(Tiếp theo)
Hai mươi sáu năm qua đã chạy chiếc Win100 này, mình biết rõ mọi ngóc ngách của nó từ xăng, gió đến điện đùng và cả thắng trước sau, nói chung là mọi vấn đề về an toàn của chiếc xế tri kỷ.
Vậy nhưng chuyện phù vỏ thì thật bất ngờ do xe vẫn chạy hằng ngày, không xuất hiện triệu chứng lạ. Bây giờ mới nhớ lại lúc rời thành phố Nhơn Trạch: mình nghe tiếng tạch tạch nhỏ theo vòng quay bánh xe. Lúc ấy mình cứ nghĩ có lẽ dính một viên đá con con trong các khe của lốp nên dừng xe lại và tua bánh nhìn kỹ nhưng không phát hiện ra điều gì.
Phù nhưng chưa phình to, cũng chưa đến nỗi nào - Cái vỏ này của Thái, khá tốt nhưng là loại vỏ mềm ít gai sâu, ruột cũng hàng Thái luôn, chưa có lỗ nào nhưng đã bơm keo tự vá một lần kỳ ở Lagi; gõ vào bánh sau vẫn long kong cứng cáp, dzị là lên xe đi tiếp!
< Ma Lâm: 69km.
Chạy một đoạn xa thì thấy cọc kilômét ven đường báo cho mình biết Phan Thiết còn 85km nữa: không quá xa nhưng sẽ là "đại họa" vì bắt đầu từ đây thì đường và đèo trên QL28 sẽ vô cùng vắng vẻ. Phần khác: do vỏ sau Win100 có chỉ số 300 - 17, khác vỏ những loại xe thông dụng như Ware, Dream... nên bắt buộc phải đến các thị trấn hay thành phố lớn mới có thể tìm thay được.
< Đường vắng teo, tha hồ chạy mà không ngại bị "bắn". Nhưng đừng nhanh quá vì cua liên miên...
Gió vi vu bên tai, đồng hồ cây số vẫn lên đều đều. Chỗ phù làm xe tưng nhè nhẹ theo vòng quay - Vậy nhưng khung cảnh hoang sơ và hùng vĩ trên vùng Lộc Bắc khiến mình "vứt gánh lo đi", bỏ nỗi lo... cho đến khi gặp một khung cảnh bất ngờ...
< Bất ngờ giữa khung cảnh hoang sơ: một bãi rác to chà bá...
Phượt nhiều nơi, chắc hẳn bạn không thể quên cái mùi cây cỏ, hoa lá rừng hoang sơ... đúng không? Cái hương thơm tinh khiết mà nếu sống tại thành phố sẽ ít có cơ hội để thưởng thức được. Vậy nên dân đô thị một khi thèm muốn cái thiên nhiên lại lang thang ra vùng ven hay vào các công viên lớn (bọn mình thường xuống Phú Mỹ Hưng) để tìm chút không gian xanh, tìm lại cái hương vị cỏ cây thơm ngát và trong lành cho buổi đi dạo mát vào sớm mai hay chập tối.
< Nhưng chỉ là một điểm lùi nhỏ, qua rồi lại thấy cảnh liền cảnh - phê lòi...
Hương vị cây cỏ, mùi sơ khai này thì bọn mình hoàn toàn thừa mứa trên cung đường QL28 nối từ Di Linh đến Ma Lâm... cho đến một lúc, trong không khí lại có một mùi lạ: mùi của sự "văn minh", rõ hơn là mùi của chất phế phẩm từ đô thị. Giữa một không gian bao la của núi rừng, giữa bạt ngàn màu xanh, nhấp nhô với các triền núi bổng xuất hiện một bãi rác to đùng!
< ... với các khúc cua liên tục.
Ôi mẹ ơi, rác lềnh khênh, rác vương vãi hay chất thành đống cao giữa một vạt rừng bị san phẳng. Vài dấu vết của sự đốt bỏ dở dang nhưng làm sao mà đốt được, cần biết bao nhiên liệu để thiêu hủy, mà thiêu hủy cách này cũng nguy hiểm vì có thể gây cháy rừng. Vậy nên núi rác vẫn mặc nhiên tồn tại giữa chốn thiên nhiên...
< Rừng hai bên lúc rậm lúc thưa với một màu xanh mát rượi.
Ảnh bản đồ vệ tinh vùng rừng núi này rất cũ kỹ do có từ năm 2002. Nếu bây giờ, một vệ tinh nào bay ngang vùng trời và chộp lấy mảnh rừng huyền thoại của chúng ta và cập nhật lên bản đồ, chắc hẳn sẽ có người xem và thốt lên: whao, cái gì vậy cà? trông như một... khu công nghiệp, một nhà máy khai thác... đá hay một "vườn hoa" nhiều màu sắc giữa rừng!
< Theo nhiều tài liệu cũ trước năm 1975, tại đây có địa danh đèo Da-Trum nằm cách thủ phủ 'Dilinh' chừng 15 cây số về hướng Nam và đèo Yan-Kar cách 'Dilinh' 19 cây số về hướng Đông Nam (thời ấy Dilinh là quận). Cả hai có độ cao là 1235 và 1017 thước. Người ta cũng cho rằng từ đèo Yan-Kar có thể nhìn về Phan Thiết để thấy biển Đông (hồi đó còn gọi là biển Nam Hải).
< QL28 thời ấy người ta gọi là liên tỉnh lộ 8 bắt đầu từ Phan Thiết qua Ma Lâm, qua đèo Datrum đến Di Linh, rồi từ đó đi tiếp lên Ðà Lạt.
Thời nay, các địa danh trên không còn, tuy nhiên những đoạn đèo dốc như bạn thấy vẫn tồn tại và được tu bổ tốt hơn xưa nhiều.
< Những đoạn cong cho thấy luôn các khúc đường mà bọn mình sẽ đến...
Rồi thì cái "không đẹp mắt" cũng tọt lại phía sau lưng, qua những vòng bánh xe quay tít. Đường vẫn còn xa lắm giữa chập chùng rừng núi, rất ít các xe qua lại (ý mình là xe gắn máy, xe 4 bánh - còn xe khách hổng thấy xuất hiện trên đường QL28)...
< Bất chợt gặp một chốt kiểm lâm có thanh ngáng ngang đường, "lâm tặc" chắc không khoái và không đi lối này.
Ven đường có một số súc gỗ to bị tịch thu nằm lăn lóc.
< Một lối mòn lên rừng: dốc cao thía này chắc chỉ có xe ủi hay xe "tăng" lên được thôi. Nhưng đường vô đó làm gì nhỉ, chắc chỉ "cạp gỗ - cắn rừng" rồi trồng cây công nghiệp...
< Cua nhiều nên cũng có các gờ giảm tốc liên tục.
... Không ngại "bắn tốc độ" vì nơi đèo heo hút gió này thì ai đâu mà bắn? Tuy nhiên mình vẫn giữ tầm trên dưới 50km/h do cái sự "phù mỏ" của vỏ sau, phần khác cũng cần lê lết một tý để thưởng lãm cái cảnh đẹp huyền hoặc xung quanh, không gấp gáp gì.
< Lúc này thì trời không còn nắng nữa, khí hậu vùng cao nguyên khiến bọn lữ khách mình thấy se se...
< Cột kilômét bên đường vẫn xuất hiện đều đều, bánh xe vẫn quay tít...
< Một căn nhà nhỏ ven đường, nhìn vào không thấy ai...
Nắng khá gay gắt nhưng không hề nóng bức do chốn này vẫn là cao nguyên, chênh lệch hàng ngàn mét so với mực nước biển. Lại nhớ lời anh quản lý tại thác Bobla: sau khi xuống hết đèo Gia Bắc rồi sẽ thấy "phê" vì cái nóng, quả là đúng y như vậy thật!
< Tít xa có vài căn nhà nhỏ giữa các rẫy cà phê trên sườn đồi.
Nhắc đến anh lại nhớ đến thác: bỏ cha chưa! thác Liliang mà bọn mình định ghé ở đâu? Vậy là dừng xe lại, rút cái netbook dò dò, xét xét từ hướng dẫn đến bản đồ mới nhận ra mình đã bỏ qua thác từ lúc não lúc nào, thiệt là khỉ gió!
< Ở nơi này: thời gian như dừng lại trong tiếng gió xào xạc ngọn cây...
Trở lại thì quá xa (thác Liliang thuộc xã Gung Ré, cách thị trấn Di Linh chưa đầy 13km), vỏ sau thì "phù mỏ" nên chả dám bôn ba thêm dăm dặm đường, dzị là rứt ruột xé gan lên đường tiếp hướng về Ma Lâm mà lòng cứ nhủ thầm sao chuyến ni lắm chuyện xúi quẩy! Vậy nhưng khi về đến nhà rồi, xâu lại các tình tiết lại thì mình cho rằng xui cũng lắm nhưng hên cũng thật là nhiều đấy, nhưng đó là chuyện hồi sau.
< Bất chợt mình thấy một nhóm bạn gồm 2 nam 2 nữ đứng cạnh gốc cây to ven đường. Họ ăn mặc đẹp nhưng không hành lý: vậy là không phải "dân phượt" nhà ta...
< Các cua ngoặc liên tiếp xuất hiện chen giữa rừng và núi, đường khúc này thu hẹp chỉ vừa đủ một làn xe 4 bánh.
< Dốc 10° cũng xuất hiện liên miên.
Các cột cây số hai bên vẫn hiện đều, kia ghi rõ dòng chữ QL28 - Ma Lâm 69km. Chắc chắn nơi này thuộc xã Gia Bắc dù chưa đến đèo cùng tên. Vậy nhưng suốt đoạn đường từ thị trấn Di Linh đến đây, mình thấy cung đường đã qua có khác gì đèo đâu nhỉ: nhiều cua, nhiều dốc quanh co - để đến đèo Gia Bắc rồi sẽ so sánh xem sao.
< Thoắt một cái thì trời kéo mây tối sầm, những hạt mưa bắt đầu rơi - chắc dính mưa trên đèo quá.
Đường lúc này bắt đầu liên tục gặp cua ngoặc: những cái cua thật gắt mà người ta thấy trên đèo Hải Vân gọi là cua "tử thần" do lắm tai nạn. Đèo Hải Vân có 2 cua như vậy thì ở đèo Gia Bắc có lẽ phải gần số chục - Vậy nhưng Hải Vân trước khi có hầm thì lượng xe lưu thông ầm ầm, tai nạn khó tránh khỏi - còn ở đây ít xe nên thần chết có quơ lưỡi hái cũng chả bắt được ai.
< Và mưa thật, mưa to hạt lộp độp trên đường nhựa. Ngộ nỗi là ánh nắng chan hòa cũng đồng thời xuất hiện: mưa nắng đây. Những bộ áo mưa đem theo lúc này bắt đầu phát huy tác dụng - kiếng trên nón bảo hiểm giúp tránh các hạt nước to đùng, lốp bốp đến rát cả mặt.
< Trong mưa, mình chạy qua một đoạn la liệt "máu của rừng". Tấm bảng vàng bên cạnh ghi: "Khu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng - xã Gung Ré, huyện Di Linh". Hổng hiểu là gì, chỉ biết là chốn này vẫn thuộc Gung Ré.
< Gặp tấm bảng ngã 3 mà có bạn đã thắc mắc về cái chữ "i": chạy thẳng là Phan Thiết 70km, quẹo phải là Son Dien 7km - mình cho rằng rẽ phải là vô Sơn Điền. Xã Sơn Điền là một xã anh hùng, một vùng căn cứ kháng chiến cũ tại huyện Di Linh. Đường vào xã nay đã được láng nhựa phẳng phiu với kinh phí 30 tỉ đồng, chỉ mất hai mươi phút chạy xe từ ngã ba Bảy Mươi sẽ gặp những đồng bào người K’Ho ở xã Anh hùng Lực lượng vũ trang Sơn Điền.
< ... Người ta nói "Sơn Điền như một thung lũng được vây bọc, chở che bởi bạt ngàn rừng xanh. Những căn biệt thự, những mái nhà kiên cố đỏ chói ngói mới xen lẫn hàng trăm ngôi nhà sàn truyền thống ẩn giữa vườn cà phê xanh tạo nên một bức tranh nhiều gam màu tươi sáng, nhiều sinh khí cho vùng căn cứ xưa".
Bọn mình mong sẽ có dịp vào đây một lần... nhưng hiện tại thì vẫn hướng về Gia Bắc.
< Ma Lâm còn 53km, Gia Bắc chỉ dăm bảy cây số nữa là đến thôi.
Xe vẫn chạy đều, thi thoảng bọn mình lại dừng lại ít phút: vừa uống nước, vừa ngắm cảnh vật đầy thi vị xung quanh mà không hề bị quấy rầy vì chả có ai. Có biển báo vào đèo nhưng do sơ xuất nên ảnh hư, mà hình trên đèo ni khá nhiều do pà xã bấm máy lia lịa: chụp thừa còn hơn bỏ sót.
< Mưa không còn nhưng bầu trời vẫn rất âm u, vì vậy do dự không muốn bỏ áo mưa ra: nó ùm xuống một phát thì trùm vô hổng kịp - mà mưa rừng núi thì lạnh lắm, he he...
< Đột nhiên bầu trời lộ màu da xanh trong văn vắt. Núi rừng Tây nguyên là vậy, thoắt nắng rồi lại chợt mưa - mà mưa khá dữ!
Thông tin về đèo Gia Bắc trên mạng ít, lại sai lệch nhiều nhất là về địa danh. Mình tổng hợp ra chỉ có thế này:
Đèo Gia Bắc thuộc xã cùng tên, huyện Di Linh - Lâm Đồng. Đèo nối liền Di Linh và Phan Thiết bằng con đường nhỏ, ngặt không quá gấp, nhưng liên tục. Cảnh sắc tại nơi đây khá hoang vắng nhưng rất đẹp và lãng mạn...
< Cuối cùng thì bọn mình cũng dừng chân tạm nghỉ, chủ yếu để xếp mấy chiếc áo chống nước lại.
Bạn thấy không: đường vẫn bé tẻo teo và rất vắng - có múa hát giữa QL cũng hổng sao.
... Đèo Gia Bắc có nhiều đoạn chỉ vừa đủ một làn xe cho cả hai chiều nhưng phong cảnh cực hữu tình, hoang sơ. Tại đỉnh đèo thường có sương mù trong sớm mai hay những ngày không nắng, bay lập lờ ngang tầm xe chạy, gần giống như Sapa. Giữa đèo là trung tâm xã Gia Bắc với những thôn xóm của người K’Ho cự ngụ trong những ngôi nhà nhỏ nhắn ven đường.
Với đỉnh cao nhất chừng 800m trên mực nước biển, đường đèo Gia Bắc hiểm trở với khoảng trên chục km đường đèo dốc quanh co liên tiếp, cua nối tiếp cua, vực nối tiếp vực thẳm, hết cua trái lại cua phải, có nhiều đoạn cua rất gấp. Tuy nhiên do đường ít xe nên không quá hiểm nguy.
Điểm hấp dẫn của đèo Gia Bắc ngoài sự hiểm trở và các khúc cua chính là thiên nhiên hoang sơ gần như còn nguyên vẹn.
Con đường độc đạo cheo leo có khi nằm giữa hai vách núi cây rừng phủ bóng, có khi mở ra cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi non với vực thẳm hun hút một bên, vách núi dựng đứng một bên.
< Một khoảng không mở rộng trước mắt bọn mình. Tít phía đối diện trên sườn núi xa xa là một khe thác lớn chảy từ lưng chừng núi xuống tận phía dưới - nhìn trông như một lọn tơ trắng muốt bên khung dệt...
Đã đến Gia Bắc rồi, một xã vùng xa nằm lưng chừng con đèo cùng tên...
Còn tiếp
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12
Hai mươi sáu năm qua đã chạy chiếc Win100 này, mình biết rõ mọi ngóc ngách của nó từ xăng, gió đến điện đùng và cả thắng trước sau, nói chung là mọi vấn đề về an toàn của chiếc xế tri kỷ.
Vậy nhưng chuyện phù vỏ thì thật bất ngờ do xe vẫn chạy hằng ngày, không xuất hiện triệu chứng lạ. Bây giờ mới nhớ lại lúc rời thành phố Nhơn Trạch: mình nghe tiếng tạch tạch nhỏ theo vòng quay bánh xe. Lúc ấy mình cứ nghĩ có lẽ dính một viên đá con con trong các khe của lốp nên dừng xe lại và tua bánh nhìn kỹ nhưng không phát hiện ra điều gì.
Phù nhưng chưa phình to, cũng chưa đến nỗi nào - Cái vỏ này của Thái, khá tốt nhưng là loại vỏ mềm ít gai sâu, ruột cũng hàng Thái luôn, chưa có lỗ nào nhưng đã bơm keo tự vá một lần kỳ ở Lagi; gõ vào bánh sau vẫn long kong cứng cáp, dzị là lên xe đi tiếp!
< Ma Lâm: 69km.
Chạy một đoạn xa thì thấy cọc kilômét ven đường báo cho mình biết Phan Thiết còn 85km nữa: không quá xa nhưng sẽ là "đại họa" vì bắt đầu từ đây thì đường và đèo trên QL28 sẽ vô cùng vắng vẻ. Phần khác: do vỏ sau Win100 có chỉ số 300 - 17, khác vỏ những loại xe thông dụng như Ware, Dream... nên bắt buộc phải đến các thị trấn hay thành phố lớn mới có thể tìm thay được.
< Đường vắng teo, tha hồ chạy mà không ngại bị "bắn". Nhưng đừng nhanh quá vì cua liên miên...
Gió vi vu bên tai, đồng hồ cây số vẫn lên đều đều. Chỗ phù làm xe tưng nhè nhẹ theo vòng quay - Vậy nhưng khung cảnh hoang sơ và hùng vĩ trên vùng Lộc Bắc khiến mình "vứt gánh lo đi", bỏ nỗi lo... cho đến khi gặp một khung cảnh bất ngờ...
< Bất ngờ giữa khung cảnh hoang sơ: một bãi rác to chà bá...
Phượt nhiều nơi, chắc hẳn bạn không thể quên cái mùi cây cỏ, hoa lá rừng hoang sơ... đúng không? Cái hương thơm tinh khiết mà nếu sống tại thành phố sẽ ít có cơ hội để thưởng thức được. Vậy nên dân đô thị một khi thèm muốn cái thiên nhiên lại lang thang ra vùng ven hay vào các công viên lớn (bọn mình thường xuống Phú Mỹ Hưng) để tìm chút không gian xanh, tìm lại cái hương vị cỏ cây thơm ngát và trong lành cho buổi đi dạo mát vào sớm mai hay chập tối.
< Nhưng chỉ là một điểm lùi nhỏ, qua rồi lại thấy cảnh liền cảnh - phê lòi...
Hương vị cây cỏ, mùi sơ khai này thì bọn mình hoàn toàn thừa mứa trên cung đường QL28 nối từ Di Linh đến Ma Lâm... cho đến một lúc, trong không khí lại có một mùi lạ: mùi của sự "văn minh", rõ hơn là mùi của chất phế phẩm từ đô thị. Giữa một không gian bao la của núi rừng, giữa bạt ngàn màu xanh, nhấp nhô với các triền núi bổng xuất hiện một bãi rác to đùng!
< ... với các khúc cua liên tục.
Ôi mẹ ơi, rác lềnh khênh, rác vương vãi hay chất thành đống cao giữa một vạt rừng bị san phẳng. Vài dấu vết của sự đốt bỏ dở dang nhưng làm sao mà đốt được, cần biết bao nhiên liệu để thiêu hủy, mà thiêu hủy cách này cũng nguy hiểm vì có thể gây cháy rừng. Vậy nên núi rác vẫn mặc nhiên tồn tại giữa chốn thiên nhiên...
< Rừng hai bên lúc rậm lúc thưa với một màu xanh mát rượi.
Ảnh bản đồ vệ tinh vùng rừng núi này rất cũ kỹ do có từ năm 2002. Nếu bây giờ, một vệ tinh nào bay ngang vùng trời và chộp lấy mảnh rừng huyền thoại của chúng ta và cập nhật lên bản đồ, chắc hẳn sẽ có người xem và thốt lên: whao, cái gì vậy cà? trông như một... khu công nghiệp, một nhà máy khai thác... đá hay một "vườn hoa" nhiều màu sắc giữa rừng!
< Theo nhiều tài liệu cũ trước năm 1975, tại đây có địa danh đèo Da-Trum nằm cách thủ phủ 'Dilinh' chừng 15 cây số về hướng Nam và đèo Yan-Kar cách 'Dilinh' 19 cây số về hướng Đông Nam (thời ấy Dilinh là quận). Cả hai có độ cao là 1235 và 1017 thước. Người ta cũng cho rằng từ đèo Yan-Kar có thể nhìn về Phan Thiết để thấy biển Đông (hồi đó còn gọi là biển Nam Hải).
< QL28 thời ấy người ta gọi là liên tỉnh lộ 8 bắt đầu từ Phan Thiết qua Ma Lâm, qua đèo Datrum đến Di Linh, rồi từ đó đi tiếp lên Ðà Lạt.
Thời nay, các địa danh trên không còn, tuy nhiên những đoạn đèo dốc như bạn thấy vẫn tồn tại và được tu bổ tốt hơn xưa nhiều.
< Những đoạn cong cho thấy luôn các khúc đường mà bọn mình sẽ đến...
Rồi thì cái "không đẹp mắt" cũng tọt lại phía sau lưng, qua những vòng bánh xe quay tít. Đường vẫn còn xa lắm giữa chập chùng rừng núi, rất ít các xe qua lại (ý mình là xe gắn máy, xe 4 bánh - còn xe khách hổng thấy xuất hiện trên đường QL28)...
< Bất chợt gặp một chốt kiểm lâm có thanh ngáng ngang đường, "lâm tặc" chắc không khoái và không đi lối này.
Ven đường có một số súc gỗ to bị tịch thu nằm lăn lóc.
< Một lối mòn lên rừng: dốc cao thía này chắc chỉ có xe ủi hay xe "tăng" lên được thôi. Nhưng đường vô đó làm gì nhỉ, chắc chỉ "cạp gỗ - cắn rừng" rồi trồng cây công nghiệp...
< Cua nhiều nên cũng có các gờ giảm tốc liên tục.
... Không ngại "bắn tốc độ" vì nơi đèo heo hút gió này thì ai đâu mà bắn? Tuy nhiên mình vẫn giữ tầm trên dưới 50km/h do cái sự "phù mỏ" của vỏ sau, phần khác cũng cần lê lết một tý để thưởng lãm cái cảnh đẹp huyền hoặc xung quanh, không gấp gáp gì.
< Lúc này thì trời không còn nắng nữa, khí hậu vùng cao nguyên khiến bọn lữ khách mình thấy se se...
< Cột kilômét bên đường vẫn xuất hiện đều đều, bánh xe vẫn quay tít...
< Một căn nhà nhỏ ven đường, nhìn vào không thấy ai...
Nắng khá gay gắt nhưng không hề nóng bức do chốn này vẫn là cao nguyên, chênh lệch hàng ngàn mét so với mực nước biển. Lại nhớ lời anh quản lý tại thác Bobla: sau khi xuống hết đèo Gia Bắc rồi sẽ thấy "phê" vì cái nóng, quả là đúng y như vậy thật!
< Tít xa có vài căn nhà nhỏ giữa các rẫy cà phê trên sườn đồi.
Nhắc đến anh lại nhớ đến thác: bỏ cha chưa! thác Liliang mà bọn mình định ghé ở đâu? Vậy là dừng xe lại, rút cái netbook dò dò, xét xét từ hướng dẫn đến bản đồ mới nhận ra mình đã bỏ qua thác từ lúc não lúc nào, thiệt là khỉ gió!
< Ở nơi này: thời gian như dừng lại trong tiếng gió xào xạc ngọn cây...
Trở lại thì quá xa (thác Liliang thuộc xã Gung Ré, cách thị trấn Di Linh chưa đầy 13km), vỏ sau thì "phù mỏ" nên chả dám bôn ba thêm dăm dặm đường, dzị là rứt ruột xé gan lên đường tiếp hướng về Ma Lâm mà lòng cứ nhủ thầm sao chuyến ni lắm chuyện xúi quẩy! Vậy nhưng khi về đến nhà rồi, xâu lại các tình tiết lại thì mình cho rằng xui cũng lắm nhưng hên cũng thật là nhiều đấy, nhưng đó là chuyện hồi sau.
< Bất chợt mình thấy một nhóm bạn gồm 2 nam 2 nữ đứng cạnh gốc cây to ven đường. Họ ăn mặc đẹp nhưng không hành lý: vậy là không phải "dân phượt" nhà ta...
< Các cua ngoặc liên tiếp xuất hiện chen giữa rừng và núi, đường khúc này thu hẹp chỉ vừa đủ một làn xe 4 bánh.
< Dốc 10° cũng xuất hiện liên miên.
Các cột cây số hai bên vẫn hiện đều, kia ghi rõ dòng chữ QL28 - Ma Lâm 69km. Chắc chắn nơi này thuộc xã Gia Bắc dù chưa đến đèo cùng tên. Vậy nhưng suốt đoạn đường từ thị trấn Di Linh đến đây, mình thấy cung đường đã qua có khác gì đèo đâu nhỉ: nhiều cua, nhiều dốc quanh co - để đến đèo Gia Bắc rồi sẽ so sánh xem sao.
< Thoắt một cái thì trời kéo mây tối sầm, những hạt mưa bắt đầu rơi - chắc dính mưa trên đèo quá.
Đường lúc này bắt đầu liên tục gặp cua ngoặc: những cái cua thật gắt mà người ta thấy trên đèo Hải Vân gọi là cua "tử thần" do lắm tai nạn. Đèo Hải Vân có 2 cua như vậy thì ở đèo Gia Bắc có lẽ phải gần số chục - Vậy nhưng Hải Vân trước khi có hầm thì lượng xe lưu thông ầm ầm, tai nạn khó tránh khỏi - còn ở đây ít xe nên thần chết có quơ lưỡi hái cũng chả bắt được ai.
< Và mưa thật, mưa to hạt lộp độp trên đường nhựa. Ngộ nỗi là ánh nắng chan hòa cũng đồng thời xuất hiện: mưa nắng đây. Những bộ áo mưa đem theo lúc này bắt đầu phát huy tác dụng - kiếng trên nón bảo hiểm giúp tránh các hạt nước to đùng, lốp bốp đến rát cả mặt.
< Trong mưa, mình chạy qua một đoạn la liệt "máu của rừng". Tấm bảng vàng bên cạnh ghi: "Khu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng - xã Gung Ré, huyện Di Linh". Hổng hiểu là gì, chỉ biết là chốn này vẫn thuộc Gung Ré.
< Gặp tấm bảng ngã 3 mà có bạn đã thắc mắc về cái chữ "i": chạy thẳng là Phan Thiết 70km, quẹo phải là Son Dien 7km - mình cho rằng rẽ phải là vô Sơn Điền. Xã Sơn Điền là một xã anh hùng, một vùng căn cứ kháng chiến cũ tại huyện Di Linh. Đường vào xã nay đã được láng nhựa phẳng phiu với kinh phí 30 tỉ đồng, chỉ mất hai mươi phút chạy xe từ ngã ba Bảy Mươi sẽ gặp những đồng bào người K’Ho ở xã Anh hùng Lực lượng vũ trang Sơn Điền.
< ... Người ta nói "Sơn Điền như một thung lũng được vây bọc, chở che bởi bạt ngàn rừng xanh. Những căn biệt thự, những mái nhà kiên cố đỏ chói ngói mới xen lẫn hàng trăm ngôi nhà sàn truyền thống ẩn giữa vườn cà phê xanh tạo nên một bức tranh nhiều gam màu tươi sáng, nhiều sinh khí cho vùng căn cứ xưa".
Bọn mình mong sẽ có dịp vào đây một lần... nhưng hiện tại thì vẫn hướng về Gia Bắc.
< Ma Lâm còn 53km, Gia Bắc chỉ dăm bảy cây số nữa là đến thôi.
Xe vẫn chạy đều, thi thoảng bọn mình lại dừng lại ít phút: vừa uống nước, vừa ngắm cảnh vật đầy thi vị xung quanh mà không hề bị quấy rầy vì chả có ai. Có biển báo vào đèo nhưng do sơ xuất nên ảnh hư, mà hình trên đèo ni khá nhiều do pà xã bấm máy lia lịa: chụp thừa còn hơn bỏ sót.
< Mưa không còn nhưng bầu trời vẫn rất âm u, vì vậy do dự không muốn bỏ áo mưa ra: nó ùm xuống một phát thì trùm vô hổng kịp - mà mưa rừng núi thì lạnh lắm, he he...
< Đột nhiên bầu trời lộ màu da xanh trong văn vắt. Núi rừng Tây nguyên là vậy, thoắt nắng rồi lại chợt mưa - mà mưa khá dữ!
Thông tin về đèo Gia Bắc trên mạng ít, lại sai lệch nhiều nhất là về địa danh. Mình tổng hợp ra chỉ có thế này:
Đèo Gia Bắc thuộc xã cùng tên, huyện Di Linh - Lâm Đồng. Đèo nối liền Di Linh và Phan Thiết bằng con đường nhỏ, ngặt không quá gấp, nhưng liên tục. Cảnh sắc tại nơi đây khá hoang vắng nhưng rất đẹp và lãng mạn...
< Cuối cùng thì bọn mình cũng dừng chân tạm nghỉ, chủ yếu để xếp mấy chiếc áo chống nước lại.
Bạn thấy không: đường vẫn bé tẻo teo và rất vắng - có múa hát giữa QL cũng hổng sao.
... Đèo Gia Bắc có nhiều đoạn chỉ vừa đủ một làn xe cho cả hai chiều nhưng phong cảnh cực hữu tình, hoang sơ. Tại đỉnh đèo thường có sương mù trong sớm mai hay những ngày không nắng, bay lập lờ ngang tầm xe chạy, gần giống như Sapa. Giữa đèo là trung tâm xã Gia Bắc với những thôn xóm của người K’Ho cự ngụ trong những ngôi nhà nhỏ nhắn ven đường.
Với đỉnh cao nhất chừng 800m trên mực nước biển, đường đèo Gia Bắc hiểm trở với khoảng trên chục km đường đèo dốc quanh co liên tiếp, cua nối tiếp cua, vực nối tiếp vực thẳm, hết cua trái lại cua phải, có nhiều đoạn cua rất gấp. Tuy nhiên do đường ít xe nên không quá hiểm nguy.
Điểm hấp dẫn của đèo Gia Bắc ngoài sự hiểm trở và các khúc cua chính là thiên nhiên hoang sơ gần như còn nguyên vẹn.
Con đường độc đạo cheo leo có khi nằm giữa hai vách núi cây rừng phủ bóng, có khi mở ra cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi non với vực thẳm hun hút một bên, vách núi dựng đứng một bên.
< Một khoảng không mở rộng trước mắt bọn mình. Tít phía đối diện trên sườn núi xa xa là một khe thác lớn chảy từ lưng chừng núi xuống tận phía dưới - nhìn trông như một lọn tơ trắng muốt bên khung dệt...
Đã đến Gia Bắc rồi, một xã vùng xa nằm lưng chừng con đèo cùng tên...
Còn tiếp
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12
0 comments:
Post a Comment