Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Showing posts with label Du lịch trong ngày. Show all posts
Showing posts with label Du lịch trong ngày. Show all posts

Thursday, 23 May 2013

Ngày 1: HÀ NỘI – CẢNG CÁI RỒNG – ĐẢO CÔ TÔ 

Lịch trình Tour Cô Tô
5h15: Quý khách tập trung tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.( Quý khách có thể gửi xe qua đêm tại Viện 108, Bãi Xe đường Trần Quang Khải) hoặc (Cổng Trường Đại Học Thủy Lợi đường Tây Sơn). Xe và hướng dẫn viên của VietnamOpentour / Pys travel đón quý khách.
5h30: Xe khởi hành đi Vân Đồn. Trên đường dừng xe ăn sáng tự túc tại  Sao Đỏ, Hải Dương.
11h00: Tới cảng Cái Rồng. Ăn trưa tại nhà hàng.
12h15-13h00: Lên tàu cao tốc thăm vịnh Bái Tử Long và đảo Cô Tô.
15h00: Tới đảo Cô Tô. Nhận phòng nhà nghỉ trên đảo.
16h30: Đi bộ thăm quan thị trấn Cô Tô, con đường tình yêu và tắm tại bãi biển thị trấn, cùng nhau ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp trên đảo, chắc chắn các bạn không thể quên được những khoảnh khắc khó quên đó.
20h: Ăn tối hải sản.
Sau đó đi dạo trên biển, trải bạt ra bờ biển ngồi, hát hò ngoài biển. Ngủ đêm tại nhà nghỉ.

Ngày 2: BÃI ĐÁ MÓNG RỒNG - CẢNG QUÂN SỰ BẮC VÀN - BÃI VÀN CHẢY -  HẢI ĐĂNG - BÃI HỒNG VÀN.

6h30: Ăn sáng.
7h30: Xe ô tô đón quý  khách ( hoặc xe máy) thăm bãi đá Móng Rồng, cầu Mỵ, mũi Ông Minh, Du lịch Cô Tô nơi có cảnh quan kỳ vĩ nhất đảo Cô Tô.
Sau đó quý khách đi thăm cảng quân sự Bắc Vàn, nơi quý khách có thể ngắm cảnh và thấy đảo Cô Tô bé xa xa.
10h: Đoàn sẽ tới thăm bãi biển Vàn Chảy, Du lịch Cô Tô với bãi biển đảo đẹp nhất miền Bắc.
11h: quay về thị trấn ăn trưa. Nghỉ trưa.
14h: Xe đi thăm ngọn hải đăng. Đi bộ 2km lên đỉnh ngọn hải đăng, ngắm cảnh toàn bộ vùng biển đảo xung quanh.
16h: Tắm biển, chơi trò chơi tập thể, lặn biển ngắm san hô tại bãi biển Hồng Vàn.
19h: Về thị trấn. Ăn tối BBQ hải sản.
Tổ chức cuộc thi, trò chơi, ca hát.

Ngày 3: BẾN CÁI RỒNG – HÀ NỘI

7h: Ăn sáng. Du lịch Hà nội Cô Tô .Tự do dạo chơi thị trấn Cô Tô, mua hải sản trên Đảo Cô Tô về làm quà: mực một nắng, tu hài, sò, sao biển...
9h: Lên tàu trở về đất liền.
12h: Quý khách dùng bữa trưa tại bến cảng Cái Rồng.
13h30: Xe xuất phát trở về Hà Nội.
18h: Về tới Hà Nội, chuyến đi kết thúc tốt đẹp.

Giá  trên bao gồm:
- Xe du lịch chất lượng cao Hà Nội - Cái Rồng - Hà Nội. Điều hòa , đời mới
+ Loại 1: Home stay ( Nhà Nghỉ Công Cộng)
+ Loại 2:  Khách sạn Green Cô Tô đẹp nhất trên đảo Cô Tô ( cách bãi tắm tình yêu 30m).Tiêu chuẩn 2 người/ phòng trang thiết bị mới.
+ Phòng điều hòa (phụ thu 200.000 VNĐ/phòng/ đêm - quý khách vui lòng đăng ký sớm)
- Bữa ăn theo lịch trình: 90.000VND/bữa chính; 30.000VND/bữa phụ.
- Tàu cao tốc Mạnh Quang:  Cái Rồng – Cô Tô – Cái Rồng.
- Xe ô tô hoặc xe máy thăm quan theo lịch trình trên đảo.
- Vé thăm quan.
- Bảo hiểm du lịch.
- HDV tiếng Việt nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm tuyến điểm.
Không bao gồm:
- Đồ uống gọi thêm trong các bữa ăn.
- Chi phí cá nhân.
Lưu ý: + Quý khách được sử dụng miễn phí các dịch vụ sau đây: Sử dụng Ô Dù che nắng tại Bãi Biển Tình yêu, Đèn pin đi buổi tối, Bóng đá, Đặc biệt miễn phí lửa trại buổi tối cho đoàn trên 20 người.
Ghi chú:
- Vì cơ sở vật chất phục vụ du lịch trên đảo còn hạn chế cho nên quý khách có thể mua đồ ăn vặt, nước uống vừa đủ mang theo khi lên đảo.
- Trên đảo chỉ có điện từ 17h đến 22h hàng ngày. Sẽ phải chạy máy nổ để phục vụ quạt, điều hòa cho quý khách tại nhà nghỉ.
- Phụ thu trẻ em:
• Trẻ em từ 0-5 tuổi: Miễn phí, ăn ngủ chung với bố mẹ. (Hai người lớn chỉ được kèm 01 trẻ em. Từ trẻ em thứ 2 phụ thu 50% người lớn)
• Trẻ em từ: 5-12 tuổi: phụ thu 75% tour
• Trẻ trên 12 tuổi: Tính như người lớn.

  Tour ghép đoàn Giá:

Loại Tour:Chi tiếtGiá thông thường:Đặt tour
Loai 1
1.750.000 đ
Loại 2
1.990.000 đ
:du lịch hạ long, hà nội cô tô, tour cô tô, vịnh hạ long, Đảo Cô Tô 

Sunday, 28 April 2013

Không quá nổi tiếng hay nhộn nhịp như những khu du lịch khác, đảo Dừa Lửa mang đến cho du khách cảm giác "một cõi riêng minh".

< Bến ghe gần phà Cát Lái (xã Phú Hữu) đi đảo Dừa Lửa.

Sở hữu một không gian thoáng đãng, tràn ngập nắng, gió, sông nước mênh mông, đảo Dừa Lửa thuộc xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai được các bạn trẻ, học sinh, sinh viên ưu ái lựa chọn trong những dịp dã ngoại, vui chơi và họp mặt bạn bè.
Đảo Dừa Lửa thuộc xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai - nằm cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh 12km.

Từ TP HCM có nhiều cách đến đảo như đi xe máy hay bắt xe buýt số 43 từ Văn Thánh tới phà Cát Lái, qua phà bắt thêm 1 tuyến xe buýt ngắn năm bảy trăm mét nữa sẽ đến bến ghe. Đảo ở giữa sông nên dù chọn cách nào, bạn cũng phải đến bến xuồng, lên thuyền mới ra được.

Từ bến xuồng ra đảo mất gần 20 phút đủ cho bạn cái cảm giác du lịch sông nước tuyệt thú, mặc sức thưởng ngoạn cảnh sắc ven sông. Đó là quãng thời gian để bạn lênh đênh trên sóng nước dập dềnh, ngắm dòng nước phẳng lặng.

< Cầu trượt nước trên đảo Dừa Lửa.

Nắng vàng trải dài, những chú vịt thong thả bơi trên sông, hun hút hai bên bờ là rừng dừa nước, vườn trái cây tươi xanh, vài ngôi nhà nhỏ của người dân, cảm giác thanh bình như gột trôi mọi mệt nhọc trong bạn. Trong nắng vàng tươi bạt ngàn trải mặt sông lăn tăn sóng cùng gió lộng phóng khoáng, bạn chợt thấy đây không khác gì sông nước miền Tây.

Mang tính tự phát nên đảo Dừa Lửa không quá nhộn nhịp các hàng quán, trò chơi như các khu du lịch khác khiến du khách lần đầu đến có cảm giác hơi ngỡ ngàng, thậm chí thất vọng. Song chính vì còn hoang sơ nên đến đây, du khách như hòa mình vào thiên nhiên với gió sông thổi mát rượi, ngút ngàn ruộng bắp ven sông, những cánh cò dập dờn, với những chiếc lều tre, nứa, lá dừa nước, những vuông cỏ xinh xinh.

Nếu thích nằm trên cánh võng đong đưa đọc sách giữa những làn gió mát rượi thổi từ sông, bạn có thể đến thư viện với trên một trăm đầu sách của đảo. Thích hoạt động thì tham gia những trò chơi sông nước như chèo thuyền, câu cá, đạp thiên nga, hái dừa, đi cầu khỉ...vv.

Nếu vẫn chưa đã, bạn có thể tham gia những trò cảm giác mạnh hơn như đi ca nô, lướt ván, dù lượn, đua thuyền…

< Tắm sông là điều bạn khó từ chối.

Không ít du khách nước ngoài đến từ Đức, Pháp... ghé đảo thường thích nhờ thôn nữ thuê thuyền chèo tay vào sâu vài cây số trên sông thăm thú khu dân cư hai bên bờ.

Nhưng thu hút nhất vẫn là màn tắm sông. Dòng nước mát lạnh, xanh biếc cho bạn cảm giác thật thoải mái, vui vẻ.

