Ngày 27.4, tức (7.4 Âm lịch) người dân huyện Văn Lâm, Hưng Yên đã tưng bừng tổ chức lễ hội cầu mưa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa để người dân có mùa màng bội thu, cuộc sống được ấm no hạnh phúc.
Tương truyền rằng, cứ mỗi khi trời hạn hán thì người dân nơi đây lại làm lễ cầu mưa; vì vậy lễ hội không được tổ chức thường xuyên hàng năm. Đến năm 2005 trở lại đây, lễ hội cầu mưa mới thực sự trở thành ngày hội vui nhất của người dân nơi đây. Trong ngày này, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) tại đồng bằng Bắc Bộ thì đây còn là dịp để gia đình quây quần xum họp, bàn chuyện làm ăn, phát triển sản xuất, chăn nuôi, cày cấy…
< Các cụ trong làng ngồi đợi đến giờ làm lễ cầu mưa.
“Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực đã có từ lâu đời.
< Đội múa Rồng đi trước đoàn rước kiệu.
Lễ hội cũng thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, cầu mong thế giới tự nhiên ban phát cho công sức lao động của người dân sẽ có thành quả, đời đời no ấm” - Đại đức Thích Thanh Nguyên, Phó trưởng ban đại diện hội Phật giáo huyện Văn Lâm, trụ trì chùa Pháp Điện, xã Lạc Hồng (Văn Lâm) cho biết.
< Những người tham gia rước kiệu đều cởi trần đóng khố và phải có sức khỏe.
< Đoàn nhạc không thể thiếu trong lễ hội cầu mưa.
< Những ai được dính nước sẽ được may mắn.
< Một phụ nữ đứng bên đường cầm chiếc gáo cùng chậu nước đợi đoàn kiệu đi qua để té nước cầu may.
< Cụ ông lau lại kính vì bị té dính nước.
< Chui và kiệu mong được sức khỏe và bình an.
< Lễ rước kiệu cầu mưa thu hút hàng nghìn người.
< Người dân hết sức hào hứng với lễ cầu mưa.
Thông qua việc tổ chức lễ hội cầu mưa, người dân nơi đây còn truyền dạy cho con cháu của mình niềm tự hào, ý giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của dân tộc.
< Theo truyền thuyết người dân kể lại, bà Pháp Điện chỉ được ở trong chùa không được đi ra ngoài, bởi nếu ra ngoài cửa chùa thì sẽ bị hạn hán. Bà Pháp Điện nhìn về hướng nào nơi đó sẽ bị cháy... nên đội rước bà Pháp Điện chỉ chạy ra đến cửa chùa chào các chị (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi) rồi lại quay vào.
< Các bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi sau khi đến thăm em là bà Pháp Điện sẽ nghỉ lại một đêm đến sáng hôm sau mới trở về nhà.
Du lịch, GO! - Theo Infonet
Tương truyền rằng, cứ mỗi khi trời hạn hán thì người dân nơi đây lại làm lễ cầu mưa; vì vậy lễ hội không được tổ chức thường xuyên hàng năm. Đến năm 2005 trở lại đây, lễ hội cầu mưa mới thực sự trở thành ngày hội vui nhất của người dân nơi đây. Trong ngày này, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) tại đồng bằng Bắc Bộ thì đây còn là dịp để gia đình quây quần xum họp, bàn chuyện làm ăn, phát triển sản xuất, chăn nuôi, cày cấy…
< Các cụ trong làng ngồi đợi đến giờ làm lễ cầu mưa.
“Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực đã có từ lâu đời.
< Đội múa Rồng đi trước đoàn rước kiệu.
Lễ hội cũng thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, cầu mong thế giới tự nhiên ban phát cho công sức lao động của người dân sẽ có thành quả, đời đời no ấm” - Đại đức Thích Thanh Nguyên, Phó trưởng ban đại diện hội Phật giáo huyện Văn Lâm, trụ trì chùa Pháp Điện, xã Lạc Hồng (Văn Lâm) cho biết.
< Những người tham gia rước kiệu đều cởi trần đóng khố và phải có sức khỏe.
< Đoàn nhạc không thể thiếu trong lễ hội cầu mưa.
< Những ai được dính nước sẽ được may mắn.
< Một phụ nữ đứng bên đường cầm chiếc gáo cùng chậu nước đợi đoàn kiệu đi qua để té nước cầu may.
< Cụ ông lau lại kính vì bị té dính nước.
< Chui và kiệu mong được sức khỏe và bình an.
< Lễ rước kiệu cầu mưa thu hút hàng nghìn người.
< Người dân hết sức hào hứng với lễ cầu mưa.
Thông qua việc tổ chức lễ hội cầu mưa, người dân nơi đây còn truyền dạy cho con cháu của mình niềm tự hào, ý giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của dân tộc.
< Theo truyền thuyết người dân kể lại, bà Pháp Điện chỉ được ở trong chùa không được đi ra ngoài, bởi nếu ra ngoài cửa chùa thì sẽ bị hạn hán. Bà Pháp Điện nhìn về hướng nào nơi đó sẽ bị cháy... nên đội rước bà Pháp Điện chỉ chạy ra đến cửa chùa chào các chị (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi) rồi lại quay vào.
< Các bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi sau khi đến thăm em là bà Pháp Điện sẽ nghỉ lại một đêm đến sáng hôm sau mới trở về nhà.
Du lịch, GO! - Theo Infonet
0 comments:
Post a Comment