Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 4 November 2011

Đầm Ao Châu thuộc huyện Hạ Hòa, cách thị xã Phú Thọ 50km, cách thành phố Việt Trì 70km. Đầm Ao Châu có diện tích mặt nước hơn 300 ha mặt nước (trên diện tích khoảng 1.500 ha) với hàng trăm đảo lớn nhỏ cùng các loại thực vật, động vật phong phú và được coi là một Hạ Long trên đất Phú Thọ. Đây là một tiềm năng du lịch hấp dẫn và đầy triển vọng của đất tổ Vua Hùng.

Đầm Ao Châu cách thành phố Việt Trì 80km và thị xã Phú Thọ 50 km, đầm nằm trên địa bàn thị trấn Hạ Hòa thuộc các xã Y Sơn, Ấm Hạ và Phụ Khánh có vị trí địa lý hết sức thuận lợi. Về đường sắt, Ao Châu nằm trên tuyến đường Hà Nội-Lào Cai và tương lai đây sẽ là trục đường sắt xuyên Á, nối liền giữa các nước trong khu vực với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Về đường bộ, thắng cảnh này nằm trên trục quốc lộ số 2-tuyến đường bộ quan trọng nhất nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc. Còn về đường thủy, có nhiều con sông lớn chảy qua nơi đây như sông Hồng, sông Đà, sông Lô...

< Đầm Ao Châu được coi là một Hạ Long trên đất Phú Thọ.

Ao Châu còn mang đậm nét nguyên sơ thuần khiết của tạo hóa. Ao Châu có diện tích mặt nước hơn 300ha và chung quanh là hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ được bao phủ một thảm thực vật đa loài dầy đặc và phong phú trên các núi đồi bao quanh. Một số đồi (đỉnh cao nhất cao tới 177m so với mặt biển) được phủ bởi bạch đàn, bồ đề, thông... cộng với sự hình thành 99 ngách nước đan cài vào các khe núi. Sườn đồi, sườn núi thường là các nương bậc thang, bên dưới là ruộng ôm lấy chân đồi hình thành các thửa ruộng bậc thang lượn sóng, xa xa là các ruộng rộng và bằng phẳng.

< Ao Châu còn mang đậm nét nguyên sơ, thuần khiết của tạo hóa.

Đáng chú ý là mực nước trong hồ luôn có độ sâu khoảng 3 m, nhiều nơi sâu tới 35 m và quanh năm không bị cạn. Nhờ vậy, mặt nước Ao Châu trong xanh, không bị ô nhiễm và có nhiều thủy tộc sinh sống: dải, rùa vàng, ba ba... Đặc biệt, lâu nay nhân dân địa phương còn trồng nhiều loại cây ăn quả như: mít, bưởi, nhãn, vải... càng khiến cho Ao Châu trở nên hấp dẫn.

Do nằm ở huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Phú Thọ nên khí hậu của Ao Châu mang tính chất của khí hậu miền núi Tây Bắc bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ khoảng 150c và tháng nóng nhất là tháng 6, nhiệt độ trung bình khoảng trên 28°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.850mm. Nhìn chung khí hậu khu vực Ao Châu mát mẻ, dễ chịu, không xảy ra hiện tượng nhiệt độ quá thấp trong mùa đông hay thời tiết khô nóng gay gắt trong mùa hè như ở các vùng khác. Không khí trong lành thích hợp cho việc du lịch nghỉ dưỡng.

< Thác bọt tung trắng xóa...

Ao Châu có điều kiện rất thuận lợi để phát triển thành khu du lịch sinh thái với các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi..., đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, nhất là khách du lịch Trung Quốc. Cùng với khu du lịch này, các tài nguyên du lịch thuộc các địa phương khác như: các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, hệ thống hang động của vườn quốc gia Xuân Sơn, Ao Giời - Suối Tiên, khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy, sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc thuộc huyện Thanh Sơn, Yên Lập... sẽ tạo nên một tam giác du lịch mang những sắc thái khác nhau với các loại hình du lịch đặc sắc, phong phú, đa dạng.

< Lễ hội ở Đầm Ao Châu.

Trong tương lai gần, Khu du lịch Ao Châu sẽ là điểm đến đầy hấp dẫn, thúc đẩy sự phát triển của cả một vùng về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và ước tính có thể giải quyết việc làm cho khoảng 10 vạn lao động địa phương. Ngoài ra, sự xuất hiện của Ao Châu còn thúc đẩy sự phát triển các làng nghề truyền thống, các ngành sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nhất là xuất khẩu tại chỗ các mặt hàng lưu niệm cũng như phát triển các khâu dịch vụ.

Du lịch, GO! Tổng hợp
Cách thành phố Buôn Ma Thuột hơn 30 km có một ngọn thác tên gọi Dray Sáp, khá đẹp được nhiều người đến thăm quan du lịch. Thác Dray Sap nằm ở huyện Krông Nô, là một trong những con thác được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là cảnh đẹp hùng vĩ của Tây Nguyên. 

Giữa khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, Dray Sap hùng vĩ thả mình cuồn cuộn trên vách đá cao 20m. Theo tiếng Ê Đê, thác Dray Sap có nghĩa là thác khói.

Trong sự thanh khiết của thiên nhiên Dray Sáp về đêm, hoặc đợi mặt trời lên buổi sớm, buổi chiều nghe tiếng chim gọi bạn bay từng đàn ta mới thấy cuộc sống thật đẹp, thật thanh bình.

Truyền thuyết kể về Thác Khói - Dray Sáp như sau: Ngày xưa, xưa lắm, có một thiếu nữ tên là H'Mi hàng ngày vẫn cùng người yêu đi làm rẫy...

< Khu du lịch sinh thái thác Dray Sáp.

Một ngày nọ, khi đang ngồi nghỉ chân bên một hòn đá, bỗng có một con quái vật đầu to như núi, mắt lớn tựa nồi đồng, râu dài răng nhọn, toàn thân có vảy lấp lánh như bạc hiện ra trên bầu trời, rồi bất ngờ xà xuống nước. Chiếc vòi của nó cắm xuống, rồi một cột nước khổng lồ từ dưới mặt nước phun lên.

< Đường vào thác.

Con quái vật xòe đôi cánh lớn, rồi phun nước làm thành cơn mưa dữ dội rồi bay mất. H'Mi trong cơn khiếp đảm đã tan vào lớp mây mù. Còn chàng trai thì biến thành một gốc cây lớn, cắm sâu vào ghềnh đá. Chỗ ấy ngày nay là thác Khói – thác Dray Sap. Tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái đã tạo nên ngọn thác hùng vĩ giữa núi rừng Tây Nguyên, đẹp tựa sắc cầu vồng lúc ẩn, lúc hiện trong làn sương khói nước.

< Thác Dray Sáp đây.

Những cơn mưa rừng bất chợt ào xuống rồi lại bất chợt tạnh. Những tia nắng xuyên qua cây lá rừng càng làm cho dòng nước Dray Sáp thêm kỳ ảo, lung linh. Chút mờ ảo biến hóa ở con suối tựa như mây nước tỏa khói Mang không khí lạnh, dễ chịu cho du khách khi đặt chân đến đây.

Cách thác Dray Sap khoảng 10 km là đến thác Trinh Nữ thuộc huyện Cư Jút. Theo con đường uốn lượn và những bậc cấp bằng đá, bạn có thể đi theo dòng chảy của con thác để hòa vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đắm chìm trong không gian của núi, rừng, lắng nghe âm thanh ầm ào của thác đổ. Khung cảnh ấy sẽ giúp bạn tạm gác bỏ những vướng bận của đời thường.

Toàn cảnh thác Draysáp:

Khi đôi chân đã mỏi, hay khi muốn vui chơi, ca hát, bạn có thể nghỉ chân bên những chiếc chòi lá xinh xắn tọa lạc trong khung cảnh chỉ có riêng mình với thiên nhiên. Nếu muốn lưu lại để ngắm nhìn cảnh núi rừng về đêm ở đây, không khó khăn gì, bởi những căn nhà sàn Tây Nguyên đầy đủ tiện nghi và ấm cúng chắc chắn rằng sẽ đem đến cho bạn một giấc ngủ thật sâu sau một ngày vui chơi mỏi mệt.

Dray Sáp được thiên nhiên ưu đãi với cảnh đẹp của rừng cây ngọn nước, cùng với huyền thoại về sự hình thành của thác nước, chuyện về tình yêu bất tử của đôi trai gái có từ xa xưa ... nay lại được con người đầu tư tu bổ khiến Dray Sáp càng thêm đẹp, thêm xinh. Nếu có dịp, mời bạn hãy một lần về bên đầu nguồn Dray Sáp.

Ngoài tên Dray sáp (Đray sáp), thác còn có tên gọi là thác Chồng bởi cách đó không xa là thác Dray Nu (Đray Nu - thác Vợ) thuộc địa phận tỉnh Đăk Lăk. Theo tiếng Êđê, Đray Sáp có nghĩa là "thác khói" (dray: thác, sap: Khói), bởi dòng nước từ trên cao đổ xuống vực nước rộng lớn phía dưới tạo thành một khối lớn bụi nước bay là là như màu sương khói.

Dray Sáp là một hệ thống gồm ba thác ngoạn mục. Dòng sông Serepôk từ thượng nguồn đổ xuống tới đây lại chia làm ba tầng. Trước đây du khách thường chỉ đến thác đầu tiên sau khi xuống được các bậc cấp đá. Vào mùa mưa nước đổ dữ dội, bụi nước bắn tung lên lan rộng cả một vùng đến ngàn mét vuông. Ngoài Đray Sáp, còn có hai thác nữa nằm bên kia dòng đổ của thác chính.
Khi qua khỏi cầu giăng du khách sẽ đến một vùng đất cao thoáng đãng. Đây là một ốc đảo nằm giữa hai dòng thác của hệ thống Dray Sáp. Đó là thác Dray Nu, cao chừng 12 m, gồm hai dòng nước đổ giữa cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng giữa chốn đại ngàn. Cách thác Dray Nu chừng 100 m là thác Trinh nữ, cũng thuộc hệ thống Dray Sáp. Thác này cũng có độ cao 12 m nhưng rộng đến 140 m luôn tung bụi nước mịn như sương khói.

Tuy nhiên: dòng sông Sêrêpôk cũng là nơi dày đặc những nhà máy thủy điện nhưng không được kết hợp hoàn hảo với việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Một dự án thủy điện nhỏ phá đi 20 đến 30 ha rừng, đất rừng, thử nhân với con số 100 dự án thủy điện đã được quy hoạch thì Đak Lak mất đi hàng ngàn ha rừng, kèm theo đó là những tác động xấu đến hệ sinh thái, môi trường...

Và hệ quả là: Cụm thác Dray Sap mùa khô!


Du lịch, GO! - Tổng hợp
Thời điểm này, các nhà hàng, quán ăn dọc theo vùng Bảy Núi (An Giang) có thêm những món đặc sản được chế biến từ dế bắp như: Dế ram mặn, dế chiên bơ, chiên bột, dế trộn gỏi xoài... Thịt dế mùa này vừa thơm vừa béo ngậy.

Những chú dễ ẩn nấp theo nương rẫy, vườn tược đã vô tình tạo việc làm cho những cô, cậu bé học sinh và đồng bào dân tộc Khơ-me ở 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên trong thờn gian nhàn rỗi. Đồng thời, cũng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của đặc sản vùng núi.

Cứ vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, nhóm bạn của em Chau Nhanh, học sinh lớp 4 Trường tiểu học “B” Núi Tô (huyện Tri Tôn), lại rủ nhau đi đào dế bắp. “Đồ nghề” của các em chỉ đơn giản là chiếc xuổng nhỏ và chai nhựa, bình nhựa hoặc bất cứ thứ gì có thể đựng dế, miễn sao có nắp đậy.

Hơn chục cô, cậu bé chia nhau vào các luống rẫy đã thu hoạch, những khu đất trống dọc theo chân núi hoặc vườn nhà của người dân. Công việc đầu tiên của Chau Nhanh là tìm những mô đất xốp và quan sát xem có họ hàng nhà dế nào đang trú ngụ hay không. Nếu nơi đó có đụn đất nhỏ được đào lên và miệng hang bịt kín nghĩa là ít nhất có một chú dễ ẩn nấp bên trong.

Bằng thao tác mau lẹ, Chau Nhanh dùng xuổng móc một vòng tròn xung quanh hang dế. Do loài dế bắp đào hang không sâu lắm nên chỉ cần móc xuống khoảng 2 tấc là đụng ngay nơi chúng đang làm tổ. Để tóm gọn chú dế cũng đòi hỏi tay chân nhanh nhẹn bởi nếu sơ ý là chúng vụt ra khỏi hang và biến mất vào những bụi cây.

Do đã quen với công việc này nên Chau Nhanh hầu như không để xổng mất chú dế nào. Sau một buổi sáng tích cực đào hang, cậu bé và nhóm bạn mỗi người thu được hơn 50 con dế bắp. Chúng hí hửng ôm ngay bình dế ra bỏ mối cho những thương lái ở thị trấn Tri Tôn. Mỗi con dế được trả 500 đồng, như vậy mỗi đứa cũng kiếm được hơn 25.000 đồng.

May mắn hơn, nếu đào được con rít lớn sẽ bán được 5.000 đồng, con nhỏ hơn thì bán giá 2.000 – 3.000 đồng. Có em kiếm được hơn 30.000 đồng. “Số tiền này em để dành mua sách vở và dụng cụ học tập. Nhà em nghèo nên cái gì cũng thiếu thốn”, Chau Nhanh chia sẻ thật lòng.

Đối với Neáng Đuôl, học sinh lớp 8A3 Trường THCS thị trấn Tri Tôn, do phải học vào thứ bảy nên em thường cùng đám bạn đi đào dế bắp vào sáng chủ nhật. Tranh thủ lúc trời nắng, em chịu khó vào các khu đất bỏ trống, đất rẫy tơi xốp hay khu vực hoa màu đã thu hoạch xong để tìm hang dế.

Nhờ có kinh nghiệm đào dế nên chỉ trong buổi sáng, Neáng Đuôl đã bắt được trên 100 chú dế béo mập, bỏ túi hơn 60.000 đồng. Số tiền kiếm được, cô bé đưa cho mẹ mua thức ăn trong gia đình và chừa lại một ít để mua dụng cụ học tập. “Dế bắp cũng dễ bắt lắm, không mất nhiều thời gian mà thu nhập lại cao. Mỗi năm chúng chỉ xuất hiện có vài tháng nên những hôm nghỉ học, em lại tranh thủ đi bắt dế”, Neáng Đuôl nói.

Anh Chau Kên, người dân xã An Hảo (huyện Tịnh Biên), cũng là một tay săn dế chuyên nghiệp. Tranh thủ thời gian nhàn rỗi sau khi vừa thu hoạch vụ ớt, mỗi ngày anh Chau Kên đều đi đào dế bắp. “Đồ nghề” của anh cũng chỉ đơn giản là chiếc xuổng nhỏ, cái xô có nắp đậy và chai nước uống. Anh thường bắt đầu đào dế lúc mặt trời mọc cho đến xế trưa.

Theo lời anh Chau Kên, buổi sáng thường là thời điểm dế đã ăn no cỏ và uống sương buổi sớm xong nên chúng hay chui vào hang. Chỉ cần tìm được hang là chắc chắn bắt được dế. Mỗi buổi đi đào, anh bắt ít nhất cũng 200 con dế, có hôm hơn 300 con, kiếm bình quân 150.000 đồng/ngày.

Theo lời chị Minh, chủ một nhà hàng ở thị trấn Tri Tôn, các món ăn chế biến từ dế bắp rất được khách du lịch ưa chuộng. Một số du khách am hiểu còn cho rằng, thịt dế bắp rất thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng, nhất là protein và calcium. Ngoài ra, dùng dế bắp làm thuốc còn có thể trị được một số bệnh như béo phì, tê thấp, đau nhức, làm lợi tiểu...

“Nhiều du khách sau khi thưởng thức món dế còn có nhu cầu tìm mua dế sống về làm thuốc. Có người còn mua thịt dế đã chế biến sẵn mang về Sài Gòn để làm quà tặng”, chị Minh cho biết.

Tuy vào thời điểm này, người dân Bảy Núi đổ xô đi đào dế bắp nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của các nhà hàng, quán ăn. “Đến Tịnh Biên, Tri Tôn mùa này mà không ăn các món dế ram mặn, dế chiên bơ, dế chiên bột hoặc trộn gỏi xoài thì giống như… chưa đi du lịch Bảy Núi”, anh Hoàng Hà, một du khách TP.HCM, nói vui.

Mùa đào dế bắp ở Bảy Núi thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Dế tập trung nhiều ở các rẫy đất xốp đã thu hoạch hoa màu xong. Món ăn chế biến từ dế vừa ngon vừa có giá bình dân, từ 30.000 – 50.000 đồng/dĩa, nên rất được khách du lịch ưa thích.

Du lịch, GO! - Theo báo Angiang và nhiều nguồn ảnh khác.

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống