Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 24 August 2011

Thành Sơn Tây  được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tòa thành cổ - công trình quân sự duy nhất được xây bằng đá ong ở Việt Nam.
Đây cũng là một trong số ít tòa thành, dưới thời Minh Mạng, còn lại đến ngày nay. Năm 1994, thành được công nhận là di tích lịch sử - kiến trúc quốc gia.

Kiến trúc độc đáo

Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42 km. Trong hồi ký của Charles Edouard Hocquard một bác sĩ trong quân đội viễn chinh Pháp đã tả lại thành Sơn Tây tháng 4/1884 như sau...

< Thành cổ Sơn Tây 1884.

“ ...cách Sông Hồng khoảng 2 cây số. Thành có kiểu hình vuông, mỗi cạnh dài 500m. Một bức tường bao quanh, xây gạch cao 5m. Một cái hào đầy nước rộng khoảng 20m bao quanh thành lũy, hết hào nước là một con đường để đi tuần tra, ngăn cách giữa hào nước với tường thành. Những người An Nam gọi đường đó là đường voi (tượng đạo, đường để voi đi). Ở giữa bề mặt của mỗi bức tường thành có một nửa tháp hình bán nguyệt đường kính 30m, bố trí nhiều lỗ châu mai”. (Chiến dịch Bắc kỳ - Une Campagne au Tonkin).

< Cổng phía đông thành Sơn Tây.

Thành cổ Sơn Tây được xây theo kiến trúc Vauban, kiến trúc phòng thủ quân sự do một kỹ sư người Pháp thiết kế. Đặc biệt, đây là ngôi thành duy nhất Việt Nam được xây dựng từ đá ong, loại chất liệu có sẵn ở địa phương (từ "gạch" Charles Edouard Hocquard đề cập có thể do cách nói hoặc dịch).

Theo thư tịch cổ, thành trì này có chu vi 326 trượng 7 thước (1306,8m), tường thành cao 1 trượng 1 thước (4,4m). Chu vi hào nước bao quanh thành là 448 trượng (1792m), rộng 6 trượng 7 thước (26,8m), sâu 1 trượng (4m).

Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc, Nam, Tây, Đông và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Trước đây bốn cửa đều có cầu gạch bắc qua hào nước, nhưng hiện nay chỉ có hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành.

Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi (nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây), thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền (Hữu Lợi cũ), chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32)…

< Mặt Bắc thành cổ.

Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, cửa hành cung, hành cung, hai giếng vuông, phía trước khu nghi lễ (Hành Cung, sân, điện), gần với cửa Tiền. Điện ở đây từng là tòa nhà 5 gian hai trái, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các quan.

Chứng tích lịch sử quý giá

Người xưa thường rất coi trọng 4 vùng đất là phên dậu che chở cho Thăng Long đồng thời là bàn đạp để triều đình có thể vươn xa ra vùng biên giới. Sơn Tây là một trong Tứ trấn quan trọng đó, bên cạnh Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam và vì thế nó có vai trò vô cùng to lớn.

< Thành cổ ngày nay, sau khi được "lên đời".

Khi cho xây dựng thành trì, các nhà quân sự thời đó đã khéo tận dụng những địa hình tự nhiên để đặt vị trí của thành. Cách 2km về phía Bắc thành trì là con sông cái. Phía Tây và tây nam là sông Tích, đó là những cái hào tự nhiên tốt nhất ngăn quân giặc từ xa khi chúng sang từ phương Bắc. Còn phía Nam và phía Đông địa hình lại rất thuận lợi cho việc tiếp ứng hoặc rút lui của quân phòng thủ.

Ngoài ra, những tướng giỏi cũng được cắt cử vế trấn giữ nơi này. Nhà Nguyễn từng đặt Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bắc và Việt Bắc gồm 5 phủ, 24 huyện mà ngày nay bao gồm toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc cộng với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, hầu như toàn bộ tỉnh Phú Thọ và hơn một nửa tỉnh Hà Tây cũ.

< Thành Sơn Tây thất thủ vào tay quân Pháp.

Trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, thành cũng là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn. Nơi đây được biết đến nhiều cùng với những nhân vật lãnh đạo như: Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc...  trong hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Tới năm 1883, thành thất thủ vào tay quân Pháp…

Trải qua gần 200 năm tồn tại cùng những thăng trầm của thời đại, ngày nay, thành cổ Sơn Tây trở thành chứng tích lịch sử quý giá, tác phẩm kiến trúc độc đáo đáng được trân trọng giữ gìn.

