Thác Khe Rìa nằm ở xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, thuộc khu vực quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng (KBTTNĐS-KT).
< Một trong vô vàn cụm núi ở Hoành Bồ.
Từ trung tâm huyện Hoành Bồ, ta có thể đi ô tô hoặc xe máy hơn chục cây số đến xã Đồng Sơn, sau đó phải cuốc bộ khoảng 4km đường rừng nữa mới đến được thác Khe Rìa.
Theo chân đoàn cán bộ kiểm lâm KBTTNĐS-KT đến thác Khe Rìa, trên suốt dọc đường đi, chúng tôi phải xuyên qua nhiều cánh rừng tre, gỗ nguyên sinh.
Thú vị nhất là khi chúng tôi đi lạc vào cả một vạt rừng hoa Vàng Anh, loài hoa có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhuộm vàng cả một cánh rừng.
Đây là loài hoa biểu trưng cho Phật giáo, được trồng nhiều ở công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ (Hà Nội). Hoa Vàng Anh nom gần giống như những chùm mẫu đơn, nhưng đẹp hơn nhiều. Loài hoa sang trọng tưởng như chỉ có ở những nơi đô thị, vậy mà mọc thành rừng ở Đồng Sơn.
Vượt qua những vạt rừng hoa Vàng Anh, chúng tôi phải cuốc bộ thêm khoảng chừng nửa tiếng nữa mới đến được thác Khe Rìa. Cách xa thác khoảng trăm mét, ta đã nghe thấy tiếng nước đổ xuống, rồi cảm nhận khuôn mặt mình mát lạnh bởi những bụi nước. Không chỉ mùa mưa mà ngay cả mùa khô dòng thác vẫn hùng vĩ.
Thác Khe Rìa cao khoảng 50m, lòng thác rộng khoảng 30m. Nguồn nước đổ xuống tạo thành hồ nước rộng khoảng 500m2, trong xanh mát lạnh. Hai bên thác là vách đá rêu phong và những rễ cây rủ xuống nom tựa như bức tường cổ kính.
Từ những khe đá mọc đua ra những cụm hoa hoa rừng khác nhau, đan xen với những thân cây lớn đứng uy nghi trên vách đá tạo thành bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Dòng nước của thác chảy qua bao tháng năm bền bỉ bào mòn các vách đá, mỗi năm lại tạo cho các khối đá thành những hình thù kỳ lạ khác nhau thoả sức tưởng tượng của những ai đã một lần đến thác Khe Rìa. Nguồn nước vô tận ấy đã tạo nên sức sống quanh năm của những con suối chảy vô tư quanh co nuôi sống các cánh rừng.
Xung quanh đỉnh thác là hệ thống rừng tự nhiên với nhiều loại cây như bứa, trám, trâm, sung... xen kẽ với nhiều loài hoa nhiều màu sắc như hoa mua, hoa mẫu đơn, chuối rừng, khế rừng v.v..
Các loài cây cho ra nhiều tầng tán, nhiều cấu trúc tuổi khác nhau, lá ken dày, bốn mùa xanh ngát, làm cho thác Khe Rìa càng sống động nên thơ, cùng với tiếng ca của nhiều loài chim trời, nhiều nhất là các đàn sáo đá, chào mào hay quy tụ về đây ăn quả cây, khiến cho thác Khe Rìa đã đẹp về màu sắc cỏ cây, lại rộn ràng những âm thanh du dương của thiên nhiên.
Thác Khe Rìa còn là nơi có khí hậu ôn hoà, dù mùa hè nóng bức, khí hậu ở đây vẫn mát mẻ như mùa thu. Buổi sáng sương mù giăng giăng giống như cảnh Sa Pa, Tam Đảo. Tháng 12 năm 2010, Nghị định số 117 của Chính phủ về “Tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng” đã mở hướng đi mới cho thác Khe Rìa.
Thác Khe Rìa đang được các ngành có chức năng đưa vào nghiên cứu, để khai thác tiềm năng của thác, và khu vực thác sẽ trở thành điểm du lịch trong tương lai. Khi đó thác Khe Rìa sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, để du khách thoả sức khám phá những điều kỳ diệu của thiên nhiên và tận hưởng không khí mát lành của dòng thác.
Du lịch, GO! - Theo Quảng Ninh online, Alvincent...
< Một trong vô vàn cụm núi ở Hoành Bồ.
Từ trung tâm huyện Hoành Bồ, ta có thể đi ô tô hoặc xe máy hơn chục cây số đến xã Đồng Sơn, sau đó phải cuốc bộ khoảng 4km đường rừng nữa mới đến được thác Khe Rìa.
Theo chân đoàn cán bộ kiểm lâm KBTTNĐS-KT đến thác Khe Rìa, trên suốt dọc đường đi, chúng tôi phải xuyên qua nhiều cánh rừng tre, gỗ nguyên sinh.
Thú vị nhất là khi chúng tôi đi lạc vào cả một vạt rừng hoa Vàng Anh, loài hoa có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhuộm vàng cả một cánh rừng.
Đây là loài hoa biểu trưng cho Phật giáo, được trồng nhiều ở công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ (Hà Nội). Hoa Vàng Anh nom gần giống như những chùm mẫu đơn, nhưng đẹp hơn nhiều. Loài hoa sang trọng tưởng như chỉ có ở những nơi đô thị, vậy mà mọc thành rừng ở Đồng Sơn.
Vượt qua những vạt rừng hoa Vàng Anh, chúng tôi phải cuốc bộ thêm khoảng chừng nửa tiếng nữa mới đến được thác Khe Rìa. Cách xa thác khoảng trăm mét, ta đã nghe thấy tiếng nước đổ xuống, rồi cảm nhận khuôn mặt mình mát lạnh bởi những bụi nước. Không chỉ mùa mưa mà ngay cả mùa khô dòng thác vẫn hùng vĩ.
Thác Khe Rìa cao khoảng 50m, lòng thác rộng khoảng 30m. Nguồn nước đổ xuống tạo thành hồ nước rộng khoảng 500m2, trong xanh mát lạnh. Hai bên thác là vách đá rêu phong và những rễ cây rủ xuống nom tựa như bức tường cổ kính.
Từ những khe đá mọc đua ra những cụm hoa hoa rừng khác nhau, đan xen với những thân cây lớn đứng uy nghi trên vách đá tạo thành bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Dòng nước của thác chảy qua bao tháng năm bền bỉ bào mòn các vách đá, mỗi năm lại tạo cho các khối đá thành những hình thù kỳ lạ khác nhau thoả sức tưởng tượng của những ai đã một lần đến thác Khe Rìa. Nguồn nước vô tận ấy đã tạo nên sức sống quanh năm của những con suối chảy vô tư quanh co nuôi sống các cánh rừng.
Xung quanh đỉnh thác là hệ thống rừng tự nhiên với nhiều loại cây như bứa, trám, trâm, sung... xen kẽ với nhiều loài hoa nhiều màu sắc như hoa mua, hoa mẫu đơn, chuối rừng, khế rừng v.v..
Các loài cây cho ra nhiều tầng tán, nhiều cấu trúc tuổi khác nhau, lá ken dày, bốn mùa xanh ngát, làm cho thác Khe Rìa càng sống động nên thơ, cùng với tiếng ca của nhiều loài chim trời, nhiều nhất là các đàn sáo đá, chào mào hay quy tụ về đây ăn quả cây, khiến cho thác Khe Rìa đã đẹp về màu sắc cỏ cây, lại rộn ràng những âm thanh du dương của thiên nhiên.
Thác Khe Rìa còn là nơi có khí hậu ôn hoà, dù mùa hè nóng bức, khí hậu ở đây vẫn mát mẻ như mùa thu. Buổi sáng sương mù giăng giăng giống như cảnh Sa Pa, Tam Đảo. Tháng 12 năm 2010, Nghị định số 117 của Chính phủ về “Tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng” đã mở hướng đi mới cho thác Khe Rìa.
Thác Khe Rìa đang được các ngành có chức năng đưa vào nghiên cứu, để khai thác tiềm năng của thác, và khu vực thác sẽ trở thành điểm du lịch trong tương lai. Khi đó thác Khe Rìa sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, để du khách thoả sức khám phá những điều kỳ diệu của thiên nhiên và tận hưởng không khí mát lành của dòng thác.
Du lịch, GO! - Theo Quảng Ninh online, Alvincent...
0 comments:
Post a Comment