Thành Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tòa thành cổ - công trình quân sự duy nhất được xây bằng đá ong ở Việt Nam.
Đây cũng là một trong số ít tòa thành, dưới thời Minh Mạng, còn lại đến ngày nay. Năm 1994, thành được công nhận là di tích lịch sử - kiến trúc quốc gia.
Kiến trúc độc đáo
Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42 km. Trong hồi ký của Charles Edouard Hocquard một bác sĩ trong quân đội viễn chinh Pháp đã tả lại thành Sơn Tây tháng 4/1884 như sau...
< Thành cổ Sơn Tây 1884.
“ ...cách Sông Hồng khoảng 2 cây số. Thành có kiểu hình vuông, mỗi cạnh dài 500m. Một bức tường bao quanh, xây gạch cao 5m. Một cái hào đầy nước rộng khoảng 20m bao quanh thành lũy, hết hào nước là một con đường để đi tuần tra, ngăn cách giữa hào nước với tường thành. Những người An Nam gọi đường đó là đường voi (tượng đạo, đường để voi đi). Ở giữa bề mặt của mỗi bức tường thành có một nửa tháp hình bán nguyệt đường kính 30m, bố trí nhiều lỗ châu mai”. (Chiến dịch Bắc kỳ - Une Campagne au Tonkin).
< Cổng phía đông thành Sơn Tây.
Thành cổ Sơn Tây được xây theo kiến trúc Vauban, kiến trúc phòng thủ quân sự do một kỹ sư người Pháp thiết kế. Đặc biệt, đây là ngôi thành duy nhất Việt Nam được xây dựng từ đá ong, loại chất liệu có sẵn ở địa phương (từ "gạch" Charles Edouard Hocquard đề cập có thể do cách nói hoặc dịch).
Theo thư tịch cổ, thành trì này có chu vi 326 trượng 7 thước (1306,8m), tường thành cao 1 trượng 1 thước (4,4m). Chu vi hào nước bao quanh thành là 448 trượng (1792m), rộng 6 trượng 7 thước (26,8m), sâu 1 trượng (4m).
Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc, Nam, Tây, Đông và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Trước đây bốn cửa đều có cầu gạch bắc qua hào nước, nhưng hiện nay chỉ có hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành.
Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi (nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây), thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền (Hữu Lợi cũ), chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32)…
< Mặt Bắc thành cổ.
Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, cửa hành cung, hành cung, hai giếng vuông, phía trước khu nghi lễ (Hành Cung, sân, điện), gần với cửa Tiền. Điện ở đây từng là tòa nhà 5 gian hai trái, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các quan.
Chứng tích lịch sử quý giá
Người xưa thường rất coi trọng 4 vùng đất là phên dậu che chở cho Thăng Long đồng thời là bàn đạp để triều đình có thể vươn xa ra vùng biên giới. Sơn Tây là một trong Tứ trấn quan trọng đó, bên cạnh Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam và vì thế nó có vai trò vô cùng to lớn.
< Thành cổ ngày nay, sau khi được "lên đời".
Khi cho xây dựng thành trì, các nhà quân sự thời đó đã khéo tận dụng những địa hình tự nhiên để đặt vị trí của thành. Cách 2km về phía Bắc thành trì là con sông cái. Phía Tây và tây nam là sông Tích, đó là những cái hào tự nhiên tốt nhất ngăn quân giặc từ xa khi chúng sang từ phương Bắc. Còn phía Nam và phía Đông địa hình lại rất thuận lợi cho việc tiếp ứng hoặc rút lui của quân phòng thủ.
Ngoài ra, những tướng giỏi cũng được cắt cử vế trấn giữ nơi này. Nhà Nguyễn từng đặt Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bắc và Việt Bắc gồm 5 phủ, 24 huyện mà ngày nay bao gồm toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc cộng với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, hầu như toàn bộ tỉnh Phú Thọ và hơn một nửa tỉnh Hà Tây cũ.
< Thành Sơn Tây thất thủ vào tay quân Pháp.
Trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, thành cũng là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn. Nơi đây được biết đến nhiều cùng với những nhân vật lãnh đạo như: Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc... trong hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Tới năm 1883, thành thất thủ vào tay quân Pháp…
Trải qua gần 200 năm tồn tại cùng những thăng trầm của thời đại, ngày nay, thành cổ Sơn Tây trở thành chứng tích lịch sử quý giá, tác phẩm kiến trúc độc đáo đáng được trân trọng giữ gìn.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, ảnh internet
Dự án cải tạo tường Thành cổ Sơn Tây
Dự án cải tạo, chỉnh trang tường Thành cổ Sơn Tây vẫn đang được triển khai.
Theo báo cáo của đơn vị thi công, đến hết tháng 2, đơn vị này đã hoàn thành việc phát lộ toàn bộ tường thành, xếp thêm đá ong mới vào những đoạn tường thành bị mất từ cổng Bắc đến cổng Đông và cổng Nam với tổng chiều dài khoảng 654m.
Đoạn đã hoàn thành được làm theo phương án: Giữ nguyên tường thành cũ, xếp đá ong mới cao 1,3-1,5m, thụt vào 3-5cm (bằng phương pháp thủ công) so với tường thành cũ để có thể phân biệt được đâu là tường thành cũ, đâu là phần mới lắp dựng. Phía trong tường đắp đất theo kiểu thoải chân đê, trồng cỏ lên và làm cống thoát nước bên dưới.
Toàn bộ cây cổ thụ, cây quý trên mặt tường thành được giữ nguyên, chỉ chặt bỏ cây dại gây hại cho di tích.
Theo lý giải của đơn vị thi công thì chiều cao 1,3-1,5m là phù hợp với tầm nhìn của người Việt Nam và không gian cảnh quan của di tích. Phần lớn người dân thị xã Sơn Tây khi được hỏi đều rất hài lòng với cách làm này.
Bác Lê Thị Lan, trú ở khu tập thể Biên Phòng (phường Lê Lợi) chia sẻ: “Tòa thành trước đây như một khu rừng, là địa điểm cho tệ nạn mại dâm, ma túy hoạt động. Giờ thì lộ rõ tòa thành quân sự, giống như một công viên, trong có thể nhìn ra, ngoài có thể nhìn vào, rất đẹp”.
Các nhà chuyên môn trước sau đều thống nhất khẳng định: Việc cải tạo, chỉnh trang tường thành là cần thiết, phương án mà thị xã Sơn Tây đang triển khai không làm ảnh hưởng tới yếu tố gốc của di tích. Song, văn bản số 18, ngày 11-1-2011 của Cục Di sản Văn hóa thông báo Kết luận của Hội đồng khoa học về việc chỉnh trang hạng mục tường Thành cổ Sơn Tây lại yêu cầu thị xã tìm kiếm thêm tư liệu, điều chỉnh phương án chỉnh trang tường thành trước khi đưa ra phương án cuối cùng...
Theo Báo Hanoimoi
Đây cũng là một trong số ít tòa thành, dưới thời Minh Mạng, còn lại đến ngày nay. Năm 1994, thành được công nhận là di tích lịch sử - kiến trúc quốc gia.
Kiến trúc độc đáo
Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42 km. Trong hồi ký của Charles Edouard Hocquard một bác sĩ trong quân đội viễn chinh Pháp đã tả lại thành Sơn Tây tháng 4/1884 như sau...
< Thành cổ Sơn Tây 1884.
“ ...cách Sông Hồng khoảng 2 cây số. Thành có kiểu hình vuông, mỗi cạnh dài 500m. Một bức tường bao quanh, xây gạch cao 5m. Một cái hào đầy nước rộng khoảng 20m bao quanh thành lũy, hết hào nước là một con đường để đi tuần tra, ngăn cách giữa hào nước với tường thành. Những người An Nam gọi đường đó là đường voi (tượng đạo, đường để voi đi). Ở giữa bề mặt của mỗi bức tường thành có một nửa tháp hình bán nguyệt đường kính 30m, bố trí nhiều lỗ châu mai”. (Chiến dịch Bắc kỳ - Une Campagne au Tonkin).
< Cổng phía đông thành Sơn Tây.
Thành cổ Sơn Tây được xây theo kiến trúc Vauban, kiến trúc phòng thủ quân sự do một kỹ sư người Pháp thiết kế. Đặc biệt, đây là ngôi thành duy nhất Việt Nam được xây dựng từ đá ong, loại chất liệu có sẵn ở địa phương (từ "gạch" Charles Edouard Hocquard đề cập có thể do cách nói hoặc dịch).
Theo thư tịch cổ, thành trì này có chu vi 326 trượng 7 thước (1306,8m), tường thành cao 1 trượng 1 thước (4,4m). Chu vi hào nước bao quanh thành là 448 trượng (1792m), rộng 6 trượng 7 thước (26,8m), sâu 1 trượng (4m).
Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc, Nam, Tây, Đông và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Trước đây bốn cửa đều có cầu gạch bắc qua hào nước, nhưng hiện nay chỉ có hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành.
Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi (nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây), thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền (Hữu Lợi cũ), chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32)…
< Mặt Bắc thành cổ.
Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, cửa hành cung, hành cung, hai giếng vuông, phía trước khu nghi lễ (Hành Cung, sân, điện), gần với cửa Tiền. Điện ở đây từng là tòa nhà 5 gian hai trái, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các quan.
Chứng tích lịch sử quý giá
Người xưa thường rất coi trọng 4 vùng đất là phên dậu che chở cho Thăng Long đồng thời là bàn đạp để triều đình có thể vươn xa ra vùng biên giới. Sơn Tây là một trong Tứ trấn quan trọng đó, bên cạnh Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam và vì thế nó có vai trò vô cùng to lớn.
< Thành cổ ngày nay, sau khi được "lên đời".
Khi cho xây dựng thành trì, các nhà quân sự thời đó đã khéo tận dụng những địa hình tự nhiên để đặt vị trí của thành. Cách 2km về phía Bắc thành trì là con sông cái. Phía Tây và tây nam là sông Tích, đó là những cái hào tự nhiên tốt nhất ngăn quân giặc từ xa khi chúng sang từ phương Bắc. Còn phía Nam và phía Đông địa hình lại rất thuận lợi cho việc tiếp ứng hoặc rút lui của quân phòng thủ.
Ngoài ra, những tướng giỏi cũng được cắt cử vế trấn giữ nơi này. Nhà Nguyễn từng đặt Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bắc và Việt Bắc gồm 5 phủ, 24 huyện mà ngày nay bao gồm toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc cộng với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, hầu như toàn bộ tỉnh Phú Thọ và hơn một nửa tỉnh Hà Tây cũ.
< Thành Sơn Tây thất thủ vào tay quân Pháp.
Trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, thành cũng là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn. Nơi đây được biết đến nhiều cùng với những nhân vật lãnh đạo như: Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc... trong hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Tới năm 1883, thành thất thủ vào tay quân Pháp…
Trải qua gần 200 năm tồn tại cùng những thăng trầm của thời đại, ngày nay, thành cổ Sơn Tây trở thành chứng tích lịch sử quý giá, tác phẩm kiến trúc độc đáo đáng được trân trọng giữ gìn.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, ảnh internet
Dự án cải tạo tường Thành cổ Sơn Tây
Dự án cải tạo, chỉnh trang tường Thành cổ Sơn Tây vẫn đang được triển khai.
Theo báo cáo của đơn vị thi công, đến hết tháng 2, đơn vị này đã hoàn thành việc phát lộ toàn bộ tường thành, xếp thêm đá ong mới vào những đoạn tường thành bị mất từ cổng Bắc đến cổng Đông và cổng Nam với tổng chiều dài khoảng 654m.
Đoạn đã hoàn thành được làm theo phương án: Giữ nguyên tường thành cũ, xếp đá ong mới cao 1,3-1,5m, thụt vào 3-5cm (bằng phương pháp thủ công) so với tường thành cũ để có thể phân biệt được đâu là tường thành cũ, đâu là phần mới lắp dựng. Phía trong tường đắp đất theo kiểu thoải chân đê, trồng cỏ lên và làm cống thoát nước bên dưới.
Toàn bộ cây cổ thụ, cây quý trên mặt tường thành được giữ nguyên, chỉ chặt bỏ cây dại gây hại cho di tích.
Theo lý giải của đơn vị thi công thì chiều cao 1,3-1,5m là phù hợp với tầm nhìn của người Việt Nam và không gian cảnh quan của di tích. Phần lớn người dân thị xã Sơn Tây khi được hỏi đều rất hài lòng với cách làm này.
Bác Lê Thị Lan, trú ở khu tập thể Biên Phòng (phường Lê Lợi) chia sẻ: “Tòa thành trước đây như một khu rừng, là địa điểm cho tệ nạn mại dâm, ma túy hoạt động. Giờ thì lộ rõ tòa thành quân sự, giống như một công viên, trong có thể nhìn ra, ngoài có thể nhìn vào, rất đẹp”.
Các nhà chuyên môn trước sau đều thống nhất khẳng định: Việc cải tạo, chỉnh trang tường thành là cần thiết, phương án mà thị xã Sơn Tây đang triển khai không làm ảnh hưởng tới yếu tố gốc của di tích. Song, văn bản số 18, ngày 11-1-2011 của Cục Di sản Văn hóa thông báo Kết luận của Hội đồng khoa học về việc chỉnh trang hạng mục tường Thành cổ Sơn Tây lại yêu cầu thị xã tìm kiếm thêm tư liệu, điều chỉnh phương án chỉnh trang tường thành trước khi đưa ra phương án cuối cùng...
Theo Báo Hanoimoi
0 comments:
Post a Comment