Thời điểm này, các nhà hàng, quán ăn dọc theo vùng Bảy Núi (An Giang) có thêm những món đặc sản được chế biến từ dế bắp như: Dế ram mặn, dế chiên bơ, chiên bột, dế trộn gỏi xoài... Thịt dế mùa này vừa thơm vừa béo ngậy.
Những chú dễ ẩn nấp theo nương rẫy, vườn tược đã vô tình tạo việc làm cho những cô, cậu bé học sinh và đồng bào dân tộc Khơ-me ở 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên trong thờn gian nhàn rỗi. Đồng thời, cũng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của đặc sản vùng núi.
Cứ vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, nhóm bạn của em Chau Nhanh, học sinh lớp 4 Trường tiểu học “B” Núi Tô (huyện Tri Tôn), lại rủ nhau đi đào dế bắp. “Đồ nghề” của các em chỉ đơn giản là chiếc xuổng nhỏ và chai nhựa, bình nhựa hoặc bất cứ thứ gì có thể đựng dế, miễn sao có nắp đậy.
Hơn chục cô, cậu bé chia nhau vào các luống rẫy đã thu hoạch, những khu đất trống dọc theo chân núi hoặc vườn nhà của người dân. Công việc đầu tiên của Chau Nhanh là tìm những mô đất xốp và quan sát xem có họ hàng nhà dế nào đang trú ngụ hay không. Nếu nơi đó có đụn đất nhỏ được đào lên và miệng hang bịt kín nghĩa là ít nhất có một chú dễ ẩn nấp bên trong.
Bằng thao tác mau lẹ, Chau Nhanh dùng xuổng móc một vòng tròn xung quanh hang dế. Do loài dế bắp đào hang không sâu lắm nên chỉ cần móc xuống khoảng 2 tấc là đụng ngay nơi chúng đang làm tổ. Để tóm gọn chú dế cũng đòi hỏi tay chân nhanh nhẹn bởi nếu sơ ý là chúng vụt ra khỏi hang và biến mất vào những bụi cây.
Do đã quen với công việc này nên Chau Nhanh hầu như không để xổng mất chú dế nào. Sau một buổi sáng tích cực đào hang, cậu bé và nhóm bạn mỗi người thu được hơn 50 con dế bắp. Chúng hí hửng ôm ngay bình dế ra bỏ mối cho những thương lái ở thị trấn Tri Tôn. Mỗi con dế được trả 500 đồng, như vậy mỗi đứa cũng kiếm được hơn 25.000 đồng.
May mắn hơn, nếu đào được con rít lớn sẽ bán được 5.000 đồng, con nhỏ hơn thì bán giá 2.000 – 3.000 đồng. Có em kiếm được hơn 30.000 đồng. “Số tiền này em để dành mua sách vở và dụng cụ học tập. Nhà em nghèo nên cái gì cũng thiếu thốn”, Chau Nhanh chia sẻ thật lòng.
Đối với Neáng Đuôl, học sinh lớp 8A3 Trường THCS thị trấn Tri Tôn, do phải học vào thứ bảy nên em thường cùng đám bạn đi đào dế bắp vào sáng chủ nhật. Tranh thủ lúc trời nắng, em chịu khó vào các khu đất bỏ trống, đất rẫy tơi xốp hay khu vực hoa màu đã thu hoạch xong để tìm hang dế.
Nhờ có kinh nghiệm đào dế nên chỉ trong buổi sáng, Neáng Đuôl đã bắt được trên 100 chú dế béo mập, bỏ túi hơn 60.000 đồng. Số tiền kiếm được, cô bé đưa cho mẹ mua thức ăn trong gia đình và chừa lại một ít để mua dụng cụ học tập. “Dế bắp cũng dễ bắt lắm, không mất nhiều thời gian mà thu nhập lại cao. Mỗi năm chúng chỉ xuất hiện có vài tháng nên những hôm nghỉ học, em lại tranh thủ đi bắt dế”, Neáng Đuôl nói.
Anh Chau Kên, người dân xã An Hảo (huyện Tịnh Biên), cũng là một tay săn dế chuyên nghiệp. Tranh thủ thời gian nhàn rỗi sau khi vừa thu hoạch vụ ớt, mỗi ngày anh Chau Kên đều đi đào dế bắp. “Đồ nghề” của anh cũng chỉ đơn giản là chiếc xuổng nhỏ, cái xô có nắp đậy và chai nước uống. Anh thường bắt đầu đào dế lúc mặt trời mọc cho đến xế trưa.
Theo lời anh Chau Kên, buổi sáng thường là thời điểm dế đã ăn no cỏ và uống sương buổi sớm xong nên chúng hay chui vào hang. Chỉ cần tìm được hang là chắc chắn bắt được dế. Mỗi buổi đi đào, anh bắt ít nhất cũng 200 con dế, có hôm hơn 300 con, kiếm bình quân 150.000 đồng/ngày.
Theo lời chị Minh, chủ một nhà hàng ở thị trấn Tri Tôn, các món ăn chế biến từ dế bắp rất được khách du lịch ưa chuộng. Một số du khách am hiểu còn cho rằng, thịt dế bắp rất thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng, nhất là protein và calcium. Ngoài ra, dùng dế bắp làm thuốc còn có thể trị được một số bệnh như béo phì, tê thấp, đau nhức, làm lợi tiểu...
“Nhiều du khách sau khi thưởng thức món dế còn có nhu cầu tìm mua dế sống về làm thuốc. Có người còn mua thịt dế đã chế biến sẵn mang về Sài Gòn để làm quà tặng”, chị Minh cho biết.
Tuy vào thời điểm này, người dân Bảy Núi đổ xô đi đào dế bắp nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của các nhà hàng, quán ăn. “Đến Tịnh Biên, Tri Tôn mùa này mà không ăn các món dế ram mặn, dế chiên bơ, dế chiên bột hoặc trộn gỏi xoài thì giống như… chưa đi du lịch Bảy Núi”, anh Hoàng Hà, một du khách TP.HCM, nói vui.
Mùa đào dế bắp ở Bảy Núi thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Dế tập trung nhiều ở các rẫy đất xốp đã thu hoạch hoa màu xong. Món ăn chế biến từ dế vừa ngon vừa có giá bình dân, từ 30.000 – 50.000 đồng/dĩa, nên rất được khách du lịch ưa thích.
Du lịch, GO! - Theo báo Angiang và nhiều nguồn ảnh khác.
Những chú dễ ẩn nấp theo nương rẫy, vườn tược đã vô tình tạo việc làm cho những cô, cậu bé học sinh và đồng bào dân tộc Khơ-me ở 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên trong thờn gian nhàn rỗi. Đồng thời, cũng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của đặc sản vùng núi.
Cứ vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, nhóm bạn của em Chau Nhanh, học sinh lớp 4 Trường tiểu học “B” Núi Tô (huyện Tri Tôn), lại rủ nhau đi đào dế bắp. “Đồ nghề” của các em chỉ đơn giản là chiếc xuổng nhỏ và chai nhựa, bình nhựa hoặc bất cứ thứ gì có thể đựng dế, miễn sao có nắp đậy.
Hơn chục cô, cậu bé chia nhau vào các luống rẫy đã thu hoạch, những khu đất trống dọc theo chân núi hoặc vườn nhà của người dân. Công việc đầu tiên của Chau Nhanh là tìm những mô đất xốp và quan sát xem có họ hàng nhà dế nào đang trú ngụ hay không. Nếu nơi đó có đụn đất nhỏ được đào lên và miệng hang bịt kín nghĩa là ít nhất có một chú dễ ẩn nấp bên trong.
Bằng thao tác mau lẹ, Chau Nhanh dùng xuổng móc một vòng tròn xung quanh hang dế. Do loài dế bắp đào hang không sâu lắm nên chỉ cần móc xuống khoảng 2 tấc là đụng ngay nơi chúng đang làm tổ. Để tóm gọn chú dế cũng đòi hỏi tay chân nhanh nhẹn bởi nếu sơ ý là chúng vụt ra khỏi hang và biến mất vào những bụi cây.
Do đã quen với công việc này nên Chau Nhanh hầu như không để xổng mất chú dế nào. Sau một buổi sáng tích cực đào hang, cậu bé và nhóm bạn mỗi người thu được hơn 50 con dế bắp. Chúng hí hửng ôm ngay bình dế ra bỏ mối cho những thương lái ở thị trấn Tri Tôn. Mỗi con dế được trả 500 đồng, như vậy mỗi đứa cũng kiếm được hơn 25.000 đồng.
May mắn hơn, nếu đào được con rít lớn sẽ bán được 5.000 đồng, con nhỏ hơn thì bán giá 2.000 – 3.000 đồng. Có em kiếm được hơn 30.000 đồng. “Số tiền này em để dành mua sách vở và dụng cụ học tập. Nhà em nghèo nên cái gì cũng thiếu thốn”, Chau Nhanh chia sẻ thật lòng.
Đối với Neáng Đuôl, học sinh lớp 8A3 Trường THCS thị trấn Tri Tôn, do phải học vào thứ bảy nên em thường cùng đám bạn đi đào dế bắp vào sáng chủ nhật. Tranh thủ lúc trời nắng, em chịu khó vào các khu đất bỏ trống, đất rẫy tơi xốp hay khu vực hoa màu đã thu hoạch xong để tìm hang dế.
Nhờ có kinh nghiệm đào dế nên chỉ trong buổi sáng, Neáng Đuôl đã bắt được trên 100 chú dế béo mập, bỏ túi hơn 60.000 đồng. Số tiền kiếm được, cô bé đưa cho mẹ mua thức ăn trong gia đình và chừa lại một ít để mua dụng cụ học tập. “Dế bắp cũng dễ bắt lắm, không mất nhiều thời gian mà thu nhập lại cao. Mỗi năm chúng chỉ xuất hiện có vài tháng nên những hôm nghỉ học, em lại tranh thủ đi bắt dế”, Neáng Đuôl nói.
Anh Chau Kên, người dân xã An Hảo (huyện Tịnh Biên), cũng là một tay săn dế chuyên nghiệp. Tranh thủ thời gian nhàn rỗi sau khi vừa thu hoạch vụ ớt, mỗi ngày anh Chau Kên đều đi đào dế bắp. “Đồ nghề” của anh cũng chỉ đơn giản là chiếc xuổng nhỏ, cái xô có nắp đậy và chai nước uống. Anh thường bắt đầu đào dế lúc mặt trời mọc cho đến xế trưa.
Theo lời anh Chau Kên, buổi sáng thường là thời điểm dế đã ăn no cỏ và uống sương buổi sớm xong nên chúng hay chui vào hang. Chỉ cần tìm được hang là chắc chắn bắt được dế. Mỗi buổi đi đào, anh bắt ít nhất cũng 200 con dế, có hôm hơn 300 con, kiếm bình quân 150.000 đồng/ngày.
Theo lời chị Minh, chủ một nhà hàng ở thị trấn Tri Tôn, các món ăn chế biến từ dế bắp rất được khách du lịch ưa chuộng. Một số du khách am hiểu còn cho rằng, thịt dế bắp rất thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng, nhất là protein và calcium. Ngoài ra, dùng dế bắp làm thuốc còn có thể trị được một số bệnh như béo phì, tê thấp, đau nhức, làm lợi tiểu...
“Nhiều du khách sau khi thưởng thức món dế còn có nhu cầu tìm mua dế sống về làm thuốc. Có người còn mua thịt dế đã chế biến sẵn mang về Sài Gòn để làm quà tặng”, chị Minh cho biết.
Tuy vào thời điểm này, người dân Bảy Núi đổ xô đi đào dế bắp nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của các nhà hàng, quán ăn. “Đến Tịnh Biên, Tri Tôn mùa này mà không ăn các món dế ram mặn, dế chiên bơ, dế chiên bột hoặc trộn gỏi xoài thì giống như… chưa đi du lịch Bảy Núi”, anh Hoàng Hà, một du khách TP.HCM, nói vui.
Mùa đào dế bắp ở Bảy Núi thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Dế tập trung nhiều ở các rẫy đất xốp đã thu hoạch hoa màu xong. Món ăn chế biến từ dế vừa ngon vừa có giá bình dân, từ 30.000 – 50.000 đồng/dĩa, nên rất được khách du lịch ưa thích.
Du lịch, GO! - Theo báo Angiang và nhiều nguồn ảnh khác.
0 comments:
Post a Comment