Từ hàng trăm năm nay, chùa Trinh Tiết ở xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam được người dân nơi đây coi là biểu tượng cho sự trinh trắng của người con gái.
< Chùa Trinh Tiết ẩn sau những mỏm đá trên đỉnh núi Bồ Đà.
Tuy nhiên, ngoài cái tên Trinh Tiết, xung quanh chùa còn có những câu chuyện và hiện tượng kỳ lạ khó lý giải mà điển hình nhất là hòn đá có khả năng tự lớn.
Xuất xứ tên chùa
Theo những tài liệu ghi chép còn lại thì không rõ ngôi chùa xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết, cái tên Trinh Tiết thì mãi đến thế kỷ XIV mới có và gắn với tên tuổi của một công chúa nhà Trần.
Trong những tài liệu lịch sử về chùa Trinh Tiết có ghi rằng: Vào giai đoạn hậu kỳ nhà Trần, chế độ cai trị thối nát, bách tính rơi vào lầm than. Hồ Quý Ly nổi dậy ép vua Trần Thuận Tông đi tu ở Cung Bảo Thanh và nhường ngôi lại cho Thái tử Trần Án lúc đó mới ba tuổi.
< Cổng chùa Trinh Tiết dưới chân núi Trinh Sơn.
Lúc đó, võ tướng Nguyễn Bằng được lệnh cho đem công chúa Trần Thị Bạch Hoa vừa tròn 17 tuổi chạy trốn. Khi chạy đến Kẽm Trống nằm bên dòng sông Đáy thì lên bờ tìm nơi ẩn dật. Nơi được chọn là núi Bồ Đà thuộc dãy Cầm Long. Trên núi này có một ngôi chùa hoang, lâu ngày không có ai đèn nhang, tụng niệm.
Sau khi chọn được chốn ẩn cư, công chúa đã ở đây đến hết đời và khi chết vẫn còn là "trinh nữ". Vì thế, sau đó, người dân đã đặt tên cho ngôi chùa trên núi Bồ Đà là chùa Trinh Tiết.
Ông Đỗ Hữu Kỳ ở thôn Động Xuyên kể lại: Thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, có một đôi trai gái làng Động Xuyên tên Thụy Vân và Hùng. Trước khi lên đường đánh giặc, đôi trai gái này lên chùa Trinh Tiết thề non hẹn biển rằng, hai người nguyện sống chết bên nhau và giữ trọn trinh tiết của mình. Về sau người con trai tên Hùng bị hy sinh nơi chiến trường. Biết tin đó, Thụy Vân thẫn thờ rồi đến bên chân núi Bồ Đà nơi có chùa Trinh Tiết để tự vẫn.
< Voi đá trước chùa Trinh Tiết.
Từ câu chuyện này nên người dân nơi đây đã cho rằng, chùa Trinh Tiết là biểu tượng cho sự trinh trắng của người con gái.
Hiện nay, trên núi Bồ Đà vẫn còn dấu tích về những văn bản chữ Nôm được khắc trên vách đá. Chỉ tiếc rằng, trải qua năm tháng, nhiều dòng chữ tạc đã bị mòn do không được bảo vệ. Nhưng nó vẫn là minh chứng sinh động cho lịch sử một ngôi chùa vào loại độc đáo nhất vùng.
Ngoài ra, trên đỉnh núi Bồ Đà còn có một lăng mộ có tên là Lăng Quy tượng. Theo ông Đỗ Hữu Kỳ ở thôn Động Xuyên, trong lăng có rất nhiều tượng cổ. Mỗi pho tượng cao từ khoảng 80cm - 1m với nhiều chất liệu khác nhau như đá, gỗ, đồng...
Cách đây chừng chục năm, nhà chùa cùng chính quyền địa phương đã cho quy tập những pho tượng này lại và chôn trên đỉnh núi. Vì những ngôi mộ này chôn tượng nên người dân đặt cho khu mộ là Lăng Quy tượng.
Hòn đá tự lớn
< Bia đá tạc trên vách núi.
Nếu tìm hiểu lịch sử chùa Trinh Tiết, nhiều người sẽ ngỡ ngàng vì những điều kỳ ẩn trên ngọn núi thiêng. Đó là chuyện về một hòn đá tự lớn lên như một chàng thanh niên lực lưỡng. Hòn đá đó nằm ở vị trí cao nhất của núi Bồ Đà.
Theo quan sát của chúng tôi, mỏm đá cao khoảng 1,6m bán kính 1m, có hình mũi chông. Ông Đỗ Văn Sỹ, Trưởng thôn Động Xuyên quả quyết với chúng tôi rằng: Ngày còn bé ông cùng đám trẻ con lên núi chơi thấy mỏm đá này mới chỉ cao ngang lưng người, nhưng giờ nó đã lớn đến ngang vai.
Hồi đó, ngôi chùa đã bị hoang hóa trở lại do không có người ở. Trên núi rừng rậm, thâm u, dưới chân núi lại là một bãi nghĩa địa, chỉ có đám thanh niên choai choai thích thể hiện mới dám trèo lên ngọn núi để chứng tỏ bản lĩnh không sợ ma của mình.
Mỏm đá kỳ lạ trên không những có khả năng "tự lớn" mà khi gõ nó còn phát ra âm thanh lạ. Ông Đỗ Văn Sỹ kể rằng, khi lên núi chơi đám thanh niên đã dùng đá ném nhau, không may một số viên đá rơi trúng mỏm đá trên và thấy có tiếng kêu lạ. "Âm thanh phát ra từ mỏm đá trầm, vang như tiếng chuông đồng", ông Đỗ Văn Sỹ cho biết.
< Tòa chính tẩm chùa Trinh Tiết
Để minh chứng cho điều này, ông Đỗ Văn Sỹ đã dẫn chúng tôi lên mỏm đá kỳ lạ trên và cầm một cục đá khác đập vào. Sau mỗi lần gõ, từ mỏm đá phát ra âm thanh bùng bùng nhưng không vang như lời kể của ông Sỹ. Ông Sỹ giải thích: Mỏm đá càng "lớn lên" thì âm thanh càng giảm đi, phải dùng một hòn đá cứng và rắn chắc đập vào thì mới phát ra được tiếng kêu, nếu dùng gậy gỗ đập vào thì sẽ chẳng nghe thấy gì khác ngoài tiếng gõ cùng cục.
Ông Trần Ngọc Kim năm nay 74 tuổi, 20 năm trông giữ chùa Trinh Tiết cũng khẳng định: Hòn đá có khả năng tự lớn lên là có thật. Vì việc này rất kỳ lạ nên dân làng Động Xuyên đặt tên cho hòn đá là Tượng Bụt Mọc và đặt dưới chân hòn đá một bát hương để tháng ngày nhang khói.
< Ông Đỗ Văn Sỹ quả quyết rằng, Tượng Bụt Mọc có khả năng tự lớn.
Việc hòn đá tự lớn có thể thấy được qua năm tháng. Tuy nhiên, việc đo xem mỗi năm hòn đá lớn thêm bao nhiêu thì chưa ai làm.
Hòa thượng, Đại đức Thích Thanh Hưng, trụ trì của Trinh Tiết cũng cho rằng: Tượng Bụt Mọc có khả năng tự lớn là có thật. Tuy nhiên, để kiểm định chính xác thì phải nhờ đến các nhà khoa học vào cuộc để tìm ra lời giải. Từ hàng trăm năm nay người dân trong và ngoài vùng Động Xuyên vẫn coi Tượng Bụt Mọc là biểu tượng của sự linh thiêng vĩnh cửu.
.
Ngày nay, danh thắng quốc gia Kẽm Trống thuộc địa phận xã Thanh Hải (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) và xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Sông Đáy khi chảy qua vùng này bỗng trong xanh lạ lùng, được những dãy núi kề sát hai bên tạo nên phong cảnh hữu tình, làm nao lòng các tao nhân mặc khách.
.
Toàn cảnh danh thắng, phía tả sông có núi Rùa, núi Cổ Động, núi Động Xuyên, núi Trinh Tiết; phía bên hữu sông có núi Bài Thơ, dãy núi Bạt Gia. Nhưng tiếc thay, giờ đây hầu hết các núi nằm trong quần thể danh thắng đều bị thay đổi cảnh quan và biến dạng nghiêm trọng, hậu quả của việc khai thác đá.
.
Núi Rùa thì đầu rùa đã bị cụt mất, dọc triền núi vẫn còn vết tích của những cuộc nổ mìn phá đá. Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm vào cửa hang Luồn phía hướng ra sông Đáy thì cửa hang đã bị bịt. Suốt theo chiều dài hơn ba trăm mét của dãy núi Bạt Gia (dân trong vùng còn gọi là núi Kẽm Trống) lởm chởm, lô nhô những sườn núi bị đánh mìn tơi tả.
.
May mắn thay, có hai ngọn núi do đứng tách khỏi khu vực trung tâm Kẽm Trống nên vẫn còn tương đối nguyên vẹn, cây cối phủ um tùm một màu xanh mướt. Người dân nơi đây cho biết hai ngọn này chính là núi Trinh Sơn và núi Cô Ai. Hai ngọn núi này nằm biệt lập với khu dân cư, nên quang cảnh rất hoang vắng. Mặc dù chân núi Trinh Sơn có cổng chùa, nhưng khi leo lên núi chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng vì cảnh quan rất u tịch. Trên đường lên, có nhiều miếu nhỏ. Khi lên tới nơi, gọi là chùa nhưng kỳ thực chỉ là ngôi am nhỏ vắng lặng, tọa lạc trên một mặt bằng khá phẳng chỉ rộng chừng 15m2.
.
Chùa thấp nhỏ mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, hoành tròn, mái lợp ngói nam, kết cấu kiểu chữ Đinh. Vì chùa không có sư, cũng không có người trông coi, nên cửa đóng chặt. Nhìn qua khe chấn song cửa, thấy rõ giữa chùa có tòa chính tẩm tuy rất nhỏ nhưng bài trí 5 lớp tượng. Dưới cùng là tòa Cửu long, lớp thứ 2 là pho tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, lớp thứ 3 là pho tượng nữ giới tạc theo kiểu Phật A Di Đà, lớp thứ 4 là ba pho Tam thế, trên cùng là tượng Phật. Ban đầu, chúng tôi tưởng pho tượng bài trí ở lớp thứ 3 là Phật A Di Đà, nhưng khi xuống núi, được người dân sở tại cho biết đó chính là tượng Bạch Hoa công chúa (tức tổ Thu Thu), có niên đại thời Lê sơ, thế kỷ XV. Tượng Bạch Hoa công chúa được tạc bằng đá, theo kiểu Phật A Di Đà trong tư thế ngồi thiền như người thật, cao 1,2m, tay trái để ngửa, tay phải úp lên đầu gối.
.
Kề bên phải chùa có ngôi miếu nhỏ, trong đặt pho tượng Sơn thần. Ngay sát phía dưới lối lên chùa, có tảng đá hình con voi quỳ giống y như thật, nhưng lại không có vẻ là do tạc đẽo tạo hình. Trên đường lên núi, có miếu nhỏ, trong đặt pho tượng tổ sư Thu Thu tạc từ đá Bạch Ngọc, mới được dân trong vùng đưa lên. Ngày nay, cả hai huyện Thanh Liêm và Gia Viễn, có 9 nơi thờ Bạch Hoa công chúa, nhưng ngày giỗ tổ Thu Thu, dân những nơi này đều tụ về chùa Trinh Tiết để tưởng niệm ngài.
Du lịch, GO! - Theo Vietnamnet, Giacngo
< Chùa Trinh Tiết ẩn sau những mỏm đá trên đỉnh núi Bồ Đà.
Tuy nhiên, ngoài cái tên Trinh Tiết, xung quanh chùa còn có những câu chuyện và hiện tượng kỳ lạ khó lý giải mà điển hình nhất là hòn đá có khả năng tự lớn.
Xuất xứ tên chùa
Theo những tài liệu ghi chép còn lại thì không rõ ngôi chùa xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết, cái tên Trinh Tiết thì mãi đến thế kỷ XIV mới có và gắn với tên tuổi của một công chúa nhà Trần.
Trong những tài liệu lịch sử về chùa Trinh Tiết có ghi rằng: Vào giai đoạn hậu kỳ nhà Trần, chế độ cai trị thối nát, bách tính rơi vào lầm than. Hồ Quý Ly nổi dậy ép vua Trần Thuận Tông đi tu ở Cung Bảo Thanh và nhường ngôi lại cho Thái tử Trần Án lúc đó mới ba tuổi.
< Cổng chùa Trinh Tiết dưới chân núi Trinh Sơn.
Lúc đó, võ tướng Nguyễn Bằng được lệnh cho đem công chúa Trần Thị Bạch Hoa vừa tròn 17 tuổi chạy trốn. Khi chạy đến Kẽm Trống nằm bên dòng sông Đáy thì lên bờ tìm nơi ẩn dật. Nơi được chọn là núi Bồ Đà thuộc dãy Cầm Long. Trên núi này có một ngôi chùa hoang, lâu ngày không có ai đèn nhang, tụng niệm.
Sau khi chọn được chốn ẩn cư, công chúa đã ở đây đến hết đời và khi chết vẫn còn là "trinh nữ". Vì thế, sau đó, người dân đã đặt tên cho ngôi chùa trên núi Bồ Đà là chùa Trinh Tiết.
Ông Đỗ Hữu Kỳ ở thôn Động Xuyên kể lại: Thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, có một đôi trai gái làng Động Xuyên tên Thụy Vân và Hùng. Trước khi lên đường đánh giặc, đôi trai gái này lên chùa Trinh Tiết thề non hẹn biển rằng, hai người nguyện sống chết bên nhau và giữ trọn trinh tiết của mình. Về sau người con trai tên Hùng bị hy sinh nơi chiến trường. Biết tin đó, Thụy Vân thẫn thờ rồi đến bên chân núi Bồ Đà nơi có chùa Trinh Tiết để tự vẫn.
< Voi đá trước chùa Trinh Tiết.
Từ câu chuyện này nên người dân nơi đây đã cho rằng, chùa Trinh Tiết là biểu tượng cho sự trinh trắng của người con gái.
Hiện nay, trên núi Bồ Đà vẫn còn dấu tích về những văn bản chữ Nôm được khắc trên vách đá. Chỉ tiếc rằng, trải qua năm tháng, nhiều dòng chữ tạc đã bị mòn do không được bảo vệ. Nhưng nó vẫn là minh chứng sinh động cho lịch sử một ngôi chùa vào loại độc đáo nhất vùng.
Ngoài ra, trên đỉnh núi Bồ Đà còn có một lăng mộ có tên là Lăng Quy tượng. Theo ông Đỗ Hữu Kỳ ở thôn Động Xuyên, trong lăng có rất nhiều tượng cổ. Mỗi pho tượng cao từ khoảng 80cm - 1m với nhiều chất liệu khác nhau như đá, gỗ, đồng...
Cách đây chừng chục năm, nhà chùa cùng chính quyền địa phương đã cho quy tập những pho tượng này lại và chôn trên đỉnh núi. Vì những ngôi mộ này chôn tượng nên người dân đặt cho khu mộ là Lăng Quy tượng.
Hòn đá tự lớn
< Bia đá tạc trên vách núi.
Nếu tìm hiểu lịch sử chùa Trinh Tiết, nhiều người sẽ ngỡ ngàng vì những điều kỳ ẩn trên ngọn núi thiêng. Đó là chuyện về một hòn đá tự lớn lên như một chàng thanh niên lực lưỡng. Hòn đá đó nằm ở vị trí cao nhất của núi Bồ Đà.
Theo quan sát của chúng tôi, mỏm đá cao khoảng 1,6m bán kính 1m, có hình mũi chông. Ông Đỗ Văn Sỹ, Trưởng thôn Động Xuyên quả quyết với chúng tôi rằng: Ngày còn bé ông cùng đám trẻ con lên núi chơi thấy mỏm đá này mới chỉ cao ngang lưng người, nhưng giờ nó đã lớn đến ngang vai.
Hồi đó, ngôi chùa đã bị hoang hóa trở lại do không có người ở. Trên núi rừng rậm, thâm u, dưới chân núi lại là một bãi nghĩa địa, chỉ có đám thanh niên choai choai thích thể hiện mới dám trèo lên ngọn núi để chứng tỏ bản lĩnh không sợ ma của mình.
Mỏm đá kỳ lạ trên không những có khả năng "tự lớn" mà khi gõ nó còn phát ra âm thanh lạ. Ông Đỗ Văn Sỹ kể rằng, khi lên núi chơi đám thanh niên đã dùng đá ném nhau, không may một số viên đá rơi trúng mỏm đá trên và thấy có tiếng kêu lạ. "Âm thanh phát ra từ mỏm đá trầm, vang như tiếng chuông đồng", ông Đỗ Văn Sỹ cho biết.
< Tòa chính tẩm chùa Trinh Tiết
Để minh chứng cho điều này, ông Đỗ Văn Sỹ đã dẫn chúng tôi lên mỏm đá kỳ lạ trên và cầm một cục đá khác đập vào. Sau mỗi lần gõ, từ mỏm đá phát ra âm thanh bùng bùng nhưng không vang như lời kể của ông Sỹ. Ông Sỹ giải thích: Mỏm đá càng "lớn lên" thì âm thanh càng giảm đi, phải dùng một hòn đá cứng và rắn chắc đập vào thì mới phát ra được tiếng kêu, nếu dùng gậy gỗ đập vào thì sẽ chẳng nghe thấy gì khác ngoài tiếng gõ cùng cục.
Ông Trần Ngọc Kim năm nay 74 tuổi, 20 năm trông giữ chùa Trinh Tiết cũng khẳng định: Hòn đá có khả năng tự lớn lên là có thật. Vì việc này rất kỳ lạ nên dân làng Động Xuyên đặt tên cho hòn đá là Tượng Bụt Mọc và đặt dưới chân hòn đá một bát hương để tháng ngày nhang khói.
< Ông Đỗ Văn Sỹ quả quyết rằng, Tượng Bụt Mọc có khả năng tự lớn.
Việc hòn đá tự lớn có thể thấy được qua năm tháng. Tuy nhiên, việc đo xem mỗi năm hòn đá lớn thêm bao nhiêu thì chưa ai làm.
Hòa thượng, Đại đức Thích Thanh Hưng, trụ trì của Trinh Tiết cũng cho rằng: Tượng Bụt Mọc có khả năng tự lớn là có thật. Tuy nhiên, để kiểm định chính xác thì phải nhờ đến các nhà khoa học vào cuộc để tìm ra lời giải. Từ hàng trăm năm nay người dân trong và ngoài vùng Động Xuyên vẫn coi Tượng Bụt Mọc là biểu tượng của sự linh thiêng vĩnh cửu.
.
Ngày nay, danh thắng quốc gia Kẽm Trống thuộc địa phận xã Thanh Hải (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) và xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Sông Đáy khi chảy qua vùng này bỗng trong xanh lạ lùng, được những dãy núi kề sát hai bên tạo nên phong cảnh hữu tình, làm nao lòng các tao nhân mặc khách.
.
Toàn cảnh danh thắng, phía tả sông có núi Rùa, núi Cổ Động, núi Động Xuyên, núi Trinh Tiết; phía bên hữu sông có núi Bài Thơ, dãy núi Bạt Gia. Nhưng tiếc thay, giờ đây hầu hết các núi nằm trong quần thể danh thắng đều bị thay đổi cảnh quan và biến dạng nghiêm trọng, hậu quả của việc khai thác đá.
.
Núi Rùa thì đầu rùa đã bị cụt mất, dọc triền núi vẫn còn vết tích của những cuộc nổ mìn phá đá. Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm vào cửa hang Luồn phía hướng ra sông Đáy thì cửa hang đã bị bịt. Suốt theo chiều dài hơn ba trăm mét của dãy núi Bạt Gia (dân trong vùng còn gọi là núi Kẽm Trống) lởm chởm, lô nhô những sườn núi bị đánh mìn tơi tả.
.
May mắn thay, có hai ngọn núi do đứng tách khỏi khu vực trung tâm Kẽm Trống nên vẫn còn tương đối nguyên vẹn, cây cối phủ um tùm một màu xanh mướt. Người dân nơi đây cho biết hai ngọn này chính là núi Trinh Sơn và núi Cô Ai. Hai ngọn núi này nằm biệt lập với khu dân cư, nên quang cảnh rất hoang vắng. Mặc dù chân núi Trinh Sơn có cổng chùa, nhưng khi leo lên núi chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng vì cảnh quan rất u tịch. Trên đường lên, có nhiều miếu nhỏ. Khi lên tới nơi, gọi là chùa nhưng kỳ thực chỉ là ngôi am nhỏ vắng lặng, tọa lạc trên một mặt bằng khá phẳng chỉ rộng chừng 15m2.
.
Chùa thấp nhỏ mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, hoành tròn, mái lợp ngói nam, kết cấu kiểu chữ Đinh. Vì chùa không có sư, cũng không có người trông coi, nên cửa đóng chặt. Nhìn qua khe chấn song cửa, thấy rõ giữa chùa có tòa chính tẩm tuy rất nhỏ nhưng bài trí 5 lớp tượng. Dưới cùng là tòa Cửu long, lớp thứ 2 là pho tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, lớp thứ 3 là pho tượng nữ giới tạc theo kiểu Phật A Di Đà, lớp thứ 4 là ba pho Tam thế, trên cùng là tượng Phật. Ban đầu, chúng tôi tưởng pho tượng bài trí ở lớp thứ 3 là Phật A Di Đà, nhưng khi xuống núi, được người dân sở tại cho biết đó chính là tượng Bạch Hoa công chúa (tức tổ Thu Thu), có niên đại thời Lê sơ, thế kỷ XV. Tượng Bạch Hoa công chúa được tạc bằng đá, theo kiểu Phật A Di Đà trong tư thế ngồi thiền như người thật, cao 1,2m, tay trái để ngửa, tay phải úp lên đầu gối.
.
Kề bên phải chùa có ngôi miếu nhỏ, trong đặt pho tượng Sơn thần. Ngay sát phía dưới lối lên chùa, có tảng đá hình con voi quỳ giống y như thật, nhưng lại không có vẻ là do tạc đẽo tạo hình. Trên đường lên núi, có miếu nhỏ, trong đặt pho tượng tổ sư Thu Thu tạc từ đá Bạch Ngọc, mới được dân trong vùng đưa lên. Ngày nay, cả hai huyện Thanh Liêm và Gia Viễn, có 9 nơi thờ Bạch Hoa công chúa, nhưng ngày giỗ tổ Thu Thu, dân những nơi này đều tụ về chùa Trinh Tiết để tưởng niệm ngài.
Du lịch, GO! - Theo Vietnamnet, Giacngo
0 comments:
Post a Comment