Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 6 July 2012

Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì - được tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.

Đây là nơi thờ chính và gắn liền với những di tích huyền thoại về Đức Thánh Tản (nhân gian thường gọi là Sơn Tinh) - một trong “tứ bất tử” Việt Nam.

Đền Thượng xưa thuộc đất Thủ Pháp, tổng Hoằng Nhuệ, huyện Bất Bạt, nay thuộc địa giới hành chính xã Ba Vì, huyện Ba Vì và nằm trong diện tích lân phần của Vườn Quốc gia Ba Vì quản lý. Năm 1993 Đền Thượng đã được khởi dựng lại trên mái núi thắt cổ bồng nằm trên độ cao 1.227m.

Đền Thượng gồm ba gian hai chái, một nửa mái sau Đền là vách đá, không có mái, kết cấu công trình làm bằng bê tông xi măng theo kiểu kiến trúc xà, cột. Phần mái được lợp bằng ngói mũi hài với đầu đao cong vút. Hai tường hồi bố trí hai vòng tròn sắc không đối diện nhau mô phỏng biểu tượng của nhà Phật. Trên bàn thờ Thánh Tản Viên có một khám thờ, trong có ba ngôi tượng đá cổ, mỗi pho tượng được tạc ở ba tư thế khác nhau.

Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi phía Tây Ba Vì, là nơi thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Đền Trung được xây dựng từ triều Lý, đền triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai trùng tu lại. Nằm ở sườn núi trên một cánh rừng tương đối bằng phẳng, cửa đền nhìn về hướng Tây, đối diện là núi Chàng Rể, phía dưới là dòng sông Đà như một dải mụa trắng vắt ngang, lại càng tôn lên vẻ thiêng liêng hùng vĩ.

Đền Trung kiến trúc kiểu chữ tam, phỏng quẻ Càn trong Kinh dịch, biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của đền đặt ba pho tượng Tam vị Đức Thượng đẳng. Chính giữa là tượng thờ Tản Viên, hai bên là tượng Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương. Trong cung gian giữa bài trí tượng bốn vị quan ở tư thế đứng, mũ áo cân đai chỉnh tề, đứng hai bên đối diện nhau, biểu thị bốn vị đại thần trấn ở bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc.

Trước Trung cung là nhà tiền tế năm gian còn lưu dấu tích lại bài thơ chữ Hán vịnh cảnh đền Trung. Nằm ở bên phải Đền Trung còn có dãy nhà ba gian gọi là đền Lang hay đền Lang Mẫu, bên trong đặt ngai thờ bà Mai Thị. Đền Trung còn có tên gọi là “Đền ba dân” nghĩa là có dân Mường ở xã Thủ Pháp xưa và hai dân Kinh ở chân núi gọi là làng Vô Khuy và làng Ngọc Nhị cũng biện lễ chung để thờ cúng Thánh Tản.

Đây là ngôi Đền có quy mô lớn, hoành tráng tạo thành quần thể di tích liên quan đến sự tích Thánh Tản Viên, là ngôi đền có một vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì.

Đền Hạ còn có tên gọi là Tây cung, là ngôi đền cổ tọa lạc dưới chân núi Tản Viên, ven bờ sông Đà thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, được xây dựng từ đầu thế kỉ XVIII. Kiến trúc của đền Hạ theo kiểu chữ tam, ngoài sân có tấm bia đá ghi dòng chữ “Tản viên từ ký” (ghi chép về Đền thờ Tản Viên), dựng vào năm Tự Đức thứ 1 (1848) triều Nguyễn. Nội dung bia cho biết đền Hạ được xây dựng quy mô lớn, vua Tự Đức đã cấp hai nghìn quan tiền để xây dựng Đền.

Đền Hạ còn có tên gọi là “Đền năm dân” (dân Trung Nghĩa thuộc Tổng Tu Vũ, dân Đồng Luận, Lương Khê thuộc Tổng Lương Truyền, dân Đan Thê, Thạch Xá thuộc Tổng Lương Truyền, dân Đan Thê, Thạch Xá thuộc các địa phận trên trước đây cùng được hưởng nguồn lợi đất bãi hai bên tả hữu ngạn sông Đà đoạn từ Khánh Trúc đi Khê Thượng, còn đất phía Tây núi Ba Vì thì của ba dân Thủ pháp, Vô Khung, Ngọc Nhị hưởng lợi thì cùng đồng sự thực hiện nghi lễ thờ cúng Tản Viên ở Đền Trung.

Đền Hạ có ba dãy nhà ngang, nhiều hạng mục lớn như cổng Tam quan, Đại bái, Tiền tế, Hậu cung, nhà thờ Mẫu. Đền Hạ có hai pho tượng Hộ pháp dáng oai phong, tay cầm giáo trấn giữ hai bên. Trên mái cổng Tam quan có lưỡng long chầu nguyệt, hai tầng, tám mái đao cong, lợp ngói ri.

Giữa hai tầng mái là bốn chữ Hán "Quốc Sơn Từ Hạ" cùng nhiều các bức tranh chạm trổ mô phỏng hình tượng mặt trời, tia sét, chim phượng, con nghê, đao mác, lửa theo phong cách nghệ thuật điêu khắc, đặc trưng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII.

Du lịch, GO! - Theo NTO và nhiều nguồn ảnh khác
Cách thị trấn Sapa 22 km, nơi chon von vách núi thuộc xã Trung Chải (Sapa, Lào Cai) được đồng bào quan niệm là đất thiêng và đặt tên là xứ Mường Tiên.
Theo quan niệm dân gian, khoảng ruộng nằm giữa hai con suối chính là nơi các vị tiên xuống trần chơi cờ, còn ngã ba suối là nơi các nàng tiên xuống tắm. Theo truyền thuyết của người Mông, mỗi khi mưa xuống nắng lên, trong thung lũng xuất hiện cầu vồng là lúc các vị tiên trên trời hạ trần thưởng ngoạn vẻ đẹp của vùng đất này.

Mùa thu này ở Mường Tiên, ruộng bậc thang đang ngời xanh màu lúa bắt đầu ngậm đòng chạy từ chân núi lên tới tận đỉnh. Vùng đất Mường còn gắn với con đèo cực kỳ hiểm trở có cái tên nôm là “Cua ba tầng” vắt ngược lên hình chữ Z, vòng cua gấp khúc tay áo, nguy hiểm hơn bất cứ con đèo nào trong cả nước.

< Trên đường đến trường.

Vậy nhưng họ đã để lại sau lưng cuộc sống ở miền xuôi, vượt qua vài trăm cây số đường đèo, lội suối để ngược lên vùng cao… những thầy, cô giáo "cắm bản" như ở điểm trường Họ Giàng, Họ Cứ, điểm trường Sín Chải, Vù Lùng Sung… đã và đang ngày đêm thắp sáng sự học cho các em học sinh vùng cao.

< Trong thư viện thân thiện.

Miệt mài trong từng tiết học, say sưa với nhịp điệu khèn Mông, những bài dân ca của người Dao đỏ sau mỗi giờ lên lớp, trên sân trường, những tiếng nói cười thơ trẻ ríu rít, đùa vui của học trò đã làm cho những người "gieo chữ" ở Trung Chải (Sa Pa) - nơi đây còn được gọi là xứ Mường Tiên, càng ngày càng gắn bó với mảnh đất này. Những nẻo đường lên thôn dù còn gập ghềnh gian khó, nhưng vẫn thấp thoáng bóng cô và trò cùng nhau tới lớp để học chữ.

< Hoạt động ngoài giờ.

Đến những nơi đầy khó khăn như vậy hiểu được lòng yêu nghề, sức chịu đựng dẻo dai của các thầy, cô giáo, chứng kiến những cố gắng của các em nhỏ để được đến trường và cuộc sống vất vả của người dân mới thấy hết được sự cao quý của nghề giáo, mới cảm thông sâu sắc cuộc sống của người dân nơi vùng cao đầy sương và gió này.

Một ngày ở lưng núi Mường Tiên, chúng tôi đã kịp ghi lại hình ảnh đẹp về những người "gieo chữ" nơi đây, đang ngày đêm bên trang giáo án, đem kiến thức đến với đồng bào các dân tộc vùng cao, với mong ước những mầm xanh tương lai của đất nước sẽ "nảy mầm" kết nên những mùa quả.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ báo Lào Cai, VnExpress
Nằm trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa và quốc tế, đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120km về hướng Đông Nam và là một trong những đảo trọng điểm của hệ thống các đảo của Việt Nam. 
.
< Hòn Tranh.
.
Ngoài đảo lớn, Phú Quý còn có 9 đảo nhỏ bao bọc xung quanh, tạo thành một quần đảo mà người dân địa phương thường gọi là những “hòn lẻ”. Các hòn đảo này được chia thành hai khu vực, nơi xa nhất cách đảo lớn 35 hải lý.
Lớn nhất trong các hòn lẻ ở Phú Quý là hòn Tranh, cách cảng Phú Quý khoảng 600m về phía Đông Nam với chiều dài 1.3km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 800m - diện tích gần 40ha (2.8Km²).

< Một góc hòn Tranh thuộc huyện đảo Phú Qúy.

Hòn tranh có dạng hình chữ S, trước đây là một hoang đảo chủ yếu là cỏ tranh, nhân dân thường đến đây cắt cỏ tranh lợp nhà nên gọi là hòn Tranh. Hiện là nơi đặt trạm ra-đa quan sát biển của lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam, cũng là nơi có phong cảnh du lịch đẹp và hoang sơ.

Đến với hòn Tranh, du khách có dịp tận hưởng một không khí trong lành, làn nước biển trong xanh, du khách có thể thỏa thích bơi lặn dưới đáy biển chiêm ngưỡng những dãy san hô kỳ thú. Ngoài thú tắm biển, du khách còn có thể tạo cho mình thú vui đi bắt cua, ghẹ trong các gộp đá ven biển hoặc bắt ốc các loại.

< Đảo hòn Trứng.

Về phía Đông Nam đảo cách hòn Tranh khoảng 100m (cách đảo lớn khoảng 5 hải lý) còn có hòn Trứng nhỏ với bề ngang khoảng 170m có hình O tròn như tên gọi.

Đây là điểm tựa của nhiều loại ghe thuyền: trong mùa gió Nam: thuyền có thể neo đậu ở phía Bắc, mùa gió Bắc có thể neo đậu ở phía Nam.


Hòn Trứng được bao quanh bằng những bệ đá, khi cạn khi sâu tùy theo mùa nước, có thể nói nơi đây là một thắng cảnh, một điểm du lịch lý tưởng. Phía tây hòn Trứng có hang Cá Cơm, vào hang phải đi theo luồng dài 7m, ngang từ 3-4 m, sâu khoảng 2,5 m. Ngồi nghỉ trên những “đi văng” bằng đá, nhìn thấy chim biển bay lượn giữa khoảng trời xanh, tiếng kêu ríu rít, véo von. Nhìn xuống thấy từng đàn cá cơm nối đuôi uốn lượn kéo nhau vào hang.

Nếu có sẵn tấm lưới trong tay, dăng bít miệng hang lại: bây giờ thì muốn bắt bao nhiêu để làm gỏi thì tùy thích. Gỏi cá cơm sống là món không quý cũng không hiếm nhưng chế biến và ăn tại chỗ thì rất bổ, ngon.

Ai muốn ăn hàu thì dùng cây sắt cạy hàu , cạy được con nào, tách vỏ chấm muối tiêu, bỏ vào miệng con đó. Nước biển trong vắt, ai muốn ăn cá thì mắc mồi thả câu, hoặc dùng chỉa đâm cá, hoặc lội xuống bắt tôm, cua, ốc các lọai: ốc vôi, ốc độn, ốc gai, ốc nhảy…

Ăn xong, nghỉ lưng trên những tấm “đi văng” phẳng phiu, êm như nằm trên giường bố, thưởng thức ngọn gió hiu hiu, rũ bỏ nợ trần, nhìn lên bóng chim sãnh lượn bay vui ca hát. Các nhà thơ tha hồ phóng bút, các nhà văn tha hồ miêu tả, còn các bạn trẻ nếu có mang theo cây đàn thì hãy hát lên cho đất trời chim sóc cùng nghe...


< Hòn Đỏ, hòn Giữa, hòn Đen ở phía Bắc (nhìn từ núi Cao Cát).

Ở phía Bắc Phú Quý và cách xa bờ chừng 200m đến gần 2km có ba hòn đảo lẻ đó là hòn Đen, hòn Đỏ và hòn Giữa.

Hòn Đen nằm phía Đông Bắc thuộc xã Long Hải, cách bờ khoảng 1.5km. Hòn gồm toàn đá Bazan chưa phong hóa, người dân địa phương còn gọi là hòn Nghiên hay hòn Mực. Vào những thời điểm nước ròng có thể lội bộ từ đảo lớn ra Hòn Đen.

< Hòn Đen nhìn từ bờ biển Phú Qúy.

Hòn Giữa là một dãy gành đá bén nhọn nằm cạnh Hòn Đen, nằm vắt ngang như một nhịp cầu nối liền hòn Đen với hòn Đỏ. Hòn Đỏ nằm phía Đông Bắc đảo Phú Quý, có tên là Hòn Đỏ vì ở đây toàn là đá màu đỏ, nhân dân địa phương gọi là hòn Bút, hòn Son hay hòn Bút Nghiên.

Hòn Hải (hay còn gọi là hòn Khám) cách đảo lớn 35 hải lý về phía Nam, có hình dạng là một khối đá vuông cạnh mọc thẳng đứng cao hơn 100m. Hòn Hải là đường cơ sở A6 để tính lãnh hải của Việt Nam trên vùng biển Đông Nam.

Hòn Đồ lớn (còn gọi là hòn Bố) nằm phía Đông Nam, cách Phú Quý 27 hải lý, cách hòn Hải 11 hải lý về phía Tây. Đây là hòn đảo mới hình thành năm 1923 do hoạt động phun trào dưới lòng biển Đông.

Lúc đầu có dạnh hình tròn với đường kính 40m, trên mặt có cát trắng và xung quanh có cạnh bậc thang thoai thoải. Hiện nay hình thành một bãi đá ngầm dài 700m và rộng gần 500m.

Hòn Đá Tý Cách đảo Phú Quý 80m -100m. có hình dáng của cái vung nồi đất ngày xưa nên nhân dân thường gọi là hòn Vung. Theo lời kể của những cụ cao niên thì trước đây đã tìm thấy nhiều tiền kẽm của các triều đại trước để lại ở hòn Tý, nên nhân dân thường gọi là hòn Tiền.

< Hòn Đá Tý.

Ngoài ra, còn có hòn Đồ Nhỏ hay còn gọi là hòn Trào, cách hòn Đồ lớn khoảng 2 hải lý về phía Đông, dài khoảng 10m, rộng 5m, gồm nhiều ghềnh đá lộ đầu lổm chổm, khi nước ròng mới nổi lên, còn khi nước lớn chỉ thấy nhấp nhô trên mặt biển.

Nếu có thời gian đi tham quan du lịch đến tất cả những hòn đảo nhỏ xung quanh đảo lớn, du khách sẽ cảm nhận hết vẻ đẹp hoang sơ của đảo Phú Quý.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống