"Dính câu rồi. Chắc to đây, nhìn nó kéo oằn dây câu là đủ biết", sau câu reo của anh Hải, nhóm người hiếu kỳ kéo đến xem cá. Bờ sông dọc đại lộ Võ Văn Kiệt đoạn qua quận 5, TP HCM, nhộn nhịp hẳn dù đồng hồ đã chỉ 23h.
< Các cây cầu trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8), Nguyễn Văn Linh (quận 7) cũng được dân nghiện câu đêm chọn đến.
Do bờ và mép nước cạn khá xa nên thu dây câu chừng non một phút, anh thanh niên 25 tuổi nhà ở quận 6 mới kéo con cá lên bờ. Con cá trê to bằng cổ tay cắn câu giãy đành đạch, thân mình lấm lem bùn và cát. "Con này ít nhất cũng nửa kg. Hôm nay vô mánh rồi", Hải vừa nói vừa dùng chiếc khăn, cẩn trọng tháo con cá ra khỏi lưỡi câu rồi cho vào chiếc xô nước rọng cá đã được chuẩn bị sẵn.
Người hiếu kỳ và đám trẻ bu xem vừa trầm trồ vì con cá to. Cách đó vài bước chân, cũng trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé dọc theo trục đại lộ Võ Văn Kiệt, một nhóm câu khác nhộn nhịp không kém bởi anh Tuấn cùng lúc cắm 4 cần câu đã dính được một con cá trê khá to.
"Đã đến giờ cá ăn mồi nha bà con. Từ đầu hôm đến giờ chờ hoài không thấy, bây giờ cá bắt đầu cắn câu rồi đây", người đàn ông vừa cười nói, vừa nhanh tay móc lại mồi là một chú dế vào lưỡi câu rồi ném dây xuống nước. Sợi dây dài khoảng 30 mét tung xuống dòng nước đen thẳm vì xa ánh đèn.
Không may mắn như hai người bạn câu, Lâm Ngọc Tân nhà ở quận 8 thả dây gần một giờ đồng hồ mà vẫn chưa được con cá nào. Ngồi cùng Tân, anh Bảy nhà ở quận Tân Phú cũng chậc lưỡi, vỗ đùi tiếc nuối khi cá đã cắn câu nhưng lại giật trượt.
Tại Sài Gòn, thú câu cá đêm thường bắt đầu từ 19h và kéo dài đến nửa đêm, thậm chí đến 2h sáng. Dân câu cho biết, theo thói quen, sau khi rời công sở, họ về nhà tắm rửa và dùng cơm tối xong là lên đường. Hành trang cho chuyến đi câu là mấy chiếc cần, một hộp đồ nghề gồm dây câu, lưỡi câu, hộp mồi và chiếc thùng dành để chứa thành quả.
< Mồi câu thường là dế.
Nơi tập trung người câu đông nhất là kênh Tàu Hủ, cầu Bà Tàng quận 8, một số cây cầu trên đường Nguyễn Văn Linh quận 7. Sau khi đến bãi câu, những người đi câu chọn vị trí phù hợp, vị trí này thường đã được chọn sẵn. Người đi câu thường xuyên thuộc lòng và nhường nhau chỗ câu chứ không tranh giành. Chuyện "chỗ đó của anh Sáu, mỏm đá kia là của chú Tùng" như được dân câu đêm mặc định.
Giải thích cho việc tại sao không câu ngày mà lại câu đêm, anh Đỗ Minh Khiêm ở quận 6 cho biết, đơn giản chỉ vì đêm là lúc mọi người rảnh rỗi và cá dễ ăn mồi. "Tôi bắt đầu thú vui này đã hơn nửa năm và thật sự cảm thấy thích thú. Cả vợ tôi và nhóm bạn thi thoảng cũng có mặt cùng nhau câu cá", anh Khiêm nói.
< Cá cắn câu chủ yếu là trê và lóc. Tùy con nước và may rủi. Hôm may mắn, người câu có thể thu hoạch đến vài cân.
Cùng "mê" câu như anh Khiêm nhưng chọn điểm ở quận 7, Minh Tuấn cho hay, nhiều đêm trời mưa anh cũng mặc áo mưa hoặc cầm ô ôm cần. "Cảm giác cần rung lên khi cá cắn câu, hay kéo lê con cá to lên bờ thật thú vị. Tôi đã bỏ hẳn thói quen nhậu nhẹt cùng bạn bè để ra sông", Minh Tuấn nói.
Cá mà dân câu thu hoạch được chủ yếu là cá trê, loại cá da trơn, thịt dai, giá trị kinh tế không cao nhưng háu ăn nên dễ mắc câu. "Thi thoảng cũng có người câu được cá lóc (cá quả) nhưng số lượng không nhiều. Đêm nào trúng thì được 2-3 kg, không thì cũng đủ chế biến mồi lai rai cùng chúng bạn", anh Nam ở quận 8 cho biết.
Gọi là thú vui nhưng trong mươi người đi câu đêm có non nửa có thêm thu nhập nhờ nghề "chim trời cá nước". Ông Sáu nhà ở quận 4 là một trong số đó. Không cười đùa lúc câu như các bạn trẻ, ông Sáu chọn một góc riêng, lặng lẽ móc mồi, cắm câu. Mỗi đêm ông kiếm được gần 100.000 đồng tiền bán cá.
< Người trẻ xem câu cá đêm là thú vui. Nhưng một số người xem đây là kế sinh nhai.
"Tui già rồi, ở nhà cũng buồn. Ra đây ngồi chơi mà lại kiếm được tiền thì còn gì sướng bằng. Chỉ bữa nào bệnh tui mới nghỉ", ông Sáu nói.
Theo dân câu Sài Gòn, để thực hiện được thú vui, trước tiên người chơi phải sắm cần. Cần giá thấp nhất cũng có giá từ 1,5 triệu đồng. Nếu câu cá trê dùng lưỡi chuyên câu cá trê và câu cắm; câu cá lóc thì phải câu rê.
Du lịch, GO! - Theo Thiên Chương (VnExpress), internet
< Các cây cầu trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8), Nguyễn Văn Linh (quận 7) cũng được dân nghiện câu đêm chọn đến.
Do bờ và mép nước cạn khá xa nên thu dây câu chừng non một phút, anh thanh niên 25 tuổi nhà ở quận 6 mới kéo con cá lên bờ. Con cá trê to bằng cổ tay cắn câu giãy đành đạch, thân mình lấm lem bùn và cát. "Con này ít nhất cũng nửa kg. Hôm nay vô mánh rồi", Hải vừa nói vừa dùng chiếc khăn, cẩn trọng tháo con cá ra khỏi lưỡi câu rồi cho vào chiếc xô nước rọng cá đã được chuẩn bị sẵn.
Người hiếu kỳ và đám trẻ bu xem vừa trầm trồ vì con cá to. Cách đó vài bước chân, cũng trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé dọc theo trục đại lộ Võ Văn Kiệt, một nhóm câu khác nhộn nhịp không kém bởi anh Tuấn cùng lúc cắm 4 cần câu đã dính được một con cá trê khá to.
"Đã đến giờ cá ăn mồi nha bà con. Từ đầu hôm đến giờ chờ hoài không thấy, bây giờ cá bắt đầu cắn câu rồi đây", người đàn ông vừa cười nói, vừa nhanh tay móc lại mồi là một chú dế vào lưỡi câu rồi ném dây xuống nước. Sợi dây dài khoảng 30 mét tung xuống dòng nước đen thẳm vì xa ánh đèn.
Không may mắn như hai người bạn câu, Lâm Ngọc Tân nhà ở quận 8 thả dây gần một giờ đồng hồ mà vẫn chưa được con cá nào. Ngồi cùng Tân, anh Bảy nhà ở quận Tân Phú cũng chậc lưỡi, vỗ đùi tiếc nuối khi cá đã cắn câu nhưng lại giật trượt.
Tại Sài Gòn, thú câu cá đêm thường bắt đầu từ 19h và kéo dài đến nửa đêm, thậm chí đến 2h sáng. Dân câu cho biết, theo thói quen, sau khi rời công sở, họ về nhà tắm rửa và dùng cơm tối xong là lên đường. Hành trang cho chuyến đi câu là mấy chiếc cần, một hộp đồ nghề gồm dây câu, lưỡi câu, hộp mồi và chiếc thùng dành để chứa thành quả.
< Mồi câu thường là dế.
Nơi tập trung người câu đông nhất là kênh Tàu Hủ, cầu Bà Tàng quận 8, một số cây cầu trên đường Nguyễn Văn Linh quận 7. Sau khi đến bãi câu, những người đi câu chọn vị trí phù hợp, vị trí này thường đã được chọn sẵn. Người đi câu thường xuyên thuộc lòng và nhường nhau chỗ câu chứ không tranh giành. Chuyện "chỗ đó của anh Sáu, mỏm đá kia là của chú Tùng" như được dân câu đêm mặc định.
Giải thích cho việc tại sao không câu ngày mà lại câu đêm, anh Đỗ Minh Khiêm ở quận 6 cho biết, đơn giản chỉ vì đêm là lúc mọi người rảnh rỗi và cá dễ ăn mồi. "Tôi bắt đầu thú vui này đã hơn nửa năm và thật sự cảm thấy thích thú. Cả vợ tôi và nhóm bạn thi thoảng cũng có mặt cùng nhau câu cá", anh Khiêm nói.
< Cá cắn câu chủ yếu là trê và lóc. Tùy con nước và may rủi. Hôm may mắn, người câu có thể thu hoạch đến vài cân.
Cùng "mê" câu như anh Khiêm nhưng chọn điểm ở quận 7, Minh Tuấn cho hay, nhiều đêm trời mưa anh cũng mặc áo mưa hoặc cầm ô ôm cần. "Cảm giác cần rung lên khi cá cắn câu, hay kéo lê con cá to lên bờ thật thú vị. Tôi đã bỏ hẳn thói quen nhậu nhẹt cùng bạn bè để ra sông", Minh Tuấn nói.
Cá mà dân câu thu hoạch được chủ yếu là cá trê, loại cá da trơn, thịt dai, giá trị kinh tế không cao nhưng háu ăn nên dễ mắc câu. "Thi thoảng cũng có người câu được cá lóc (cá quả) nhưng số lượng không nhiều. Đêm nào trúng thì được 2-3 kg, không thì cũng đủ chế biến mồi lai rai cùng chúng bạn", anh Nam ở quận 8 cho biết.
Gọi là thú vui nhưng trong mươi người đi câu đêm có non nửa có thêm thu nhập nhờ nghề "chim trời cá nước". Ông Sáu nhà ở quận 4 là một trong số đó. Không cười đùa lúc câu như các bạn trẻ, ông Sáu chọn một góc riêng, lặng lẽ móc mồi, cắm câu. Mỗi đêm ông kiếm được gần 100.000 đồng tiền bán cá.
< Người trẻ xem câu cá đêm là thú vui. Nhưng một số người xem đây là kế sinh nhai.
"Tui già rồi, ở nhà cũng buồn. Ra đây ngồi chơi mà lại kiếm được tiền thì còn gì sướng bằng. Chỉ bữa nào bệnh tui mới nghỉ", ông Sáu nói.
Theo dân câu Sài Gòn, để thực hiện được thú vui, trước tiên người chơi phải sắm cần. Cần giá thấp nhất cũng có giá từ 1,5 triệu đồng. Nếu câu cá trê dùng lưỡi chuyên câu cá trê và câu cắm; câu cá lóc thì phải câu rê.
Du lịch, GO! - Theo Thiên Chương (VnExpress), internet
0 comments:
Post a Comment