Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 4 March 2013

Tinh khôi như hoa sưa, bạt ngàn như cánh đồng lau hay vàng rực như cây lộc vừng ở Hồ Gươm đều là những điểm để bạn chụp ảnh tuyệt đẹp.

Hoa sưa trắng tháng 3

Một trong những địa điểm bạn nên ghé thăm nhất trong những ngày tháng 3 chính là tuyến đường Chu Văn An - Điện Biên Phủ - Hoàng Hoa Thám. Dọc theo tuyến đường này là những gốc sưa vào mùa, hoa nở trắng cành. Từng bông hoa nhỏ xinh kết thành chùm lúc lỉu, trắng như tuyết, mong manh và tinh khiết. Mỗi năm sưa chỉ nở một lần, vì vậy bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội được lưu giữ những khoảnh khắc đầy chất thơ bên “tuyết nhiệt đới”.

Tuyệt đẹp cánh đồng lau

Nếu như việc được đặt chân tới những cánh đồng lau bát ngát, hoang sơ trên vùng núi cao là niềm ao ước và khá xa vời đối với rất nhiều người đang sinh sống tại thành phố, thì việc “khám phá” ra những cánh đồng lau đầy lãng mạn ngay giữa lòng Thủ đô đã hấp dẫn không ít bạn trẻ tới đây “pose” hình.

Xung quanh khu vực Mỹ Đình, Từ Liêm, Yên Viên vẫn còn rất nhiều bãi lau rộng mênh mông, trải dài tới ngút tầm mắt với những bông lau trắng tinh khôi, vừa dịu dàng lại vừa pha chút hoang dại, đã tạo nên một khung cảnh không thể tuyệt vời hơn cho chuyến du ngoạn đầu xuân.

Thanh khiết loa kèn tháng 4

Tháng 4 về, khi nắng mới gọi mùa hè cũng là lúc Hà Nội ngập tràn trong sắc trắng mong manh và hương thơm tinh khiết của hoa loa kèn. Không rực rỡ như hoa bằng lăng và hoa phượng mùa hè, cũng không lãng mạn và nồng nàn như hoa sữa mùa thu, hoa loa kèn gợi đến vẻ đẹp tinh tế và sang trọng của người Hà Nội xưa.

Đến vườn hoa Nhật Tân, Quảng Bá vào thời gian này, đâu đâu cũng là một trời hoa trắng. Khách, dù là đến để chơi hoa hay chụp ảnh, tất thảy đều mê mẩn trước vẻ đẹp sáng trong của những nụ loa kèn xanh biếc, của những bông hoa trắng tinh khôi.

Lãng đãng lộc vừng thay lá Hồ Gươm

Khác với nhiều loài cây thường rụng lá về mùa thu và mùa đông, cây lộc vừng lại đổ lá mỗi khi xuân về. Khoảnh khắc tán lá xanh um, tươi tốt của cây lộc vừng cổ thụ chuyển sang màu vàng rực rỡ, soi sáng một góc hồ đã được mệnh danh là “Mùa thu châu Âu ở Hà Nội”.

Lộc vừng đẹp không chỉ bởi tán lá rộng, tươi tốt xum xuê, bởi dáng đứng cứng cáp, sừng sững bên cạnh hồ mà còn đẹp bởi cách mà những nhánh cây sà xuống mặt hồ, in bóng xuống cái nền xanh ngắt ấy, tạo nên một cảnh đẹp vô cùng nên thơ ngay giữa trung tâm thành phố, thu hút sự chú ý của rất đông người qua đường và khách du lịch tới Hà Nội thời gian này.

Rạng ngời sắc xuân làng hoa Tây Tựu

Làng Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) trước đây chủ yếu trồng lúa và rau xanh, nhưng vài năm gần đây, Tây Tựu được biết đến như một làng trồng hoa lớn và nổi tiếng nhất ngoại thành Hà Nội. Chào đón du khách đến với làng hoa vào thời điểm này là hàng ngàn thửa ruộng hoa hồng, cúc, ly, lay ơn, thược dược, violet… rực rỡ sắc màu. Sẽ càng tuyệt vời hơn nữa khi biết rằng những người chủ ruộng hoa rất dễ tính và hiếu khách, sẽ cho phép bạn vào ruộng chụp ảnh mà không thu phí.

Du lịch, GO! - Theo TTVN
Đa Mi - Hàm Thuận là 2 hồ thủy điện trên sông La Ngà, chảy qua địa phận huyện Thuận Bắc (Bình Thuận) cách Phan Thiết hơn 60 km. 

Đây là vùng rừng núi còn nét hoang vu, dân cư thưa thớt. Hồ nước mênh mông, phẳng lặng, bao bọc chung quanh bởi những dãy núi nhấp nhô với một màu xanh biếc.

< Trên đường vào thác.

Nằm trong khu vực rừng phòng hộ của hồ thủy điện Hàm Thuận Bắc thuộc tỉnh Bình Thuận, thác 9 tầng Đami tựa như hòn non bộ khổng lồ đặt trên độ cao khoảng 200m so với mực nước hồ thủy điện.

< Bắt đầu hành trình đi vào thác.

Đây là thác nước phủ sương mù hùng vĩ, cao ngất, uốn lượn như con rồng bạc khổng lồ với độ cao khoảng 60m tính từ chân thác. Hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được khởi nguồn của thác nước này nằm ở vị trí nào.

< Ảnh chụp từ chân thác.

Người ta gọi thác 9 tầng vì thác này nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn, có 9 tầng như ruộng bậc thang.

< Tầng thứ 2 của thác.

Để có thể vào được thác này, các phượt thủ bắt đầu từ thị xã Bảo Lộc, ngay ngã 3 Đại bình rẽ phải về hướng hồ Thủy Điện Hàm Thuận Bắc, đi khoảng 30km đường nhựa, đến cầu Đa Tro (xã Đami) rẽ vào đường đất đỏ để vào thác (hoặc có thể hỏi người dân địa phương chỉ đường vào thác 9 tầng).

< Nhóm bạn đang ngồi tại tầng thứ 3 của thác (ảnh chụp từ vị trí tầng thứ 5 của thác Đami).

Từ đường nhựa đi tiếp vào khoảng 5km. Hiện nay, có con đường đang thi công, rộng 5m dẫn thẳng vào chân thác. Khi vào đến chân thác có thể gửi xe tại nhà dân và bắt đầu hành trình khám phá thác 9 tầng.

< Một góc thác 9 tầng ( hình này đang thể hiện bậc thứ 4 đến bậc thứ 8 của thác).

Thác 9 tầng nằm trong khu vực quần thể gồm nhiều thác và suối của rừng phòng hộ Hồ Thủy điện Hàm Thuận Bắc. Bên cạnh thác này còn có 2 thác khá đẹp là thác Mây và thác Mưa. Có thể nói bộ ba này là "kỳ quan" đẹp nhất của tỉnh Bình Thuận.

< Hình ảnh của thác tại tầng thứ 8 và 9.

< Đốt lửa trại tìm chút hơi ấm.

Thác Mây và thác Mưa cách thác 9 tầng khoảng 3 cây số. Hai thác này nằm kề nhau và hùng vĩ hơn cả thác 9 tầng. Từ độ cao đổ xuống, đứng cách xa cả chục mét mà nước cứ bắn lên như mưa, chính vì vậy có tên thác Mưa. Thác Mây là do sức nước đổ từ trên cao xuống và tung lên nhìn như từng dải mây trời nên người ta gọi thác Mây.

< Thác đổ ngang lưng chừng trời.

Hai thác này nằm giữa rừng rậm nên người ta chỉ đến tham quan chứ không ở lại lâu, chính vì thế nó còn rất hoang sơ và thơ mộng.

< Phút nghỉ xả hơi của nhóm tại tầng thứ 6.

Thời điểm thuận lợi để tham quan những thác này là thời gian từ tháng 11 đến đầu tháng 2 dương lịch khi mà mùa mưa đã kết thúc nhường lại thời tiết khô ráo cho rừng núi. Do hiện tại vị trí này vẫn chưa có dịch vụ du lịch, các phượt thủ nên chuẩn bị sẵn thức ăn và nước uống để có dùng khi tham quan. Xung quanh thác có nhiều đá ghềnh và cây rậm, chỉ thích hợp với chuyến đi trong ngày.

Với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho Đa Mi hi vọng trong tương lai không xa, Đa Mi sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thăm đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ iHay, Lukhach24
Cây giấm (còn gọi bụp giấm hay rau chua) là loại cây hoang dại mọc khắp nơi ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhắc tới trái giấm, tôi lại xốn xang với mùi vị của tô canh chua tép nấu giấm thơm lừng hấp dẫn.

Giấm là cây thân thảo cao khoảng 1,5-2m, hoa màu vàng, hồng hay tím. Trái hình củ hành, vỏ có lông tơ mịn, màu đỏ thẫm gồm nhiều mảnh bao quanh túi hạt. Hạt già khô, túi hạt nứt ra bay đi khắp nơi và phát triển. Với không ít người, cây giấm còn là loại "hoa kiểng" trang trí rất đẹp. Riêng đối với các bà nội trợ ở nông thôn, trái giấm là thứ nguyên liệu tuyệt hảo không thể thiếu trong nồi canh chua, nhất là canh chua tép hoặc cá lóc.

Ít người biết những mảnh vỏ mỏng, giòn, màu đỏ có vị chua của trái giấm là một nguyên liệu quý có giá trị dinh dưỡng cao trong ẩm thực cũng như trong y học. Theo y học dân gian, lá hoặc vỏ trái giấm có vị chua hơi ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, dùng chữa các bệnh viêm họng, ho, gan, mật, cao huyết áp, xơ cứng động mạch…

Phân tích của các nhà khoa học cho biết vỏ trái giấm có nhiều vitamin C, A, khoáng chất và khoảng 15-30 % acid hữu cơ.

Nhắc đến trái giấm, tôi vẫn nhớ những khi vào mùa khô khó kiếm thức ăn, ba tôi thường xuống sông hay mương vườn xúc tép. Hồi đó ở quê, ba tôi nổi tiếng là một tay “sát cá”, mỗi khi xách rổ đi ít khi về tay không. Biết thế nên ở nhà, ba vừa đi một lúc má đã sai tôi ra vườn tìm rau muống, khóm, đậu bắp. Mấy thứ khác, tùy lúc có hay không nhưng có một thứ không thể thiếu là trái giấm.

Khi mọi thứ đã chuẩn bị đâu đó cũng vừa lúc ba tôi đi xúc tép trở về. Nhìn những chú tép bạc đất màu trắng xanh nhảy tanh tách trong rổ mà phát thèm.

< Trái giấm nấu canh chua tép thơm lừng hấp dẫn.

Má lựa tép còn tươi (nhảy xoi xói càng tuyệt) cắt đầu, đuôi, rửa sạch, để ráo. Rau muống ngắt thành từng đoạn vừa đũa gắp, khóm gọt xắt miếng, đậu bắp cắt khúc, tách vỏ trái giấm (bỏ hạt), rửa sạch để sẵn ra tô... Kế đến, bắc nồi nước lên bếp nấu sôi cho vỏ trái giấm vào nấu mềm. Dùng muỗng nghiền nát cho chất chua có màu hồng nhạt trong vỏ hòa tan với nước rồi bỏ xác, nêm nếm cho vừa khẩu vị. Sau đó mới cho tép vào nấu chín và thêm rau muống, khóm vào.

Chờ nước sôi bùng lên, khóm và rau muống vừa mềm, má cẩn thận nêm nếm lại lần cuối, thêm vào nồi một ít rau thơm (ngò gai, ngò om) xắt nhuyễn cùng vài lát ớt sừng chín cho có mùi vị đậm đà và màu sắc bắt mắt. Khi múc ra tô, dọn lên bàn ăn, má không quên làm thêm chén nước mắm nguyên chất với vài trái ớt hiểm chín…

Thật đầm ấm và hạnh phúc khi cả nhà quây quần bên mâm cơm với “độc nhất” tô canh chua tép nấu trái giấm thơm lừng.

< Cây giấm rất đẹp, còn được dùng làm vật trang trí trong nhà.

Gắp con tép bạc cùng cọng rau muống chấm vào chén nước mắm đưa lên miệng nhai chậm rãi. Vị ngọt của tép, vị dai, giòn của rau muống thấm đẫm khắp giác quan. Chan một miếng nước canh chua trái giấm có màu hồng nhạt vào chén lùa một hơi, cảm nhận được hương vị chua chua, ngọt ngọt rất đặc trưng của một loại trái dân dã và hiếm có nơi miền Tây.
Nếu có dịp đến đồng bằng sông Cửu Long, bạn hãy tìm cơ hội thưởng thức cho được món ăn dân dã hiếm có này.

Du lịch, GO! - Theo Thanh Tâm (DulichTuoitre)

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống