Chúng tôi về làng An Thành (xã Minh Đức, Mỹ Hào, Hưng Yên) trong một ngày đầu hạ. Khác với mường tượng ban đầu, một làng quê bình dị hiện lên trong tiếng chạm trổ lách cách, tiếng nói cười từ những xưởng mộc.
< Chạm trổ hoa văn trên gỗ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người thợ.
Vùng đất Bắc nổi danh với những ngôi làng mộc hàng trăm năm tuổi. Nhiều cái tên làng quê đã đi vào công nghiệp hóa và được coi là thương hiệu lớn như làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), hay Đông Giao (Hải Dương).
Ít ai biết vùng đông bắc Hưng Yên cũng có làng An Thành - nơi được xem như một xưởng mộc tập thể, mỗi hộ gia đình là một khâu, một “nhịp” trước khi cho ra đời những sản phẩm đầy thần sắc.
Lớn lên từ mùi gỗ
Theo người dân làng An Thành, nghề mộc ở làng manh nha từ những năm cuối thế kỷ 19 khi nghề làm nông cụ (cày, bừa) được phát triển rộng rãi khắp vùng đông bắc Hải Hưng xưa. Ở làng An Thành chỉ có hai dòng họ chính là Nguyễn Văn và Phạm Đình. Khi nghề làm nông cụ không còn thịnh hành, những thợ tay nghề cao của hai dòng họ đã đi làm thuê ở các vùng xa. Sau đó, họ du nhập cách chạm con giống, đục bình hoa, pho tượng… và trở về truyền nghề cho cả dân làng.
< Con đường quê nhỏ nhắn, bình dị dẫn đến làng gỗ An Thành.
Ngày nay, đình làng An Thành vẫn lưu giữ pho tượng gỗ được chạm khắc từ hàng trăm năm với những họa tiết còn thô sơ, đơn giản. Đó được xem là những sản phẩm gỗ thủ công “đầu tay” của người làng, bắt đầu cho việc chuyển đổi từ nghề làm nông cụ sang nghề mộc mỹ nghệ.
< Làng An Thành không có nhiều cửa hàng trưng bày sản phẩm, những sản phẩm hoàn thiện như thế này sẽ được các chủ buôn tới tận nơi nhập hoặc đặt hàng từ trước.
Nhờ sự kiên trì tiếp thu và tìm ra nét riêng từ tinh hoa nghề mộc, với tình đoàn kết qua nhiều đời, người dân An Thành tự hào vì nghề thủ công này đã phát triển, là nguồn sống của bao thế hệ dân làng, trở thành nét văn hóa truyền thống đầy tự hào của vùng.
Làng mộc - xưởng mộc
Với người làng An Thành, nói nghề mộc là một nghề kiếm sống cũng đúng, mà là một “duyên nợ truyền đời” cũng phải. Lớp sau kế lớp trước, trẻ con làng cứ lớn lên trong mùi gỗ thơm, tiếng ru xen lẫn tiếng đục chạm lách cách, đủ tuổi thì bắt đầu học những việc nhỏ phụ trong xưởng. Người lớn trong làng thì coi nghề này như một mặc định, “một là học giỏi đi xa, hai là theo mãi nghề này mà thôi".
Gần như cả làng An Thành theo nghề mộc. Những nhà có điều kiện thì mở xưởng, còn lại thì đi làm thuê.
< Người thợ chăm chỉ đục đẽo thớ gỗ để tạo dáng cho sản phẩm.
Khác với nhiều làng gỗ dân dụng, sản phẩm của làng An Thành thiên về mỹ nghệ trưng bày như lục bình, tranh, tượng gỗ, trụ gỗ mỹ nghệ, và đặc biệt là con giống (những con vật như long phụng, nghê, hổ, lợn, chim… được tạo nên từ gỗ với sắc thái rất riêng).
Cả làng An Thành có đến vài chục xưởng mộc, nhưng được bao quát thành một xưởng mộc lớn. Những phiến gỗ được chuyển theo từng ngõ xóm đến các xưởng, mỗi xưởng một khâu, hoàn thiện để tạo nên “cái hồn” của mỗi sản phẩm.
< Ở An Thành, trẻ con lớn lên trong tiếng chạm khắc, trong mùi thơm của gỗ, nhiều em có năng khiếu đã xin theo học nghề và phụ giúp gia đình từ khi còn tuổi đi học.
“Mỗi sản phẩm của làng được làm qua rất nhiều bàn tay thợ, nó như một dây chuyền “chuyên môn hoá”. Ví dụ để tạo nên một pho tượng họa tiết đầy đủ phải cần một xưởng xẻ gỗ, một xưởng tạc gỗ, một xưởng đục chạm, và cuối cùng là việc hoàn thiện đầy nét tỉ mỉ" - ông Phạm Đình Kỳ, người chủ của xưởng xẻ gỗ lớn của làng, cho hay.
Sản xuất dây chuyền kéo theo chuyên môn hóa. Người thợ ở làng thường chỉ học nghề ở một công đoạn, và suốt tuổi nghề họ chỉ tập trung làm tốt công việc ấy. Dường như câu nói dân gian “một nghề thì sống, đống nghề thì chết” luôn được người làng An Thành tâm niệm qua bao thế hệ.
Và ngắm những sản phẩm tinh xảo nhiều đường nét phác lên từ đôi tay thoăn thoắt của những người thợ An Thành mới thấy hết nét tài hoa của người dân nơi đây. Từ những miếng gỗ thô sơ, không cần bản vẽ, chỉ bằng cách mường tượng, những sản phẩm có hồn với họa tiết sinh động được tạo nên từ những đôi tay nhỏ nhắn…
< Những chú heo gỗ độc đáo được tạo ra từ bàn tay người thợ làng An Thành.
“Rồng bay, cá lội, hoa nhành/ Nghề xưa hãy nhớ An Thành quê hương”, câu thơ vẫn được các thế hệ người làng nhắc nhau khi nói về nghề mộc của quê hương An Thành. Và nếu muốn chiêm ngưỡng những mảnh gỗ với bao thần sắc riêng, bạn có thể xuôi theo quốc lộ 5 Hà Nội đi Hải Phòng, khoảng 35km để về làng gỗ truyền thống An Thành.
Du lịch, GO! - Theo TTO
< Chạm trổ hoa văn trên gỗ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người thợ.
Vùng đất Bắc nổi danh với những ngôi làng mộc hàng trăm năm tuổi. Nhiều cái tên làng quê đã đi vào công nghiệp hóa và được coi là thương hiệu lớn như làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), hay Đông Giao (Hải Dương).
Ít ai biết vùng đông bắc Hưng Yên cũng có làng An Thành - nơi được xem như một xưởng mộc tập thể, mỗi hộ gia đình là một khâu, một “nhịp” trước khi cho ra đời những sản phẩm đầy thần sắc.
Lớn lên từ mùi gỗ
Theo người dân làng An Thành, nghề mộc ở làng manh nha từ những năm cuối thế kỷ 19 khi nghề làm nông cụ (cày, bừa) được phát triển rộng rãi khắp vùng đông bắc Hải Hưng xưa. Ở làng An Thành chỉ có hai dòng họ chính là Nguyễn Văn và Phạm Đình. Khi nghề làm nông cụ không còn thịnh hành, những thợ tay nghề cao của hai dòng họ đã đi làm thuê ở các vùng xa. Sau đó, họ du nhập cách chạm con giống, đục bình hoa, pho tượng… và trở về truyền nghề cho cả dân làng.
< Con đường quê nhỏ nhắn, bình dị dẫn đến làng gỗ An Thành.
Ngày nay, đình làng An Thành vẫn lưu giữ pho tượng gỗ được chạm khắc từ hàng trăm năm với những họa tiết còn thô sơ, đơn giản. Đó được xem là những sản phẩm gỗ thủ công “đầu tay” của người làng, bắt đầu cho việc chuyển đổi từ nghề làm nông cụ sang nghề mộc mỹ nghệ.
< Làng An Thành không có nhiều cửa hàng trưng bày sản phẩm, những sản phẩm hoàn thiện như thế này sẽ được các chủ buôn tới tận nơi nhập hoặc đặt hàng từ trước.
Nhờ sự kiên trì tiếp thu và tìm ra nét riêng từ tinh hoa nghề mộc, với tình đoàn kết qua nhiều đời, người dân An Thành tự hào vì nghề thủ công này đã phát triển, là nguồn sống của bao thế hệ dân làng, trở thành nét văn hóa truyền thống đầy tự hào của vùng.
Làng mộc - xưởng mộc
Với người làng An Thành, nói nghề mộc là một nghề kiếm sống cũng đúng, mà là một “duyên nợ truyền đời” cũng phải. Lớp sau kế lớp trước, trẻ con làng cứ lớn lên trong mùi gỗ thơm, tiếng ru xen lẫn tiếng đục chạm lách cách, đủ tuổi thì bắt đầu học những việc nhỏ phụ trong xưởng. Người lớn trong làng thì coi nghề này như một mặc định, “một là học giỏi đi xa, hai là theo mãi nghề này mà thôi".
Gần như cả làng An Thành theo nghề mộc. Những nhà có điều kiện thì mở xưởng, còn lại thì đi làm thuê.
< Người thợ chăm chỉ đục đẽo thớ gỗ để tạo dáng cho sản phẩm.
Khác với nhiều làng gỗ dân dụng, sản phẩm của làng An Thành thiên về mỹ nghệ trưng bày như lục bình, tranh, tượng gỗ, trụ gỗ mỹ nghệ, và đặc biệt là con giống (những con vật như long phụng, nghê, hổ, lợn, chim… được tạo nên từ gỗ với sắc thái rất riêng).
Cả làng An Thành có đến vài chục xưởng mộc, nhưng được bao quát thành một xưởng mộc lớn. Những phiến gỗ được chuyển theo từng ngõ xóm đến các xưởng, mỗi xưởng một khâu, hoàn thiện để tạo nên “cái hồn” của mỗi sản phẩm.
< Ở An Thành, trẻ con lớn lên trong tiếng chạm khắc, trong mùi thơm của gỗ, nhiều em có năng khiếu đã xin theo học nghề và phụ giúp gia đình từ khi còn tuổi đi học.
“Mỗi sản phẩm của làng được làm qua rất nhiều bàn tay thợ, nó như một dây chuyền “chuyên môn hoá”. Ví dụ để tạo nên một pho tượng họa tiết đầy đủ phải cần một xưởng xẻ gỗ, một xưởng tạc gỗ, một xưởng đục chạm, và cuối cùng là việc hoàn thiện đầy nét tỉ mỉ" - ông Phạm Đình Kỳ, người chủ của xưởng xẻ gỗ lớn của làng, cho hay.
Sản xuất dây chuyền kéo theo chuyên môn hóa. Người thợ ở làng thường chỉ học nghề ở một công đoạn, và suốt tuổi nghề họ chỉ tập trung làm tốt công việc ấy. Dường như câu nói dân gian “một nghề thì sống, đống nghề thì chết” luôn được người làng An Thành tâm niệm qua bao thế hệ.
Và ngắm những sản phẩm tinh xảo nhiều đường nét phác lên từ đôi tay thoăn thoắt của những người thợ An Thành mới thấy hết nét tài hoa của người dân nơi đây. Từ những miếng gỗ thô sơ, không cần bản vẽ, chỉ bằng cách mường tượng, những sản phẩm có hồn với họa tiết sinh động được tạo nên từ những đôi tay nhỏ nhắn…
< Những chú heo gỗ độc đáo được tạo ra từ bàn tay người thợ làng An Thành.
“Rồng bay, cá lội, hoa nhành/ Nghề xưa hãy nhớ An Thành quê hương”, câu thơ vẫn được các thế hệ người làng nhắc nhau khi nói về nghề mộc của quê hương An Thành. Và nếu muốn chiêm ngưỡng những mảnh gỗ với bao thần sắc riêng, bạn có thể xuôi theo quốc lộ 5 Hà Nội đi Hải Phòng, khoảng 35km để về làng gỗ truyền thống An Thành.
Du lịch, GO! - Theo TTO
0 comments:
Post a Comment