Ai muốn tắm cũng phải bận áo phao (thuê) nên dù không biết bơi, bạn cũng có thể tự tin nhảy ùm xuống nước mà không sợ bị chìm hay bạn bè trêu chọc.
Cảm giác đang ở giữa một vùng thiên nhiên thôn dã đậm chất Việt bỗng bắt gặp những chú đà điểu hiền lành ngơ ngác khá thú vị.

Thỏa cái thú vui đùa cùng sông nước rồi thì đến lượt các món đặc sản chào đón bạn. Một trong những ưu thế của Đảo Dừa Lửa là tôm, cá, gà đều là “cây nhà lá vườn” nên giá các món đặc sản khá mềm.

Ẩm thực ở đây khá phong phú. Bạn có thể thưởng thức những món ăn đã chuẩn bị cho chuyến dã ngoại của mình hay thưởng thức những món ăn cây nhà là vườn như cá lóc nướng trui, gỏi cổ hũ, sò, cua đồng…

Đặc biệt nhất phải kể đến là món thịt bò đốt trái dừa. Thịt bò được ướp gia với hơn 10 loại gia vị, cho vào trái dừa, đặt lên bếp than nướng. Khi mùi thơm thoang thoảng bắt đầu lan cũng là lúc thưởng thức những lát thịt bò mang hương vị của nước dừa, cùi dừa, rất riêng của đảo.

< Bến ghe trên Đảo Dừa Lửa.

Chi phí cho chuyến đi ngoài tiền xăng sẽ khoảng 50.000 (xe gắn máy) - 300.000 đồng/ người bao gồm tiền đi xuồng, ăn uống, vui chơi. Đi càng đông, chi phí càng thấp bạn nhé. Vậy nhưng có những kỳ nghỉ, nhiều đoàn sinh viên mang theo đồ ăn thức uống đến Đảo Dừa Lửa vui chơi, nghỉ võng miễn phí, chỉ tốn tiền đò vào ra đảo mỗi người 12.000 đồng!

Du lịch, GO! - Tổng hợp theo Zing, Yeudulich và nhiều nguồn khác
Nếu bạn chưa biết nên "đổi gió" cho gia đình ở đâu trong dịp 30/4 hay 1/5 thì dưới đây sẽ là những gợi ý tuyệt vời cho bạn. Những địa điểm du lịch gần Hà Nội này còn rất phù hợp cho gia đình có trẻ nhỏ.

Đồng Mô

Cách Thủ đô Hà Nội gần 40 km về phía Tây, nằm trong quần thể Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và là điểm đầu của quần thể du lịch Sơn Tây – Ba Vì, trung tâm du lịch sinh thái Đồng Mô được coi là điểm du lịch gần Hà Nội lý tưởng cho gia đình bạn. Nơi đây hội tụ đủ 3 yếu tố nghỉ dưỡng cho gia đình: Thiên nhiên trong lành, có nhiều trò giải trí và thưởng thức ẩm thực.



< Quanh Đồng Mô có nhiều điểm du lịch thú vị.

Từ Đồng Mô, bạn có thể đến thăm Thành cổ Sơn Tây, đền Và, chùa Mía và các khu du lịch Suối Hai, thăm K9 và đền thờ Bác ở Ba Vì, sau đó trở về khu du lịch để thưởng thức những món ngon đặc sản, sử dụng dịch vụ xông hơi, mát xa thư giãn.

Khu đảo Phượng với những tán rừng xanh là địa điểm thích hợp cho các hoạt động vui chơi ngoài trời của  trẻ nhỏ. Câu cá, bắt gà, đào măng… cũng là những hoạt động được trẻ em vô cùng ưa thích khi đến đây. Đây là điểm mà ít khu sinh thái nào có được.

< Trượt cỏ là trò chơi được nhiều trẻ em ưa thích.

Đồng Mô đủ nhà nghỉ, khách sạn bình dân đến cao cấp nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn nơi nghỉ ngơi thích hợp với tình hình kinh tế. Giá phòng khách sạn ở đây trung bình khoảng 600.000 – 700.000 đồng/phòng/đêm.

Tam Đảo

< Tam Đảo nhìn từ trên cao.

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km, khu du lịch Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình là 18–25 độ C, Tam Đảo là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày: Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của mùa đông.

< Nhà thờ cổ Tam Đảo.

Đây thực sự là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho gia đình bạn sau những ngày làm việc, học hành căng thẳng. Tháp truyền hình, đền bà Chúa Thượng Ngàn, thác Bạc, sân golf, nhà thờ cổ Tam Đảo… là những địa danh thăm quan không thể bỏ qua khi lên Tam Đảo. Về ẩm thực, đừng quên thưởng thức món ngọn su su xanh mướt được trồng vô cùng phổ biến tại nơi đây.

< Đường lên Tam Đảo nhiều dốc và khúc cua tay áo.

Tam Đảo với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo và nhiều khúc cua tay áo còn rất hấp dẫn đối với những người muốn trải nghiệm cảm giác đi du lịch bằng xe máy.

Cũng giống như Đồng Mô, là khu du lịch nên Tam Đảo có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn và resort cao cấp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các gia đình hoặc những người đi du lịch giá rẻ. Giá thuê phòng tại khu du lịch này thấp nhấp khoảng từ 20.000 - 300.000 đồng/phòng/đêm.

Ba Vì

< Đường vào vườn quốc gia Ba Vì.

Cách Hà Nội 53 km, Ba Vì nổi tiếng là vùng không gian xanh, sạch, nơi chứa đựng những nét đẹp hoang sơ lý tưởng và đầy thú vị cho những buổi dã ngoại của gia đình bạn.

< Thiên nhiên Ba Vì.

Đến vườn quốc gia Ba Vì, bạn có thể thỏa sức khám phá, nghỉ dưỡng với những khu du lịch đã được đầu tư, cải tạo ngày một khang trang, với nhiều tour du lịch thú vị được tổ chức chu đáo.

Bạn có thể tham khảo một số tuyến du lịch sau khi đến Ba Vì:

< Ba Vì gần nhiều khu vui chơi.

Tuyến 1: Khu vườn xương rồng, tre trúc, cau dừa quốc gia – Khu du lịch độ cao 400m – Đỉnh Tản Viên – Đỉnh Vua (đền thờ Đức thánh Tản Viên, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Tuyến 2: Khu vườn xương rồng, tre trúc, cau dừa quốc gia – Khu du lịch độ cao 400m – Khu di tích lịch sử cách mạng độ cao 600m – Khu phế tích biệt thự thời Pháp độ cao 800m.

Tuyến 3: Du lịch leo núi thăm quan rừng nguyên sinh – Quần thể Bách xanh và cây bách xanh nghìn tuổi.

Tuyến 4: Các khu du lịch an dưỡng, tắm suối như Ao Vua, Đầm Long – Suối Tiên – Khoang Xanh, Thiên Sơn – Suối Ngà…

Giá phòng trong các khu nghỉ dưỡng ở Ba Vì dao động trong khoảng 250.000-400.0000 đồng/phòng/đêm.

Đại Lải

< Vẻ đẹp Hồ Đại Lải.

Cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khoảng 25km, hồ Đại Lải thơ mộng, êm đềm là nơi khách du lịch có thể dạo chơi, ngắm cảnh, đi du thuyền mặt nước, tắm mát, câu cá, leo núi, đi rừng.

Đại Lải là khu nghỉ dưỡng hấp dẫn với cảnh thiên nhiên đẹp, dịch vụ tốt. Tại đây, bạn cũng có thể đi thăm làng bản người Sán Dìu, nghe hát Soọng cô, thưởng thức các món ăn dân tộc hoặc thăm hang Dơi, đi dạo trong những cánh rừng thông bạt ngàn…

Những ai thích leo núi có thể tổ chức cuộc lữ hành lên phía bắc, luồn rừng qua đèo Nhe sang đất Thái Nguyên hoặc rẽ sang núi Mỏ Quạ, hay khám phá những dấu tích lâu đài thành quách cổ kính của Quận hợp Nguyễn Danh Phương.

< Chèo thuyền Kayak tại Đại Lải.

Ngoài ra hiện có những tour mở rộng đi thăm quan như: Khám phá vùng hồ Đại Lải bằng thuyền buồm, du thuyền; thăm quan khu Hang Dơi, Giếng Trời, du ngoạn vùng rừng núi Đại Lải; tìm hiểu, khám phá đời sống thôn quê cũng như văn hóa tại địa phương...

Những gia đình có trẻ nhỏ cũng không cần lo lắng vì tại đây có rất nhiều trò chơi hấp dẫn cho trẻ em như trượt cỏ, trượt ván, câu cá, đi cano. Đại Lải có nhiều khách sạn và resort đẹp. Khách sạn bình dân tại khu nghỉ dưỡng này có giá từ 500.000 đồng/ phòng/ đêm.

Những điểm du lịch thú vị quanh Hà Nội
Du lịch thiên nhiên quanh Hà Nội dịp nghỉ lễ

Du lịch, GO! - Theo Afamily

Saturday, 20 April 2013

Cửa đường đua vừa mở, các chú heo lớn nhỏ lao lên như những vận động viên đua thực thụ. Trong khi đó, màn biểu diễn xiếc của các chú vịt thì nhẹ nhàng hơn nhưng không kém phần hấp dẫn.

Đó là những hình ảnh ấn tượng tại Làng du lịch các dân tộc thiểu số TP.HCM (xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP.HCM). Chỉ mất vài chục ngàn đồng, người dân Sài Gòn đã có thể xem đua heo, xiếc vịt bất kỳ lúc nào.

Trong khuôn viên vài trăm hecta của làng du lịch, “trường đua heo” là một bãi đất có mái che rộng 5m, dài 40m, có 6 đường đua, mỗi đường dành cho một “vận động viên” rộng chừng 25cm.

Điểm xuất phát là 6 lồng nhỏ, có 6 chú heo đang chờ sẵn trong các lồng. Các “đệ tử Trư Bát Giới” trông rất vô tư, không hồi hộp trong khi quản trò và huấn luyện viên khẩn trương chuẩn bị cho một cuộc đua sôi động. Heo lớn lẫn heo bé nằm, đứng kêu ủn ỉn. Có chú chuẩn bị đua mà vẫn còn… ngủ, mặc cho mọi ánh mắt đang đổ dồn về mình.

Trước khi cuộc đua bắt đầu, quản trò khuấy động khán giả bằng cách hô hào “đặt cược” cho chú heo thắng giải. Người chọn chú ở đường số 2, người chọn số 3, 6…

Tiếp đó quản trò… hét cho các “vận động viên” đứng dậy, rồi ra hiệu lệnh. 6 cánh cửa lồng sắt mở cùng lúc, các “chú Trư” hì hục chạy, vượt qua các chướng ngại vật lao thẳng về đích. Tuy thế, cũng có chú thấy cổ động viên đông quá, đứng lại nhìn ngơ ngác; có chú thấy mẩu bánh mỳ lập tức dừng lại đánh chén, khi huấn luyện viên gõ vào thanh sắt thì các chú mới… chạy tiếp.

Trong số các “vận động viên”, có nàng thân hình rất to, vừa mới sinh nên bầu sữa cứ lúc lắc, nhưng không vì thế mà chạy thua đối thủ.

Rất đông cổ động viên hò hét, liên tục được gõ vào rào chắn, những tràng pháo tay tán thưởng cuồng nhiệt vang lên không ngớt.

Anh Bùi Văn Khách, huấn luyện viên tại trường đua, cho biết heo Móng Cái được nhân giống qua nhiều lứa tại khu du lịch mới có thể huấn luyện được. Đến khoảng 4 tháng tuổi là ra lò. Các chú heo phải “ép cân” chừng 20kg để kéo dài thời gian đua, nếu lớn nhanh hay mập quá sẽ ảnh hưởng đến tốc độ.

“Giai đoạn xuất phát mất nhiều thời gian huấn luyện nhất. Để các chú heo rời điểm xuất phát tốc độ và cùng lúc thì phải dạy cho chúng quen khẩu lệnh.

Khi đã thuần thục, từ sáng sớm cho ăn xong, mở chuồng là chúng tự động chạy qua trường đua nằm chờ. Nhiều khi 2 chú giành một lồng, chúng tôi phải vất vả tách ra. Trong cuộc đua, nhiều khi con chạy đầu tiên cũng có thể về chót, vì khán giả hét to quá, hoặc thấy thức ăn là dừng lại”, anh Khách vui vẻ kể.

Khán giả xem đua heo hay cá cược từ vài chục ngàn đồng, nhưng cũng có nhóm cá lên đến cả trăm đô la. Có người háu thắng nên “tiếp cận” các huấn luyên viên tìm hiểu thông tin các chú heo để bắt độ chính xác hơn.

Cách trường đưa heo không xa là khu xiếc dành cho các chú vịt. Nơi biểu diễn là cái hồ nhỏ và một máng trượt.

Vào màn biểu diễn, huấn luyện viên dùng cây sào có buộc vải màu đỏ điều khiển các chú vịt. Màn đầu, “diễn viên vịt” trượt máng nước, có chú trượt rất điệu nghệ rồi rơi tỏm xuống hồ, nhưng có chú trượt nửa đường mệt quá nên… bay xuống. Tiếp đến, đàn vịt đông đúc chia thành 2 nhóm đi đi lên thành cầu trượt máng và bục nhảy một lúc rất đẹp mắt.

Những ngày thường, các “vận động viên” heo, “diễn viên xiếc” vịt được nghỉ nhiều vì khách ít, nhưng ngày cuối tuần, đặc biệt là ngày lễ, rất đông khách, các chú phải diễn từ sáng sớm đến chiều tà, có ngày gần 30 suất, "cát xê" chỉ là... lon thóc và mớ rau xanh.

Đua heo là một lễ hội truyền thống ở Nga xuất hiện từ thế kỷ XVII và diễn ra định kỳ hàng năm vào ngày 20/3. Đua heo cũng rất phổ biến tại miền Nam nước Mỹ. Hiện đua heo cũng phổ biến ở Thái Lan, Trung Quốc, Anh…

Người ta còn thành lập Liên đoàn Thể thao heo và tổ chức cả Olympic dành cho heo với 3 môn: chạy đua, bơi và đá bóng. Tại Việt Nam, ngoài Khu du lịch các dân tộc thiểu số tại Củ Chi, còn có đua heo ở Công viên du lịch Yang Bay (Khánh Vĩnh, Khánh Hoà), sân đua Long Bình (Q.9, TP.HCM).

Du lịch, GO! - Theo Lê Quân / Infonet

Wednesday, 17 April 2013

Trong lòng Tp. Hồ Chí Minh sôi động, mặc cho bao thế sự thăng trầm, suốt gần 200 năm nay, ở quận Gò Vấp vẫn tồn tại một làng nghề đúc lư đồng nổi tiếng.

< Nghề đúc lư đồng truyền thống của An Hội đã có gần 200 năm nay.

Làng nghề ấy xưa có tên là An Hội, nay là đường Phan Huy Ích ở phường 12, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Trải qua thời gian, nhiều làng đúc đồng nổi tiếng ở Tp. Hồ Chí Minh như Chợ Quán, Phú Lâm đã bị mai một và chỉ còn trong ký ức, duy nơi này vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến tận bây giờ. Hiện ở đây có khoảng 10 cơ sở chuyên đúc lư đồng theo phương pháp thủ công để cung cấp chủ yếu cho thị trường miền Nam.

< Ngày nay, sản phẩm vẫn được làm theo lối thủ công truyền thống.

Chúng tôi ghé thăm cơ sở sản xuất lư đồng của ông Hai Thắng (Trần Văn Thắng). Gia đình ông làm nghề đúc lư đồng theo lối cha truyền con nối tính cho tới nay cũng đã 4 đời. Ông hào hứng kể: “Xưa kia, vào giai đoạn thịnh vượng, lư đồng làng An Hội được đưa đi bán khắp xứ Nam Kỳ lục tỉnh và sang tận Cao Miên, Lào, Miến Điện…

< Khuôn đúc được làm bằng đất sét trộn với tro và trấu.

Nay tuy nghề không còn thịnh như xưa nhưng tôi vẫn sẽ cố không để nó bị mai một”. Nói đoạn, ông quay sang phía người con trai đang cắm cúi làm và bảo: “Truyền nhân đời thứ 5 nhà tôi đấy. Nó sẽ tiếp tục thay tôi giữ gìn nghề lư đồng này!”.

< Kỹ thuật nặn khuôn đúc khá công phu và tỉ mỉ.

Tết vừa rồi, cơ sở của ông Hai Thắng xuất đi hơn 2000 bộ lư đồng. Tùy từng loại lớn hay nhỏ mà có giá từ 4 triệu đến 20 triệu một bộ. Lư đồng An Hội nổi tiếng khắp vùng vì sản phẩm ở đây rất bền, đẹp và độ bóng bắt mắt.

< Tạo dáng khuôn đúc lư đồng.

Mỗi chiếc lư đồng đều toát lên sự uy nghiêm, trầm mặc qua những họa tiết hoa văn được chạm khắc tinh xảo. Tất cả đều được làm thủ công qua bàn tay khéo léo của những người thợ. Để có một bộ lư bền, màu đồng bóng, đẹp, mỗi lò đúc có những kinh nghiệm khác nhau và người làm nghề đúc đồng cũng phải có bí quyết riêng.

< Tạo đường nét hoa văn trên khuôn đúc.

Nghề làm lư đồng cũng lắm công phu và nhiều công đoạn phức tạp. Do đó người nghệ nhân gần như phải đảm nhiệm hầu hết các công đoạn, từ pha chế nguyên liệu, làm khuôn, đúc, gia công, cho đến kỹ thuật chạm chìm, chạm nổi, chạm lộng hoặc cẩn tam khí. Về cơ bản phải qua 4 công đoạn là làm đất, đổ khuôn, đúc và làm nguội.

< Công đoạn làm nguội, tức làm sạch những chi tiết thừa sau khi đúc.

Cũng theo nghệ nhân Hai Thắng, cách để phân biệt giữa lư đồng làng An Hội và lư đồng sản xuất đại trà theo hình thức công nghiệp cũng không khó lắm.

< Hàn trám những chỗ bị rỗ trên mặt sản phẩm.

< Chỉnh sửa các hoa văn hoạ tiết của sản phẩm.

Lư sản xuất công nghiệp thường có màu vàng xanh, sau vài năm thì xỉn màu; còn lư làng An Hội ửng màu vàng sậm, càng lau chùi thì càng bóng và giữ được màu.

< Ông Hai Thắng với bộ lư đồng truyền thống được đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên.

