Nếu Hà Nội nổi tiếng về những con phố và ngõ nhỏ thì khi nói đến Sài Gòn “con hẻm” lại mang một ý nghĩa rất riêng, rất Sài Gòn với những con hẻm dài, ngoằn nghòe nhiều ngã rẽ giống như một mê cung giữa Sài Thành.
Hẻm là cấp đường nhỏ nhất trong hệ thống đường đô thị, nhưng trên hết, hẻm là nơi giao lưu, trao đổi, nơi cuộc sống diễn ra và mỗi khu vực có nét đặc trưng riêng.
"Hẻm" cũng trở thành câu cửa miệng của nhiều người dân khi hỏi đường hay muốn mua một thứ gì đó. Đặc trưng của những con hẻm ở Sài Gòn là những quán cóc nhỏ ngự trị trên những lối đi vốn đã không thể hẹp hơn ấy. Nhưng chẳng thấy ai cảm thấy phiền mà thích thú với những quán ăn này.
Sáng sớm, ở những con hẻm lại vang lên tiếng í ới gọi nhau “Ra đầu hẻm mua giùm mẹ tô bún”, “Cafe hẻm đi tụi bay ơi” “Tao đang ở hẻm A, B, C... ra đây đi”... Có lẽ chính vì vậy, các quán cóc ở những con hẻm Sài Gòn cũng đã tạo nên một nét vẻ riêng cho Sài Gòn giữa một thành phố lúc nào cũng xô bồ, tấp nập với nhiều nhà hàng cao tầng, sang trọng phía mặt tiền ngoài những con đường lớn. Khi nhắc đến Sài Gòn người ta khó mà quên được cái “Văn hóa con hẻm” rất riêng ấy.
Khi lạc vào một con hẻm ở Sài Gòn, nếu bạn không rành đường thì nên hỏi người dân để biết đường ra nơi bạn muốn đến. Bởi những con hẻm ở đây có thể thông từ quận này đến quận khác. Từ một con hẻm có thể dẫn bạn đến vô số những con hẻm khác, ngoằn ngoèo và khó phân định.
Mỗi lần đi dạo trong hẻm, có khi khách lạ thấy nhiều điều ngạc nhiên: khi thì một ngôi chùa cổ (rất nhiều ở Chợ Lớn), khi thì nhận ra cuộc sống cộng đồng của những người làm cùng nghề. Ở quận 3, khách chợt gặp con hẻm của những người chuyên làm bánh, mứt phục vụ tết; ở quận 6 và phát hiện hẻm nghề in và ở quận Tân Bình có hẻm thợ may.
Vậy nhưng đôi khi nếu bạn đi theo những con đường lớn có tên đường hẳn hoi thì đoạn đường từ quận 1 đến quận 10 rất xa. Nhưng luồn lách qua những con hẻm thì chỉ mất chừng 15 phút. Bạn còn có thể khám phá những không gian mới mẻ, những khu chung cư vui nhộn khi đi qua con hẻm ở Sài Gòn.
Hẻm ở Sài Gòn cũng có nhiều loại hẻm. Có nơi gọi là hẻm nhưng là một con đường rộng, có cả tên đường. Nhưng có hẻm lại rất nhỏ chỉ đủ một chiếc xe máy đi vào. Lại nhớ nhà văn Sơn Nam đã từng nói “Nhà thằng này hẻm nhỏ xíu! Tới lúc nó chết khiêng quan tài ra cũng không được!” khi ông đến thăm ông Nát ở Cầu Bông.
Nhà cửa trong những con hẻm ở Sài Gòn cũng san sát nhau, hai nhà chung một vách, sáng mở cửa là đụng mặt nhau, trưa thì vắng tanh vắng ngắt. Chỉ cần nghe tiếng rao của người bán háng rong đầu hẻm là những người cuối hẻm cũng có thể nghe thấy vì con hẻm như những đường ống truyền cực chuẩn đưa âm thanh đi mãi vào trong ngõ.
Theo lẽ thường, người thành phố không biết nhiều về hàng xóm của mình. Thế nhưng, trong hẻm, tình làng nghĩa xóm, tinh thần tương thân tương ái gắn kết mọi người với nhau. Một người dân trong hẻm nói với tôi: “Khi có người hỏi, tôi ở đâu, tôi luôn trả lời bằng tên hẻm của mình trước. Con hẻm đối với tôi như một đại gia đình”.
Mỗi con hẻm đều có lịch sử, kiến trúc và đặc trưng riêng. Giữa hẻm chính và hẻm nhánh có sự khác biệt khá rõ nét. Chợ và hàng quán thường gắn với hẻm chính. Hẻm nhánh như những cánh tay vươn ra từ hẻm chính, thường rất yên tĩnh và được tô điểm bằng các chậu hoa do người dân đặt ở hai bên. Hẻm nhánh thường hẹp hơn và có khi là hẻm cụt.
Vào Sài Gòn, đi dạo trên đường phố nếu thấy xa xa có xe bánh mì hoặc nước mía, hay một quán có nhỏ bán hủ tiếu, bún riêu... là nơi đó có những con hẻm. Những hàng quán này cũng như là một dấu hiệu nhận biết của con hẻm vậy, với sự hiện diện gần như là nơi nào cũng có của nó nơi mỗi đầu hẻm trên đường phố Sài Gòn. Những hàng quán nho nhỏ đó chẳng bao giờ nằm chỏng chơ giữa đoạn đường mà phải nằm đúng vị trí của nó là ngay trước đầu mỗi con hẻm, hay cuối con hẻm này và đầu con hẻm khác.
Nhiều khi thấy tôi đi vào một con hẻm, mọi người cứ nhìn tôi rồi cười. Vài phút sau, tôi hiểu được ý nghĩa của những nụ cười đó: hết đường rồi, tôi đang ở trong hẻm cụt. Chẳng sao cả, tôi quay trở ra và tiếp tục đi, sẵn sàng bị lạc trong mê cung đô thị đầy sức sống và cũng lắm bất ngờ.
Đi vào hẻm là đắm mình vào gia đình Việt. Tôi không nhớ hết số lần mình được mọi người niềm nở mời vào tham quan nhà, uống trà và vui cười cùng các em nhỏ. Các bác lớn tuổi rất thích kể về lịch sử và những thay đổi trong con hẻm của mình. Một số bác sống ở đó từ hơn 50 năm nay.
Theo năm tháng, ngôi nhà được nâng cấp, xây thêm tầng lầu, nâng nền để chống ngập vào mùa mưa. Tuy môi trường sống có được cải thiện, nhưng nhiều người vẫn luyến tiếc thời con hẻm còn có những bụi tre hai bên, mỗi nhà đều có góc vườn nhỏ và mỗi người đều quen biết với nhau.
Con hẻm ở Sài Gòn, chỉ có ở Sài Gòn mới có mà thôi. Nó không giốngng những con phố với nhưng tên riêng như Hà Nội. Nó cũng không phải là những “ngõ” ở Hội An, Huế.
Những con hẻm ở Sài Gòn có lẽ rồi sẽ dần dà mất đi vì mật độ đô thi hóa. Nhưng, hình ảnh những con hẻm nhỏ vẫn còn mãi trong lòng người Sài Gòn. Những con hẻm quanh co, chằng chịt như mạch máu, như cái chân chất thật thà của chính con người Sài Gòn. Ở đó có cái tình cảm xóm giềng chảy trôi trong máu thịt. của mỗi con người Việt Nam, thứ tình cảm xóm giềng mà dù đi bất kỳ nơi đâu trên thế giới này cũng không tìm thấy được. Ở đó là những sự nương tựa chung đụng sống cùng nhau, sống cùng cái tốt lẫn cái xấu của nhau một cách chân thật trọn vẹn…
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ MonngonSaigon, Nguoiduatin, ảnh internet
Hẻm là cấp đường nhỏ nhất trong hệ thống đường đô thị, nhưng trên hết, hẻm là nơi giao lưu, trao đổi, nơi cuộc sống diễn ra và mỗi khu vực có nét đặc trưng riêng.
"Hẻm" cũng trở thành câu cửa miệng của nhiều người dân khi hỏi đường hay muốn mua một thứ gì đó. Đặc trưng của những con hẻm ở Sài Gòn là những quán cóc nhỏ ngự trị trên những lối đi vốn đã không thể hẹp hơn ấy. Nhưng chẳng thấy ai cảm thấy phiền mà thích thú với những quán ăn này.
Sáng sớm, ở những con hẻm lại vang lên tiếng í ới gọi nhau “Ra đầu hẻm mua giùm mẹ tô bún”, “Cafe hẻm đi tụi bay ơi” “Tao đang ở hẻm A, B, C... ra đây đi”... Có lẽ chính vì vậy, các quán cóc ở những con hẻm Sài Gòn cũng đã tạo nên một nét vẻ riêng cho Sài Gòn giữa một thành phố lúc nào cũng xô bồ, tấp nập với nhiều nhà hàng cao tầng, sang trọng phía mặt tiền ngoài những con đường lớn. Khi nhắc đến Sài Gòn người ta khó mà quên được cái “Văn hóa con hẻm” rất riêng ấy.
Khi lạc vào một con hẻm ở Sài Gòn, nếu bạn không rành đường thì nên hỏi người dân để biết đường ra nơi bạn muốn đến. Bởi những con hẻm ở đây có thể thông từ quận này đến quận khác. Từ một con hẻm có thể dẫn bạn đến vô số những con hẻm khác, ngoằn ngoèo và khó phân định.
Mỗi lần đi dạo trong hẻm, có khi khách lạ thấy nhiều điều ngạc nhiên: khi thì một ngôi chùa cổ (rất nhiều ở Chợ Lớn), khi thì nhận ra cuộc sống cộng đồng của những người làm cùng nghề. Ở quận 3, khách chợt gặp con hẻm của những người chuyên làm bánh, mứt phục vụ tết; ở quận 6 và phát hiện hẻm nghề in và ở quận Tân Bình có hẻm thợ may.
Vậy nhưng đôi khi nếu bạn đi theo những con đường lớn có tên đường hẳn hoi thì đoạn đường từ quận 1 đến quận 10 rất xa. Nhưng luồn lách qua những con hẻm thì chỉ mất chừng 15 phút. Bạn còn có thể khám phá những không gian mới mẻ, những khu chung cư vui nhộn khi đi qua con hẻm ở Sài Gòn.
Hẻm ở Sài Gòn cũng có nhiều loại hẻm. Có nơi gọi là hẻm nhưng là một con đường rộng, có cả tên đường. Nhưng có hẻm lại rất nhỏ chỉ đủ một chiếc xe máy đi vào. Lại nhớ nhà văn Sơn Nam đã từng nói “Nhà thằng này hẻm nhỏ xíu! Tới lúc nó chết khiêng quan tài ra cũng không được!” khi ông đến thăm ông Nát ở Cầu Bông.
Nhà cửa trong những con hẻm ở Sài Gòn cũng san sát nhau, hai nhà chung một vách, sáng mở cửa là đụng mặt nhau, trưa thì vắng tanh vắng ngắt. Chỉ cần nghe tiếng rao của người bán háng rong đầu hẻm là những người cuối hẻm cũng có thể nghe thấy vì con hẻm như những đường ống truyền cực chuẩn đưa âm thanh đi mãi vào trong ngõ.
Theo lẽ thường, người thành phố không biết nhiều về hàng xóm của mình. Thế nhưng, trong hẻm, tình làng nghĩa xóm, tinh thần tương thân tương ái gắn kết mọi người với nhau. Một người dân trong hẻm nói với tôi: “Khi có người hỏi, tôi ở đâu, tôi luôn trả lời bằng tên hẻm của mình trước. Con hẻm đối với tôi như một đại gia đình”.
Mỗi con hẻm đều có lịch sử, kiến trúc và đặc trưng riêng. Giữa hẻm chính và hẻm nhánh có sự khác biệt khá rõ nét. Chợ và hàng quán thường gắn với hẻm chính. Hẻm nhánh như những cánh tay vươn ra từ hẻm chính, thường rất yên tĩnh và được tô điểm bằng các chậu hoa do người dân đặt ở hai bên. Hẻm nhánh thường hẹp hơn và có khi là hẻm cụt.
Vào Sài Gòn, đi dạo trên đường phố nếu thấy xa xa có xe bánh mì hoặc nước mía, hay một quán có nhỏ bán hủ tiếu, bún riêu... là nơi đó có những con hẻm. Những hàng quán này cũng như là một dấu hiệu nhận biết của con hẻm vậy, với sự hiện diện gần như là nơi nào cũng có của nó nơi mỗi đầu hẻm trên đường phố Sài Gòn. Những hàng quán nho nhỏ đó chẳng bao giờ nằm chỏng chơ giữa đoạn đường mà phải nằm đúng vị trí của nó là ngay trước đầu mỗi con hẻm, hay cuối con hẻm này và đầu con hẻm khác.
Nhiều khi thấy tôi đi vào một con hẻm, mọi người cứ nhìn tôi rồi cười. Vài phút sau, tôi hiểu được ý nghĩa của những nụ cười đó: hết đường rồi, tôi đang ở trong hẻm cụt. Chẳng sao cả, tôi quay trở ra và tiếp tục đi, sẵn sàng bị lạc trong mê cung đô thị đầy sức sống và cũng lắm bất ngờ.
Đi vào hẻm là đắm mình vào gia đình Việt. Tôi không nhớ hết số lần mình được mọi người niềm nở mời vào tham quan nhà, uống trà và vui cười cùng các em nhỏ. Các bác lớn tuổi rất thích kể về lịch sử và những thay đổi trong con hẻm của mình. Một số bác sống ở đó từ hơn 50 năm nay.
Theo năm tháng, ngôi nhà được nâng cấp, xây thêm tầng lầu, nâng nền để chống ngập vào mùa mưa. Tuy môi trường sống có được cải thiện, nhưng nhiều người vẫn luyến tiếc thời con hẻm còn có những bụi tre hai bên, mỗi nhà đều có góc vườn nhỏ và mỗi người đều quen biết với nhau.
Con hẻm ở Sài Gòn, chỉ có ở Sài Gòn mới có mà thôi. Nó không giốngng những con phố với nhưng tên riêng như Hà Nội. Nó cũng không phải là những “ngõ” ở Hội An, Huế.
Những con hẻm ở Sài Gòn có lẽ rồi sẽ dần dà mất đi vì mật độ đô thi hóa. Nhưng, hình ảnh những con hẻm nhỏ vẫn còn mãi trong lòng người Sài Gòn. Những con hẻm quanh co, chằng chịt như mạch máu, như cái chân chất thật thà của chính con người Sài Gòn. Ở đó có cái tình cảm xóm giềng chảy trôi trong máu thịt. của mỗi con người Việt Nam, thứ tình cảm xóm giềng mà dù đi bất kỳ nơi đâu trên thế giới này cũng không tìm thấy được. Ở đó là những sự nương tựa chung đụng sống cùng nhau, sống cùng cái tốt lẫn cái xấu của nhau một cách chân thật trọn vẹn…
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ MonngonSaigon, Nguoiduatin, ảnh internet
hẻm ở sài gòn vừa là thiên đường vừa là ác mộng
ReplyDeletevietnam motorcycle tours Loop Bike Tours