Đa phần các thác thường bị xâm hại do thủy điện chặn dòng. Vậy nhưng trong trường hợp này thì thác bị tàn phá do chính người dân phá rừng làm rẫy.
Người hưởng lợi sẽ có vài trăm héc ta đất trống, còn người chịu thiệt là toàn dân địa phương, họ sẽ mất đi vĩnh viễn nếu không biết gìn giữ một thắng cảnh đẹp mà phải mất hàng bao nhiêu ngàn năm: thiên nhiên mới tạo ra được.
Thác Dray Dlông hay còn gọi là Thác Cao (chảy qua ranh giới xã Ea M’dróh và xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar) là một tặng vật vô giá mà bà mẹ thiên nhiên ban tặng cho cho mảnh đất Eamdroh. Đây là một thác nước cao 30m với hai dòng suối đổ vào nhau, bị đá chắn lại chia thành 3 dòng trải dài như 3 dải lụa trắng dội mạnh xuống chân thác ầm ầm suốt ngày đêm rồi cuối cùng nhập thành dòng chảy về phía vùng trũng buôn Cháy.
< Thày cô và các em học sinh xuống thác vệ sinh thác.
Ngày 15/12/2004, Thác Drai Dlông đã được nhà nước công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Nhưng từ đó đến nay, do bị bỏ hoang nên ngọn thác này chỉ là một thắng cảnh chết với một dòng chảy đang dần khô cạn và hệ sinh thái gần như kiệt quệ dưới bàn tay tàn phá khốc liệt của con người.
Từ trung tâm TP Buôn Ma Thuột, chúng tôi vượt quãng đường 35km mới đến được thác Drai Dlông. Đây là nơi gặp nhau của hai con suối Ea M’dróh (con suối lớn) và Ea M’drách (suối nhỏ). Từ trên độ cao 30m, hai dòng suối đổ vào nhau, bị đá chắn lại chia thành 3 dòng trải dài như 3 dải lụa trắng chảy xuống hồ nước dưới chân thác ngày đêm. Nước đổ tạo thành những hạt nước dội tung, bắn lên tạo thành những làn khói trắng lung linh huyền ảo. Từ dưới nhìn lên thấy ngọn thác cao với, lấp lánh bạc. Xung quanh là cánh rừng nguyên sinh với đủ các loại cây rừng mọc trên đá, trong đó có nhiều loại gỗ quý như sao, hương, cà chít, bằng lăng tím. Gần chân thác cũng có một khoảnh rừng tre và le rừng...
< Chỉ mới sáng nhưng cũng khá nóng rồi.
Vậy nhưng ngay khi còn cách chân thác khoảng 5km, một số người dân tỏ ra ngạc nhiên khi nghe chúng tôi hỏi đường vào thác: Vào đó làm gì, còn gì đâu mà vào? Càng vào gần đến nơi, chúng tôi càng thất vọng bởi hai bên đường rẫy cà phê, bắp, tiêu… mỗi lúc một nhiều hơn, kéo dài vào đến tận chân thác và chỉ dừng lại khi còn cách mép nước 15m.
Khu rừng nguyên sinh xung quanh bị chặt nham nhở và gần như trơ trụi. Ngay tại đỉnh thác, người ta đã chặn dòng, đặt máy bơm hút nước tưới cà phê làm cho dòng nước nơi đây gần như cạn kiệt, chỉ còn trơ ra bãi đá. Không còn nước, ngọn thác Drai Dlông chỉ còn lại hai dòng nước nhỏ chảy từ trên đỉnh xuống một cách buồn thảm.
< Các bạn chia nhau: người dọn chổ này, kẻ thu nhặt chổ khác...
Kinh khủng hơn: trên đỉnh thác là vô số những chai, lọ, bao bì thuốc trừ sâu, diệt rầy đủ loại vương vãi đầy các kẽ khe. Từ đỉnh thác nhìn xuống có thể thấy hết được sự tàn phá khốc liệt của con người đối với thắng cảnh này. Không còn sao, hương và cà chít, thậm chí cả rừng le bạt ngàn lúc trước cũng bị chặt, đốt trơ trọi. Tất cả những gì Drai Dlông còn giữ được chỉ là một bãi đá khô cằn…
Chị Trần Thị Ngọc Mai (SN 1972, ở thôn Hiệp Thành, xã Quảng Hiệp) trước kia từng buôn bán trong khu vực thác cho biết: “Trước đây, thác Drai Dlông đẹp lắm, năm nào du khách kéo đến cũng nhiều. Nhưng khoảng 7-8 năm trở lại đây, người ta phá dữ quá nên thác cạn dần”.
< Tít trong kia còn rác kìa...
Ông Ngô Minh Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hiệp, cho biết: Thác Drai Dlông nằm giáp ranh giữa 2 xã Quảng Hiệp và Ea M’dróh nên việc quản lý rất khó khăn. Những năm gần đây, đồng bào các nơi di cư tự do vào đây khai thác rừng bừa bãi, lấn chiếm đến tận chân thác để làm nương rẫy. Hiện nay, huyện đã giao đất trồng rừng được 5ha ở khu vực xung quanh chân thác.
Sắp tới, huyện cũng sẽ triển khai xây đập nước, lập phương án bảo vệ, trồng thêm rừng tái sinh và hàng loạt các dự án để biến Drai Dlông thành khu du lịch lý tưởng. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này hiện vẫn còn “đang nằm trên…giấy vì chưa có nhà đầu tư”. Còn ông Y Ben, Giám đốc Trung tâm Quản lý di tích Đắc Lắc, lý giải: “Nguyên nhân thác Drai Dlong hoang phế là do từ khi được công nhận danh thắng cấp quốc gia, việc quản lý và bảo vệ thác không được giao cho một cấp nào cụ thể, dẫn đến việc “cha chung không ai khóc”.
< Mấy chai thuốc trừ sâu này độc hại lắm nghen...
Không riêng gì Drai Dlông, nhiều thác đẹp khác của Đắc Lắc được công nhận danh thắng cấp quốc gia như Gia Long, Drai Nu, Drai Kpơr… cũng đang dần hoang phế. Nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời, những dòng thác này có nguy cơ bị xóa sổ khỏi danh sách những danh thắng quốc gia trong một ngày không xa.
Vậy nhưng hồi tháng 5 năm 2012, nhận được công văn số 46 / CV –PGDĐT về việc phân công chăm sóc di tích Lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia: BGH Trường THCS Phan Đình Phùng đã tổ chức họp xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể và tổ chức cho học sinh và giáo viên tham gia bảo vệ và chăm sóc khu Di tích lịch sử này.
< Rác khó phân hủy được gom lại một chổ rồi chôn.
Sáng ngày 15/5/2012 thầy và trò Trường đã tổ chức tham quan và chăm sóc khu Di tích theo sự phân công. Mới 8 giờ 30 sáng mà người ta đã cảm nhận được cái nắng, cái gió của khí hậu Tây Nguyên lúc giao mùa. Công việc các em là phải tìm các vỏ chai thuốc trừ sâu, diệt cỏ gom lại khỏi ô nhiễm, khá khó khăn vất vả bởi rác nằm ở tất cả mọi nơi nguy hiểm hơn chai lọ thuốc trừ sâu, vương vãi đầy. Những em học sinh mặt đỏ ửng, trán lấm tấm mồ hôi nhưng nét mặt ai cũng vui tươi rạng rỡ vì các em ý thức được việc mình làm, niềm vui đó đã quên đi cái nắng, cái nóng của núi rừng Tây nguyên.
Từ đỉnh thác nhìn xuống có thể thấy hết được sự tàn phá khốc liệt của con người đối với thắng cảnh này. Không còn sao, hương và cà chít, thậm chí cả rừng le bạt ngàn lúc trước cũng bị chặt, đốt trơ trọi, không còn thơ mộng như khoảng 10 năm về trước. Tất cả những gì mà Dray Dlông còn giữ được chỉ là một bãi đá khô cằn và dáng vẻ hùng vĩ của một thời mà thôi.
< Xong việc rồi, chụp tấm ảnh kỷ niệm nghen.
Tuy bị tàn phá như thế nhưng thác Dray Dlông không mất đi hết vẻ đẹp thơ mộng vốn có. Nếu đi men theo hạ nguồn lòng thác có thể cảm nhận cái xanh mát, trong lành hoa cỏ dại... nổi bậc với vài bãi đá lớn đen trũi ấn tượng. Một vài điểm, dòng nước chảy chậm lại, trải rộng thành trũng rồi dần xuôi theo ghềnh đá về phía hạ lưu, nơi nương rẫy đang đợi nước vào mùa khô.
Hai bên dòng thác, dưới các tán, bụi cây, học trò túm tụm chuyện trò, tận hưởng cái mát lạnh đầy hơi nước từ dòng thác. Từ dưới chân thác nhìn lên thấy ngọn thác cao vợi, lấp lánh bạc.
Không ai bảo ai Thầy trò chúng tôi lại nhanh chóng bắt tay vào công việc ý nghĩa của mình, ai cũng vui vì được tận hưởng cảm giác thoải mái, mát mẻ từ nước đưa lại, vui hơn nữa là các là các em tự có ý thức hướng về cội nguồn với lòng tri ân sâu sắc nhất.
Lang thang xuôi dòng ta cảm nhận được dòng nước trong xanh chảy len qua các ghềnh đá, qua các mảng hoa dại vàng rực rỡ rồi chia nhánh, thả mình cùng gió ở độ cao gần 30 m trước khi nhập thành dòng chảy về phía vùng trũng buôn Cháy. “Tuyệt quá! Hết rác rồi . Hoan hô !” Đó là tiếng reo vang của của những cô cậu học sinh và cả những cái buồn bâng quơ vì không biết tương lai của thác sẽ ra sao. Chúng tôi hy vọng từ đây dòng thác đã được hồi sinh trở lại vì được sự quan tâm chăm sóc của Thầy cô giáo và các em học sinh của Trường THCS Phan Đình Phùng và Trường THCS Ngô Mây, sẽ không còn cảnh “ Cha chung không ai khóc” như hiện nay.
Mời bạn hãy thử một lần đặt chân đến nơi đây cùng bạn bè, gia đình để chiêm ngưởng vẻ đẹp nên thơ của Thác. Hãy quên đi những lo toan của cuộc sống đời thường, hãy thả hồn theo những tiếng du dương trầm bổng bạn sẽ cảm nhận được sức cuốn hút mạnh mẽ của của thiên nhiên nơi đây.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ BaoMoi, web Trường PHCS Phandinhphung Cưmgar
Người hưởng lợi sẽ có vài trăm héc ta đất trống, còn người chịu thiệt là toàn dân địa phương, họ sẽ mất đi vĩnh viễn nếu không biết gìn giữ một thắng cảnh đẹp mà phải mất hàng bao nhiêu ngàn năm: thiên nhiên mới tạo ra được.
Thác Dray Dlông hay còn gọi là Thác Cao (chảy qua ranh giới xã Ea M’dróh và xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar) là một tặng vật vô giá mà bà mẹ thiên nhiên ban tặng cho cho mảnh đất Eamdroh. Đây là một thác nước cao 30m với hai dòng suối đổ vào nhau, bị đá chắn lại chia thành 3 dòng trải dài như 3 dải lụa trắng dội mạnh xuống chân thác ầm ầm suốt ngày đêm rồi cuối cùng nhập thành dòng chảy về phía vùng trũng buôn Cháy.
< Thày cô và các em học sinh xuống thác vệ sinh thác.
Ngày 15/12/2004, Thác Drai Dlông đã được nhà nước công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Nhưng từ đó đến nay, do bị bỏ hoang nên ngọn thác này chỉ là một thắng cảnh chết với một dòng chảy đang dần khô cạn và hệ sinh thái gần như kiệt quệ dưới bàn tay tàn phá khốc liệt của con người.
Từ trung tâm TP Buôn Ma Thuột, chúng tôi vượt quãng đường 35km mới đến được thác Drai Dlông. Đây là nơi gặp nhau của hai con suối Ea M’dróh (con suối lớn) và Ea M’drách (suối nhỏ). Từ trên độ cao 30m, hai dòng suối đổ vào nhau, bị đá chắn lại chia thành 3 dòng trải dài như 3 dải lụa trắng chảy xuống hồ nước dưới chân thác ngày đêm. Nước đổ tạo thành những hạt nước dội tung, bắn lên tạo thành những làn khói trắng lung linh huyền ảo. Từ dưới nhìn lên thấy ngọn thác cao với, lấp lánh bạc. Xung quanh là cánh rừng nguyên sinh với đủ các loại cây rừng mọc trên đá, trong đó có nhiều loại gỗ quý như sao, hương, cà chít, bằng lăng tím. Gần chân thác cũng có một khoảnh rừng tre và le rừng...
< Chỉ mới sáng nhưng cũng khá nóng rồi.
Vậy nhưng ngay khi còn cách chân thác khoảng 5km, một số người dân tỏ ra ngạc nhiên khi nghe chúng tôi hỏi đường vào thác: Vào đó làm gì, còn gì đâu mà vào? Càng vào gần đến nơi, chúng tôi càng thất vọng bởi hai bên đường rẫy cà phê, bắp, tiêu… mỗi lúc một nhiều hơn, kéo dài vào đến tận chân thác và chỉ dừng lại khi còn cách mép nước 15m.
Khu rừng nguyên sinh xung quanh bị chặt nham nhở và gần như trơ trụi. Ngay tại đỉnh thác, người ta đã chặn dòng, đặt máy bơm hút nước tưới cà phê làm cho dòng nước nơi đây gần như cạn kiệt, chỉ còn trơ ra bãi đá. Không còn nước, ngọn thác Drai Dlông chỉ còn lại hai dòng nước nhỏ chảy từ trên đỉnh xuống một cách buồn thảm.
< Các bạn chia nhau: người dọn chổ này, kẻ thu nhặt chổ khác...
Kinh khủng hơn: trên đỉnh thác là vô số những chai, lọ, bao bì thuốc trừ sâu, diệt rầy đủ loại vương vãi đầy các kẽ khe. Từ đỉnh thác nhìn xuống có thể thấy hết được sự tàn phá khốc liệt của con người đối với thắng cảnh này. Không còn sao, hương và cà chít, thậm chí cả rừng le bạt ngàn lúc trước cũng bị chặt, đốt trơ trọi. Tất cả những gì Drai Dlông còn giữ được chỉ là một bãi đá khô cằn…
Chị Trần Thị Ngọc Mai (SN 1972, ở thôn Hiệp Thành, xã Quảng Hiệp) trước kia từng buôn bán trong khu vực thác cho biết: “Trước đây, thác Drai Dlông đẹp lắm, năm nào du khách kéo đến cũng nhiều. Nhưng khoảng 7-8 năm trở lại đây, người ta phá dữ quá nên thác cạn dần”.
< Tít trong kia còn rác kìa...
Ông Ngô Minh Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hiệp, cho biết: Thác Drai Dlông nằm giáp ranh giữa 2 xã Quảng Hiệp và Ea M’dróh nên việc quản lý rất khó khăn. Những năm gần đây, đồng bào các nơi di cư tự do vào đây khai thác rừng bừa bãi, lấn chiếm đến tận chân thác để làm nương rẫy. Hiện nay, huyện đã giao đất trồng rừng được 5ha ở khu vực xung quanh chân thác.
Sắp tới, huyện cũng sẽ triển khai xây đập nước, lập phương án bảo vệ, trồng thêm rừng tái sinh và hàng loạt các dự án để biến Drai Dlông thành khu du lịch lý tưởng. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này hiện vẫn còn “đang nằm trên…giấy vì chưa có nhà đầu tư”. Còn ông Y Ben, Giám đốc Trung tâm Quản lý di tích Đắc Lắc, lý giải: “Nguyên nhân thác Drai Dlong hoang phế là do từ khi được công nhận danh thắng cấp quốc gia, việc quản lý và bảo vệ thác không được giao cho một cấp nào cụ thể, dẫn đến việc “cha chung không ai khóc”.
< Mấy chai thuốc trừ sâu này độc hại lắm nghen...
Không riêng gì Drai Dlông, nhiều thác đẹp khác của Đắc Lắc được công nhận danh thắng cấp quốc gia như Gia Long, Drai Nu, Drai Kpơr… cũng đang dần hoang phế. Nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời, những dòng thác này có nguy cơ bị xóa sổ khỏi danh sách những danh thắng quốc gia trong một ngày không xa.
Vậy nhưng hồi tháng 5 năm 2012, nhận được công văn số 46 / CV –PGDĐT về việc phân công chăm sóc di tích Lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia: BGH Trường THCS Phan Đình Phùng đã tổ chức họp xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể và tổ chức cho học sinh và giáo viên tham gia bảo vệ và chăm sóc khu Di tích lịch sử này.
