Đa Mi - Hàm Thuận là 2 hồ thủy điện trên sông La Ngà, chảy qua địa phận huyện Thuận Bắc (Bình Thuận) cách Phan Thiết hơn 60 km.
Đây là vùng rừng núi còn nét hoang vu, dân cư thưa thớt. Hồ nước mênh mông, phẳng lặng, bao bọc chung quanh bởi những dãy núi nhấp nhô với một màu xanh biếc.
< Trên đường vào thác.
Nằm trong khu vực rừng phòng hộ của hồ thủy điện Hàm Thuận Bắc thuộc tỉnh Bình Thuận, thác 9 tầng Đami tựa như hòn non bộ khổng lồ đặt trên độ cao khoảng 200m so với mực nước hồ thủy điện.
< Bắt đầu hành trình đi vào thác.
Đây là thác nước phủ sương mù hùng vĩ, cao ngất, uốn lượn như con rồng bạc khổng lồ với độ cao khoảng 60m tính từ chân thác. Hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được khởi nguồn của thác nước này nằm ở vị trí nào.
< Ảnh chụp từ chân thác.
Người ta gọi thác 9 tầng vì thác này nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn, có 9 tầng như ruộng bậc thang.
< Tầng thứ 2 của thác.
Để có thể vào được thác này, các phượt thủ bắt đầu từ thị xã Bảo Lộc, ngay ngã 3 Đại bình rẽ phải về hướng hồ Thủy Điện Hàm Thuận Bắc, đi khoảng 30km đường nhựa, đến cầu Đa Tro (xã Đami) rẽ vào đường đất đỏ để vào thác (hoặc có thể hỏi người dân địa phương chỉ đường vào thác 9 tầng).
< Nhóm bạn đang ngồi tại tầng thứ 3 của thác (ảnh chụp từ vị trí tầng thứ 5 của thác Đami).
Từ đường nhựa đi tiếp vào khoảng 5km. Hiện nay, có con đường đang thi công, rộng 5m dẫn thẳng vào chân thác. Khi vào đến chân thác có thể gửi xe tại nhà dân và bắt đầu hành trình khám phá thác 9 tầng.
< Một góc thác 9 tầng ( hình này đang thể hiện bậc thứ 4 đến bậc thứ 8 của thác).
Thác 9 tầng nằm trong khu vực quần thể gồm nhiều thác và suối của rừng phòng hộ Hồ Thủy điện Hàm Thuận Bắc. Bên cạnh thác này còn có 2 thác khá đẹp là thác Mây và thác Mưa. Có thể nói bộ ba này là "kỳ quan" đẹp nhất của tỉnh Bình Thuận.
< Hình ảnh của thác tại tầng thứ 8 và 9.
< Đốt lửa trại tìm chút hơi ấm.
Thác Mây và thác Mưa cách thác 9 tầng khoảng 3 cây số. Hai thác này nằm kề nhau và hùng vĩ hơn cả thác 9 tầng. Từ độ cao đổ xuống, đứng cách xa cả chục mét mà nước cứ bắn lên như mưa, chính vì vậy có tên thác Mưa. Thác Mây là do sức nước đổ từ trên cao xuống và tung lên nhìn như từng dải mây trời nên người ta gọi thác Mây.
< Thác đổ ngang lưng chừng trời.
Hai thác này nằm giữa rừng rậm nên người ta chỉ đến tham quan chứ không ở lại lâu, chính vì thế nó còn rất hoang sơ và thơ mộng.
< Phút nghỉ xả hơi của nhóm tại tầng thứ 6.
Thời điểm thuận lợi để tham quan những thác này là thời gian từ tháng 11 đến đầu tháng 2 dương lịch khi mà mùa mưa đã kết thúc nhường lại thời tiết khô ráo cho rừng núi. Do hiện tại vị trí này vẫn chưa có dịch vụ du lịch, các phượt thủ nên chuẩn bị sẵn thức ăn và nước uống để có dùng khi tham quan. Xung quanh thác có nhiều đá ghềnh và cây rậm, chỉ thích hợp với chuyến đi trong ngày.
Với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho Đa Mi hi vọng trong tương lai không xa, Đa Mi sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thăm đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ iHay, Lukhach24
Đây là vùng rừng núi còn nét hoang vu, dân cư thưa thớt. Hồ nước mênh mông, phẳng lặng, bao bọc chung quanh bởi những dãy núi nhấp nhô với một màu xanh biếc.
< Trên đường vào thác.
Nằm trong khu vực rừng phòng hộ của hồ thủy điện Hàm Thuận Bắc thuộc tỉnh Bình Thuận, thác 9 tầng Đami tựa như hòn non bộ khổng lồ đặt trên độ cao khoảng 200m so với mực nước hồ thủy điện.
< Bắt đầu hành trình đi vào thác.
Đây là thác nước phủ sương mù hùng vĩ, cao ngất, uốn lượn như con rồng bạc khổng lồ với độ cao khoảng 60m tính từ chân thác. Hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được khởi nguồn của thác nước này nằm ở vị trí nào.
< Ảnh chụp từ chân thác.
Người ta gọi thác 9 tầng vì thác này nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn, có 9 tầng như ruộng bậc thang.
< Tầng thứ 2 của thác.
Để có thể vào được thác này, các phượt thủ bắt đầu từ thị xã Bảo Lộc, ngay ngã 3 Đại bình rẽ phải về hướng hồ Thủy Điện Hàm Thuận Bắc, đi khoảng 30km đường nhựa, đến cầu Đa Tro (xã Đami) rẽ vào đường đất đỏ để vào thác (hoặc có thể hỏi người dân địa phương chỉ đường vào thác 9 tầng).
< Nhóm bạn đang ngồi tại tầng thứ 3 của thác (ảnh chụp từ vị trí tầng thứ 5 của thác Đami).
Từ đường nhựa đi tiếp vào khoảng 5km. Hiện nay, có con đường đang thi công, rộng 5m dẫn thẳng vào chân thác. Khi vào đến chân thác có thể gửi xe tại nhà dân và bắt đầu hành trình khám phá thác 9 tầng.
< Một góc thác 9 tầng ( hình này đang thể hiện bậc thứ 4 đến bậc thứ 8 của thác).
Thác 9 tầng nằm trong khu vực quần thể gồm nhiều thác và suối của rừng phòng hộ Hồ Thủy điện Hàm Thuận Bắc. Bên cạnh thác này còn có 2 thác khá đẹp là thác Mây và thác Mưa. Có thể nói bộ ba này là "kỳ quan" đẹp nhất của tỉnh Bình Thuận.
< Hình ảnh của thác tại tầng thứ 8 và 9.
< Đốt lửa trại tìm chút hơi ấm.
Thác Mây và thác Mưa cách thác 9 tầng khoảng 3 cây số. Hai thác này nằm kề nhau và hùng vĩ hơn cả thác 9 tầng. Từ độ cao đổ xuống, đứng cách xa cả chục mét mà nước cứ bắn lên như mưa, chính vì vậy có tên thác Mưa. Thác Mây là do sức nước đổ từ trên cao xuống và tung lên nhìn như từng dải mây trời nên người ta gọi thác Mây.
< Thác đổ ngang lưng chừng trời.
Hai thác này nằm giữa rừng rậm nên người ta chỉ đến tham quan chứ không ở lại lâu, chính vì thế nó còn rất hoang sơ và thơ mộng.
< Phút nghỉ xả hơi của nhóm tại tầng thứ 6.
Thời điểm thuận lợi để tham quan những thác này là thời gian từ tháng 11 đến đầu tháng 2 dương lịch khi mà mùa mưa đã kết thúc nhường lại thời tiết khô ráo cho rừng núi. Do hiện tại vị trí này vẫn chưa có dịch vụ du lịch, các phượt thủ nên chuẩn bị sẵn thức ăn và nước uống để có dùng khi tham quan. Xung quanh thác có nhiều đá ghềnh và cây rậm, chỉ thích hợp với chuyến đi trong ngày.
Với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho Đa Mi hi vọng trong tương lai không xa, Đa Mi sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thăm đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ iHay, Lukhach24
0 comments:
Post a Comment