Ngày thứ ba ở tại Madagui (14.8.2011), nghe chuông đổ ở nhà thời gần đó thì mình đậy ngay nhưng nhìn qua cửa kiếng xong lại bay vào giường. Nguyên do là ngoài trời đầy sương mù, khó mà mơ chuyện chụp ảnh cảnh bình minh.
< Đèo Lộc Bắc.
Nướng cho đã đến 6h thì bọn mình lên xe phi ra đường hướng về thị trấn Đạ Tẻh. Chương trình hôm nay dự tham quan cung đường mới khánh thành hồi 19.5, con đường phá thế độc đạo của QL20 với lợi thế cho hai địa danh: Bảo Lâm và Đạ Tẻh.
Nói đúng ra thì trước khi đi, bọn mình đã nuôi sẳn dự định này. Kế hoạch từ Đạ Tẻh vượt đèo mới đến Lộc Bắc rồi theo đường liên thôn Bảo Lâm viếng chùa Di Đà hoặc tu viện Bát Nhã. Rời nơi này sẽ theo đường liên thôn về ngã 5 Lộc Tân rẽ vào vùng đất kề cận của nhà máy trà Bảo Lâm để tìm đường đi K'Long, đến Đạ Pal (tìm và tham quan thác tại đây), Triệu Hải và trở về Đạ Tẻh...
.
< Buổi sáng vẫn âm u.
Tuy nhiên đến cận ngày đi bọn mình mới hay đoạn nhà máy trà Bảo Lâm - K'Long rất kinh khủng trong mùa mưa, cụ thể là đường đầy bùn đất - vượt các suối hay có lũ bất chợt, nhiều dốc dựng...v.v.
< Lại vào Đã Tẻh, ngang qua trường trung học Đạ Huoai.
Nói chung thì mùa khô thì có thể nhưng mùa mưa chỉ dành cho sức trai trẻ, còn dạn sồn sồn như bọn mình coi chừng không kham nổi! Vậy nên lúc này chỉ dự tính chạy một đoạn con đèo mới Lộc Bắc rồi trở về. Dự tính là vậy, có điều "cái sự xẩy ra" thì hoàn toàn thay đổi...
< Tít xa vẫn lãng đãng sương mù, trông lại nhớ Đà Lạt...
< Tỉnh lộ 721 mới, đẹp.
Nhưng trước khi nói về cung đèo mới toanh dễ gợi trí tò mò này thì mình xin đề cập tới Tỉnh lộ 721 hay đường DT721: tuyến đường liên huyện cũng mới keng và là huyết mạch nối liền 3 huyện phía Nam Lâm Đồng là Đa Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
< Vào địa phận thôn 4 xã Madaguôi (y xì trên bảng).
Điểm đầu tiên của cung đường bắt nguồn từ ngã ba Madagui (nơi giao cắt với quốc lộ 20) huyện Đạ Huoai - điểm cuối tại cầu Phước Cát (Cát Tiên) bên bờ sông Đồng Nai.
< Đây là ngã 3 vào xã Đạ Kho tức là ngã 3 Trảng Dầu. Từ đây bạn sẽ qua thác Hơi (thác Bồng Bênh), thác Dựng - qua đèo Mỏ Vẹt và đến nơi đăng ký vào khu bảo tồn Nam Cát Tiên.
< Nếu không nhìn kỹ kết cấu căn nhà thì có thể tưởng nhầm... Tây Bắc, hi hi...
Phần khác là tuyến này còn được nối dài qua Bình Phước để giao với quốc lộ 14 nên cũng có thể nói đây là đường nối giữa quốc lộ 20 và quốc lộ 14, tổng cộng toàn tuyến này dài khoảng 80Km.
< Hơi lành lạnh cùng không khí tinh khiết sớm mai khiến người lãng du tỉnh hẳn sau giấc ngủ dài.
< Sát vào mép đường chứ?
< Bụng chưa ăn gì nhưng lòng vẫn "no" với cảnh vật...
< Khói sương giăng đầy...
< Người ta gọi là dốc Ma Thiên Lãnh, nhưng không phải ở Côn Đảo.
Tuy nhiên đoạn trên địa phận Lâm Đồng, nhất là đoạn thị trấn Madaguoi - thị trấn Đạ Tẻh (khoảng 20Km) đường mới được nâng cấp nên rộng, chạy thoải mái ở vận tốc khá cao (coi chừng đôi khi cũng có CSGT đó nghen) nhưng mình nghe nói đoạn thị trấn Đạ Tẻh - Cát Tiên dài khoảng khoảng 20Km đang trong quá trình nâng cấp nên di chuyển khó khăn hơn.
< Núi chung quanh vẫn mờ mờ ảo ảo.
Còn đoạn Cát Tiên - Quốc lộ 14 thỉ đã xuống cấp chưa được sửa chữa nên di chuyển chậm
< Đoạn cua chữ S kia rồi.
Dù không có đèo nhưng DT721 là tuyến đường miền núi nên cũng phải qua một số dốc quanh co, nguy hiểm... (với dân nhà phượt thì đẹp).
< Độc hành.
Do khu vực này là đoạn chuyển tiếp từ cao nguyên xuống vùng đông nam bộ nên có nhiều mạch núi, sông suối cùng các dốc như Ma Thiên Lãnh (ở Đạ Huoai - Đạ Tẻh), dốc Mạ Ơi (ở Đạ Tẻh), dốc Khỉ (ở Đạ Tẻh - Cát Tiên), dốc Đá Mài (ở Cát Tiên).
< Trường tiểu học Nguyễn Trãi. Vắng lặng nhưng sau hôm này sẽ là ngày tựu trường (có lẽ sớm hơn thành thị?)
< Trạm Y tế xã Đạ Kho bắt đầu ngày làm việc.
< Cầu Đạ Tẻh, sắp vào nội thị.
Trên tuyến đường này cũng có một số cây cầu lớn bắc qua các con sông như Cầu Đạ Quay (bắc qua sông Đạ Quay, Đạ Huoai), Cầu Đạ Tẻh (bắc qua sông Đạ Tẻh, Đạ tẻh), cầu Phước Cát (bắc qua sông Đồng Nai, Cát Tiên) và một số cầu nhỏ khác.
< Qua cầu rồi, bỏ một ngã tư - đến ngã 3 kế thì quẹo phải: bọn mình ghé vô quán cơm tấm này.
18k/dĩa sườn trứng, có chén canh. Trà đá thì quán nào ở đây cũng có, miễn phí nhưng thơm ngát - trà Bảo Lộc mà...
< Trường này thì có nhiều em trong sân, chắc thu dọn trang trí cho ngày mai khai giảng.
Xong bữa, tán phét vui vẻ, hỏi thêm chút đường xá với chị chủ quán rồi lên đường. Đơn giản là cứ chạy thẳng qua bùng binh, thẳng tuốt tuột đến ngã 3 lại rẽ phải rồi lại thẳng. Nếu muốn chắc ăn thì cứ hỏi "đường mới đi Lộc Bắc" là dân ven đường sẽ chỉ cho.
< Nhớ câu "chạy thẳng, chạy đìa rét" của người địa phương chỉ về Kiềng Kiềng trong chuyến Bình Tiên - Vĩnh Hy...
Thì đìa rét đây.
< Gặp ngã 3, quẹo phải: đường bắt đầu teo nhỏ lại.
< Qua cầu Đạ Ko.
Tại sao vùng này các tên - địa danh thường bắt đầu từ chữ "Đạ", bạn biết từ này nghĩa là gì không?
"Đạ" nghĩa là sông, suối - tương tự với từ "Dak", từ "Krông", tức là dòng sông, dòng suối trong ngôn ngữ của cộng đồng người Đông Nam Á cổ và hiện vẫn tồn tại trong ngôn ngữ Tây Nguyên.
Ngôn từ trên bắt nguồn từ người Lạch, chủ nhân đầu tiên của mảnh đất Đà Lạt là một phân chi trong dân tộc Kơ Ho. Dân tộc Kơ Ho lại là một chi lớn trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên Việt Nam với những đặc trưng văn hóa - chủng tộc thuộc về đại cộng đồng người tiền Đông Nam Á bản địa xưa.
< Mãi ngắm cảnh đẹp quên bén chuyện vào hồ Đạ Tẻh - hồ lớn nhất Lam Đồng và cũng rất nhiều cảnh đẹp.
Và như bạn thấy: vùng đất vùng cao này nhiều rừng nên cũng nhiều sống suối, nguồn cội của sự sống nên người xưa lẫn ngày nay, trên mảnh đất Tây Nguyên nhóm từ Đạ / Đak / Krông đều chỉ nước, sông, suối.
< Băng rôn đã sẳn cho ngày mai khai trường. Rớt vài chữ, chắc do cơn mưa hôm qua.
< Và rồi đến đoạn này...
< Te tua, nhưng ngắn thôi: chỉ vài trăm mét.
< Hết khúc te tua thì gặp đường phẳng phiu với bảng: "Dự án đầu tư xây dựng đường DT725 - Đoạn Lộc Bắc - Đạ Tẻh - Quy mô chiền dài 32,3km", đường dẫn vào đèo đây rồi!
< Đèo Lộc Bắc.
Nướng cho đã đến 6h thì bọn mình lên xe phi ra đường hướng về thị trấn Đạ Tẻh. Chương trình hôm nay dự tham quan cung đường mới khánh thành hồi 19.5, con đường phá thế độc đạo của QL20 với lợi thế cho hai địa danh: Bảo Lâm và Đạ Tẻh.
Nói đúng ra thì trước khi đi, bọn mình đã nuôi sẳn dự định này. Kế hoạch từ Đạ Tẻh vượt đèo mới đến Lộc Bắc rồi theo đường liên thôn Bảo Lâm viếng chùa Di Đà hoặc tu viện Bát Nhã. Rời nơi này sẽ theo đường liên thôn về ngã 5 Lộc Tân rẽ vào vùng đất kề cận của nhà máy trà Bảo Lâm để tìm đường đi K'Long, đến Đạ Pal (tìm và tham quan thác tại đây), Triệu Hải và trở về Đạ Tẻh...
.
< Buổi sáng vẫn âm u.
Tuy nhiên đến cận ngày đi bọn mình mới hay đoạn nhà máy trà Bảo Lâm - K'Long rất kinh khủng trong mùa mưa, cụ thể là đường đầy bùn đất - vượt các suối hay có lũ bất chợt, nhiều dốc dựng...v.v.
< Lại vào Đã Tẻh, ngang qua trường trung học Đạ Huoai.
Nói chung thì mùa khô thì có thể nhưng mùa mưa chỉ dành cho sức trai trẻ, còn dạn sồn sồn như bọn mình coi chừng không kham nổi! Vậy nên lúc này chỉ dự tính chạy một đoạn con đèo mới Lộc Bắc rồi trở về. Dự tính là vậy, có điều "cái sự xẩy ra" thì hoàn toàn thay đổi...
< Tít xa vẫn lãng đãng sương mù, trông lại nhớ Đà Lạt...
< Tỉnh lộ 721 mới, đẹp.
Nhưng trước khi nói về cung đèo mới toanh dễ gợi trí tò mò này thì mình xin đề cập tới Tỉnh lộ 721 hay đường DT721: tuyến đường liên huyện cũng mới keng và là huyết mạch nối liền 3 huyện phía Nam Lâm Đồng là Đa Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
< Vào địa phận thôn 4 xã Madaguôi (y xì trên bảng).
Điểm đầu tiên của cung đường bắt nguồn từ ngã ba Madagui (nơi giao cắt với quốc lộ 20) huyện Đạ Huoai - điểm cuối tại cầu Phước Cát (Cát Tiên) bên bờ sông Đồng Nai.
< Đây là ngã 3 vào xã Đạ Kho tức là ngã 3 Trảng Dầu. Từ đây bạn sẽ qua thác Hơi (thác Bồng Bênh), thác Dựng - qua đèo Mỏ Vẹt và đến nơi đăng ký vào khu bảo tồn Nam Cát Tiên.
< Nếu không nhìn kỹ kết cấu căn nhà thì có thể tưởng nhầm... Tây Bắc, hi hi...
Phần khác là tuyến này còn được nối dài qua Bình Phước để giao với quốc lộ 14 nên cũng có thể nói đây là đường nối giữa quốc lộ 20 và quốc lộ 14, tổng cộng toàn tuyến này dài khoảng 80Km.
< Hơi lành lạnh cùng không khí tinh khiết sớm mai khiến người lãng du tỉnh hẳn sau giấc ngủ dài.
< Sát vào mép đường chứ?
< Bụng chưa ăn gì nhưng lòng vẫn "no" với cảnh vật...
< Khói sương giăng đầy...
< Người ta gọi là dốc Ma Thiên Lãnh, nhưng không phải ở Côn Đảo.
Tuy nhiên đoạn trên địa phận Lâm Đồng, nhất là đoạn thị trấn Madaguoi - thị trấn Đạ Tẻh (khoảng 20Km) đường mới được nâng cấp nên rộng, chạy thoải mái ở vận tốc khá cao (coi chừng đôi khi cũng có CSGT đó nghen) nhưng mình nghe nói đoạn thị trấn Đạ Tẻh - Cát Tiên dài khoảng khoảng 20Km đang trong quá trình nâng cấp nên di chuyển khó khăn hơn.
< Núi chung quanh vẫn mờ mờ ảo ảo.
Còn đoạn Cát Tiên - Quốc lộ 14 thỉ đã xuống cấp chưa được sửa chữa nên di chuyển chậm
< Đoạn cua chữ S kia rồi.
Dù không có đèo nhưng DT721 là tuyến đường miền núi nên cũng phải qua một số dốc quanh co, nguy hiểm... (với dân nhà phượt thì đẹp).
< Độc hành.
Do khu vực này là đoạn chuyển tiếp từ cao nguyên xuống vùng đông nam bộ nên có nhiều mạch núi, sông suối cùng các dốc như Ma Thiên Lãnh (ở Đạ Huoai - Đạ Tẻh), dốc Mạ Ơi (ở Đạ Tẻh), dốc Khỉ (ở Đạ Tẻh - Cát Tiên), dốc Đá Mài (ở Cát Tiên).
< Trường tiểu học Nguyễn Trãi. Vắng lặng nhưng sau hôm này sẽ là ngày tựu trường (có lẽ sớm hơn thành thị?)
< Trạm Y tế xã Đạ Kho bắt đầu ngày làm việc.
< Cầu Đạ Tẻh, sắp vào nội thị.
Trên tuyến đường này cũng có một số cây cầu lớn bắc qua các con sông như Cầu Đạ Quay (bắc qua sông Đạ Quay, Đạ Huoai), Cầu Đạ Tẻh (bắc qua sông Đạ Tẻh, Đạ tẻh), cầu Phước Cát (bắc qua sông Đồng Nai, Cát Tiên) và một số cầu nhỏ khác.
< Qua cầu rồi, bỏ một ngã tư - đến ngã 3 kế thì quẹo phải: bọn mình ghé vô quán cơm tấm này.
18k/dĩa sườn trứng, có chén canh. Trà đá thì quán nào ở đây cũng có, miễn phí nhưng thơm ngát - trà Bảo Lộc mà...
< Trường này thì có nhiều em trong sân, chắc thu dọn trang trí cho ngày mai khai giảng.
Xong bữa, tán phét vui vẻ, hỏi thêm chút đường xá với chị chủ quán rồi lên đường. Đơn giản là cứ chạy thẳng qua bùng binh, thẳng tuốt tuột đến ngã 3 lại rẽ phải rồi lại thẳng. Nếu muốn chắc ăn thì cứ hỏi "đường mới đi Lộc Bắc" là dân ven đường sẽ chỉ cho.
< Nhớ câu "chạy thẳng, chạy đìa rét" của người địa phương chỉ về Kiềng Kiềng trong chuyến Bình Tiên - Vĩnh Hy...
Thì đìa rét đây.
< Gặp ngã 3, quẹo phải: đường bắt đầu teo nhỏ lại.
< Qua cầu Đạ Ko.
Tại sao vùng này các tên - địa danh thường bắt đầu từ chữ "Đạ", bạn biết từ này nghĩa là gì không?
"Đạ" nghĩa là sông, suối - tương tự với từ "Dak", từ "Krông", tức là dòng sông, dòng suối trong ngôn ngữ của cộng đồng người Đông Nam Á cổ và hiện vẫn tồn tại trong ngôn ngữ Tây Nguyên.
Ngôn từ trên bắt nguồn từ người Lạch, chủ nhân đầu tiên của mảnh đất Đà Lạt là một phân chi trong dân tộc Kơ Ho. Dân tộc Kơ Ho lại là một chi lớn trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên Việt Nam với những đặc trưng văn hóa - chủng tộc thuộc về đại cộng đồng người tiền Đông Nam Á bản địa xưa.
< Mãi ngắm cảnh đẹp quên bén chuyện vào hồ Đạ Tẻh - hồ lớn nhất Lam Đồng và cũng rất nhiều cảnh đẹp.
Và như bạn thấy: vùng đất vùng cao này nhiều rừng nên cũng nhiều sống suối, nguồn cội của sự sống nên người xưa lẫn ngày nay, trên mảnh đất Tây Nguyên nhóm từ Đạ / Đak / Krông đều chỉ nước, sông, suối.
< Băng rôn đã sẳn cho ngày mai khai trường. Rớt vài chữ, chắc do cơn mưa hôm qua.
< Và rồi đến đoạn này...
< Te tua, nhưng ngắn thôi: chỉ vài trăm mét.
< Hết khúc te tua thì gặp đường phẳng phiu với bảng: "Dự án đầu tư xây dựng đường DT725 - Đoạn Lộc Bắc - Đạ Tẻh - Quy mô chiền dài 32,3km", đường dẫn vào đèo đây rồi!
< Vắng xe, bên mép phải đường người ta phơi một thứ nông sản gì đó.
< Sướng rồi nghen, trực chỉ đèo Lộc Bắc thôi.
< Cây cầu "Đạ" gì đó quên mất, bên cạnh là bia "Công trình thanh niên".
< Vẫn mới chỉ là đường dẫn, cảnh đẹp bao la...
< Phảng cỏ dại xanh rì muốn "đòi" lại phần đất làm đường à?
< Ấn tượng với những khúc quanh, nhưng cũng chưa đến đèo.
0 comments:
Post a Comment