Chinh phục bầu trời, thoả mãn ước mơ bay để được ngắm đất nước từ trên cao – đó là điều mê hoặc khiến những người yêu môn thể thao nhảy dù.
< Niềm vui sắp được chinh phục bầu trời của các bạn trẻ.
Được chinh phục bầu trời, được bay lượn như những cánh chim, vùng vẫy giữa không gian bao la, đó là cảm giác có thật mà bộ môn nhảy dù mang lại cho nhưng người hâm mộ. Cùng cảm nhận môn thể thao mới mẻ này qua một chuyến bay của những thành viên CLB Hàng không phía Bắc thuộc Quân chủng Phòng quân không quân.
Vượt chặng đường 160km, sáng sớm, hơn 10 thành viên CLB Hàng không phía Bắc đã có mặt ở núi Linh Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa, một điểm bay hấp dẫn, tiềm năng.
Cõng trên mình cả “đội bay” và lỉnh kỉnh đồ đoàn, chiếc xe ôtô gồng mình vượt qua con đường hẹp, ngoằn nghèo với độ dốc lớn. Đứng ở điểm cất cánh với độ cao 250m, phóng tầm nhìn, mới hay sự tinh tường của người tìm ra điểm bay này. Không chỉ là điểm cất cánh, hạ cánh lý tưởng mà đây thực sự là bức tranh “sơn thủy hữu tình” với bãi biển hoang sơ, bờ cát trắng chạy dài tít tắp, con sông Lạch Trường uốn lượng và những dãy núi nhấp nhô.
< Chuẩn bị "đồ nghề".
Từ những chiếc túi gọn gàng, giờ bung ra những chiếc dù với sải cánh dài, đủ sắc màu rực rỡ. Kiểm tra thiết bị, đường chạy, xác định lại hướng gió, tốc độ gió, nhẩm lại những nguyên tắc kỹ thuật bay, mọi thành viên không khỏi hồi hộp, phấn khích.
Tay vung cao những sợi dây dù, chân guồng gấp gáp chạy ngược chiều gió, khi khoang trống của chiếc dù đã no căng, cũng là lúc bàn chân của họ chới với và rồi cả người lao vút vào không trung bao la. Sau cú tiếp đất đẹp mắt, Tuấn Anh, học viên khóa 1, hồ hởi: “Đây là điểm bay mới nên rất hồi hộp. Khi bay cảm giác rất khó tả, mình giống như những chú chim được mở rộng tầm mắt, nhìn ngắm đất nước tuyệt đẹp”.
Là người luôn tìm kiếm cảm giác mạnh ở những môn thể thao mạo hiểm, nhưng với Tuấn Anh, được bay là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng là môn đỏi hỏi người chơi phải vượt qua những hữu hạn của bản thân để chiến thắng nỗi sợ hãi. “Ai chơi môn này đều trải qua nỗi sợ hãi. Lần đầu tiên bay ở ngon núi cao 600m, một mình tự lái, tự chịu trách nhiệm với bản thân, cảm giác thực sự là rất khó tả, vừa sợ hãi, vừa thích thú vô cùng. Nhưng khi đã chế ngự được nó thì rất tuyệt vời”, Tuấn Anh tâm sự.
Là môn thể thao mạo hiểm, tưởng như chỉ dành cho cánh mày râu bạo gan nhất. Nhưng theo hướng chỉ tay của Tuấn Anh, ngước lên trời xanh, phía dưới cánh dù màu cam rực rỡ, cái chấm nhỏ xíu đang bông lơn cùng gió, cùng mây ấy lại là một thục nữ yêu kiều.
Vẫn chiếc mũ phi công nặng trịch trên đầu, Thùy Dương không giấu niều vui khi mình là người có màn tiếp đất gần điểm T thành công nhất, đươc thầy giáo và các bạn hết sức khen ngợi. Thùy Dương chia sẻ: “Mình rất sung sướng. Lần đầu bay ở đây nên hơi run, hồi hồp vì chưa biết địa hình, hướng bay. Lần đầu cất cánh thất bại vì quên động tác - đáng lẽ điều kiện gió như thế này mình phải giật sâu hơn”.
Vui là thế song Thùy Dương chưa thỏa mãn bởi vẫn còn phải phụ thuộc vào sự điều khiển của thầy giáo, và theo cô, chỉ khi nào tự mình xử lý tình huống mới thật sự hài lòng.
Với một “phom” người chuẩn, gương mặt khả ái và rất nữ tính ít ai nghĩ rằng Thùy Dương lại dám dấn thân với môn thể thao mạo hiểm này. Thùy Dương chia sẻ: “Chỉ một lần bay thử với thầy giáo là em mê luôn. Về nói với bố mẹ, bạn bè thì ai cũng ngạc nhiên và đều ủng hộ...
Cái được lớn nhất là thả mình tự do trên bầu trời, được ngắm đồng rộng bằng con mắt thực của mình, không như ngồi trên máy bay. Lời khuyên cho các bạn nữ muốn chơi môn này là phải kiên trì”.
Là một trong 10 học viên đầu tiên của CLB hàng không phía Bắc, sau gần 5 tháng, Dương đã có bảng thành tích khá dày dặn với 14 chuyến bay.
Theo anh anh Phạm Quang Tuấn, trưởng bộ môn dù lượn, nhảy dù bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ 2003 và đến thời điểm hiện nay cả nước có 4 CLB, được chia đều cho 2 thành phố là Hà Nội và TP HCM, với số lượng gần 80 phi công. Thời gian gần đây, nhất là khi bộ môn này được trở thành một môn thi ở Seagames thì nhảy dù thực sự thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Nếu như với những người ngoại đạo, nhảy dù, nhất là dù lượn là một môn thể thao vô cùng nguy hiểm, nhưng theo anh Tuấn, cũng như phi đội của mình, thì đây là môn thể thao có tính an toàn cao. “Nhiều người nghĩ đây là môn cực kỳ nguy hiểm nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta đi xe máy nguy hiểm hơn nhiều.
Chính là yêu cầu tính kỷ luật cao, chính xác. Thực ra với người mới, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi chỉ cần thì 5-7 buổi là bay độc lập. Sau đó cần nâng cao kỹ thuật”, anh Tuấn chia sẻ.
Vì tính chất mạo hiểm nên người chơi dù phải trải qua quá trình đào tạo khá kỹ càng. Sau các buổi học lý thuyết, nằm lòng những kiến thức như gấp dù, ngồi dù, học nhảy từ trên cao xuống đất, xử lý trường hợp phát sinh có thể gặp phải khi đang rơi, thì chỉ với 5-7 buổi tập là học viên có thể bay độc lập. Tuy nhiên, đây cũng là bộ môn lắm công phu, ngoài chi phí cho bộ dù từ 15 - 30 triệu đồng thì cũng còn nhiều khâu hậu kỳ không kém phần vất vả, tốn kém.
Hiện nay, để mở rộng môn thể thao này, CLB hàng không phía Bắc đang mở nhiều lớp chiêu sinh miễn phí và điều kiện rất đơn giản, chỉ cần sức khỏe tốt, không bị bệnh tim mạch, đều có thể tham gia các khóa tập bay.
Được chinh phục bầu trời, thoả mãn ước mơ bay để có những trải nghiệm cực kỳ thú vị khi nhìn ngắm đất nước từ trên cao – đó là điều mê hoặc khiến những người yêu môn thể thao này bất chấp hiểm nguy để “phượt” cùng mây gió.
Quê hương dưới cánh dù
Chơi dù lượn ở biển Hoằng Trường
Du lịch, GO! - Theo Lê Hằng (VOV2), internet
< Niềm vui sắp được chinh phục bầu trời của các bạn trẻ.
Được chinh phục bầu trời, được bay lượn như những cánh chim, vùng vẫy giữa không gian bao la, đó là cảm giác có thật mà bộ môn nhảy dù mang lại cho nhưng người hâm mộ. Cùng cảm nhận môn thể thao mới mẻ này qua một chuyến bay của những thành viên CLB Hàng không phía Bắc thuộc Quân chủng Phòng quân không quân.
Vượt chặng đường 160km, sáng sớm, hơn 10 thành viên CLB Hàng không phía Bắc đã có mặt ở núi Linh Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa, một điểm bay hấp dẫn, tiềm năng.
Cõng trên mình cả “đội bay” và lỉnh kỉnh đồ đoàn, chiếc xe ôtô gồng mình vượt qua con đường hẹp, ngoằn nghèo với độ dốc lớn. Đứng ở điểm cất cánh với độ cao 250m, phóng tầm nhìn, mới hay sự tinh tường của người tìm ra điểm bay này. Không chỉ là điểm cất cánh, hạ cánh lý tưởng mà đây thực sự là bức tranh “sơn thủy hữu tình” với bãi biển hoang sơ, bờ cát trắng chạy dài tít tắp, con sông Lạch Trường uốn lượng và những dãy núi nhấp nhô.
< Chuẩn bị "đồ nghề".
Từ những chiếc túi gọn gàng, giờ bung ra những chiếc dù với sải cánh dài, đủ sắc màu rực rỡ. Kiểm tra thiết bị, đường chạy, xác định lại hướng gió, tốc độ gió, nhẩm lại những nguyên tắc kỹ thuật bay, mọi thành viên không khỏi hồi hộp, phấn khích.
Tay vung cao những sợi dây dù, chân guồng gấp gáp chạy ngược chiều gió, khi khoang trống của chiếc dù đã no căng, cũng là lúc bàn chân của họ chới với và rồi cả người lao vút vào không trung bao la. Sau cú tiếp đất đẹp mắt, Tuấn Anh, học viên khóa 1, hồ hởi: “Đây là điểm bay mới nên rất hồi hộp. Khi bay cảm giác rất khó tả, mình giống như những chú chim được mở rộng tầm mắt, nhìn ngắm đất nước tuyệt đẹp”.
Là người luôn tìm kiếm cảm giác mạnh ở những môn thể thao mạo hiểm, nhưng với Tuấn Anh, được bay là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng là môn đỏi hỏi người chơi phải vượt qua những hữu hạn của bản thân để chiến thắng nỗi sợ hãi. “Ai chơi môn này đều trải qua nỗi sợ hãi. Lần đầu tiên bay ở ngon núi cao 600m, một mình tự lái, tự chịu trách nhiệm với bản thân, cảm giác thực sự là rất khó tả, vừa sợ hãi, vừa thích thú vô cùng. Nhưng khi đã chế ngự được nó thì rất tuyệt vời”, Tuấn Anh tâm sự.
Là môn thể thao mạo hiểm, tưởng như chỉ dành cho cánh mày râu bạo gan nhất. Nhưng theo hướng chỉ tay của Tuấn Anh, ngước lên trời xanh, phía dưới cánh dù màu cam rực rỡ, cái chấm nhỏ xíu đang bông lơn cùng gió, cùng mây ấy lại là một thục nữ yêu kiều.
Vẫn chiếc mũ phi công nặng trịch trên đầu, Thùy Dương không giấu niều vui khi mình là người có màn tiếp đất gần điểm T thành công nhất, đươc thầy giáo và các bạn hết sức khen ngợi. Thùy Dương chia sẻ: “Mình rất sung sướng. Lần đầu bay ở đây nên hơi run, hồi hồp vì chưa biết địa hình, hướng bay. Lần đầu cất cánh thất bại vì quên động tác - đáng lẽ điều kiện gió như thế này mình phải giật sâu hơn”.
Vui là thế song Thùy Dương chưa thỏa mãn bởi vẫn còn phải phụ thuộc vào sự điều khiển của thầy giáo, và theo cô, chỉ khi nào tự mình xử lý tình huống mới thật sự hài lòng.
Với một “phom” người chuẩn, gương mặt khả ái và rất nữ tính ít ai nghĩ rằng Thùy Dương lại dám dấn thân với môn thể thao mạo hiểm này. Thùy Dương chia sẻ: “Chỉ một lần bay thử với thầy giáo là em mê luôn. Về nói với bố mẹ, bạn bè thì ai cũng ngạc nhiên và đều ủng hộ...
Cái được lớn nhất là thả mình tự do trên bầu trời, được ngắm đồng rộng bằng con mắt thực của mình, không như ngồi trên máy bay. Lời khuyên cho các bạn nữ muốn chơi môn này là phải kiên trì”.
Là một trong 10 học viên đầu tiên của CLB hàng không phía Bắc, sau gần 5 tháng, Dương đã có bảng thành tích khá dày dặn với 14 chuyến bay.
Theo anh anh Phạm Quang Tuấn, trưởng bộ môn dù lượn, nhảy dù bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ 2003 và đến thời điểm hiện nay cả nước có 4 CLB, được chia đều cho 2 thành phố là Hà Nội và TP HCM, với số lượng gần 80 phi công. Thời gian gần đây, nhất là khi bộ môn này được trở thành một môn thi ở Seagames thì nhảy dù thực sự thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Nếu như với những người ngoại đạo, nhảy dù, nhất là dù lượn là một môn thể thao vô cùng nguy hiểm, nhưng theo anh Tuấn, cũng như phi đội của mình, thì đây là môn thể thao có tính an toàn cao. “Nhiều người nghĩ đây là môn cực kỳ nguy hiểm nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta đi xe máy nguy hiểm hơn nhiều.
Chính là yêu cầu tính kỷ luật cao, chính xác. Thực ra với người mới, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi chỉ cần thì 5-7 buổi là bay độc lập. Sau đó cần nâng cao kỹ thuật”, anh Tuấn chia sẻ.
Vì tính chất mạo hiểm nên người chơi dù phải trải qua quá trình đào tạo khá kỹ càng. Sau các buổi học lý thuyết, nằm lòng những kiến thức như gấp dù, ngồi dù, học nhảy từ trên cao xuống đất, xử lý trường hợp phát sinh có thể gặp phải khi đang rơi, thì chỉ với 5-7 buổi tập là học viên có thể bay độc lập. Tuy nhiên, đây cũng là bộ môn lắm công phu, ngoài chi phí cho bộ dù từ 15 - 30 triệu đồng thì cũng còn nhiều khâu hậu kỳ không kém phần vất vả, tốn kém.
Hiện nay, để mở rộng môn thể thao này, CLB hàng không phía Bắc đang mở nhiều lớp chiêu sinh miễn phí và điều kiện rất đơn giản, chỉ cần sức khỏe tốt, không bị bệnh tim mạch, đều có thể tham gia các khóa tập bay.
Được chinh phục bầu trời, thoả mãn ước mơ bay để có những trải nghiệm cực kỳ thú vị khi nhìn ngắm đất nước từ trên cao – đó là điều mê hoặc khiến những người yêu môn thể thao này bất chấp hiểm nguy để “phượt” cùng mây gió.
Quê hương dưới cánh dù
Chơi dù lượn ở biển Hoằng Trường
Du lịch, GO! - Theo Lê Hằng (VOV2), internet
0 comments:
Post a Comment