Du lịch, GO! - Theo Datviet, ảnh internet

Dự án cải tạo tường Thành cổ Sơn Tây

Dự án cải tạo, chỉnh trang tường Thành cổ Sơn Tây vẫn đang được triển khai.

Theo báo cáo của đơn vị thi công, đến hết tháng 2, đơn vị này đã hoàn thành việc phát lộ toàn bộ tường thành, xếp thêm đá ong mới vào những đoạn tường thành bị mất từ cổng Bắc đến cổng Đông và cổng Nam với tổng chiều dài khoảng 654m.

Đoạn đã hoàn thành được làm theo phương án: Giữ nguyên tường thành cũ, xếp đá ong mới cao 1,3-1,5m, thụt vào 3-5cm (bằng phương pháp thủ công) so với tường thành cũ để có thể phân biệt được đâu là tường thành cũ, đâu là phần mới lắp dựng. Phía trong tường đắp đất theo kiểu thoải chân đê, trồng cỏ lên và làm cống thoát nước bên dưới.

Toàn bộ cây cổ thụ, cây quý trên mặt tường thành được giữ nguyên, chỉ chặt bỏ cây dại gây hại cho di tích.

Theo lý giải của đơn vị thi công thì chiều cao 1,3-1,5m là phù hợp với tầm nhìn của người Việt Nam và không gian cảnh quan của di tích. Phần lớn người dân thị xã Sơn Tây khi được hỏi đều rất hài lòng với cách làm này.

Bác Lê Thị Lan, trú ở khu tập thể Biên Phòng (phường Lê Lợi) chia sẻ: “Tòa thành trước đây như một khu rừng, là địa điểm cho tệ nạn mại dâm, ma túy hoạt động. Giờ thì lộ rõ tòa thành quân sự, giống như một công viên, trong có thể nhìn ra, ngoài có thể nhìn vào, rất đẹp”.

Các nhà chuyên môn trước sau đều thống nhất khẳng định: Việc cải tạo, chỉnh trang tường thành là cần thiết, phương án mà thị xã Sơn Tây đang triển khai không làm ảnh hưởng tới yếu tố gốc của di tích. Song, văn bản số 18, ngày 11-1-2011 của Cục Di sản Văn hóa thông báo Kết luận của Hội đồng khoa học về việc chỉnh trang hạng mục tường Thành cổ Sơn Tây lại yêu cầu thị xã tìm kiếm thêm tư liệu, điều chỉnh phương án chỉnh trang tường thành trước khi đưa ra phương án cuối cùng...

Theo Báo Hanoimoi
Ngày thứ ba ở tại Madagui (14.8.2011), nghe chuông đổ ở nhà thời gần đó thì mình đậy ngay nhưng nhìn qua cửa kiếng xong lại bay vào giường. Nguyên do là ngoài trời đầy sương mù, khó mà mơ chuyện chụp ảnh cảnh bình minh.

< Đèo Lộc Bắc.

Nướng cho đã đến 6h thì bọn mình lên xe phi ra đường hướng về thị trấn Đạ Tẻh. Chương trình hôm nay dự tham quan cung đường mới khánh thành hồi 19.5, con đường phá thế độc đạo của QL20 với lợi thế cho hai địa danh: Bảo Lâm và Đạ Tẻh.

Nói đúng ra thì trước khi đi, bọn mình đã nuôi sẳn dự định này. Kế hoạch từ Đạ Tẻh vượt đèo mới đến Lộc Bắc rồi theo đường liên thôn Bảo Lâm viếng chùa Di Đà hoặc tu viện Bát Nhã. Rời nơi này sẽ theo đường liên thôn về ngã 5 Lộc Tân rẽ vào vùng đất kề cận của nhà máy trà Bảo Lâm để tìm đường đi K'Long, đến Đạ Pal (tìm và tham quan thác tại đây), Triệu Hải và trở về Đạ Tẻh...
.
< Buổi sáng vẫn âm u.

Tuy nhiên đến cận ngày đi bọn mình mới hay đoạn nhà máy trà Bảo Lâm - K'Long rất kinh khủng trong mùa mưa, cụ thể là đường đầy bùn đất - vượt các suối hay có lũ bất chợt, nhiều dốc dựng...v.v.
< Lại vào Đã Tẻh, ngang qua trường trung học Đạ Huoai.

Nói chung thì mùa khô thì có thể nhưng mùa mưa chỉ dành cho sức trai trẻ, còn dạn sồn sồn như bọn mình coi chừng không kham nổi! Vậy nên lúc này chỉ dự tính chạy một đoạn con đèo mới Lộc Bắc rồi trở về. Dự tính là vậy, có điều "cái sự xẩy ra" thì hoàn toàn thay đổi...


< Tít xa vẫn lãng đãng sương mù, trông lại nhớ Đà Lạt...
< Tỉnh lộ 721 mới, đẹp.

Nhưng trước khi nói về cung đèo mới toanh dễ gợi trí tò mò này thì mình xin đề cập tới Tỉnh lộ 721 hay đường DT721: tuyến đường liên huyện cũng mới keng và là huyết mạch nối liền 3 huyện phía Nam Lâm Đồng là Đa Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
< Vào địa phận thôn 4 xã Madaguôi (y xì trên bảng).

Điểm đầu tiên của cung đường bắt nguồn từ ngã ba Madagui (nơi giao cắt với quốc lộ 20) huyện Đạ Huoai - điểm cuối tại cầu Phước Cát (Cát Tiên) bên bờ sông Đồng Nai.
< Đây là ngã 3 vào xã Đạ Kho tức là ngã 3 Trảng Dầu. Từ đây bạn sẽ qua thác Hơi (thác Bồng Bênh), thác Dựng - qua đèo Mỏ Vẹt và đến nơi đăng ký vào khu bảo tồn Nam Cát Tiên.
< Nếu không nhìn kỹ kết cấu căn nhà thì có thể tưởng nhầm... Tây Bắc, hi hi...

Phần khác là tuyến này còn được nối dài qua Bình Phước để giao với quốc lộ 14 nên cũng có thể nói đây là đường nối giữa quốc lộ 20 và quốc lộ 14, tổng cộng toàn tuyến này dài khoảng 80Km.
< Hơi lành lạnh cùng không khí tinh khiết sớm mai khiến người lãng du tỉnh hẳn sau giấc ngủ dài.
< Sát vào mép đường chứ?


< Bụng chưa ăn gì nhưng lòng vẫn "no" với cảnh vật...
< Khói sương giăng đầy...
< Người ta gọi là dốc Ma Thiên Lãnh, nhưng không phải ở Côn Đảo.
Tuy nhiên đoạn trên địa phận Lâm Đồng, nhất là đoạn thị trấn Madaguoi - thị trấn Đạ Tẻh (khoảng 20Km) đường mới được nâng cấp nên rộng, chạy thoải mái ở vận tốc khá cao (coi chừng đôi khi cũng có CSGT đó nghen) nhưng mình nghe nói đoạn thị trấn Đạ Tẻh - Cát Tiên dài khoảng khoảng 20Km đang trong quá trình nâng cấp nên di chuyển khó khăn hơn.
< Núi chung quanh vẫn mờ mờ ảo ảo.


Còn đoạn Cát Tiên - Quốc lộ 14 thỉ đã xuống cấp chưa được sửa chữa nên di chuyển chậm
< Đoạn cua chữ S kia rồi.

Dù không có đèo nhưng DT721 là tuyến đường miền núi nên cũng phải qua một số dốc quanh co, nguy hiểm... (với dân nhà phượt thì đẹp).


< Độc hành.


Do khu vực này là đoạn chuyển tiếp từ cao nguyên xuống vùng đông nam bộ nên có nhiều mạch núi, sông suối cùng các dốc như Ma Thiên Lãnh (ở Đạ Huoai - Đạ Tẻh), dốc Mạ Ơi (ở Đạ Tẻh), dốc Khỉ (ở Đạ Tẻh - Cát Tiên), dốc Đá Mài (ở Cát Tiên).
< Trường tiểu học Nguyễn Trãi. Vắng lặng nhưng sau hôm này sẽ là ngày tựu trường (có lẽ sớm hơn thành thị?)
< Trạm Y tế xã Đạ Kho bắt đầu ngày làm việc.
< Cầu Đạ Tẻh, sắp vào nội thị.

Trên tuyến đường này cũng có một số cây cầu lớn bắc qua các con sông như Cầu Đạ Quay (bắc qua sông Đạ Quay, Đạ Huoai), Cầu Đạ Tẻh (bắc qua sông Đạ Tẻh, Đạ tẻh), cầu Phước Cát (bắc qua sông Đồng Nai, Cát Tiên) và một số cầu nhỏ khác.
< Qua cầu rồi, bỏ một ngã tư - đến ngã 3 kế thì quẹo phải: bọn mình ghé vô quán cơm tấm này.
18k/dĩa sườn trứng, có chén canh. Trà đá thì quán nào ở đây cũng có, miễn phí nhưng thơm ngát - trà Bảo Lộc mà...
< Trường này thì có nhiều em trong sân, chắc thu dọn trang trí cho ngày mai khai giảng.

Xong bữa, tán phét vui vẻ, hỏi thêm chút đường xá với chị chủ quán rồi lên đường. Đơn giản là cứ chạy thẳng qua bùng binh, thẳng tuốt tuột đến ngã 3 lại rẽ phải rồi lại thẳng. Nếu muốn chắc ăn thì cứ hỏi "đường mới đi Lộc Bắc" là dân ven đường sẽ chỉ cho.
< Nhớ câu "chạy thẳng, chạy đìa rét" của người địa phương chỉ về Kiềng Kiềng trong chuyến Bình Tiên - Vĩnh Hy...
Thì đìa rét đây.
< Gặp ngã 3, quẹo phải: đường bắt đầu teo nhỏ lại.
< Qua cầu Đạ Ko.

Tại sao vùng này các tên - địa danh  thường bắt đầu từ chữ "Đạ", bạn biết từ này nghĩa là gì không?

"Đạ" nghĩa là sông, suối - tương tự với từ "Dak", từ "Krông", tức là dòng sông, dòng suối trong ngôn ngữ của cộng đồng người Đông Nam Á cổ và hiện vẫn tồn tại trong ngôn ngữ Tây Nguyên.
Ngôn từ trên bắt nguồn từ người Lạch, chủ nhân đầu tiên của mảnh đất Đà Lạt là một phân chi trong dân tộc Kơ Ho. Dân tộc Kơ Ho lại là một chi lớn trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên Việt Nam với những đặc trưng văn hóa - chủng tộc thuộc về đại cộng đồng người tiền Đông Nam Á bản địa xưa.
< Mãi ngắm cảnh đẹp quên bén chuyện vào hồ Đạ Tẻh - hồ lớn nhất Lam Đồng và cũng rất nhiều cảnh đẹp.

Và như bạn thấy: vùng đất vùng cao này nhiều rừng nên cũng nhiều sống suối, nguồn cội của sự sống nên người xưa lẫn ngày nay, trên mảnh đất Tây Nguyên nhóm từ Đạ / Đak / Krông đều chỉ nước, sông, suối.
< Băng rôn đã sẳn cho ngày mai khai trường. Rớt vài chữ, chắc do cơn mưa hôm qua.
< Và rồi đến đoạn này...
< Te tua, nhưng ngắn thôi: chỉ vài trăm mét.
< Hết khúc te tua thì gặp đường phẳng phiu với bảng: "Dự án đầu tư xây dựng đường DT725 - Đoạn Lộc Bắc - Đạ Tẻh - Quy mô chiền dài 32,3km", đường dẫn vào đèo đây rồi!
< Vắng xe, bên mép phải đường người ta phơi một thứ nông sản gì đó.
< Sướng rồi nghen, trực chỉ đèo Lộc Bắc thôi.
< Cây cầu "Đạ" gì đó quên mất, bên cạnh là bia "Công trình thanh niên".
< Vẫn mới chỉ là đường dẫn, cảnh đẹp bao la...
< Phảng cỏ dại xanh rì muốn "đòi" lại phần đất làm đường à?
< Ấn tượng với những khúc quanh, nhưng cũng chưa đến đèo.

Còn tiếp

Điền Gia Dũng

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20
Những người yêu công trình kiến trúc trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn dành thời gian để ngắm không chán ngôi trường kỳ lạ này.

Thay vì những khuôn mẫu kiến trúc với góc, ngôi trường độc đáo này lại phá cách theo một đường cong mềm mại. Hình ảnh càng trở nên lãng mạn hơn với những tà áo dài nữ sinh thướt tha trên sân trường rợp bóng thông xanh, dưới bóng kiến trúc và tháp chuông độc đáo. Cùng đó, trở về lịch sử công trình này, người yêu văn hóa còn có thêm nhiều thông tin thú vị.

Vào một số trang mạng tìm kiếm quốc tế, chỉ cần gõ dòng ký tự “Petit Lyceé Dalat ”, “ Grand Lyceé Yersin” hay “Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Việt Nam”, ta có ngay thông tin: Đây là công trình duy nhất ở nước ta từng được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình kiến trúc độc đáo toàn cầu trong thế kỷ XX.
.
Ngôi trường tọa lạc ở số 29 Yersin, thành phố Đà Lạt trước kia mang tên “Petit Lyceé Dalat” rồi “Grand Lyceé Yersin”, được người Pháp khởi công năm 1927, do kiến trúc sư Moncet tài năng thiết kế và chỉ đạo xây dựng, đến năm 1935 công trình mới hoàn thành.

Theo tài liệu bảo tồn di sản của Lâm Đồng, nhà cong cũng là công trình cao tầng đầu tiên của thành phố Đà Lạt. Ở ngôi trường này, những lớp học trong công trình được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp (lớp ngói cũ do không thể sử dụng được nữa nên đã được thay thế bằng ngói thường như hiện nay) . Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung độc đáo là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông từng có một chiếc đồng hồ cổ nhưng sau thời gian trường tồn đến nay du khách chỉ còn có thể thấy vết tích in lại trên nền gạch đỏ. Bên trên điểm nhấn tháp chuông cũng không còn chuông do có lẽ đã bị tháo dỡ trước đây.

Mặc dù là trường học, mang trong mình những nét kiến trúc cổ điển nhưng trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt vẫn có dáng vẻ ngoạn mục với những đường cong mềm mại ôm lấy một khoảng sân rộng vươn cao những rặng thông xanh biếc soi bóng hồ Xuân Hương, ghi dấu ấn độc đáo vào bức tranh thơ mộng của Đà Lạt. Gần như đứng ở bất cứ điểm cao nào của thành phố du lịch nhìn về trung tâm người ta cũng có thể nhìn thấy tháp chuông và biểu tượng kiến trúc cong cong vòng cung của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Phải công nhận, những công trình sư tạo tác nên dãy nhà cong này thực sự am tường về thẩm mỹ khi chọn vị trí thiết kế ngôi nhà có một không hai ở nước ta.

Kiến trúc sư Kunđara Peki (người Nhật Bản) cho biết: “Xét về kiến trúc tiện dụng, hiện đại thì thế giới có nhiều, đất nước chúng tôi cũng rất nhiều. Nhưng về sự độc đáo và mang biểu trưng của văn hóa thì công trình này của Việt Nam thật là tuyệt vời”. Sau hàng giờ chiêm ngưỡng kiến trúc, Kunđara Peki say sưa chụp tới hàng trăm tấm ảnh nữ sinh thướt tha áo dài trên sân trường. Hậu cảnh của tất cả những bức ảnh này vẫn là biểu tượng kiến trúc cong và tháp chuông của ngôi trường từng mang tên Grand Lyceé Yersin (Alexandre Yersin, người phát hiện ra thung lũng Đà Lạt độc đáo).

Trong giới kiến trúc của Việt Nam , từng có chuyên gia đề xuất xây dựng, công nhận thành phố Đà Lạt là “Đô thị di sản kiến trúc”. Trong số những giá trị kiến trúc còn lại ở thành phố này, trường Cao đẳng Đà Lạt được cho là một trong những công trình độc đáo nhất trong số hơn 2.000 biệt thự cổ do người Pháp xây dựng còn lại ở đây.

Ở góc độ kiến trúc, giá trị và biểu trưng văn hóa của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là vô giá. Kiến trúc sư Trần Đức Lộc (Sở Xây dựng Lâm Đồng), người từng tham gia xây dựng hồ sơ di sản để nhà nước công nhận nhà cong là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia nhận xét tinh tế: “Công trình nhà cong Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là một báu vật của ngành kiến trúc, của Đà Lạt”. Người dân Đà Lạt mong muốn gìn giữ, bảo tồn nguyên vẹn “báu vật” này cho thế hệ mai sau.

Du lịch, GO! - Theo TTXVN, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống