“Cọp Khánh Hoà, ma Bình Thuận” một thời đã thành nỗi ám ảnh với khách bộ hành dân gian. Đi kèm với nó, hàng loạt huyền thoại bí ẩn đã được thêu dệt, làm chất xúc tác đốt bùng mơ ước khám phá và chinh phục, dẫn đến hàng loạt cuộc thám hiểm, khảo sát của cả người Pháp lẫn người Việt trên đất Bình Thuận vào đoạn cuối thể kỷ XIX. Đến những năm cuối thế kỷ XX, khoa học phát triển như vũ bão nhưng vẫn không làm lớp sương mù huyền thoại loãng dần đi.
Ngược lại, phương tiện kỹ thuật lại bổ sung cho lòng tham, củng cố những niềm tin mơ hồ cho những kẻ giàu tham vọng dấn thân vào những hành trình kiếm tìm vô vọng trên miền rừng thiêng, nước độc này. Rất nhiều cuộc kiếm tìm, nhưng tựu trung, “những kẻ đánh bạc với tham vọng” cũng chỉ tập trung vào ba kho báu ở ba huyện Tánh Linh, Hàm Tân và Tuy Phong của tỉnh Bình Thuận.
Chưa ai và chưa bao giờ có một chứng cứ xác thực, khả tín, đủ cơ sở khoa học được trưng ra, nhưng tất cả những kẻ phiêu lưu theo ảo vọng ấy đều luôn khẳng định là nắm trong tay những “bức mật đồ kho báu”.
Phụ hoạ cho cho niềm tin chỉ là những giai thoại lich sử nửa thực nửa hư. Sau hàng chục năm, chưa có bất kỳ một kho báu nào lộ cửa, dù “những con thiêu thân thế kỷ” đã đổ vào đất Bình Thuận hàng ngàn lượng vàng, hàng tỷ đồng, cùng không vô số mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cả máu trong những cuộc vừa tìm kiếm, vừa tranh giành chất đầy bi kịch.
Cuối tháng 7-2011, một lần nữa, câu chuyện về những kho báu huyền thoại ở Bình Thuận lại được đề cập, lại đốt sôi những khát vọng chưa bao giờ tắt trong lòng một số người. Đó là khi UBND Bình Thuận có quyết định giao cho Sở VH - TT và DL tỉnh này lập phương án cho phép một số cá nhân được khoan thăm dò “lần cuối cùng” để tìm kho báu Nhật Bản tại núi Tàu, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong.
Những giai thoại, bí ẩn, tham vọng của thế kỷ XX tưởng đã bị chôn theo tuyệt vọng, một lần nữa lại đội mồ sống dậy vào đầu thế kỷ XXI.
Kho báu 7,5 tấn vàng trong tấm mật đồ trên miếng da dê
Cuối năm 1993, vùng rừng núi La Ngâu, xã La Ngâu giáp với núi Ông tại huyện Tánh Linh, Bình Thuận xuất hiện một người đàn ông trung niên sang trọng thường đi xe hơi đời mới lên đây để tổ chức săn bắn. Cùng tháp tùng là những “cộng sự” hay vệ sĩ (?), to như hộ pháp rất kiệm lời và cũng hết sức lạnh lùng.
Gọi là săn bắn nhưng kỳ thực người đàn ông này cùng các cộng sự chỉ vào rừng ban ngày và rất ít khi nổ súng để bắn thú rừng. Họ gần như lội nát các cánh rừng ở núi Ông và dọc sông La Ngà. Thanh, một thợ rừng khoảng hơn 30 tuổi khét tiếng lì lợm ở xã Đồng Kho luôn được trưng dụng dẫn đường mỗi khi nhóm người này xuất hiện tại Tánh Linh. Mỗi tháng dẫn đường lội rừng, Thanh được trả công 1,5 triệu đồng. Với thời giá lúc đó, đây là mức thù lao cao ngất quá sức hấp dẫn.
Trong một lần được đưa lên khu vực đá bàn của núi Ông, người đàn ông sang trọng và bí ẩn kia đã cao hứng cho Thanh biết ông ta đang có trong tay tấm bản đồ kho báu được vẽ trên miếng da dê. Để có được tấm mật đồ này, ông ta nói đã phải bỏ ra đến hơn một tỷ đồng (!?) Nếu tìm được những chi tiết tại núi Ông và vùng rừng núi La Ngâu giống như tấm mật đồ chỉ dẫn, ông ta sẽ xin phép UBND tỉnh Bình Thuận và Chính phủ khai thác kho báu có đến 7,5 tấn vàng này!
Thông tin về những chuyến đi rừng bí ẩn của nhóm người này lập tức được làm rõ. Theo đó, người đàn ông trung niên có tên là Thái Nghiêm Trung thường gọi là bác sĩ Trung (chúng tôi tạm đổi tên vì lý do tế nhị) dù ông ta chưa cầm tai nghe hay ống chích ngày nào. Ông Trung có hộ khẩu đăng ký và sở hữu một biệt thự sang trọng tại Thủ Đức, TP. HCM. Năm 1993, ông Trung lập dự án “Đông Âu” với hàng chục ha đất tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Dù thành lập trang trại với qui mô lớn ở đây nhưng vợ chồng ông Trung vẫn hướng mắt về núi Ông và địa danh La Ngâu, huyện Tánh Linh, cách xã Tân Thăng, theo đường chim bay cũng không dưới 20km.
Ngoại trừ phút ngẫu hứng buột miệng để lộ mục đích với người dẫn đường khi đứng trên đỉnh núi Ông, vị “bác sĩ” chưa bao giờ chữa bệnh cho ai này luôn tỏ ra là người kín đáo và ít nói. Ông cũng không tự tẩy, chữa được khát khao cháy bỏng luôn thường trực trong lòng mình về một kho báu khổng lồ. Ông tin chắc rằng, tấm mật đồ đang nắm giữ sẽ chỉ dẫn và ông ta tìm ra một kho báu của người Champa chôn giấu từ thế kỷ 18 đang hiện hữu đâu đó ở vùng núi rừng hiểm trở này. Danh vị “bác sĩ” có thể chỉ là cách gọi cho vui, nhưng thực sự ông cũng là người đọc sách.
Ông đã từng lật tung hàng đống thư tịch, tài liệu và biết chắc rằng từ thế kỷ 19 đã có hàng loạt cuộc thám hiểm săn lùng kho báu này của quan quân triều Nguyễn và của cả các sĩ quan của quân đội thực dân Pháp khi họ chiếm đóng nước ta! Điều đó càng khiến ông tin chắc như dao chém đá, kho báu khổng lồ kia là hoàn toàn có thật. Có điều, chưa từng có ai trong những đoàn thám hiểm sờ tay được vào ổ khoá của cửa kho báu.
Với “bức mật đồ da dê” trong tay, tại sao ông lại không phải là người đầu tiên – và duy nhất - mở tung được cánh cửa của núi vàng đất Bình Thuận?
Thám hiểm hay săn tìm kho báu?
Dù sao “bác sĩ” họ Thái cũng đã trót buột thành lời bí mật mà ông quyết giữ kín. Bình Thuận là miền đất hẹp, nổi tiếng là “eo gió” cực Nam Trung Bộ cho nên “bí mật” được đồn thổi, lan truyền rất nhanh. Trước những thông tin này, một số nhà chuyên môn đã vào cuộc tra cứu để tìm hiểu đích xác và thật bất ngờ khi phát hiện những lời đồn trên đều trùng hợp một cách lý thú với nhiều dữ kiện lịch sử. Dù các chuyến đặt chân thám hiểm đến Tánh Linh không đề cập gì đến kho báu nhưng cái tên La Ngư (La Ngâu) nhiều lần được nhắc đến như một địa điểm bí ẩn cần được giải mã.
Người đầu tiên có ý định thám hiểm vùng rừng núi Cực Nam Trung Bộ một cách nghiêm túc, có mục đích là nhà Nho nổi tiếng văn tài nhưng vô duyên cùng khoa bảng Nguyễn Thông (1827-1884). Chỉ duy nhất một lần đậu cử nhân nhưng rồi lại bị đánh rớt vì bài thi phạm quy (bị lấm mực) nhưng vào năm 1855, Nguyễn Thông vẫn được triều đình nhà Nguyễn vời ra Huế, thăng Hàn lâm viện tu soạn, tham gia soạn sách "Nhân sự kim giám" (Gương vàng soi việc người).
Năm 1859, khi thực dân Pháp xâm chiếm miền Đông Nam Kỳ, ông xin tòng quân và được cử làm Tham mưu (coi việc cơ mật) cho Tôn Thất Hiệp. Năm 1861, đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông được thăng từ Vệ úy lên Chưởng vệ, sung chức Phó đề đốc, để hiệp cùng Trương Định chống giặc. Năm 1862, triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, ông đến Phước Tuy (Bà Rịa), lúc đó vẫn còn là miền đất heo hút để “tị địa” lần thứ nhất.
Phước Tuy nằm giáp với Bình Thuận, núi liền núi, rừng liền rừng điệp điệp trùng trùng. Trong mắt một văn nhân từng “xếp bút nghiên theo việc đao cung” như Nguyễn Thông, họa mất nước rõ ràng đã gần kề.
Không cam tâm khom lưng hợp tác với Lang Sa, con mắt nhìn xa trông rộng của ông đã nhắm đến vùng núi non hiểm trở vùng cực Nam Trung Bộ để làm chốn náu thân lâu dài, đương cự lâu dài với quân xâm lược.
Từ Phước Tuy men theo bờ biển sang Bình Thuận nhiều lần, Nguyễn Thông đã cùng một số bạn bè đồng chí người Nam Kỳ bàn bạc việc tìm kiếm căn cứ địa để liên lạc với Biên Hòa. Ông đã tổ chức việc đi thám hiểm các vùng cao nguyên La Ngư, Bà Dần (nay thuộc huyện Tánh Linh), ghi địa hình, địa thế v.v... Nhưng ông chưa làm được gì thì lại được triều đình đổi về Khánh Hoà rồi sau đó đi Quảng Ngãi và Huế.
Năm 1867, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cũng bị Pháp xâm chiếm, Nguyễn Thông cùng với nhiều sĩ phu Nam Kỳ không chịu hợp tác, nên đã tị địa lần thứ hai tại Bình Thuận. Ngay trong năm 1867, ý đồ kháng Pháp lâu dài trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, để tìm đất lập căn cứ ông đã dâng sớ “Khai sơn quốc nghị” xin Vua Tự Đức khai hoang vùng núi rừng Bình Thuận vì vùng này “không có bãi xa truông rậm nguy hiểm, không bị đầm lớn sông dài chia cách”. Sớ của ông đề nghị “mở rộng bờ cõi, cày lấy ruộng ấy để thêm nhiều lương thực”.
Tiếp đó, trong "Sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng Thượng du", Nguyễn Thông đã viết: "Đất La Ngư, phía đông bắt đầu từ rặng núi Ông, phía Tây đến núi Cà Tong, phía Bắc đến bờ sông La Ngư, phía Nam đến núi Ông, ruộng khai khẩn ước chừng trên 3000 mẫu".
Vùng La Ngư chính là thung lũng xã La Ngâu ven sông La Ngà, thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận ngày nay. Bà Dần, theo chúng tôi, là thôn Bà Giêng trên bản đồ ngày nay, nằm giáp ranh với huyện Hàm Thuận Nam ở phía Đông Nam huyện Tánh Linh.
Ở phần tiểu dẫn của bài thơ "Dữ Nam lai chư nhân vãng La Ngư mưu hưng điền chính" (Cùng những người từ trong Nam ra đến La Ngư tính việc làm ruộng), Nguyễn Thông dùng tên La Ngư để chỉ đoạn sông La Ngà từ Biển Lạc (Lạc Hải) trở về thượng nguồn . Vùng La Ngư - Bà Dần do đó còn được gọi là La Ngâu - Biển Lạc đều thuộc huyện Tánh Linh ngày nay.
Có thể những thấy chuyến thám hiểm cùng bức sớ của Nguyễn Thông đơn giản chỉ là việc mở mang bờ cõi, khẩn hoang lập ấp tại vùng La Ngâu, Tánh Linh. Tuy nhiên với những dữ liệu trên, những nhà sưu tầm tài liệu lại đề cập đến nhiều giả thuyết, cho rằng ý thức được Pháp sau khi chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ sẽ quan tâm đến vùng Đông Nam Bộ mà đặc biệt là kho báu Chăm Pa chôn ở La Ngâu.
Vì thế ý định của Nguyễn Thông là tiếp cận bằng được kho báu này để dùng vàng mua lương thực, súng ống, đạn dược và dựa vào địa hình hiểm trở ở đây để kháng Pháp. Tuy nhiên kế hoạch La Ngư - Bà Dần của Nguyễn Thông về sau bị triệt bãi vì áp lực của Soái phủ Nam Kỳ (tức Phủ Thống đốc Nam Kỳ). Mặt khác, ngoài những đợt khảo sát trước khi được triều đình điều chuyển, khi quay nơi tị địa, sức khoẻ của Nguyễn Thông cũng đã suy nên từ đó đến cuối đời, ông không còn có dịp thực hiện kế hoạch.
Giả thiết về việc Nguyễn Thông tìm cách tiếp cận kho báu La Ngâu trước người Pháp nghe có vẻ hơi xa thực tế nhưng không phải hoàn toàn vô lý. Quả thật, ngay sau khi giành được quyền thống trị Nam Kỳ, người Pháp đã tiến hành ngay nhiều đợt thám hiểm, khảo sát vùng cực Nam Trung Bộ một cách khá cặn kẽ.
Nhiều chi tiết trong cuốn hồi ký “Bảy tháng nơi xứ Thượng” của bác sĩ Yersin - người tìm ra Đà Lạt và cao nguyên Lang Bian và báo cáo chuyến thám hiểm vào tháng 8/1881 của bác sĩ Paul Néis rõ ràng đã có sự trùng khớp đến từng địa điểm mô tả mà đoàn săn lùng kho báu của ông Thái Nghiêm Trung đã đi qua.
Bác sĩ Paul Néis, y sĩ hạng nhất của Hải quân Pháp là người đã thực hiện hai chuyến thám hiểm xung quanh dòng sông La Ngà, cạnh La Ngâu chỉ sau chuyến khảo sát của Nguyễn Thông ba năm. Từ ngày 1-11-1880 đến ngày 8-1-1881, địa bàn thám hiểm của viên bác sĩ này chủ yếu quanh quẩn ở các vùng đất nằm cạnh sông La Ngà.
Tuy nhiên do lúc đó đồng hồ bị hư, ngưng chạy, không thể đánh giá chính xác lộ trình. Thêm vào đó là tình trạng sức khỏe sa sút của một số người trong đoàn tùy tùng, Néis buộc phải thay đổi lộ trình, đi đến phủ Bình Thuận, sau đó trở lại Sài Gòn bằng đường biển.
Tiếp đến, từ ngày 11-2 đến giữa tháng 4-1881, nhờ giúp đỡ của một tù trưởng người Mạ ở vùng hữu ngạn sông La Ngà tên là Patao, bác sĩ Néis đã thực hiện chuyến thám hiểm thứ hai. Cùng đi với Néis là một Trung úy Hải quân phụ trách về trắc địa tên là Albert Septans.
Trong số các làng đoàn đã đặt chân đến, có một làng nhỏ đáng chú ý là nơi mà họ đã cư trú từ 16 đến 20-3-1881. Theo mô tả, làng này nằm cạnh một thác nước cao 4-5m, và nhiều ghềnh đá. Nơi đây sông rộng trung bình 10m, rất sâu, lòng sông lởm chởm đá. Nếu căn cứ những mô tả trong báo cáo này thì thấy quá trùng khớp với địa điểm thác Một gần ngôi làng La Ngâu bên sông La Ngà mà đoàn săn lùng của ông Tùng trong chuyến khảo sát “con tốt qua sông” đã đặt chân đến.
Một số giả thiết khác còn cho rằng do đánh hơi được kho báu La Ngâu của người Champa tại vùng đất này nên sau chuyến thám hiểm của bác sĩ Néis và Trung uý Septans đã có hàng lọat chuyến săn lùng tiếp theo của các sĩ quan quân đội thực dân Pháp.
Theo đó, chỉ trong năm 1882 đã có chuyến săn lùng của A. Gautier và L. Nouet đến La Ngâu, Tánh Linh. Đáng chú ý hơn cả là chuyến thám hiểm của Thiếu tá Humann đến vùng đầu nguồn sông La Ngà, từ ngày 4-2 đến ngày 15-3-1884 .Trong hồi ký "Bảy tháng nơi xứ Thượng", Yersin nhiều lần nhắc đến Néis và Humann và đã biết đến bản đồ của Humann.
Đó là chưa kể đến chuyến thám hiểm bảy tháng ròng rã của bác sĩ Yersin vào năm 1893. Trước khi tìm ra cao nguyên Lang Bian, Yersin đã có không dưới ba lần đặt chân đến La Ngâu, Tánh Linh.
Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer đến Đông Dương nhậm chức và một trong những việc đầu tiên của ông này là yêu cầu bác sĩ Yersin gửi các bản thảo, bản đồ liên quan của cuộc thám hiểm 1893 cho ông ta nghiên cứu. Doumer đã ký nghị định ngày 1-11-1899, trong đó Điều 1 của nghị định này có ghi: "Nay thành lập ở Trung Kỳ một khu hành chính được gọi tên là tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) trong đó, Toà Công sứ của Tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng được đặt tại Djiring, và trụ sở hành chính (poste administratif) được thiết lập tại Tánh Linh. Điều này cho thấy dù Tánh Linh lúc đó là vùng núi hiểm trở, rừng thiêng nước độc nhưng đã được người Pháp đặc biệt lưu ý.
Từ những cứ liệu lịch sử này, các nhà nghiên cứu cuối thế kỷ XX đã có nhiều ý kiến cho rằng chính kho báu La Ngâu đã hấp dẫn người Pháp. Và họ đã chọn Tánh Linh đặt một trụ sở hành chính nhằm coi ngó, trấn giữ các động tĩnh xung quanh kho báu mà họ chưa biết đích xác địa điểm ở đâu đó trong khu vực La Ngâu. Ngoài ra cũng có thông tin, vào Thế chiến thứ hai khi Nhật hất cẳng Pháp, một tiểu đoàn của quân đội Nhật cũng đổ quân triển khai di dọc sông La Ngà đoạn La Ngâu để đo đạc, tính toán gì đó rất bí mật. Tuy nhiên sau gần một tháng thì rút quân.
Trong lúc các nhà chuyên môn miệt mài tra cứu và phát hiện nhiều điểm lý thú xung quanh kho báu La Ngâu với chuyến thám hiểm của Nguyễn Thông và người Pháp qua sử sách thì đầu năm 1994, ông Thái Nghiêm Trung bất ngờ cho biết sau nhiều tháng trời lội nát rừng Tánh Linh, đã tìm ra một chi tiết cực kỳ quan trọng
Đó là việc so sánh trên mật đồ chỉ dẫn, ông ta cùng các cộng sự đã phát hiện một bàn cờ tướng bằng đá dù đã tồn tại hàng trăm năm nhưng vẫn nhìn thấy rõ nét các quân cờ trên đỉnh núi Ông. Theo chỉ dẫn của mật đồ trên miếng da dê thì từ một quân cờ đã quy ước trên bàn cờ tướng này sẽ tìm ra được nơi cất giấu 7,5 tấn vàng gần đó tại khu vực xã La Ngâu!
Bàn cờ bí ẩn này là nguyên nhân khiến “bác sĩ” Trung phải mất thêm rất nhiều thời gian để tiến hành thêm một đợt khảo sát, săn lùng nữa. Khác với những chuyến đi thăm dò trước đó, chuyến đi lần này được mệnh danh hẳn hoi là “con chốt qua sông”. Bao nhiêu thời gian, công sức, vốn liếng và tham vọng đều được dốc túi đặt cược vào chuyến đi này. Đúng luật, con chốt đã qua sông là chỉ có tiến tới chứ không bao giờ quay trở lại!
Giải mã bàn cờ chiếu bí trên núi Ông
Sau khi thông báo đã phát hiện một bàn cờ chiếu bí trên đỉnh núi Ông, giống như bàn cờ tướng khổng lồ nằm trên núi ở Tây Tạng (!?), bác sĩ Trung và các cộng sự của mình đã có một thời gian gần như “đóng đô” trên ngọn núi này. Theo quy ước trên bàn cờ có một con tốt đã qua sông áp sát chiếu bí tướng đối phương trong thế cờ tàn và có một con tượng đã bị cản, nằm tận giữa bàn cờ không thể về cứu giá được. Từ thế cờ tàn này, người ta đã tưởng tượng và gán ghép con tượng cho… đàn voi dữ ở Suối Kiết, Tánh Linh (đã được di dời đến Bản Đôn từ 2001 sau khi chúng đã giết chết 12 người dân địa phương). Còn theo hướng tiến của con tốt (qua sông) thì cho rằng nó đã chỉ thẳng về hướng sông La Ngà, nơi có kho báu!
Ngay sau đó một cuộc tìm kiếm quy mô được ông Trung và cộng sự triển khai dọc theo sông La Ngà, từ xã Đồng Kho đến La Ngâu và được đặt mật danh là “con tốt qua sông”. Có thể nói đọan sông La Ngà chảy qua khu vực này vô cùng hiểm trở vì dọc sông toàn là đá tảng và lòng sông cũng lởm chởm đá các loại với nhiều hình thù kỳ quái, đi lại vô cùng khó khăn.
Một thời gian ngắn sau, họ phát hiện một ngọn thác trên sông khá đẹp, cao khoảng 5m và nước chảy rất mạnh mà dân địa phương gọi là thác Một. Cách thác Một khoảng vài cây số có một làng nhỏ của người Chăm với mấy chục nóc nhà nằm cheo leo trên các sườn đồi
Ông Trung lấy sổ ghi kỹ càng các địa danh núi Ông, thác Bà, thác Một và ngôi làng nhỏ ở La Ngâu. Theo lời những người dân địa phương dẫn đường kể lại thì lúc đó ông Trung đã nhảy cẫng lên sung sướng và cho biết tất cả đều trùng khớp với chỉ dẫn trong tấm mật đồ.
Ông ta cũng khẳng định chỉ cần đi vài cây số nữa sẽ đến địa điểm chôn giấu kho báu và phải băng qua sông La Ngà như thế “con chốt qua sông” mà mật đồ đã quy ước (!). Đặc biệt, cũng theo lời ông Trung thì hành trình mà họ đi tìm kho báu theo chỉ dẫn từ tấm mật đồ đều trùng khớp với các chuyến đến La Ngâu của một số sĩ quan quân đội thực dân Pháp từ cuối thế kỷ 19!
Tháng 5/1994, ông Thái Nghiêm Trung tuyên bố đã tìm ra nơi cất giấu kho báu dưới một ngọn thác mà người địa phương gọi là thác Hai hoặc thác Mai thuộc địa bàn xã La Ngâu. Ngay sau đó, ông này đã viết đơn gởi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận xin phép được khảo sát, thăm dò và khai thác kho báu La Ngâu dưới chân thác Mai.
Dù chưa được cho phép nhưng ông Trung vẫn mổ dê, mổ bò và mời già làng La Ngâu đến cúng tế tại thác Mai mời đông đảo nhân dân địa phương đến dự.
Trước lá đơn xin phép của ông Thái Nghiêm Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận lúc bấy giờ là ông Đăng Văn Hải được tham mưu là nên cho phép bởi nếu có kho báu thì tốt còn không thì cũng dẹp bớt những đồn thổi về kho báu này. Tháng 6/1994, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gởi Chính phủ xin ý kiến về kho báu La Ngâu, huyện Tánh Linh.
Du lịch, GO! - Theo Thanh Trúc - Phương Nam (Phunu.Today), internet
Ngược lại, phương tiện kỹ thuật lại bổ sung cho lòng tham, củng cố những niềm tin mơ hồ cho những kẻ giàu tham vọng dấn thân vào những hành trình kiếm tìm vô vọng trên miền rừng thiêng, nước độc này. Rất nhiều cuộc kiếm tìm, nhưng tựu trung, “những kẻ đánh bạc với tham vọng” cũng chỉ tập trung vào ba kho báu ở ba huyện Tánh Linh, Hàm Tân và Tuy Phong của tỉnh Bình Thuận.
Chưa ai và chưa bao giờ có một chứng cứ xác thực, khả tín, đủ cơ sở khoa học được trưng ra, nhưng tất cả những kẻ phiêu lưu theo ảo vọng ấy đều luôn khẳng định là nắm trong tay những “bức mật đồ kho báu”.
Phụ hoạ cho cho niềm tin chỉ là những giai thoại lich sử nửa thực nửa hư. Sau hàng chục năm, chưa có bất kỳ một kho báu nào lộ cửa, dù “những con thiêu thân thế kỷ” đã đổ vào đất Bình Thuận hàng ngàn lượng vàng, hàng tỷ đồng, cùng không vô số mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cả máu trong những cuộc vừa tìm kiếm, vừa tranh giành chất đầy bi kịch.
Cuối tháng 7-2011, một lần nữa, câu chuyện về những kho báu huyền thoại ở Bình Thuận lại được đề cập, lại đốt sôi những khát vọng chưa bao giờ tắt trong lòng một số người. Đó là khi UBND Bình Thuận có quyết định giao cho Sở VH - TT và DL tỉnh này lập phương án cho phép một số cá nhân được khoan thăm dò “lần cuối cùng” để tìm kho báu Nhật Bản tại núi Tàu, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong.
Những giai thoại, bí ẩn, tham vọng của thế kỷ XX tưởng đã bị chôn theo tuyệt vọng, một lần nữa lại đội mồ sống dậy vào đầu thế kỷ XXI.
Kho báu 7,5 tấn vàng trong tấm mật đồ trên miếng da dê
Cuối năm 1993, vùng rừng núi La Ngâu, xã La Ngâu giáp với núi Ông tại huyện Tánh Linh, Bình Thuận xuất hiện một người đàn ông trung niên sang trọng thường đi xe hơi đời mới lên đây để tổ chức săn bắn. Cùng tháp tùng là những “cộng sự” hay vệ sĩ (?), to như hộ pháp rất kiệm lời và cũng hết sức lạnh lùng.
Gọi là săn bắn nhưng kỳ thực người đàn ông này cùng các cộng sự chỉ vào rừng ban ngày và rất ít khi nổ súng để bắn thú rừng. Họ gần như lội nát các cánh rừng ở núi Ông và dọc sông La Ngà. Thanh, một thợ rừng khoảng hơn 30 tuổi khét tiếng lì lợm ở xã Đồng Kho luôn được trưng dụng dẫn đường mỗi khi nhóm người này xuất hiện tại Tánh Linh. Mỗi tháng dẫn đường lội rừng, Thanh được trả công 1,5 triệu đồng. Với thời giá lúc đó, đây là mức thù lao cao ngất quá sức hấp dẫn.
Trong một lần được đưa lên khu vực đá bàn của núi Ông, người đàn ông sang trọng và bí ẩn kia đã cao hứng cho Thanh biết ông ta đang có trong tay tấm bản đồ kho báu được vẽ trên miếng da dê. Để có được tấm mật đồ này, ông ta nói đã phải bỏ ra đến hơn một tỷ đồng (!?) Nếu tìm được những chi tiết tại núi Ông và vùng rừng núi La Ngâu giống như tấm mật đồ chỉ dẫn, ông ta sẽ xin phép UBND tỉnh Bình Thuận và Chính phủ khai thác kho báu có đến 7,5 tấn vàng này!
Thông tin về những chuyến đi rừng bí ẩn của nhóm người này lập tức được làm rõ. Theo đó, người đàn ông trung niên có tên là Thái Nghiêm Trung thường gọi là bác sĩ Trung (chúng tôi tạm đổi tên vì lý do tế nhị) dù ông ta chưa cầm tai nghe hay ống chích ngày nào. Ông Trung có hộ khẩu đăng ký và sở hữu một biệt thự sang trọng tại Thủ Đức, TP. HCM. Năm 1993, ông Trung lập dự án “Đông Âu” với hàng chục ha đất tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Dù thành lập trang trại với qui mô lớn ở đây nhưng vợ chồng ông Trung vẫn hướng mắt về núi Ông và địa danh La Ngâu, huyện Tánh Linh, cách xã Tân Thăng, theo đường chim bay cũng không dưới 20km.
Ngoại trừ phút ngẫu hứng buột miệng để lộ mục đích với người dẫn đường khi đứng trên đỉnh núi Ông, vị “bác sĩ” chưa bao giờ chữa bệnh cho ai này luôn tỏ ra là người kín đáo và ít nói. Ông cũng không tự tẩy, chữa được khát khao cháy bỏng luôn thường trực trong lòng mình về một kho báu khổng lồ. Ông tin chắc rằng, tấm mật đồ đang nắm giữ sẽ chỉ dẫn và ông ta tìm ra một kho báu của người Champa chôn giấu từ thế kỷ 18 đang hiện hữu đâu đó ở vùng núi rừng hiểm trở này. Danh vị “bác sĩ” có thể chỉ là cách gọi cho vui, nhưng thực sự ông cũng là người đọc sách.
Ông đã từng lật tung hàng đống thư tịch, tài liệu và biết chắc rằng từ thế kỷ 19 đã có hàng loạt cuộc thám hiểm săn lùng kho báu này của quan quân triều Nguyễn và của cả các sĩ quan của quân đội thực dân Pháp khi họ chiếm đóng nước ta! Điều đó càng khiến ông tin chắc như dao chém đá, kho báu khổng lồ kia là hoàn toàn có thật. Có điều, chưa từng có ai trong những đoàn thám hiểm sờ tay được vào ổ khoá của cửa kho báu.
Với “bức mật đồ da dê” trong tay, tại sao ông lại không phải là người đầu tiên – và duy nhất - mở tung được cánh cửa của núi vàng đất Bình Thuận?
Thám hiểm hay săn tìm kho báu?
Dù sao “bác sĩ” họ Thái cũng đã trót buột thành lời bí mật mà ông quyết giữ kín. Bình Thuận là miền đất hẹp, nổi tiếng là “eo gió” cực Nam Trung Bộ cho nên “bí mật” được đồn thổi, lan truyền rất nhanh. Trước những thông tin này, một số nhà chuyên môn đã vào cuộc tra cứu để tìm hiểu đích xác và thật bất ngờ khi phát hiện những lời đồn trên đều trùng hợp một cách lý thú với nhiều dữ kiện lịch sử. Dù các chuyến đặt chân thám hiểm đến Tánh Linh không đề cập gì đến kho báu nhưng cái tên La Ngư (La Ngâu) nhiều lần được nhắc đến như một địa điểm bí ẩn cần được giải mã.
Người đầu tiên có ý định thám hiểm vùng rừng núi Cực Nam Trung Bộ một cách nghiêm túc, có mục đích là nhà Nho nổi tiếng văn tài nhưng vô duyên cùng khoa bảng Nguyễn Thông (1827-1884). Chỉ duy nhất một lần đậu cử nhân nhưng rồi lại bị đánh rớt vì bài thi phạm quy (bị lấm mực) nhưng vào năm 1855, Nguyễn Thông vẫn được triều đình nhà Nguyễn vời ra Huế, thăng Hàn lâm viện tu soạn, tham gia soạn sách "Nhân sự kim giám" (Gương vàng soi việc người).
Năm 1859, khi thực dân Pháp xâm chiếm miền Đông Nam Kỳ, ông xin tòng quân và được cử làm Tham mưu (coi việc cơ mật) cho Tôn Thất Hiệp. Năm 1861, đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông được thăng từ Vệ úy lên Chưởng vệ, sung chức Phó đề đốc, để hiệp cùng Trương Định chống giặc. Năm 1862, triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, ông đến Phước Tuy (Bà Rịa), lúc đó vẫn còn là miền đất heo hút để “tị địa” lần thứ nhất.
Phước Tuy nằm giáp với Bình Thuận, núi liền núi, rừng liền rừng điệp điệp trùng trùng. Trong mắt một văn nhân từng “xếp bút nghiên theo việc đao cung” như Nguyễn Thông, họa mất nước rõ ràng đã gần kề.
Không cam tâm khom lưng hợp tác với Lang Sa, con mắt nhìn xa trông rộng của ông đã nhắm đến vùng núi non hiểm trở vùng cực Nam Trung Bộ để làm chốn náu thân lâu dài, đương cự lâu dài với quân xâm lược.
Từ Phước Tuy men theo bờ biển sang Bình Thuận nhiều lần, Nguyễn Thông đã cùng một số bạn bè đồng chí người Nam Kỳ bàn bạc việc tìm kiếm căn cứ địa để liên lạc với Biên Hòa. Ông đã tổ chức việc đi thám hiểm các vùng cao nguyên La Ngư, Bà Dần (nay thuộc huyện Tánh Linh), ghi địa hình, địa thế v.v... Nhưng ông chưa làm được gì thì lại được triều đình đổi về Khánh Hoà rồi sau đó đi Quảng Ngãi và Huế.
Năm 1867, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cũng bị Pháp xâm chiếm, Nguyễn Thông cùng với nhiều sĩ phu Nam Kỳ không chịu hợp tác, nên đã tị địa lần thứ hai tại Bình Thuận. Ngay trong năm 1867, ý đồ kháng Pháp lâu dài trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, để tìm đất lập căn cứ ông đã dâng sớ “Khai sơn quốc nghị” xin Vua Tự Đức khai hoang vùng núi rừng Bình Thuận vì vùng này “không có bãi xa truông rậm nguy hiểm, không bị đầm lớn sông dài chia cách”. Sớ của ông đề nghị “mở rộng bờ cõi, cày lấy ruộng ấy để thêm nhiều lương thực”.
Tiếp đó, trong "Sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng Thượng du", Nguyễn Thông đã viết: "Đất La Ngư, phía đông bắt đầu từ rặng núi Ông, phía Tây đến núi Cà Tong, phía Bắc đến bờ sông La Ngư, phía Nam đến núi Ông, ruộng khai khẩn ước chừng trên 3000 mẫu".
Vùng La Ngư chính là thung lũng xã La Ngâu ven sông La Ngà, thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận ngày nay. Bà Dần, theo chúng tôi, là thôn Bà Giêng trên bản đồ ngày nay, nằm giáp ranh với huyện Hàm Thuận Nam ở phía Đông Nam huyện Tánh Linh.
Ở phần tiểu dẫn của bài thơ "Dữ Nam lai chư nhân vãng La Ngư mưu hưng điền chính" (Cùng những người từ trong Nam ra đến La Ngư tính việc làm ruộng), Nguyễn Thông dùng tên La Ngư để chỉ đoạn sông La Ngà từ Biển Lạc (Lạc Hải) trở về thượng nguồn . Vùng La Ngư - Bà Dần do đó còn được gọi là La Ngâu - Biển Lạc đều thuộc huyện Tánh Linh ngày nay.
Có thể những thấy chuyến thám hiểm cùng bức sớ của Nguyễn Thông đơn giản chỉ là việc mở mang bờ cõi, khẩn hoang lập ấp tại vùng La Ngâu, Tánh Linh. Tuy nhiên với những dữ liệu trên, những nhà sưu tầm tài liệu lại đề cập đến nhiều giả thuyết, cho rằng ý thức được Pháp sau khi chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ sẽ quan tâm đến vùng Đông Nam Bộ mà đặc biệt là kho báu Chăm Pa chôn ở La Ngâu.
Vì thế ý định của Nguyễn Thông là tiếp cận bằng được kho báu này để dùng vàng mua lương thực, súng ống, đạn dược và dựa vào địa hình hiểm trở ở đây để kháng Pháp. Tuy nhiên kế hoạch La Ngư - Bà Dần của Nguyễn Thông về sau bị triệt bãi vì áp lực của Soái phủ Nam Kỳ (tức Phủ Thống đốc Nam Kỳ). Mặt khác, ngoài những đợt khảo sát trước khi được triều đình điều chuyển, khi quay nơi tị địa, sức khoẻ của Nguyễn Thông cũng đã suy nên từ đó đến cuối đời, ông không còn có dịp thực hiện kế hoạch.
Giả thiết về việc Nguyễn Thông tìm cách tiếp cận kho báu La Ngâu trước người Pháp nghe có vẻ hơi xa thực tế nhưng không phải hoàn toàn vô lý. Quả thật, ngay sau khi giành được quyền thống trị Nam Kỳ, người Pháp đã tiến hành ngay nhiều đợt thám hiểm, khảo sát vùng cực Nam Trung Bộ một cách khá cặn kẽ.
Nhiều chi tiết trong cuốn hồi ký “Bảy tháng nơi xứ Thượng” của bác sĩ Yersin - người tìm ra Đà Lạt và cao nguyên Lang Bian và báo cáo chuyến thám hiểm vào tháng 8/1881 của bác sĩ Paul Néis rõ ràng đã có sự trùng khớp đến từng địa điểm mô tả mà đoàn săn lùng kho báu của ông Thái Nghiêm Trung đã đi qua.
Bác sĩ Paul Néis, y sĩ hạng nhất của Hải quân Pháp là người đã thực hiện hai chuyến thám hiểm xung quanh dòng sông La Ngà, cạnh La Ngâu chỉ sau chuyến khảo sát của Nguyễn Thông ba năm. Từ ngày 1-11-1880 đến ngày 8-1-1881, địa bàn thám hiểm của viên bác sĩ này chủ yếu quanh quẩn ở các vùng đất nằm cạnh sông La Ngà.
Tuy nhiên do lúc đó đồng hồ bị hư, ngưng chạy, không thể đánh giá chính xác lộ trình. Thêm vào đó là tình trạng sức khỏe sa sút của một số người trong đoàn tùy tùng, Néis buộc phải thay đổi lộ trình, đi đến phủ Bình Thuận, sau đó trở lại Sài Gòn bằng đường biển.
Tiếp đến, từ ngày 11-2 đến giữa tháng 4-1881, nhờ giúp đỡ của một tù trưởng người Mạ ở vùng hữu ngạn sông La Ngà tên là Patao, bác sĩ Néis đã thực hiện chuyến thám hiểm thứ hai. Cùng đi với Néis là một Trung úy Hải quân phụ trách về trắc địa tên là Albert Septans.
Trong số các làng đoàn đã đặt chân đến, có một làng nhỏ đáng chú ý là nơi mà họ đã cư trú từ 16 đến 20-3-1881. Theo mô tả, làng này nằm cạnh một thác nước cao 4-5m, và nhiều ghềnh đá. Nơi đây sông rộng trung bình 10m, rất sâu, lòng sông lởm chởm đá. Nếu căn cứ những mô tả trong báo cáo này thì thấy quá trùng khớp với địa điểm thác Một gần ngôi làng La Ngâu bên sông La Ngà mà đoàn săn lùng của ông Tùng trong chuyến khảo sát “con tốt qua sông” đã đặt chân đến.
Một số giả thiết khác còn cho rằng do đánh hơi được kho báu La Ngâu của người Champa tại vùng đất này nên sau chuyến thám hiểm của bác sĩ Néis và Trung uý Septans đã có hàng lọat chuyến săn lùng tiếp theo của các sĩ quan quân đội thực dân Pháp.
Theo đó, chỉ trong năm 1882 đã có chuyến săn lùng của A. Gautier và L. Nouet đến La Ngâu, Tánh Linh. Đáng chú ý hơn cả là chuyến thám hiểm của Thiếu tá Humann đến vùng đầu nguồn sông La Ngà, từ ngày 4-2 đến ngày 15-3-1884 .Trong hồi ký "Bảy tháng nơi xứ Thượng", Yersin nhiều lần nhắc đến Néis và Humann và đã biết đến bản đồ của Humann.
Đó là chưa kể đến chuyến thám hiểm bảy tháng ròng rã của bác sĩ Yersin vào năm 1893. Trước khi tìm ra cao nguyên Lang Bian, Yersin đã có không dưới ba lần đặt chân đến La Ngâu, Tánh Linh.
Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer đến Đông Dương nhậm chức và một trong những việc đầu tiên của ông này là yêu cầu bác sĩ Yersin gửi các bản thảo, bản đồ liên quan của cuộc thám hiểm 1893 cho ông ta nghiên cứu. Doumer đã ký nghị định ngày 1-11-1899, trong đó Điều 1 của nghị định này có ghi: "Nay thành lập ở Trung Kỳ một khu hành chính được gọi tên là tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) trong đó, Toà Công sứ của Tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng được đặt tại Djiring, và trụ sở hành chính (poste administratif) được thiết lập tại Tánh Linh. Điều này cho thấy dù Tánh Linh lúc đó là vùng núi hiểm trở, rừng thiêng nước độc nhưng đã được người Pháp đặc biệt lưu ý.
Từ những cứ liệu lịch sử này, các nhà nghiên cứu cuối thế kỷ XX đã có nhiều ý kiến cho rằng chính kho báu La Ngâu đã hấp dẫn người Pháp. Và họ đã chọn Tánh Linh đặt một trụ sở hành chính nhằm coi ngó, trấn giữ các động tĩnh xung quanh kho báu mà họ chưa biết đích xác địa điểm ở đâu đó trong khu vực La Ngâu. Ngoài ra cũng có thông tin, vào Thế chiến thứ hai khi Nhật hất cẳng Pháp, một tiểu đoàn của quân đội Nhật cũng đổ quân triển khai di dọc sông La Ngà đoạn La Ngâu để đo đạc, tính toán gì đó rất bí mật. Tuy nhiên sau gần một tháng thì rút quân.
Trong lúc các nhà chuyên môn miệt mài tra cứu và phát hiện nhiều điểm lý thú xung quanh kho báu La Ngâu với chuyến thám hiểm của Nguyễn Thông và người Pháp qua sử sách thì đầu năm 1994, ông Thái Nghiêm Trung bất ngờ cho biết sau nhiều tháng trời lội nát rừng Tánh Linh, đã tìm ra một chi tiết cực kỳ quan trọng
Đó là việc so sánh trên mật đồ chỉ dẫn, ông ta cùng các cộng sự đã phát hiện một bàn cờ tướng bằng đá dù đã tồn tại hàng trăm năm nhưng vẫn nhìn thấy rõ nét các quân cờ trên đỉnh núi Ông. Theo chỉ dẫn của mật đồ trên miếng da dê thì từ một quân cờ đã quy ước trên bàn cờ tướng này sẽ tìm ra được nơi cất giấu 7,5 tấn vàng gần đó tại khu vực xã La Ngâu!
Bàn cờ bí ẩn này là nguyên nhân khiến “bác sĩ” Trung phải mất thêm rất nhiều thời gian để tiến hành thêm một đợt khảo sát, săn lùng nữa. Khác với những chuyến đi thăm dò trước đó, chuyến đi lần này được mệnh danh hẳn hoi là “con chốt qua sông”. Bao nhiêu thời gian, công sức, vốn liếng và tham vọng đều được dốc túi đặt cược vào chuyến đi này. Đúng luật, con chốt đã qua sông là chỉ có tiến tới chứ không bao giờ quay trở lại!
Giải mã bàn cờ chiếu bí trên núi Ông
Sau khi thông báo đã phát hiện một bàn cờ chiếu bí trên đỉnh núi Ông, giống như bàn cờ tướng khổng lồ nằm trên núi ở Tây Tạng (!?), bác sĩ Trung và các cộng sự của mình đã có một thời gian gần như “đóng đô” trên ngọn núi này. Theo quy ước trên bàn cờ có một con tốt đã qua sông áp sát chiếu bí tướng đối phương trong thế cờ tàn và có một con tượng đã bị cản, nằm tận giữa bàn cờ không thể về cứu giá được. Từ thế cờ tàn này, người ta đã tưởng tượng và gán ghép con tượng cho… đàn voi dữ ở Suối Kiết, Tánh Linh (đã được di dời đến Bản Đôn từ 2001 sau khi chúng đã giết chết 12 người dân địa phương). Còn theo hướng tiến của con tốt (qua sông) thì cho rằng nó đã chỉ thẳng về hướng sông La Ngà, nơi có kho báu!
Ngay sau đó một cuộc tìm kiếm quy mô được ông Trung và cộng sự triển khai dọc theo sông La Ngà, từ xã Đồng Kho đến La Ngâu và được đặt mật danh là “con tốt qua sông”. Có thể nói đọan sông La Ngà chảy qua khu vực này vô cùng hiểm trở vì dọc sông toàn là đá tảng và lòng sông cũng lởm chởm đá các loại với nhiều hình thù kỳ quái, đi lại vô cùng khó khăn.
Một thời gian ngắn sau, họ phát hiện một ngọn thác trên sông khá đẹp, cao khoảng 5m và nước chảy rất mạnh mà dân địa phương gọi là thác Một. Cách thác Một khoảng vài cây số có một làng nhỏ của người Chăm với mấy chục nóc nhà nằm cheo leo trên các sườn đồi
Ông Trung lấy sổ ghi kỹ càng các địa danh núi Ông, thác Bà, thác Một và ngôi làng nhỏ ở La Ngâu. Theo lời những người dân địa phương dẫn đường kể lại thì lúc đó ông Trung đã nhảy cẫng lên sung sướng và cho biết tất cả đều trùng khớp với chỉ dẫn trong tấm mật đồ.
Ông ta cũng khẳng định chỉ cần đi vài cây số nữa sẽ đến địa điểm chôn giấu kho báu và phải băng qua sông La Ngà như thế “con chốt qua sông” mà mật đồ đã quy ước (!). Đặc biệt, cũng theo lời ông Trung thì hành trình mà họ đi tìm kho báu theo chỉ dẫn từ tấm mật đồ đều trùng khớp với các chuyến đến La Ngâu của một số sĩ quan quân đội thực dân Pháp từ cuối thế kỷ 19!
Tháng 5/1994, ông Thái Nghiêm Trung tuyên bố đã tìm ra nơi cất giấu kho báu dưới một ngọn thác mà người địa phương gọi là thác Hai hoặc thác Mai thuộc địa bàn xã La Ngâu. Ngay sau đó, ông này đã viết đơn gởi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận xin phép được khảo sát, thăm dò và khai thác kho báu La Ngâu dưới chân thác Mai.
Dù chưa được cho phép nhưng ông Trung vẫn mổ dê, mổ bò và mời già làng La Ngâu đến cúng tế tại thác Mai mời đông đảo nhân dân địa phương đến dự.
Trước lá đơn xin phép của ông Thái Nghiêm Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận lúc bấy giờ là ông Đăng Văn Hải được tham mưu là nên cho phép bởi nếu có kho báu thì tốt còn không thì cũng dẹp bớt những đồn thổi về kho báu này. Tháng 6/1994, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gởi Chính phủ xin ý kiến về kho báu La Ngâu, huyện Tánh Linh.
Du lịch, GO! - Theo Thanh Trúc - Phương Nam (Phunu.Today), internet
0 comments:
Post a Comment