< Rác khó phân hủy được gom lại một chổ rồi chôn.
Sáng ngày 15/5/2012 thầy và trò Trường đã tổ chức tham quan và chăm sóc khu Di tích theo sự phân công. Mới 8 giờ 30 sáng mà người ta đã cảm nhận được cái nắng, cái gió của khí hậu Tây Nguyên lúc giao mùa. Công việc các em là phải tìm các vỏ chai thuốc trừ sâu, diệt cỏ gom lại khỏi ô nhiễm, khá khó khăn vất vả bởi rác nằm ở tất cả mọi nơi nguy hiểm hơn chai lọ thuốc trừ sâu, vương vãi đầy. Những em học sinh mặt đỏ ửng, trán lấm tấm mồ hôi nhưng nét mặt ai cũng vui tươi rạng rỡ vì các em ý thức được việc mình làm, niềm vui đó đã quên đi cái nắng, cái nóng của núi rừng Tây nguyên.
Từ đỉnh thác nhìn xuống có thể thấy hết được sự tàn phá khốc liệt của con người đối với thắng cảnh này. Không còn sao, hương và cà chít, thậm chí cả rừng le bạt ngàn lúc trước cũng bị chặt, đốt trơ trọi, không còn thơ mộng như khoảng 10 năm về trước. Tất cả những gì mà Dray Dlông còn giữ được chỉ là một bãi đá khô cằn và dáng vẻ hùng vĩ của một thời mà thôi.
< Xong việc rồi, chụp tấm ảnh kỷ niệm nghen.
Tuy bị tàn phá như thế nhưng thác Dray Dlông không mất đi hết vẻ đẹp thơ mộng vốn có. Nếu đi men theo hạ nguồn lòng thác có thể cảm nhận cái xanh mát, trong lành hoa cỏ dại... nổi bậc với vài bãi đá lớn đen trũi ấn tượng. Một vài điểm, dòng nước chảy chậm lại, trải rộng thành trũng rồi dần xuôi theo ghềnh đá về phía hạ lưu, nơi nương rẫy đang đợi nước vào mùa khô.
Hai bên dòng thác, dưới các tán, bụi cây, học trò túm tụm chuyện trò, tận hưởng cái mát lạnh đầy hơi nước từ dòng thác. Từ dưới chân thác nhìn lên thấy ngọn thác cao vợi, lấp lánh bạc.
Không ai bảo ai Thầy trò chúng tôi lại nhanh chóng bắt tay vào công việc ý nghĩa của mình, ai cũng vui vì được tận hưởng cảm giác thoải mái, mát mẻ từ nước đưa lại, vui hơn nữa là các là các em tự có ý thức hướng về cội nguồn với lòng tri ân sâu sắc nhất.
Lang thang xuôi dòng ta cảm nhận được dòng nước trong xanh chảy len qua các ghềnh đá, qua các mảng hoa dại vàng rực rỡ rồi chia nhánh, thả mình cùng gió ở độ cao gần 30 m trước khi nhập thành dòng chảy về phía vùng trũng buôn Cháy. “Tuyệt quá! Hết rác rồi . Hoan hô !” Đó là tiếng reo vang của của những cô cậu học sinh và cả những cái buồn bâng quơ vì không biết tương lai của thác sẽ ra sao. Chúng tôi hy vọng từ đây dòng thác đã được hồi sinh trở lại vì được sự quan tâm chăm sóc của Thầy cô giáo và các em học sinh của Trường THCS Phan Đình Phùng và Trường THCS Ngô Mây, sẽ không còn cảnh “ Cha chung không ai khóc” như hiện nay.
Mời bạn hãy thử một lần đặt chân đến nơi đây cùng bạn bè, gia đình để chiêm ngưởng vẻ đẹp nên thơ của Thác. Hãy quên đi những lo toan của cuộc sống đời thường, hãy thả hồn theo những tiếng du dương trầm bổng bạn sẽ cảm nhận được sức cuốn hút mạnh mẽ của của thiên nhiên nơi đây.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ BaoMoi, web Trường PHCS Phandinhphung Cưmgar
ở đâu cũng thế hãy ý thức vì 1 cộng đồng xanh sạch nhé
ReplyDeletevietnam motorbike tours Loop Bike Tours