Nổi tiếng xứ Huế từ lâu nay, bánh chưng Nhật Lệ và bánh tét làng Chuồn là những hương vị truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ tết của người dân đất Huế.
Từ hôm 20 tháng Chạp âm lịch, con đường Nhật Lệ (Thành Nội - Huế) đã rộn ràng. Khách hàng từ mọi nơi tìm về đây để đặt hàng và mua bánh chưng Nhật Lệ, một đặc sản nổi tiếng từ lâu nay.
Chúng tôi vào tiệm bánh chưng có tên “Mệ tóc bạc” của bà Đào Thị Bê (117 Nhật Lệ, TP Huế). “Năm nào cũng thế, cứ đến dịp này là nhiều người tìm đến để đặt hàng trước. Mọi nguyên vật liệu đã được chuẩn bị sẵn trước, tùy thuộc vào số lượng để gói” bà Bê cho biết.
Trước hiên nhà, ngổn ngang nguyên liệu, gia vị như lá chuối, đậu, thịt, mỡ, nếp... Phía sau, những nồi bánh hun hút đỏ lửa liên tiếp mấy ngày liền. Trung bình mỗi ngày cận tết tiệm bánh của bà cho ra lò khoảng 1.000 - 2.000 cặp. Nhiều nhà làm bánh có tiếng như nhà bà Đào phải thuê thêm vài chục nhân công làm thì mới kịp để hàng cho khách.
Theo bà Đào, để có vị đặc trưng riêng tạo nên thương hiệu bánh chưng Nhật Lệ, người làm bánh phải chọn nguyên liệu rất công phu. Nếp phải là nếp loại nhất được chọn mua từ các huyện ven TP Huế như Hương Trà, Phú Vang. Nhụy (nhân) bánh phải là thịt heo nạc có pha ít mỡ, người gói phải khéo tay trong khâu cho gia vị vào nhụy sao cho người ăn phải cảm nhận được vị ngon.
Lá gói bánh là lá chuối hoặc lá dong xanh tươi, dùng lạt giang buộc chặt trước khi cho vào nồi. Công đoạn cuối cùng và khó nhất là khâu luộc bánh, chêm nước, coi lửa... thường thì khâu này những người có kinh nghiệm mới làm được. Chiếc bánh đẹp và ngon thì bên ngoài phải vuông đều, màu lá khi bánh chín phải xanh. Bên trong, khi mở lá ra, tỏa mùi thơm nồng.
Bên cạnh bánh chưng Nhật Lệ, bánh tét làng Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang, TT-Huế) cũng vang tiếng không kém. Tết đến, bánh tét làng Chuồn có mặt khắp nơi trong các gia đình ở Huế. Về làng Chuồn hỏi nhà ông Đoàn Rạng ai cũng biết bởi ông là người có thâm niên mấy chục năm gói bánh tét.
Ông Rạng cho biết tính đến thời điểm 24 tháng Chạp âm lịch ông đã nhận được hơn 100 lời đặt hàng từ TP Huế và bà con ở tận TP.HCM. Đại gia đình ông hơn 50 con cháu từ nhỏ đến lớn tụ tập lại mỗi người một việc phụ nhau làm. Trẻ con lau lá, người lớn vuốt nếp, làm nhụy, gói bánh... Bánh tét được gói bằng nếp trồng trên ruộng của làng nên có vị thơm đặc trưng riêng, lá chuối cũng là lá chuối vườn nên người mua bánh rất yên tâm, không sợ chất nhuộm xanh.
Theo ông để có một đòn bánh gói đẹp hài lòng khách, phải để nhụy bánh nằm đúng trung tâm, giữ vững hình trụ tròn đều, các nuộc lạt buộc khéo đều nhau... Khi luộc bánh lửa phải đỏ rực và thường xuyên chêm nước.
Cũng như gia đình ông Rạng, hàng trăm hộ dân ở làng Chuồn cũng tấp nập gói bánh. Mỗi lần tết đến, nhà ít thì vài trăm, nhà nhiều cũng đến dăm ngàn đòn. “Gói bánh chưng, bánh tét là nét đẹp truyền thống của tết Việt, nhưng đem nét đẹp ấy đến với mọi người, mình càng thấy công việc ấy có ý nghĩa hơn” chị Phan Thị Thời, một người gói bánh tét lâu năm ở làng Chuồn chia sẻ.
Có lẽ nhờ vậy, bánh tét làng Chuồn đã trở thành món ngon truyền thống mà cứ hễ nhắc tới, những người con đất Huế xa xứ lại lâng lâng nhớ tới, thèm thuồng, nhất là mỗi độ xuân về.
Du lịch, GO! - Theo Phan Thành (DulichTuoitre), Hues.
Từ hôm 20 tháng Chạp âm lịch, con đường Nhật Lệ (Thành Nội - Huế) đã rộn ràng. Khách hàng từ mọi nơi tìm về đây để đặt hàng và mua bánh chưng Nhật Lệ, một đặc sản nổi tiếng từ lâu nay.
Chúng tôi vào tiệm bánh chưng có tên “Mệ tóc bạc” của bà Đào Thị Bê (117 Nhật Lệ, TP Huế). “Năm nào cũng thế, cứ đến dịp này là nhiều người tìm đến để đặt hàng trước. Mọi nguyên vật liệu đã được chuẩn bị sẵn trước, tùy thuộc vào số lượng để gói” bà Bê cho biết.
Trước hiên nhà, ngổn ngang nguyên liệu, gia vị như lá chuối, đậu, thịt, mỡ, nếp... Phía sau, những nồi bánh hun hút đỏ lửa liên tiếp mấy ngày liền. Trung bình mỗi ngày cận tết tiệm bánh của bà cho ra lò khoảng 1.000 - 2.000 cặp. Nhiều nhà làm bánh có tiếng như nhà bà Đào phải thuê thêm vài chục nhân công làm thì mới kịp để hàng cho khách.
Theo bà Đào, để có vị đặc trưng riêng tạo nên thương hiệu bánh chưng Nhật Lệ, người làm bánh phải chọn nguyên liệu rất công phu. Nếp phải là nếp loại nhất được chọn mua từ các huyện ven TP Huế như Hương Trà, Phú Vang. Nhụy (nhân) bánh phải là thịt heo nạc có pha ít mỡ, người gói phải khéo tay trong khâu cho gia vị vào nhụy sao cho người ăn phải cảm nhận được vị ngon.
Lá gói bánh là lá chuối hoặc lá dong xanh tươi, dùng lạt giang buộc chặt trước khi cho vào nồi. Công đoạn cuối cùng và khó nhất là khâu luộc bánh, chêm nước, coi lửa... thường thì khâu này những người có kinh nghiệm mới làm được. Chiếc bánh đẹp và ngon thì bên ngoài phải vuông đều, màu lá khi bánh chín phải xanh. Bên trong, khi mở lá ra, tỏa mùi thơm nồng.
Bên cạnh bánh chưng Nhật Lệ, bánh tét làng Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang, TT-Huế) cũng vang tiếng không kém. Tết đến, bánh tét làng Chuồn có mặt khắp nơi trong các gia đình ở Huế. Về làng Chuồn hỏi nhà ông Đoàn Rạng ai cũng biết bởi ông là người có thâm niên mấy chục năm gói bánh tét.
Ông Rạng cho biết tính đến thời điểm 24 tháng Chạp âm lịch ông đã nhận được hơn 100 lời đặt hàng từ TP Huế và bà con ở tận TP.HCM. Đại gia đình ông hơn 50 con cháu từ nhỏ đến lớn tụ tập lại mỗi người một việc phụ nhau làm. Trẻ con lau lá, người lớn vuốt nếp, làm nhụy, gói bánh... Bánh tét được gói bằng nếp trồng trên ruộng của làng nên có vị thơm đặc trưng riêng, lá chuối cũng là lá chuối vườn nên người mua bánh rất yên tâm, không sợ chất nhuộm xanh.
Theo ông để có một đòn bánh gói đẹp hài lòng khách, phải để nhụy bánh nằm đúng trung tâm, giữ vững hình trụ tròn đều, các nuộc lạt buộc khéo đều nhau... Khi luộc bánh lửa phải đỏ rực và thường xuyên chêm nước.
Cũng như gia đình ông Rạng, hàng trăm hộ dân ở làng Chuồn cũng tấp nập gói bánh. Mỗi lần tết đến, nhà ít thì vài trăm, nhà nhiều cũng đến dăm ngàn đòn. “Gói bánh chưng, bánh tét là nét đẹp truyền thống của tết Việt, nhưng đem nét đẹp ấy đến với mọi người, mình càng thấy công việc ấy có ý nghĩa hơn” chị Phan Thị Thời, một người gói bánh tét lâu năm ở làng Chuồn chia sẻ.
Có lẽ nhờ vậy, bánh tét làng Chuồn đã trở thành món ngon truyền thống mà cứ hễ nhắc tới, những người con đất Huế xa xứ lại lâng lâng nhớ tới, thèm thuồng, nhất là mỗi độ xuân về.
Du lịch, GO! - Theo Phan Thành (DulichTuoitre), Hues.
0 comments:
Post a Comment