Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, cách bờ biển Phan Thiết 54 hải lý có những roi cát trắng và biển xanh ngắt. Phú Quý cũng có rất nhiều đảo kỳ lạ ví dụ như “đảo Rắn”.
Thực ra đây là Hòn Đen nhưng vì nổi tiếng là nơi định cư của vô số các loài rắn khác nhau, trong đó có nhiều loài quý hiếm mà chỉ ở đảo mói có. Bên cạnh rắn, dựa vào sự độc đáo của từng đảo mà các đảo của Phú Quý còn có tên Hòn Đỏ với nhiều loại cá có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Hay Hòn Trứng với những bãi đá tròn đủ màu sắc… quanh năm lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Và đặc biệt tại Phú Quý có loài cá Nhái. Cá nhái hình dáng giống như cá hố hoặc cá rơm ngoài biển nhưng thân hình tròn cỡ cổ tay người lớn, mỏ cá dài và nhọn, răng rất sắc, có màu trắng xanh, xương cá cũng có màu xanh, ngư dân ở đây gọi là cá nhái nhưng ở nơi khác còn gọi là cá xương xanh.
Loài cá này thường sống ở tầng nước mặt. Xung quanh đảo Phú Quý-Bình Thuận khoảng 18 hải lý trở ra, ngư dân thường xuyên bắt được cá nhái. Cá nhái Phú Quý có chiều dài từ 0,7 đến gần 1 m, nặng từ 1- 2 kg, có con nặng đến 4-5 kg.
Khai thác
Có rất nhiều cách để bắt cá nhái. Trước kia người dân Phú Quý thường dùng thuyền buồm để khai thác. Nhờ cánh buồm và sức đẩy của gió, ngư dân điều khiển chiếc thuyền chạy với tốc độ vừa phải, kéo phía sau là một dãy dây câu không có lưỡi, mà thay vào đó là 1 chùm dây bằng nilon, được đánh tơi ra thành nhiều sợi mỏng nhỏ (địa phương gọi là tớt).
Mỗi tớt chiều dài khoảng 15 cm, phần đầu nhuộm màu đỏ, phần còn lại nhuộm màu xanh lá cây. Một đầu tớt cột chặt vào dây cước câu, một đầu thì thả trong nước, khi bị thuyền kéo đi, đầu tớt xòe ra giống như con cá đang bơi. Loại tớt này chỉ câu được duy nhất loài cá nhái (chúng thích ăn cá suốt sống nên khi gặp tớt, sẽ nhầm là con mồi. Sau khi ăn tớt, răng cá sẽ dính những sợi ny lon nhỏ li ti, không thể nào thoát đi được.
Ngư dân Phú Quý còn dùng cần câu, tìm những ghềnh đá nhô, rồi quăng tớt ra xa (bạt tớt) sau đó cuốn vào để tớt như con cá đang bơi. Cuốn càng nhanh thì cá ăn càng mạnh, độ dính tớt sẽ cao hơn. Có một thời gian, ngư dân Phú Quý dùng lưới để đi đánh cá nhái và trúng rất đậm. Đã có nhiều người thoát nghèo nhờ nghề đánh lưới nhái.
Chĩa cá
Hiện nay, người dân Phú Quý lại có thêm một cách khai thác mới loài cá này mà hiệu quả gấp nhiều lần các kỹ thuật truyền thống, đó là nghề chĩa cá nhái đêm. Theo lời kể của anh Sáu năm nay vừa tròn 30 tuổi, trú tại thôn Đông Hải, xã Long Hải, là một trong những ngư dân làm nghề này đầu tiên trên đảo thì gốc của nghề này xuất phát từ Nha Trang – Khánh Hòa. Trong một lần đi Nha Trang, anh thấy ngư dân ở đây bắt cá nhái rất đơn giản nhưng hiệu quả cao, vì thế anh quyết tâm học nghề để đưa về Phú Quý.
Phương tiện để hành nghề chĩa cá nhái gồm 1 chiếc thuyền có vỏ bằng hợp kim nhôm dài khoảng 7m, bề rộng 1,2m. Thuyền được gắn máy Kole 15 (hay còn gọi là máy đuôi tôm); 1 cây chĩa có 13 răng dài khoảng 3,5m, lưỡi bằng Inox; 1 chiếc đèn soi đội trên đầu và một số bình điện ắc quy 12V để làm nguồn điện dự phòng trong lúc soi tìm cá. Thời gian đầu để có phương tiện hành nghề, ngư dân chỉ bỏ ra trên dưới 40 triệu đồng nhưng thời điểm hiện nay phải bỏ từ 60 – 70 triệu đồng, vì đây là nghề mới đang thịnh thành.
Cách chĩa
Thường thì cá nhái xuất hiện quanh năm, rộ nhất từ tháng Giêng đến tháng 8 (ÂL). Điểm đặc biệt của nghề chĩa cá nhái ở Phú Quý là trên thuyền duy nhất có 1 người nhưng phải làm tất cả công việc, từ khâu chạy thuyền cho đến việc tìm kiếm, phát hiện và chĩa cá. Vì thế bộ phận điều khiển thuyền được thiết kế ở phần trước của mũi thuyền, tay lái được thiết kế bằng vô lăng giống như ôtô, lúc chạy dò tìm cá, ngư dân đứng trước mũi thuyền, dùng chân điều khiển thuyền chạy với tốc độ nhanh, tay cầm chĩa, đầu đội đèn soi, quay qua lắc lại 1800 như tín hiệu từ ngọn đèn hải đăng để tìm cá.
Nhờ ánh sáng của 2 bóng đèn đội trên đầu có tầm chiếu sáng 10m, trong bán kính đó ngư dân phát hiện cá bằng nhiều cách, có lúc thì gặp cá đang đứng lững lờ sát mặt nước, lúc đó chỉ việc cho thuyền chạy chậm lại và chĩa cá ngay; có lúc chỉ thấy cá quẫy nước từ xa phải lanh tay cúp đèn và cho thuyền chạy nhanh đến địa điểm đoán chừng trước, rồi bật đèn lên tìm cá để chĩa (lúc đó cá bị động nếu ta cứ chong đèn sáng quá, cá sẽ tẩu thoát mất).
“Làm lâu rồi cũng có nhiều kinh nghiệm, cứ khoảng 10 lần chĩa thì chỉ có khoảng 2 lần sẩy cá, hơn nữa lưỡi chĩa có tới 13 răng nên không trúng răng này cũng trúng răng khác”, anh Võ Minh Thức (24 tuổi) thường trú tại thôn Triều Dương, xã Tam Thanh, có 8 năm làm nghề chĩa cá nhái đêm ở Phú Quý cho biết thêm.
Hiện nay nghề chĩa cá nhái đêm ở Phú Quý đang là nghề hái ra tiền. Những lúc vào vụ mùa, sau một đêm đi chĩa, có thuyền mang về từ 4 – 5 tạ cá nhái tươi đem bán cho thương lái các chợ trên huyện hoặc tàu dịch vụ thu mua, nhiều ngư dân đã phất lên nhờ nghề này.
Món ăn từ cá nhái
Cá nhái ở Phú Quý thịt nhiều, ngọt có màu trắng được các bà nội trợ ưa chuộng vì nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến các món ăn ngon như: nướng muối ớt, quấn giấy bạc nướng, kho ngót, nấu canh chua, làm gỏi cá nhái, phơi khô... Nhưng ngon nhất có lẽ là món tái chanh hoặc chấm với mù tạt. Cá nhái còn tươi đem thái thành những miếng mỏng, thịt rất trắng cho vào đĩa tái chanh ăn liền hoặc cho vào tủ lạnh độ chừng 15 phút rồi lấy ra chấm với mù tạt cho tí xì dầu vào, làm thêm vài ly rượu đế là hết ý. Nếu ai chưa một lần thưởng thức các món ăn chế biến từ cá nhái Phú Quý thì thật tiếc!
Du lịch, GO! - Theo CHÂU THỌ (Bình Thuận Online)
Thực ra đây là Hòn Đen nhưng vì nổi tiếng là nơi định cư của vô số các loài rắn khác nhau, trong đó có nhiều loài quý hiếm mà chỉ ở đảo mói có. Bên cạnh rắn, dựa vào sự độc đáo của từng đảo mà các đảo của Phú Quý còn có tên Hòn Đỏ với nhiều loại cá có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Hay Hòn Trứng với những bãi đá tròn đủ màu sắc… quanh năm lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Và đặc biệt tại Phú Quý có loài cá Nhái. Cá nhái hình dáng giống như cá hố hoặc cá rơm ngoài biển nhưng thân hình tròn cỡ cổ tay người lớn, mỏ cá dài và nhọn, răng rất sắc, có màu trắng xanh, xương cá cũng có màu xanh, ngư dân ở đây gọi là cá nhái nhưng ở nơi khác còn gọi là cá xương xanh.
Loài cá này thường sống ở tầng nước mặt. Xung quanh đảo Phú Quý-Bình Thuận khoảng 18 hải lý trở ra, ngư dân thường xuyên bắt được cá nhái. Cá nhái Phú Quý có chiều dài từ 0,7 đến gần 1 m, nặng từ 1- 2 kg, có con nặng đến 4-5 kg.
Khai thác
Có rất nhiều cách để bắt cá nhái. Trước kia người dân Phú Quý thường dùng thuyền buồm để khai thác. Nhờ cánh buồm và sức đẩy của gió, ngư dân điều khiển chiếc thuyền chạy với tốc độ vừa phải, kéo phía sau là một dãy dây câu không có lưỡi, mà thay vào đó là 1 chùm dây bằng nilon, được đánh tơi ra thành nhiều sợi mỏng nhỏ (địa phương gọi là tớt).
Mỗi tớt chiều dài khoảng 15 cm, phần đầu nhuộm màu đỏ, phần còn lại nhuộm màu xanh lá cây. Một đầu tớt cột chặt vào dây cước câu, một đầu thì thả trong nước, khi bị thuyền kéo đi, đầu tớt xòe ra giống như con cá đang bơi. Loại tớt này chỉ câu được duy nhất loài cá nhái (chúng thích ăn cá suốt sống nên khi gặp tớt, sẽ nhầm là con mồi. Sau khi ăn tớt, răng cá sẽ dính những sợi ny lon nhỏ li ti, không thể nào thoát đi được.
Ngư dân Phú Quý còn dùng cần câu, tìm những ghềnh đá nhô, rồi quăng tớt ra xa (bạt tớt) sau đó cuốn vào để tớt như con cá đang bơi. Cuốn càng nhanh thì cá ăn càng mạnh, độ dính tớt sẽ cao hơn. Có một thời gian, ngư dân Phú Quý dùng lưới để đi đánh cá nhái và trúng rất đậm. Đã có nhiều người thoát nghèo nhờ nghề đánh lưới nhái.
Chĩa cá
Hiện nay, người dân Phú Quý lại có thêm một cách khai thác mới loài cá này mà hiệu quả gấp nhiều lần các kỹ thuật truyền thống, đó là nghề chĩa cá nhái đêm. Theo lời kể của anh Sáu năm nay vừa tròn 30 tuổi, trú tại thôn Đông Hải, xã Long Hải, là một trong những ngư dân làm nghề này đầu tiên trên đảo thì gốc của nghề này xuất phát từ Nha Trang – Khánh Hòa. Trong một lần đi Nha Trang, anh thấy ngư dân ở đây bắt cá nhái rất đơn giản nhưng hiệu quả cao, vì thế anh quyết tâm học nghề để đưa về Phú Quý.
Phương tiện để hành nghề chĩa cá nhái gồm 1 chiếc thuyền có vỏ bằng hợp kim nhôm dài khoảng 7m, bề rộng 1,2m. Thuyền được gắn máy Kole 15 (hay còn gọi là máy đuôi tôm); 1 cây chĩa có 13 răng dài khoảng 3,5m, lưỡi bằng Inox; 1 chiếc đèn soi đội trên đầu và một số bình điện ắc quy 12V để làm nguồn điện dự phòng trong lúc soi tìm cá. Thời gian đầu để có phương tiện hành nghề, ngư dân chỉ bỏ ra trên dưới 40 triệu đồng nhưng thời điểm hiện nay phải bỏ từ 60 – 70 triệu đồng, vì đây là nghề mới đang thịnh thành.
Cách chĩa
Thường thì cá nhái xuất hiện quanh năm, rộ nhất từ tháng Giêng đến tháng 8 (ÂL). Điểm đặc biệt của nghề chĩa cá nhái ở Phú Quý là trên thuyền duy nhất có 1 người nhưng phải làm tất cả công việc, từ khâu chạy thuyền cho đến việc tìm kiếm, phát hiện và chĩa cá. Vì thế bộ phận điều khiển thuyền được thiết kế ở phần trước của mũi thuyền, tay lái được thiết kế bằng vô lăng giống như ôtô, lúc chạy dò tìm cá, ngư dân đứng trước mũi thuyền, dùng chân điều khiển thuyền chạy với tốc độ nhanh, tay cầm chĩa, đầu đội đèn soi, quay qua lắc lại 1800 như tín hiệu từ ngọn đèn hải đăng để tìm cá.
Nhờ ánh sáng của 2 bóng đèn đội trên đầu có tầm chiếu sáng 10m, trong bán kính đó ngư dân phát hiện cá bằng nhiều cách, có lúc thì gặp cá đang đứng lững lờ sát mặt nước, lúc đó chỉ việc cho thuyền chạy chậm lại và chĩa cá ngay; có lúc chỉ thấy cá quẫy nước từ xa phải lanh tay cúp đèn và cho thuyền chạy nhanh đến địa điểm đoán chừng trước, rồi bật đèn lên tìm cá để chĩa (lúc đó cá bị động nếu ta cứ chong đèn sáng quá, cá sẽ tẩu thoát mất).
“Làm lâu rồi cũng có nhiều kinh nghiệm, cứ khoảng 10 lần chĩa thì chỉ có khoảng 2 lần sẩy cá, hơn nữa lưỡi chĩa có tới 13 răng nên không trúng răng này cũng trúng răng khác”, anh Võ Minh Thức (24 tuổi) thường trú tại thôn Triều Dương, xã Tam Thanh, có 8 năm làm nghề chĩa cá nhái đêm ở Phú Quý cho biết thêm.
Hiện nay nghề chĩa cá nhái đêm ở Phú Quý đang là nghề hái ra tiền. Những lúc vào vụ mùa, sau một đêm đi chĩa, có thuyền mang về từ 4 – 5 tạ cá nhái tươi đem bán cho thương lái các chợ trên huyện hoặc tàu dịch vụ thu mua, nhiều ngư dân đã phất lên nhờ nghề này.
Món ăn từ cá nhái
Cá nhái ở Phú Quý thịt nhiều, ngọt có màu trắng được các bà nội trợ ưa chuộng vì nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến các món ăn ngon như: nướng muối ớt, quấn giấy bạc nướng, kho ngót, nấu canh chua, làm gỏi cá nhái, phơi khô... Nhưng ngon nhất có lẽ là món tái chanh hoặc chấm với mù tạt. Cá nhái còn tươi đem thái thành những miếng mỏng, thịt rất trắng cho vào đĩa tái chanh ăn liền hoặc cho vào tủ lạnh độ chừng 15 phút rồi lấy ra chấm với mù tạt cho tí xì dầu vào, làm thêm vài ly rượu đế là hết ý. Nếu ai chưa một lần thưởng thức các món ăn chế biến từ cá nhái Phú Quý thì thật tiếc!
Du lịch, GO! - Theo CHÂU THỌ (Bình Thuận Online)
0 comments:
Post a Comment