Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 4 May 2012

Cá chuồn là món phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân xứ Quảng độ hè về. 
Và đã là người Núi Thành thì không ai không biết món cá chuồn xanh nướng, cuốn rau sống chấm nước mắm ớt, vừa ăn vừa hít hà trong chiều tà bãi Rạng.

Cá chuồn tập trung chủ yếu ở vùng biển Nam Trung Bộ mà nhiều nhất là vùng biển Quảng Nam. Cá có dáng thon dài, lưng xanh, bụng trắng.

Điều dễ phân biệt nó với các loại cá biển khác là cặp cánh dài tận đuôi. Nhờ vậy, nó có thể bay, tuy không cao. Nếu được ra khơi cùng với những đoàn tàu đánh cá, bạn sẽ có dịp chứng kiến cảnh cá chuồn từng bầy bay là đà, như đám mây vờn trên mặt biển xanh rờn, chập chờn sóng vỗ.

Tầm tháng ba đến tháng năm âm lịch, nếu bạn có dịp về biển Rạng (Núi Thành - Quảng Nam) giữa mùa rộ cá chuồn gành, chuồn lộng, chuồn khơi, chuồn cồ, chuồn xanh… bạn sẽ được thưởng thức hương vị thơm ngon và không khỏi ngạc nhiên với những món ăn được người dân địa phương chế biến từ loại cá biển này.

Cá chuồn chế biến được nhiều món ngon: cá chuồn áp nén chiên giòn, cá chuồn nấu canh với rau ranh, rau muống, nấu cháo gạo, kho, luộc…Nếu là khách phương xa, bạn sẽ được người dân đãi món cá chuồn nướng. Món ăn dân dã này đơn giản, rẻ tiền nhưng hương vị rất khó quên.

Khi nào khách gọi cá mới được đưa lên bếp than nướng
Các loại cá chuồn đều có thể chế biến món nướng, nhưng được “đánh giá" cao nhất là cá chuồn xanh tươi được ngư dân đánh bắt trong đêm, sáng vào bờ bán lại cho những hộ kinh doanh ở bãi biển để nướng phục vụ khách.

Cá chuồn xanh nướng ở ngay bãi biển chỉ cần đánh sạch vảy, làm mang, sau đó quạt than đỏ đặt cá lên vỉ nướng khoảng 30 phút đem ra vừa thổi vừa ăn. Cá chuồn xanh nướng có mùi vị đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loại cá nào. Khi ăn cá chuồn xanh nướng cũng không cầu kỳ, cứ cầm hẳn trên tay, bẻ đôi chấm vào nước mắm nguyên chất hoặc muối sống ớt xanh thì không gì thú vị bằng, vừa ăn vừa xuýt xoa, mằn mặn đầu môi vị muối của đại dương…

Có thực khách đem cá nhúng vào nước biển rồi nướng trên bếp than hồng và thưởng thức hương vị ngọt của cá, vị mặn của nước biển thấm vào mà khen lấy khen để. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu cá chuồn nướng quấn trong bánh tráng lề (bánh tráng cuốn) kèm rau sống, chấm nước mắm ớt.

Lạ một điều, riêng loại cá chuồn lại ưa củ nén đến kỳ, dù chế biến dưới hình thức nào, từ chiên, kho đến nướng cũng không thể thiếu loại củ này. Vì thế, khi thấy cá chín vàng ươm, người nướng cá sẽ rưới một vài muỗng dầu ăn có phi củ nén, rồi nướng lại khoảng 5 phút để mùi củ nén bám vào cá đánh tan mùi tanh, tạo nên vị bùi của thịt cá chuồn tươi pha lẫn với mùi nén thơm lựng.

Món các chuồn nướng ăn cùng rau sống, chấm mắm ớt, ngon tuyệt!
Nói không ngoa, nhưng quả thật mùi của cá chuồn xanh nướng thấm dầu phi nén có sức lan tỏa và quyến rũ “kinh khủng”. Những ngày hè nắng nóng, chỉ cần chạy xe trên đường dọc bãi Rạng bạn đã nghe mùi cá chuồn nướng từ các lều, quán bãi biển…chỉ lối ra biển không sợ đi lạc.

Cá chuồn xanh thường đắt hơn các loại cá chuồng khơi, chuồn ốc mít, cánh gián…và không cân ký bán mà chỉ bán con. Mỗi con cá chuồn tùy thời điểm, tùy lớn bé, có giá 10.000 đồng/1 con hay 15.000 đồng/2 con. Khi nhà hàng, các chủ kinh doanh dịch vụ ăn uống ở bãi biển Rạng nướng bán lại thì mỗi con có giá 15.000 đồng.

Nếu khách đến bãi Rạng là dân bản địa thì sẽ rất dễ dàng “nhận diện” được đâu là cá chuồn xanh: nó thường dài chỉ khoảng 20 cm (ngắn hơn cá chuồn cồ), bề ngang to hơn cá chuồn khơi, dài hơn cá chuồn ốc mít và điểm khác biệt rõ rệt nhất chính là ở màu da xanh đặc trưng như chính tên gọi của nó.

Nếu là khách phương xa, để không bị “chém”, bị chủ quán “treo đầu cá chuồn ốc mít tính tiền cá chuồn xanh”, bạn nên đề nghị được xem và chọn cá ở thùng trước khi nướng để được thưởng thức đúng loại cá chuồn xanh. Và khi ăn, vị cá chuồn xanh cũng rất riêng, thịt không khô như cá chuồn cồ mà mềm, bùi và có vị ngọt ngọt.

Mùa hè về, nắng nóng kéo dài, bãi Rạng chiều nào cũng tấp nập khách đến tắm biển và thưởng thức cá chuồn xanh nướng. Ra về rồi mà mùi mỡ cá chảy trên lửa than hồng, mùi nén cháy vẫn cứ thoang thoảng theo làn khói như nhắn gửi du khách lời hẹn sớm gặp lại.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TTP, báo Quảng Nam
Bờ biển huyện Mộ Đức - tỉnh Quảng Ngãi dài 23km, gần như không có cửa sông nên người dân địa phương gọi là “biển Ngang”.

Khoảng 10 năm gần đây, tại những đoạn bãi cát đẹp, thuận tiện cho việc tắm biển này đã xuất hiện nhiều quán ăn phục vụ khách tắm biển như bãi biển Đức Chánh thuộc xã Đức Chánh, bãi biển Minh Tân và Minh Tân Bắc thuộc xã Đức Minh, bãi Tân Định thuộc xã Đức Thắng...

Từ lâu, bờ biển biển Ngang đã được trồng phi lao thành rừng, rất hoang vắng. Do nằm khuất trong các rừng dương xanh tốt và ở xa đô thị, nên khách đến biển Ngang hầu hết là người dân trong tỉnh. Chính vì biển Ngang “ẩn giật” như thế nên nên du khách sẽ được nhiều điều thú vị khi đến đây.

< Khi những con tàu đánh cá cập bến, những du khách liền ngừng tắm hoặc buông đũa chạy đến giúp các ngư dân kéo ghe lên bãi cát.

Tuy nhiên, du khách đến đây cũng cần cẩn thận khi tắm ở biển ngang. Những bãi biển ngang này thường có đặc điểm là cứ cách nhau khoảng 100 đến 150 mét hoặc xa hơn một tí là có một cái cồn đến một cái hố xoáy.

< Bờ biển thôn An Chuẩn, xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức.

Vào mùa hè, ngày biển lặng, nơi có cồn thì sóng vỗ lăn tăn dày và lớn hơn, khi thủy triều xuống, nước rất cạn nổi cồn cát lên xa bờ hàng chục mét.

Ở kế hai phía đầu cồn là cái hố, nước sâu và có màu xanh lục đậm hơn, sóng vỗ lăn tăn thưa thớt, người không biết biển tưởng đó là nơi hiền hòa. Dù là lúc trời yên biển lặng, nhưng nước ở những cái hố này vẫn có độ xoáy. Tuy là độ xoáy nhẹ, nhưng người không biết bơi, bơi yếu mà sỉa chân vào đó thì cũng không thể thoát ra, không người trợ giúp thì có thể mất mạng. Người trợ giúp không bơi giỏi, không biết cách cũng chết theo.

< Biển Đức Lợi, Quảng Ngãi.

Trong những ngày chuyển trời, nhất là vào tháng 3-4 hay 7-8 âm lịch, nước ở hố sâu và xoáy mạnh. Lúc này, nhìn trên bề mặt biển sát bờ, thấy nơi có hố,  sóng vỗ nhỏ, nhưng ngầm bên dưới nước lại rút ra mạnh.

Người dân biển thường chọn chỗ có hố để bơi thuyền ra khơi hoặc cập thuyền vào bờ. Khi lỡ bị chìm, người ta không bơi vào bờ ngay, vì bơi ngược chiều nước rút ra mất sức, có thể chết đuối. Họ thả người trôi từ từ ra xa, tới chỗ nước êm, bơi sang cồn rồi vào bờ dễ dàng.

< Không chỉ siêu tươi mà còn siêu rẻ. Món cá hấp đậm vị Quảng Ngãi này khiến 2 người căng bụng.

Còn một điều cũng cần phải biết, những lúc chuyển trời, sóng lớn hơn lúc bình thường. Lúc này  biển đột nhiên xuất hiện cơn sóng lớn, trước khi sóng bổ xuống, nước trong bờ rút ra rất mạnh, lôi người đưa sang hố gần đó, xoáy luôn xuống lòng sâu. Lúc này độ nguy hiểm của biển cao hơn lúc trời êm gấp nhiều lần, cần phải được cảnh báo không nên tắm biển dù là ở vị trí nào của bờ biển.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TTP, báo Quảng Nam
Ngày 27.4, tức (7.4 Âm lịch) người dân huyện Văn Lâm, Hưng Yên đã tưng bừng tổ chức lễ hội cầu mưa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa để người dân có mùa màng bội thu, cuộc sống được ấm no hạnh phúc.

Tương truyền rằng, cứ mỗi khi trời hạn hán thì người dân nơi đây lại làm lễ cầu mưa; vì vậy lễ hội không được tổ chức thường xuyên hàng năm. Đến năm 2005 trở lại đây, lễ hội cầu mưa mới thực sự trở thành ngày hội vui nhất của người dân nơi đây. Trong ngày này, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) tại đồng bằng Bắc Bộ thì đây còn là dịp để gia đình quây quần xum họp, bàn chuyện làm ăn, phát triển sản xuất, chăn nuôi, cày cấy…

< Các cụ trong làng ngồi đợi đến giờ làm lễ cầu mưa.

“Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực đã có từ lâu đời.

< Đội múa Rồng đi trước đoàn rước kiệu.

Lễ hội cũng thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, cầu mong thế giới tự nhiên ban phát cho công sức lao động của người dân sẽ có thành quả, đời đời no ấm” - Đại đức Thích Thanh Nguyên, Phó trưởng ban đại diện hội Phật giáo huyện Văn Lâm, trụ trì chùa Pháp Điện, xã Lạc Hồng (Văn Lâm) cho biết.

< Những người tham gia rước kiệu đều cởi trần đóng khố và phải có sức khỏe.

< Đoàn nhạc không thể thiếu trong lễ hội cầu mưa.

< Những ai được dính nước sẽ được may mắn.

< Một phụ nữ đứng bên đường cầm chiếc gáo cùng chậu nước đợi đoàn kiệu đi qua để té nước cầu may.

< Cụ ông lau lại kính vì bị té dính nước.

< Chui và kiệu mong được sức khỏe và bình an.

< Lễ rước kiệu cầu mưa thu hút hàng nghìn người.

< Người dân hết sức hào hứng với lễ cầu mưa.

Thông qua việc tổ chức lễ hội cầu mưa, người dân nơi đây còn truyền dạy cho con cháu của mình niềm tự hào, ý  giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của dân tộc.

< Theo truyền thuyết người dân kể lại, bà Pháp Điện chỉ được ở trong chùa không được đi ra ngoài, bởi nếu ra ngoài cửa chùa thì sẽ bị hạn hán. Bà Pháp Điện nhìn về hướng nào nơi đó sẽ bị cháy... nên đội rước bà Pháp Điện chỉ chạy ra đến cửa chùa chào các chị (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi) rồi lại quay vào.

< Các bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi sau khi đến thăm em là bà Pháp Điện sẽ nghỉ lại một đêm đến sáng hôm sau mới trở về nhà.

Du lịch, GO! - Theo Infonet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống