Người ta lưu truyền rằng nếu ai đi ngược lại những lời nguyền hay những giao ước của làng thì sẽ phải gánh chịu những bất hạnh hôn nhân, thậm chí vợ chồng còn âm - dương cách trở...
Quy ước lạ lùng
Làng Thượng Lỗi nằm ngay trong địa giới một phường của thành phố Nam Định. Những người lạ đến nay đi chẳng ai biết được trong ngôi làng cổ hơn nghìn năm tuổi này lại tồn tại một sự giao ước khiến cho rất nhiều đôi tình nhân dù rất yêu nhau nhưng chẳng thể đến được với nhau.
Ngồi một vài quán nước trong làng, hỏi chuyện những người trẻ tuổi, chẳng ai rõ nguồn gốc sâu xa của giao ước này nhưng họ đều nhớ nằm lòng lời dặn dò của cha mẹ và các bậc cao niên, nếu có yêu ai thì tránh xa người làng cận kề Tức Mặc. Nếu làm trái với lời dặn này thì hậu quả không lường hết được, hoặc chết, hoặc chẳng thể hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
Theo lời những người trong làng, cách đây chưa lâu, một người đàn ông ở Thượng Lỗi lấy vợ làng Tức Mặc đã qua đời bị bạo bệnh. Điều đáng nói là đây không phải trường hợp đầu tiên đoản thọ mà được cho là vì làm trái với giao ước bao đời của tổ tiên. Có đôi nam nữ vì quá yêu nhau nhưng vấp phải sự ngăn cản quyết liệt của 2 bên gia đình đã dắt díu nhau đi nơi khác để mong được trăm năm hạnh phúc. Nào ngờ, người làng nghe tin họ cũng đột nhiên mắc bệnh lạ mà chết...
Hỏi thăm quanh làng cổ Thượng Lỗi, không phải không có những đôi trẻ bất chấp mọi lời ngăn cản của mọi người, quyết định tìm đến với nhau và vẫn đang sống bình yên, hạnh phúc. Tuy nhiên, theo cách giải thích của các cụ cao niên tóc bạc da mồi thì đó là những gia đình di cư từ nơi khác đến. Chính vì vậy, họ không chịu sự chi phối của giao ước kia.
Tìm lời giải từ truyền thuyết
Theo sự chỉ dẫn của người làng, chúng tôi tìm vào nhà cụ Trần Khắc Xưởng, 84 tuổi, một trong những vị cao niên còn minh mẫn. Dù đang rất mệt mỏi với những căn bệnh tuổi già nhưng cụ Xưởng vẫn nhờ cụ bà đỡ dậy để kể cho chúng tôi nghe ngọn nguồn của giao ước cấm trai gái lấy nhau của 2 làng Mặc - Lỗi.
Từ khi còn là một cậu bé tóc còn để chỏm, cụ Xưởng đã nghe ông nội và bố kể lại rằng, làng Thượng Lỗi là quê hương của một vị nữ tướng tài ba chuyên đánh trận dưới nước tên là Phạm Thị Côn Nương.
Bà giỏi giết giặc và có khí tiết hơn người nên luôn được 2 chị em vua bà Trưng Trắc, Trưng Nhị tin tưởng, trọng dụng. Trong thời gian đi theo 2 Bà Trưng đánh quân Nam Hán, bà Côn Nương đã trở thành nỗi khiếp sợ của quân thù.
< Ở Làng Thượng Lỗi và Tức Mặc đêu thờ một bát hương, được gọi là bát hương chị em thờ bà Côn Nương và Lý Triều Công.
Đến năm Quý Mão 43, khi quân Nam Hán cử tướng Mã Viện sang nước ta thì Hai Bà Trưng thất thủ, bà Côn Nương cũng nhảy xuống sông tuẫn tiết. Cảm phục lòng quả cảm của vị tướng này, người dân Thượng Lỗi đã lập đền thờ...
Cũng theo lời kể của cụ Xưởng thì hơn 1.000 năm sau, vào năm 1138, có viên quan Lý Triều Công được triều đình cử đi đánh giặc đang chiếm đóng ở gần làng Thượng Lỗi. Khi ngang qua làng, thấy đền thờ bà Côn Nương, viên quan liền vào khấn vái để mong bà phù hộ cho trận đánh tới sẽ thắng lợi. Vị nữ tướng đã hiển linh nên trận đánh đó Lý tướng quân ca khúc khải hoàn.
Nhớ ơn bà Côn Nương, Lý Triều Công quay trở lại đền bà dâng hương cảm tạ. Sau khi Lý Triều Công mất, dân làng Thượng Lỗi biết ơn ông đã đánh tan giặc dữ, đem lại bình yên cho xóm làng nên cũng lập đền thờ.
Rồi người làng đưa cả 2 vị tướng vào thờ phụng ở đình làng và coi họ như chị em dù bà Côn Nương hơn ông Lý Triều Công hơn nghìn năm tuổi.
Chiêu một ngụm nước trà, cụ Xưởng kể tiếp: "Kể từ ngày đó đình làng tôi có 2 bát hương thờ 2 vị thành hoàng gọi là bát hương chị và bát hương em. Nhờ sự phù hộ của 2 vị thần mà nhiều đời sau làng Thượng Lỗi mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, nhà nào cũng sung túc.
< Cổng đình làng Tức Mặc.
Thấy vậy, người làng Tức Mặc ở kế bên sang xin dân làng chúng tôi một bát hương trong đình về thờ để được cùng hưởng phúc. Dân làng tôi quyết định cho làng Tức Mặc bát hương ông Lý Triều Công. Tuy nhiên khi tổ chức lễ rước thì người làng Tức Mặc lại lấy nhầm bát hương thờ bà Côn Nương".
Kể từ lúc đó, người dân hai làng cũng kết nghĩa ruột rà, máu mủ. Các cụ cao niên 2 làng đã có giao ước rằng, trai gái hai làng sẽ không lấy nhau mà coi nhau như anh em ruột thịt. Ai làm trái giao ước này sẽ bị trừng phạt và gặp bất hạnh hôn nhân.
Một đồn mười, mười đồn trăm, những câu chuyện mang đầy màu sắc huyền bí như vậy đã khiến cho trai gái 2 làng Tức Mặc - Thượng Lỗi lo ngại mà chẳng dám kết duyên chồng vợ.
Hiện tại, cứ ba năm một lần, vào những năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu, dân hai làng lại rước bát hương từ làng này sang làng kia thăm nhau. Mỗi lần rước kiệu lại mở hội lớn tưng bừng trong hai ngày, gọi là lễ giao hiếu. Cứ thay phiên nhau mà làm, lần này Thượng Lỗi rước qua thì lần tới Tức Mặc rước lại. Những ngày hội ấy mỗi làng lại chọn ra những trai thanh gái lịch đảm đương việc rước lễ.
Du lịch, GO! - Theo báo Dân Việt, YuMe, internet
Quy ước lạ lùng
Làng Thượng Lỗi nằm ngay trong địa giới một phường của thành phố Nam Định. Những người lạ đến nay đi chẳng ai biết được trong ngôi làng cổ hơn nghìn năm tuổi này lại tồn tại một sự giao ước khiến cho rất nhiều đôi tình nhân dù rất yêu nhau nhưng chẳng thể đến được với nhau.
Ngồi một vài quán nước trong làng, hỏi chuyện những người trẻ tuổi, chẳng ai rõ nguồn gốc sâu xa của giao ước này nhưng họ đều nhớ nằm lòng lời dặn dò của cha mẹ và các bậc cao niên, nếu có yêu ai thì tránh xa người làng cận kề Tức Mặc. Nếu làm trái với lời dặn này thì hậu quả không lường hết được, hoặc chết, hoặc chẳng thể hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
Theo lời những người trong làng, cách đây chưa lâu, một người đàn ông ở Thượng Lỗi lấy vợ làng Tức Mặc đã qua đời bị bạo bệnh. Điều đáng nói là đây không phải trường hợp đầu tiên đoản thọ mà được cho là vì làm trái với giao ước bao đời của tổ tiên. Có đôi nam nữ vì quá yêu nhau nhưng vấp phải sự ngăn cản quyết liệt của 2 bên gia đình đã dắt díu nhau đi nơi khác để mong được trăm năm hạnh phúc. Nào ngờ, người làng nghe tin họ cũng đột nhiên mắc bệnh lạ mà chết...
Hỏi thăm quanh làng cổ Thượng Lỗi, không phải không có những đôi trẻ bất chấp mọi lời ngăn cản của mọi người, quyết định tìm đến với nhau và vẫn đang sống bình yên, hạnh phúc. Tuy nhiên, theo cách giải thích của các cụ cao niên tóc bạc da mồi thì đó là những gia đình di cư từ nơi khác đến. Chính vì vậy, họ không chịu sự chi phối của giao ước kia.
Tìm lời giải từ truyền thuyết
Theo sự chỉ dẫn của người làng, chúng tôi tìm vào nhà cụ Trần Khắc Xưởng, 84 tuổi, một trong những vị cao niên còn minh mẫn. Dù đang rất mệt mỏi với những căn bệnh tuổi già nhưng cụ Xưởng vẫn nhờ cụ bà đỡ dậy để kể cho chúng tôi nghe ngọn nguồn của giao ước cấm trai gái lấy nhau của 2 làng Mặc - Lỗi.
Từ khi còn là một cậu bé tóc còn để chỏm, cụ Xưởng đã nghe ông nội và bố kể lại rằng, làng Thượng Lỗi là quê hương của một vị nữ tướng tài ba chuyên đánh trận dưới nước tên là Phạm Thị Côn Nương.
Bà giỏi giết giặc và có khí tiết hơn người nên luôn được 2 chị em vua bà Trưng Trắc, Trưng Nhị tin tưởng, trọng dụng. Trong thời gian đi theo 2 Bà Trưng đánh quân Nam Hán, bà Côn Nương đã trở thành nỗi khiếp sợ của quân thù.
< Ở Làng Thượng Lỗi và Tức Mặc đêu thờ một bát hương, được gọi là bát hương chị em thờ bà Côn Nương và Lý Triều Công.
Đến năm Quý Mão 43, khi quân Nam Hán cử tướng Mã Viện sang nước ta thì Hai Bà Trưng thất thủ, bà Côn Nương cũng nhảy xuống sông tuẫn tiết. Cảm phục lòng quả cảm của vị tướng này, người dân Thượng Lỗi đã lập đền thờ...
Cũng theo lời kể của cụ Xưởng thì hơn 1.000 năm sau, vào năm 1138, có viên quan Lý Triều Công được triều đình cử đi đánh giặc đang chiếm đóng ở gần làng Thượng Lỗi. Khi ngang qua làng, thấy đền thờ bà Côn Nương, viên quan liền vào khấn vái để mong bà phù hộ cho trận đánh tới sẽ thắng lợi. Vị nữ tướng đã hiển linh nên trận đánh đó Lý tướng quân ca khúc khải hoàn.
Nhớ ơn bà Côn Nương, Lý Triều Công quay trở lại đền bà dâng hương cảm tạ. Sau khi Lý Triều Công mất, dân làng Thượng Lỗi biết ơn ông đã đánh tan giặc dữ, đem lại bình yên cho xóm làng nên cũng lập đền thờ.
Rồi người làng đưa cả 2 vị tướng vào thờ phụng ở đình làng và coi họ như chị em dù bà Côn Nương hơn ông Lý Triều Công hơn nghìn năm tuổi.
Chiêu một ngụm nước trà, cụ Xưởng kể tiếp: "Kể từ ngày đó đình làng tôi có 2 bát hương thờ 2 vị thành hoàng gọi là bát hương chị và bát hương em. Nhờ sự phù hộ của 2 vị thần mà nhiều đời sau làng Thượng Lỗi mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, nhà nào cũng sung túc.
< Cổng đình làng Tức Mặc.
Thấy vậy, người làng Tức Mặc ở kế bên sang xin dân làng chúng tôi một bát hương trong đình về thờ để được cùng hưởng phúc. Dân làng tôi quyết định cho làng Tức Mặc bát hương ông Lý Triều Công. Tuy nhiên khi tổ chức lễ rước thì người làng Tức Mặc lại lấy nhầm bát hương thờ bà Côn Nương".
Kể từ lúc đó, người dân hai làng cũng kết nghĩa ruột rà, máu mủ. Các cụ cao niên 2 làng đã có giao ước rằng, trai gái hai làng sẽ không lấy nhau mà coi nhau như anh em ruột thịt. Ai làm trái giao ước này sẽ bị trừng phạt và gặp bất hạnh hôn nhân.
Một đồn mười, mười đồn trăm, những câu chuyện mang đầy màu sắc huyền bí như vậy đã khiến cho trai gái 2 làng Tức Mặc - Thượng Lỗi lo ngại mà chẳng dám kết duyên chồng vợ.
Hiện tại, cứ ba năm một lần, vào những năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu, dân hai làng lại rước bát hương từ làng này sang làng kia thăm nhau. Mỗi lần rước kiệu lại mở hội lớn tưng bừng trong hai ngày, gọi là lễ giao hiếu. Cứ thay phiên nhau mà làm, lần này Thượng Lỗi rước qua thì lần tới Tức Mặc rước lại. Những ngày hội ấy mỗi làng lại chọn ra những trai thanh gái lịch đảm đương việc rước lễ.
Du lịch, GO! - Theo báo Dân Việt, YuMe, internet
0 comments:
Post a Comment