Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Wednesday 17 April 2013

Trong lòng Tp. Hồ Chí Minh sôi động, mặc cho bao thế sự thăng trầm, suốt gần 200 năm nay, ở quận Gò Vấp vẫn tồn tại một làng nghề đúc lư đồng nổi tiếng.

< Nghề đúc lư đồng truyền thống của An Hội đã có gần 200 năm nay.

Làng nghề ấy xưa có tên là An Hội, nay là đường Phan Huy Ích ở phường 12, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Trải qua thời gian, nhiều làng đúc đồng nổi tiếng ở Tp. Hồ Chí Minh như Chợ Quán, Phú Lâm đã bị mai một và chỉ còn trong ký ức, duy nơi này vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến tận bây giờ. Hiện ở đây có khoảng 10 cơ sở chuyên đúc lư đồng theo phương pháp thủ công để cung cấp chủ yếu cho thị trường miền Nam.

< Ngày nay, sản phẩm vẫn được làm theo lối thủ công truyền thống.

Chúng tôi ghé thăm cơ sở sản xuất lư đồng của ông Hai Thắng (Trần Văn Thắng). Gia đình ông làm nghề đúc lư đồng theo lối cha truyền con nối tính cho tới nay cũng đã 4 đời. Ông hào hứng kể: “Xưa kia, vào giai đoạn thịnh vượng, lư đồng làng An Hội được đưa đi bán khắp xứ Nam Kỳ lục tỉnh và sang tận Cao Miên, Lào, Miến Điện…

< Khuôn đúc được làm bằng đất sét trộn với tro và trấu.

Nay tuy nghề không còn thịnh như xưa nhưng tôi vẫn sẽ cố không để nó bị mai một”. Nói đoạn, ông quay sang phía người con trai đang cắm cúi làm và bảo: “Truyền nhân đời thứ 5 nhà tôi đấy. Nó sẽ tiếp tục thay tôi giữ gìn nghề lư đồng này!”.

< Kỹ thuật nặn khuôn đúc khá công phu và tỉ mỉ.

Tết vừa rồi, cơ sở của ông Hai Thắng xuất đi hơn 2000 bộ lư đồng. Tùy từng loại lớn hay nhỏ mà có giá từ 4 triệu đến 20 triệu một bộ. Lư đồng An Hội nổi tiếng khắp vùng vì sản phẩm ở đây rất bền, đẹp và độ bóng bắt mắt.

< Tạo dáng khuôn đúc lư đồng.

Mỗi chiếc lư đồng đều toát lên sự uy nghiêm, trầm mặc qua những họa tiết hoa văn được chạm khắc tinh xảo. Tất cả đều được làm thủ công qua bàn tay khéo léo của những người thợ. Để có một bộ lư bền, màu đồng bóng, đẹp, mỗi lò đúc có những kinh nghiệm khác nhau và người làm nghề đúc đồng cũng phải có bí quyết riêng.

< Tạo đường nét hoa văn trên khuôn đúc.

Nghề làm lư đồng cũng lắm công phu và nhiều công đoạn phức tạp. Do đó người nghệ nhân gần như phải đảm nhiệm hầu hết các công đoạn, từ pha chế nguyên liệu, làm khuôn, đúc, gia công, cho đến kỹ thuật chạm chìm, chạm nổi, chạm lộng hoặc cẩn tam khí. Về cơ bản phải qua 4 công đoạn là làm đất, đổ khuôn, đúc và làm nguội.

< Công đoạn làm nguội, tức làm sạch những chi tiết thừa sau khi đúc.

Cũng theo nghệ nhân Hai Thắng, cách để phân biệt giữa lư đồng làng An Hội và lư đồng sản xuất đại trà theo hình thức công nghiệp cũng không khó lắm.

< Hàn trám những chỗ bị rỗ trên mặt sản phẩm.

< Chỉnh sửa các hoa văn hoạ tiết của sản phẩm.

Lư sản xuất công nghiệp thường có màu vàng xanh, sau vài năm thì xỉn màu; còn lư làng An Hội ửng màu vàng sậm, càng lau chùi thì càng bóng và giữ được màu.

< Ông Hai Thắng với bộ lư đồng truyền thống được đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên.

Đặc biệt, lư đồng An Hội có hình dáng trang nghiêm, cổ kính, đường nét tinh xảo, càng nhìn lâu càng có hồn. Vì thế nó rất được người miền Nam ưa chuộng, chọn mua để trưng bày trên bàn thờ tổ tiên và những nơi thờ phụng trang nghiêm.

< Nhờ có chất đồng tốt nên lư đồng An Hội chỉ cần rửa qua bằng nước lạnh là đã sáng bóng như mới.

Lư đồng An Hội hiện có 2 loại: loại lư Bắc thường có hình dáng tròn trĩnh hoặc bầu dẹp, lư Nam có dáng vuông. Loại hàng chợ, giá thường từ 2 đến 5-6 triệu đồng/bộ và loại hàng đặt, giá dao động từ 5 - 15 triệu đồng/bộ, tùy theo lượng đồng, độ tinh xảo, kỳ công của các họa tiết (rồng phụng, trúc mai, chim hạc, song long hoặc phúc lộc thọ...).

< Lư đồng An Hội có màu vàng sậm đặc trưng.

Hiện nay, Tp. Hồ Chí Minh và những gia đình làm nghề đang thực hiện nhiều giải pháp như hỗ trợ vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm… nhằm bảo tồn và phát triển hơn nữa làng nghề cổ xưa này.

< Bộ chén đồng đi kèm với đường nét hoa văn cổ kính và tinh xảo.

Một sản phẩm phải trải qua ba công đoạn chính là làm khuôn, đúc, làm nguội: Người thợ dùng đất sét và sáp tạo khuôn, sau đó nung khuôn, đồng thời nấu chảy đồng rồi rót vào khuôn, cuối cùng là đục chạm hoa văn và đánh bóng sản phẩm. Nếu tính riêng để một bộ sản phẩm hoàn tất thì mất trên 15 ngày công.

Trong cuộc sống hiện đại, nhộn nhịp hôm nay, việc tồn tại những lò đúc đồng thủ công ngay giữa Sài Gòn âu cũng là một điều thú vị.

Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Oanh - Đặng Kim Phương (Báo Ảnh VN), Minh An (SGGP).

1 comment:

  1. Lư đồng từ âu đã gắng liền với 2 từ an hội rồi nhỉ
    vietnam motorbike tours Loop Bike Tours

    ReplyDelete

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống