiểm tra lại túi đựng tiền.
Xong, tôi đi tắm mới biết toa-lét không có xà bông gội đầu lẫn xà bông tắm. Ra hỏi người phục vụ, hắn nhoẻn một nụ cười tươi, nói rất hồn nhiên: “Không miss à, khách sạn không phục vụ những thứ đó, miss có thể mua ở mấy quán đối diện bên kia đường”. Tức! Khỏi cần mua, do lo xa tôi có đem 2 bịch dầu gội nhỏ từ Việt Nam, lấy một bịch ra, nửa bịch gội, nửa bịch tắm. Tôi xả nước ầm ầm cho bỏ ghét. Tắm xong ngồi trong phòng không biết làm gì, lấy sổ tay ra ghi chép. Bên ngoài, trời đổ mưa.
Còn tiếp
Kỳ 1 - “Gà công nghiệp” xuất biên.
Kỳ 2 - Thử thách đầu tiên.
Kỳ 3 - Đêm đầu tiên ở Phnom Penh.
Kỳ 4 - Lang thang, hết chùa tới chợ.
Kỳ 5 - Cuộc chia tay bất ngờ.
Du lịch, GO! - Theo Vy Vân (Thesaigontimes), ảnh bổ xung từ internet
0 comments:
Post a Comment