Việt Nam là đất nước không những có bề dày lịch sử văn hóa mà còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, trong đó có những điểm đến rất thú vị.
Nơi mọc trời mọc sớm nhất Việt Nam
Mũi Đôi (mũi Bà Dầu) nằm trên bán đảo Hòn Gốm của vịnh Vân Phong, thuộc địa phận xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà là điểm cực đông trên dải đất hình chữ S. Đây là nơi đón ánh bình minh đầu tiên của cả nước.
Với sự ưu ái của tạo hóa, mũi Đôi không chỉ có môi trường sinh thái trong lành mà còn có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đặc biệt là những kết cấu đá đã tạo thành những kỳ tác đá muôn hình, vạn trạng. Đến mũi Đôi, dù đứng ở bất kỳ vị trí nào, du khách cũng sẽ có cơ hội nhìn thấy mặt trời dần ló ra trên mặt biển.
Nhìn về phía đông bắc mũi Đôi, du khách sẽ thấy một hòn đảo nhỏ nằm tách khỏi bán đảo Hòn Gốm, đó chính là hòn Đôi.
Trên đảo có rất nhiều khối đá lớn mang hình thù kỳ thú như: hình con khỉ, con hải cẩu, con voi…; trong đó đáng chú ý là hai khối đá lớn nhô hẳn lên cao hình người mẹ và em bé hướng mặt ra biển Đông. Cũng vì lý do này mà hòn Đôi còn được gọi là hòn Đầu.
Mũi Đôi và Hòn Đầu đều là nơi chim yến làm tổ và sinh sống. Năm 2005, Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định cấp bằng công nhận Mũi Đôi - Hòn Đầu là di tích danh thắng cấp quốc gia.
Từ TP. Nha Trang, theo quốc lộ 1A về phía bắc khoảng 80km tới bán đảo Đầm Môn; đi bộ tiếp khoảng 4km nữa, du khách sẽ tới vịnh Cỏ Ống. Do mũi Đôi ở vị trí có nhiều đá ngầm nên từ đây, du khách có thể đi thuyền máy đến gờ đá nằm cách Mũi Đôi khoảng 50m, rồi tiếp tục đi thuyền thúng vào Mũi Đôi.
Đồi cát 'tàng hình'
Đồi cát liên tục thay đổi hình dạng theo giờ, theo ngày và hình dạng sau đều khác hẳn so với trước là đồi cát Mũi Né nằm trải dài trên diện tích gần 50ha, thuộc khu phố 5, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Đồi cát được hình thành từ mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm bởi thế mà cát ở đây có rất nhiều màu như: vàng, trắng ngà, đỏ sậm, đỏ nhạt… Việc đồi cát liên tục thay đổi hình dạng tự nhiên là do cùng lúc phải chịu tác động của gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam, kết hợp với hiện tượng sa mạc hóa và sạt lở bờ biển. Vì nguyên nhân này, đồi cát Mũi Né được gọi là đồi cát bay và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công nhận là đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam.
Đồi cát là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhiếp ảnh gia, họa sĩ, thi sĩ… và là khởi nguồn cho môn nghệ thuật mới, độc đáo: tranh cát.
Đến đây, ngoài dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của đồi cát, du khách còn có thể chụp ảnh, vẽ tranh và tham gia một số trò chơi như: chơi golf trên cát, trượt cát bằng ván, đua mô tô trên cát và thưởng thức những món đặc sản của vùng biển Phan Thiết như: mực nướng, gỏi ốc…
Thời gian thích hợp để khám phá đồi cát là từ 5h00 đến 8h00 hoặc từ 17h00 đến tối.
Nơi lạnh nhất Việt Nam
Nơi được xem là lạnh nhất Việt Nam chính là đỉnh Mẫu Sơn – “Đệ nhất hùng quan” của phía Bắc, thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, cách TP. Lạng Sơn 30km về phía đông bắc.
Đỉnh Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.541m so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình cả năm là 15ºC và được bao quanh bởi hơn 80 ngọn núi lớn, nhỏ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Dao, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và nấu rượu.
Gần 100 năm trước, người Pháp đã đặt chân lên Mẫu Sơn và biến nơi đây thành khu nghỉ dưỡng lý tưởng giống Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo. Bởi vậy mà, trên đoạn đường lên gần đến đỉnh Mẫu Sơn hiện vẫn còn nhiều ngôi nhà cổ mang kiến trúc kiểu Pháp.
Với sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa bản địa, Mẫu Sơn đã và đang trở thành điểm du lịch mát mẻ, lý tưởng đối với nhiều du khách vào những ngày hè oi bức hay tràn ngập băng tuyết vào những ngày mùa đông lạnh giá, khi nhiệt độ xuống dưới 0ºC.
Đến Mẫu Sơn, ngoài dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp, du khách còn có cơ hội tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của người Dao như: tận hưởng dịch vụ tắm lá thuốc; thưởng thức đặc sản dê núi, lợn sữa quay, vịt quay Lạng Sơn, ếch hương, gà sáu cựa nướng trên than cỏ tranh, cơm lam, thịt kho lá mắc mật, rượu Mẫu Sơn, mật ong, trà Shan Tuyết, đào chuông… và các loại rau rừng mang đậm hương vị vùng Mẫu Sơn như: su su, rau ngót, hoa chuối rừng…
Từ thành phố Lạng Sơn, theo tuyến đường Lạng Sơn - Lộc Bình khoảng 15km đến ngã ba Mẫu Sơn, tiếp tục đi theo con đường núi dài 15km nữa, du khách sẽ lên đỉnh Mẫu Sơn.
Chảo lửa Đông Dương
Được bao quanh bởi những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp và những con sông rộng lớn, nhưng Cửa Rào (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) nằm cách TP. Vinh khoảng 210km về phía tây bắc lại được biết đến là vùng đất nóng nhất Việt Nam.
Theo anh Nguyễn Xuân Tiến, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ: Cửa Rào là vùng lòng chảo nằm tại khu vực đầu nguồn sông Lam - điểm hợp lưu của hai con sông Nậm Nơn và Nậm Mộ bắt nguồn từ đất Lào và nằm trong vùng trung tâm của hướng gió phơn Tây Nam. Gió phơn Tây Nam hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn, gió phải tăng tốc để vượt qua, đồng thời trút hết hơi ẩm, gây mưa lớn ở Lào.
Sau khi vượt qua dãy núi, gió bất ngờ trở thành một luồng khí áp đổ xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ theo quy luật cứ hạ xuống 100m thì luồng khí tăng thêm 0,6ºC dẫn đến nhiệt độ tại hai khu vực này ngày càng tăng cao, cao nhất là tại Cửa Rào (có ngày lên tới 43ºC trong khi độ ẩm chỉ có 30%), gây nóng và khô hanh. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 9 hàng năm và thường bắt đầu thổi từ 8h00 đến 18h30, mạnh nhất từ khoảng 10h00 đến 16h00 hàng ngày.
Ban ngày nóng là vậy, nhưng ban đêm ở Cửa Rào thời tiết lại rất lạnh. Sau 20h00, nhiệt độ xuống dưới 10ºC. Tuy nhiên, bầu không khí lạnh sẽ nhanh chóng tan biến khi mặt trời lên khỏi ngọn núi cao nhất vào buổi sáng ngày hôm sau. Trên khắp các bản làng, nẻo đường, nắng vàng tiếp tục chiếu chói chang…
Tuy phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt nhưng vì nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An nên Cửa Rào vẫn được biết đến như một điểm du lịch sinh thái, văn hóa-lịch sử, cộng đồng kết hợp nghiên cứu thú vị với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ; nhiều di sản chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử to lớn: đền Vạn-Cửa Rào; bản làng các dân tộc Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, Tày, Hoa và nhiều di chỉ khảo cổ thuộc thời đại văn hoá Phùng Hưng như: các loại dụng cụ sản xuất bằng đá, trống đồng, các loại vũ khí bằng đồng…
Đến Cửa Rào, du khách còn có dịp khám phá một số điểm du lịch lân cận như: rừng Săng Lẻ và hang động tại xã Tam Đình (cách Cửa Rào khoảng 10km về phía tây nam), rừng lạnh nguyên sinh và hang động tại xã Tam Hợp (cách Cửa Rào khoảng 10km về phía nam), rừng cây lùn và hang động tại xã Tam Quang (cách Cửa Rào khoảng 20km về phía đông nam), hồ thuỷ điện Bản Vẽ (cách Cửa Rào khoảng 30km về phía bắc)
Từ TP. Vinh (Nghệ An), theo quốc lộ 1A khoảng 30km về phía bắc đến thị trấn Diễn Châu, tiếp tục rẽ trái đi theo quốc lộ 7 khoảng 180km về phía tây bắc, du khách sẽ tới Cửa Rào.
Du lịch, GO! - Theo Vietnamtourism, Internet
Nơi mọc trời mọc sớm nhất Việt Nam
Mũi Đôi (mũi Bà Dầu) nằm trên bán đảo Hòn Gốm của vịnh Vân Phong, thuộc địa phận xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà là điểm cực đông trên dải đất hình chữ S. Đây là nơi đón ánh bình minh đầu tiên của cả nước.
Với sự ưu ái của tạo hóa, mũi Đôi không chỉ có môi trường sinh thái trong lành mà còn có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đặc biệt là những kết cấu đá đã tạo thành những kỳ tác đá muôn hình, vạn trạng. Đến mũi Đôi, dù đứng ở bất kỳ vị trí nào, du khách cũng sẽ có cơ hội nhìn thấy mặt trời dần ló ra trên mặt biển.
Nhìn về phía đông bắc mũi Đôi, du khách sẽ thấy một hòn đảo nhỏ nằm tách khỏi bán đảo Hòn Gốm, đó chính là hòn Đôi.
Trên đảo có rất nhiều khối đá lớn mang hình thù kỳ thú như: hình con khỉ, con hải cẩu, con voi…; trong đó đáng chú ý là hai khối đá lớn nhô hẳn lên cao hình người mẹ và em bé hướng mặt ra biển Đông. Cũng vì lý do này mà hòn Đôi còn được gọi là hòn Đầu.
Mũi Đôi và Hòn Đầu đều là nơi chim yến làm tổ và sinh sống. Năm 2005, Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định cấp bằng công nhận Mũi Đôi - Hòn Đầu là di tích danh thắng cấp quốc gia.
Từ TP. Nha Trang, theo quốc lộ 1A về phía bắc khoảng 80km tới bán đảo Đầm Môn; đi bộ tiếp khoảng 4km nữa, du khách sẽ tới vịnh Cỏ Ống. Do mũi Đôi ở vị trí có nhiều đá ngầm nên từ đây, du khách có thể đi thuyền máy đến gờ đá nằm cách Mũi Đôi khoảng 50m, rồi tiếp tục đi thuyền thúng vào Mũi Đôi.
Đồi cát 'tàng hình'
Đồi cát liên tục thay đổi hình dạng theo giờ, theo ngày và hình dạng sau đều khác hẳn so với trước là đồi cát Mũi Né nằm trải dài trên diện tích gần 50ha, thuộc khu phố 5, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Đồi cát được hình thành từ mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm bởi thế mà cát ở đây có rất nhiều màu như: vàng, trắng ngà, đỏ sậm, đỏ nhạt… Việc đồi cát liên tục thay đổi hình dạng tự nhiên là do cùng lúc phải chịu tác động của gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam, kết hợp với hiện tượng sa mạc hóa và sạt lở bờ biển. Vì nguyên nhân này, đồi cát Mũi Né được gọi là đồi cát bay và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công nhận là đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam.
Đồi cát là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhiếp ảnh gia, họa sĩ, thi sĩ… và là khởi nguồn cho môn nghệ thuật mới, độc đáo: tranh cát.
Đến đây, ngoài dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của đồi cát, du khách còn có thể chụp ảnh, vẽ tranh và tham gia một số trò chơi như: chơi golf trên cát, trượt cát bằng ván, đua mô tô trên cát và thưởng thức những món đặc sản của vùng biển Phan Thiết như: mực nướng, gỏi ốc…
Thời gian thích hợp để khám phá đồi cát là từ 5h00 đến 8h00 hoặc từ 17h00 đến tối.
Nơi lạnh nhất Việt Nam
Nơi được xem là lạnh nhất Việt Nam chính là đỉnh Mẫu Sơn – “Đệ nhất hùng quan” của phía Bắc, thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, cách TP. Lạng Sơn 30km về phía đông bắc.
Đỉnh Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.541m so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình cả năm là 15ºC và được bao quanh bởi hơn 80 ngọn núi lớn, nhỏ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Dao, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và nấu rượu.
Gần 100 năm trước, người Pháp đã đặt chân lên Mẫu Sơn và biến nơi đây thành khu nghỉ dưỡng lý tưởng giống Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo. Bởi vậy mà, trên đoạn đường lên gần đến đỉnh Mẫu Sơn hiện vẫn còn nhiều ngôi nhà cổ mang kiến trúc kiểu Pháp.
Với sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa bản địa, Mẫu Sơn đã và đang trở thành điểm du lịch mát mẻ, lý tưởng đối với nhiều du khách vào những ngày hè oi bức hay tràn ngập băng tuyết vào những ngày mùa đông lạnh giá, khi nhiệt độ xuống dưới 0ºC.
Đến Mẫu Sơn, ngoài dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp, du khách còn có cơ hội tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của người Dao như: tận hưởng dịch vụ tắm lá thuốc; thưởng thức đặc sản dê núi, lợn sữa quay, vịt quay Lạng Sơn, ếch hương, gà sáu cựa nướng trên than cỏ tranh, cơm lam, thịt kho lá mắc mật, rượu Mẫu Sơn, mật ong, trà Shan Tuyết, đào chuông… và các loại rau rừng mang đậm hương vị vùng Mẫu Sơn như: su su, rau ngót, hoa chuối rừng…
Từ thành phố Lạng Sơn, theo tuyến đường Lạng Sơn - Lộc Bình khoảng 15km đến ngã ba Mẫu Sơn, tiếp tục đi theo con đường núi dài 15km nữa, du khách sẽ lên đỉnh Mẫu Sơn.
Chảo lửa Đông Dương
Được bao quanh bởi những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp và những con sông rộng lớn, nhưng Cửa Rào (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) nằm cách TP. Vinh khoảng 210km về phía tây bắc lại được biết đến là vùng đất nóng nhất Việt Nam.
Theo anh Nguyễn Xuân Tiến, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ: Cửa Rào là vùng lòng chảo nằm tại khu vực đầu nguồn sông Lam - điểm hợp lưu của hai con sông Nậm Nơn và Nậm Mộ bắt nguồn từ đất Lào và nằm trong vùng trung tâm của hướng gió phơn Tây Nam. Gió phơn Tây Nam hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn, gió phải tăng tốc để vượt qua, đồng thời trút hết hơi ẩm, gây mưa lớn ở Lào.
Sau khi vượt qua dãy núi, gió bất ngờ trở thành một luồng khí áp đổ xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ theo quy luật cứ hạ xuống 100m thì luồng khí tăng thêm 0,6ºC dẫn đến nhiệt độ tại hai khu vực này ngày càng tăng cao, cao nhất là tại Cửa Rào (có ngày lên tới 43ºC trong khi độ ẩm chỉ có 30%), gây nóng và khô hanh. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 9 hàng năm và thường bắt đầu thổi từ 8h00 đến 18h30, mạnh nhất từ khoảng 10h00 đến 16h00 hàng ngày.
Ban ngày nóng là vậy, nhưng ban đêm ở Cửa Rào thời tiết lại rất lạnh. Sau 20h00, nhiệt độ xuống dưới 10ºC. Tuy nhiên, bầu không khí lạnh sẽ nhanh chóng tan biến khi mặt trời lên khỏi ngọn núi cao nhất vào buổi sáng ngày hôm sau. Trên khắp các bản làng, nẻo đường, nắng vàng tiếp tục chiếu chói chang…
Tuy phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt nhưng vì nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An nên Cửa Rào vẫn được biết đến như một điểm du lịch sinh thái, văn hóa-lịch sử, cộng đồng kết hợp nghiên cứu thú vị với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ; nhiều di sản chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử to lớn: đền Vạn-Cửa Rào; bản làng các dân tộc Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, Tày, Hoa và nhiều di chỉ khảo cổ thuộc thời đại văn hoá Phùng Hưng như: các loại dụng cụ sản xuất bằng đá, trống đồng, các loại vũ khí bằng đồng…
Đến Cửa Rào, du khách còn có dịp khám phá một số điểm du lịch lân cận như: rừng Săng Lẻ và hang động tại xã Tam Đình (cách Cửa Rào khoảng 10km về phía tây nam), rừng lạnh nguyên sinh và hang động tại xã Tam Hợp (cách Cửa Rào khoảng 10km về phía nam), rừng cây lùn và hang động tại xã Tam Quang (cách Cửa Rào khoảng 20km về phía đông nam), hồ thuỷ điện Bản Vẽ (cách Cửa Rào khoảng 30km về phía bắc)
Từ TP. Vinh (Nghệ An), theo quốc lộ 1A khoảng 30km về phía bắc đến thị trấn Diễn Châu, tiếp tục rẽ trái đi theo quốc lộ 7 khoảng 180km về phía tây bắc, du khách sẽ tới Cửa Rào.
Du lịch, GO! - Theo Vietnamtourism, Internet
0 comments:
Post a Comment