Đặc biệt, lư đồng An Hội có hình dáng trang nghiêm, cổ kính, đường nét tinh xảo, càng nhìn lâu càng có hồn. Vì thế nó rất được người miền Nam ưa chuộng, chọn mua để trưng bày trên bàn thờ tổ tiên và những nơi thờ phụng trang nghiêm.

< Nhờ có chất đồng tốt nên lư đồng An Hội chỉ cần rửa qua bằng nước lạnh là đã sáng bóng như mới.

Lư đồng An Hội hiện có 2 loại: loại lư Bắc thường có hình dáng tròn trĩnh hoặc bầu dẹp, lư Nam có dáng vuông. Loại hàng chợ, giá thường từ 2 đến 5-6 triệu đồng/bộ và loại hàng đặt, giá dao động từ 5 - 15 triệu đồng/bộ, tùy theo lượng đồng, độ tinh xảo, kỳ công của các họa tiết (rồng phụng, trúc mai, chim hạc, song long hoặc phúc lộc thọ...).

< Lư đồng An Hội có màu vàng sậm đặc trưng.

Hiện nay, Tp. Hồ Chí Minh và những gia đình làm nghề đang thực hiện nhiều giải pháp như hỗ trợ vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm… nhằm bảo tồn và phát triển hơn nữa làng nghề cổ xưa này.

< Bộ chén đồng đi kèm với đường nét hoa văn cổ kính và tinh xảo.

Một sản phẩm phải trải qua ba công đoạn chính là làm khuôn, đúc, làm nguội: Người thợ dùng đất sét và sáp tạo khuôn, sau đó nung khuôn, đồng thời nấu chảy đồng rồi rót vào khuôn, cuối cùng là đục chạm hoa văn và đánh bóng sản phẩm. Nếu tính riêng để một bộ sản phẩm hoàn tất thì mất trên 15 ngày công.

Trong cuộc sống hiện đại, nhộn nhịp hôm nay, việc tồn tại những lò đúc đồng thủ công ngay giữa Sài Gòn âu cũng là một điều thú vị.

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Oanh - Đặng Kim Phương (Báo Ảnh VN), Minh An (SGGP).

Monday, 1 April 2013

Êm dịu, sôi động, sang trọng, bình dân, rất gần gũi và thân quen với bất cứ ai lần đầu tìm đến - là những biểu hiện đặc trưng nhất khi nói về khu vực đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện… thuộc phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh - vốn từ lâu đã nổi tiếng với tên gọi “phố Tây”.

< Phố Tây lung linh trong ánh đèn màu rực rỡ, hàng quán tấp nập, mọi người đến với nhau không phân biệt quốc tịch, đẳng cấp, màu da.

Phố Tây lung linh trong ánh đèn màu rực rỡ, hàng quán tấp nập, mọi người đến với nhau không phân biệt quốc tịch, đẳng cấp, màu da, không khí cứ thế hòa quyện để tạo nên một điểm đến rất riêng nơi Sài thành hoa lệ.

< Quang cảnh phố Đề Thám, một trong những con phố người nước ngoài tìm đến. Không khí phố Tây hòa quyện tạo nên một điểm đến rất riêng nơi Sài thành hoa lệ.

Nhịp sống ở đây chỉ thực sự bắt đầu vào lúc 5 giờ chiều, lý do chính là vì Việt Nam ngược múi giờ với hầu hết các nước phương Tây. Hơn nữa, vô hình chung tạo điều kiện cho các du khách Tây vui chơi thoải mái nhất trong không khí của Sài Gòn về đêm. Du khách đến Sài Gòn thường truyền nhau câu cửa miệng: “Sài Gòn sống về đêm!”.

< Ở phố Tây, có khá nhiều gánh hàng bán đồ ăn với giá rất bình dân. Đó là những quán cơm tấm, gánh hủ tíu hay các xe bán bánh mì, giá dao động từ 10.000-20.000 đồng/phần.

Đến phố Tây vào thời điểm đặc biệt này, chúng tôi cảm nhận rõ cái thời khắc dần chuyển giao giữa ngày và đêm cũng như nhịp sống của phố Tây. Từng tốp du khách Tây, áo pull, quần lửng, mang giày thể thao đi dạo trên các con đường Bùi Viện, Đề Thám… - là những dãy phố hẹp dài tít tắp - thoải mái ngắm các hàng quán dày đặc với đủ các mặt hàng từ vải lụa, đồ lưu niệm Việt Nam, giày dép cho đến tranh ảnh, ba lô, mũ nón…

< Phạm Ngũ Lão là con phố dài tít tắp, du khách tới đây thoải mái ngắm các hàng quán dày đặc với đủ các mặt hàng từ vải lụa, đồ lưu niệm, giày dép cho đến tranh ảnh, ba lô, mũ nón...

Những hình ảnh đó cùng với sự chật hẹp của các con đường thuộc phố Tây, đôi khi đông đúc quá còn phải chen nhau, dường như đã làm nên sự quyến rũ kỳ lạ đối với du khách.

< Trên các con đường trong phố Tây, đâu đâu cũng thấy bảng quảng cáo “Opentour”, hay “For rent” (cho thuê) từ xe mới đến xe cổ như Vespa, Mô-bi-lết.

Trời tối hẳn, khoảng 7 giờ là lúc phố Tây bắt đầu vào guồng nhộn nhịp, vui chơi. Nhạc ở các quán bar rực rỡ ánh đèn chát chúa, ầm ầm, nhiều đôi “trai Tây gái ngoại”, cả “trai Tây gái Việt” dìu dắt nhún nhảy đầy sảng khoái.
Tất cả dù chưa từng gặp nhau đều dành cho nhau những nụ cười thân thiện và không có rào cản về giàu nghèo hay quốc tịch, tôn giáo, màu da.

< Nếu muốn đi thăm quan các địa điểm du lịch, du khách ở phố Tây chỉ cần đến các văn phòng du lịch đăng ký là đi ngay.

Dù chẳng quen biết nhưng mọi người có thể ngồi chung bàn, trao đổi với nhau bằng tiếng “bồi” (cách dùng tiếng Anh không chuẩn xác về mặt phát âm, từ ngữ lẫn cấu trúc câu nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được - PV) và cả ngôn ngữ quốc tế, nghĩa là nói với nhau bằng các màn múa tay.

< Giá tiền phòng ở phố Tây cũng khá mềm, có phòng chưa tới 200.000 đồng/đêm, thậm chí còn rẻ hơn. 
Đi kèm với dịch vụ khách sạn còn là các dịch vụ ăn uống, lữ hành, internet.

Cách đó không xa, phía đường Phạm Ngũ Lão là Công viên 23/9, nơi từng tốp, từng tốp những vị khách Tây, người ta, tổ chức trao đổi, luyện ngoại ngữ, tìm hiểu phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người Việt. Họ vừa nói chuyện, vừa khoa chân múa tay, lâu lâu lại pha những tràng cười vui vẻ...

< Thư giãn thưởng thức ly cà phê.

Ở phố Tây, có khá nhiều gánh hàng bán đồ ăn với giá bình dân chứ không đắt đỏ. Đó là những quán cơm tấm, gánh hủ tíu, hay các xe bán bánh mì, có giá dao động từ 10.000-20.000 đồng/phần. Giá tiền phòng ở phố Tây cũng khá mềm, có phòng chưa tới 200.000 đồng/đêm và có phòng rẻ hơn. Đi kèm với dịch vụ khách sạn còn là các dịch vụ ăn uống, lữ hành, internet.

< Tây ba lô” thường gặp trên các con đường phố Tây.

Trên các con đường trong phố Tây, đâu đâu cũng thấy bảng quảng cáo “Opentour”, hay “For rent” (cho thuê) từ xe mới đến xe cổ như Vespa, Mô-bi-lết... Đặc biệt, từ phố Tây, chỉ cần 15 phút đi bộ là du khách đã có mặt ở trung tâm thành phố, tham gia các khu mua sắm nổi tiếng như: Thương xá Tax, chợ Bến Thành, Saigon Square…

< Thưởng thức những món ăn Việt ở phố Tây.

Ngoài ra, nếu muốn đi du lịch các nơi, từ trong nước, ngoài nước, du khách ở phố Tây chỉ cần đến các văn phòng du lịch dày đặc đặt ngay tại đây là có thể đăng ký và lên đường ngay. Muốn đón xe đi các tỉnh, thành như: Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Đà Nẵng… cũng khá đơn giản do ở đây cũng có văn phòng của các hãng lữ hành nổi tiếng, đón và trả khách ngay tại phố Tây.

< Quầy bán đồ lưu niệm phục vụ du khách trên Phố Tây.

Nếu không sử dụng taxi, xe ôm làm phương tiện đi lại, để tiết kiệm, khách Tây sử dụng xe buýt bởi có rất nhiều tuyến xe buýt đi ngang qua khu phố Tây về các quận nội, ngoại thành và các tỉnh lân cận.

Với những dịch vụ hết sức ưu đãi, giá cả bình dân và từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của đất Sài thành, phố Tây hiện không chỉ dành riêng cho “Tây” mà còn là điểm đến, điểm dừng chân lý tưởng của rất nhiều khách “ta”. Anh Việt Hùng, kỹ sư xây dựng công tác Hà Nội cho biết: “Công ty của tôi có văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh nên mỗi dịp vào thành phố công tác, chúng tôi thường đến phố Tây đi dạo rồi tụ tập bạn bè để tận hưởng không khí “rất Sài Gòn” tại đây…”.

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Vũ Thành Đạt - Đặng Kim Phương (Vietnam.Vnanet)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống