Nằm cạnh Quảng Nam - trọng điểm du lịch của miền Trung với hai di sản văn hóa thế giới, Quảng ngãi gần như chưa có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam.
< Khu di tích Mỹ Sơn.
Lâu nay, khách du lịch chỉ biết Quảng ngãi có Khu di tích Sơn Mỹ (H.Sơn Tịnh) và gần đây có thêm Khu di tích bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ). Ít ai biết rằng, Quảng ngãi có nhiều bãi biển đẹp như Sa Huỳnh (Đức Phổ), Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Minh Tân (Mộ Đức), Lệ Thủy, Khe Hai (Bình Sơn)... Tôi thích nhất là bãi tắm Khe Hai trước mặt khu du lịch Thiên Đàng. Nhưng điểm nhấn của du lịch Quảng ngãi là đảo Lý Sơn. Từ cảng Sa Kỳ (Sơn Tịnh) ra đảo Lý Sơn chỉ 25km - mỗi ngày có một chuyến tàu cao tốc và một chuyến tàu chợ.
< Biển Lý Sơn.
Tàu cao tốc chạy mất một giờ còn tàu chợ thì ba giờ. Lý Sơn còn gọi là cù lao Ré hay nôm na là đảo Tỏi; là huyện đảo rộng 9,97km2, dân số chừng 21.000 người, có hai đảo và ba xã. Đảo lớn có xã An Vinh và An Hải, đảo bé có xã An Bình. Đảo có nhiều miệng núi lửa, chỗ nào cũng có đá ong. Ven biển là các bãi đá đen, còn gọi là đá cháy, vốn là nham thạch núi lửa.
Lý Sơn là cái nôi của đội hùng binh Hoàng Sa, bảo tàng sống về chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở biển Đông với rất nhiều di tích và thắng cảnh. Âm Linh Tự và quần thể Mộ Gió - nơi thờ tự đội hùng binh Hoàng Sa và các chiến binh từng bỏ mình trên biển. Chùa Hang (Thiên Khổng Thạch tự) trong hang đá tự nhiên, xây dựng cách đây hơn 300 năm. Trước chùa, những cây bàng vuông cổ thụ (có người gọi là phong ba) mấy trăm năm tuổi, được các chiến binh đem giống từ Hoàng Sa về trồng.
Chùa Đục dưới chân miệng núi lửa, có tượng Phật Quan Thế Âm cao 27m nhìn ra đảo Bé. Đỉnh núi là miệng núi lửa, có giếng Tiên; đường lên đỉnh có ba hang đá là những chùa nhỏ. Lý Sơn có nhiều kiến trúc cổ độc đáo. Đó là quần thể đình làng An Hải, đền thờ Lăng Chánh, đền thờ Cá ông, dinh Tam Tòa, dinh Bà Thiên Y Ana... Nhà trưng bày lưu niệm hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải có nhiều hiện vật quý, khẳng định chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở Hoàng Sa - Trường Sa. Chiều lên đỉnh Tò Vò ngắm hoàng hôn, còn sáng sớm đi xe ôm lên đỉnh núi Thới Lới đợi bình minh và xem Lý Sơn rộn rã ngày mới thì thật tuyệt.
Gần đây, Quảng Ngãi có thêm di tích quốc gia đặc biệt - Trường Lũy, làm bằng đá và đất, chạy dọc thượng đạo xưa, từ Trà Bồng - Quảng Ngãi đến An Lão - Bình Định. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Trường Lũy dài hơn 200km được xây dựng từ thế kỷ XVII-XVIII. Có người còn quả quyết, Trường Lũy được xây dựng như một công trình phòng thủ phía nam thành cổ Trà Kiệu. Quảng Ngãi còn có các danh thắng như núi và chùa cổ Thiên Ấn, mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, thành cổ Châu Sa, di chỉ văn hóa
Sa Huỳnh.
Ẩm thực Quảng Ngãi có nhiều món ngon nổi tiếng. Ngoài đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương... còn có tỏi Lý Sơn. Loại tỏi trồng trên cát lấy từ biển, nhỏ tép, chắc, có vị rất riêng.
Các món cá bống trứng, cá thài bai sông Trà; đồn đột (một loại hải sâm) Lý Sơn tiềm thuốc Bắc; gỏi cá cơm; don (cùng họ với hến) trộn xúc bánh đa; dưa hấu An Tiêm; mắm nhum, cơm gà... Loại nào cũng tươi rói và đậm đà hương vị Quảng Ngãi.
Du lịch, GO! - Theo Phụ nữ Online
< Khu di tích Mỹ Sơn.
Lâu nay, khách du lịch chỉ biết Quảng ngãi có Khu di tích Sơn Mỹ (H.Sơn Tịnh) và gần đây có thêm Khu di tích bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ). Ít ai biết rằng, Quảng ngãi có nhiều bãi biển đẹp như Sa Huỳnh (Đức Phổ), Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Minh Tân (Mộ Đức), Lệ Thủy, Khe Hai (Bình Sơn)... Tôi thích nhất là bãi tắm Khe Hai trước mặt khu du lịch Thiên Đàng. Nhưng điểm nhấn của du lịch Quảng ngãi là đảo Lý Sơn. Từ cảng Sa Kỳ (Sơn Tịnh) ra đảo Lý Sơn chỉ 25km - mỗi ngày có một chuyến tàu cao tốc và một chuyến tàu chợ.
< Biển Lý Sơn.
Tàu cao tốc chạy mất một giờ còn tàu chợ thì ba giờ. Lý Sơn còn gọi là cù lao Ré hay nôm na là đảo Tỏi; là huyện đảo rộng 9,97km2, dân số chừng 21.000 người, có hai đảo và ba xã. Đảo lớn có xã An Vinh và An Hải, đảo bé có xã An Bình. Đảo có nhiều miệng núi lửa, chỗ nào cũng có đá ong. Ven biển là các bãi đá đen, còn gọi là đá cháy, vốn là nham thạch núi lửa.
Lý Sơn là cái nôi của đội hùng binh Hoàng Sa, bảo tàng sống về chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở biển Đông với rất nhiều di tích và thắng cảnh. Âm Linh Tự và quần thể Mộ Gió - nơi thờ tự đội hùng binh Hoàng Sa và các chiến binh từng bỏ mình trên biển. Chùa Hang (Thiên Khổng Thạch tự) trong hang đá tự nhiên, xây dựng cách đây hơn 300 năm. Trước chùa, những cây bàng vuông cổ thụ (có người gọi là phong ba) mấy trăm năm tuổi, được các chiến binh đem giống từ Hoàng Sa về trồng.
Chùa Đục dưới chân miệng núi lửa, có tượng Phật Quan Thế Âm cao 27m nhìn ra đảo Bé. Đỉnh núi là miệng núi lửa, có giếng Tiên; đường lên đỉnh có ba hang đá là những chùa nhỏ. Lý Sơn có nhiều kiến trúc cổ độc đáo. Đó là quần thể đình làng An Hải, đền thờ Lăng Chánh, đền thờ Cá ông, dinh Tam Tòa, dinh Bà Thiên Y Ana... Nhà trưng bày lưu niệm hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải có nhiều hiện vật quý, khẳng định chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở Hoàng Sa - Trường Sa. Chiều lên đỉnh Tò Vò ngắm hoàng hôn, còn sáng sớm đi xe ôm lên đỉnh núi Thới Lới đợi bình minh và xem Lý Sơn rộn rã ngày mới thì thật tuyệt.
Gần đây, Quảng Ngãi có thêm di tích quốc gia đặc biệt - Trường Lũy, làm bằng đá và đất, chạy dọc thượng đạo xưa, từ Trà Bồng - Quảng Ngãi đến An Lão - Bình Định. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Trường Lũy dài hơn 200km được xây dựng từ thế kỷ XVII-XVIII. Có người còn quả quyết, Trường Lũy được xây dựng như một công trình phòng thủ phía nam thành cổ Trà Kiệu. Quảng Ngãi còn có các danh thắng như núi và chùa cổ Thiên Ấn, mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, thành cổ Châu Sa, di chỉ văn hóa
Sa Huỳnh.
Ẩm thực Quảng Ngãi có nhiều món ngon nổi tiếng. Ngoài đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương... còn có tỏi Lý Sơn. Loại tỏi trồng trên cát lấy từ biển, nhỏ tép, chắc, có vị rất riêng.
Các món cá bống trứng, cá thài bai sông Trà; đồn đột (một loại hải sâm) Lý Sơn tiềm thuốc Bắc; gỏi cá cơm; don (cùng họ với hến) trộn xúc bánh đa; dưa hấu An Tiêm; mắm nhum, cơm gà... Loại nào cũng tươi rói và đậm đà hương vị Quảng Ngãi.
Du lịch, GO! - Theo Phụ nữ Online
0 comments:
Post a Comment