Đình làng ở Huế trong điều kiện cụ thể về tự nhiên và xã hội, đã có những sáng tạo để thích nghi với môi trường mà nó đang tồn tại.
Trong một chừng mực nào đó khi những người dân Việt, mở mang bờ cõi về phương Nam đã thổi vào đây một đời sống văn hóa tinh thần. Ngoài những công trình kiến trúc mang dáng dấp cung đình, thì Huế vẫn còn đó những Đình làng mang đầy đủ dấu ấn tâm linh mà người xưa để lại.
Từ lâu, do sự dịch chuyển của cơ chế làng sang tổ chức cơ chế đô thị đã làm cho nhiều ngôi Đình, một một dấu ấn đặc trưng của làng mất dần đi tính chất quan trọng. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng có tính truyền thống ở các ngôi Đình vì vậy mà cũng bị mờ nhạt dần theo năm tháng. Do đó, việc cúng tế theo qui tắc chuẩn của người xưa cũng mang tính giản lược. Tuy nhiên, những ngôi Đình xưa đang còn tồn tại trong lòng cố đô vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt trong hành trình Nam tiến.
.
Khi nhìn qua tổng thể Đình làng của xứ Huế, rất dễ dàng nhận ra, bởi bản thân kiến trúc của những ngôi Đình này đều gặp nhau trong một dáng vẻ chung và tạo nên một phong cách Đình làng xứ Huế. Không kể đến các ngôi Đình thuộc các làng, xã nằm xa đô thị.
Chúng tôi đã có dịp viếng thăm các “Đình làng trong phố” như: Đình làng Phú Xuân, Đình làng Kim Long, Đình làng An Cựu, Đình làng Lại Thế... và ở đây chúng tôi được chiêm ngưỡng về một loại hình kiến trúc cổ của Huế xưa.
Những ngôi Đình của Huế với tư cách là một bộ mặt đại diện cho văn hóa của làng, được xây dựng ở ngay đầu làng như một người chủ hiếu khách niềm nở chào đón những ai đến thăm. Đến gần với mỗi ngôi Đình có thể nhận rõ được giới hạn trong một khuôn viên cụ thể: cửa đình được xây bằng những trụ gạch vuông vức vươn cao, có bổ ô trang trí.
Qua cửa vào sân đình, cũng như nhiều kiến trúc cổ của Huế, Đình làng cũng xây một bức bình phong, buộc ta phải đi vòng sang hai bên, nếu muốn tiến sâu vào bên trong sân Đình. Bức bình phong trước hết theo quan niệm “phong thủy” là để che chắn những gì không tốt, không hay, tạo sự kín đáo cho công trình phía trong, đồng thời là một diện rộng để vẽ trang trí những hình có tính chúc tụng dân làng. Sân Đình thường có lối đi rộng ở giữa dẫn vào tòa Đại đình, còn vùng đất trống hai bên thường được dùng để trồng cây lưu niên (Đình làng Phú Xuân hiện vẫn giữ gìn được nguyên trang phong cách này).
Đa số những ngôi Đình trong lòng cố đô đều được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với lối kiến trúc khá đơn giản: Không có các dãy Tả vu, Hữu vu ở hai bên sân, không có tòa Tiền tế ở phía trước và Hậu cung ở phía sau (Những ngôi Đình làng ở ngoài Bắc đa phần đều có những mảng kiến trúc này).
Đình làng của Huế chỉ có duy nhất tòa Đại đình mặt bằng chữ nhật. Theo Thủ từ Lê Xuân Trai năm nay 72 tuổi, người kế tiếp bố mình để trông giữ Đình làng Kim Long, nơi hiện đang thờ các họ tộc như: Mai Khắc, Mai Công, Trương Đình, Nguyễn Văn, Trần Hữu, Trần văn... thì có lẽ do trước đây, khi ngôi Đình còn sống đầy đủ đời sống xã hội của nó, việc ăn uống và tế lễ linh đình cũng như việc linh thiêng hóa Thành hoàng làng không nặng như ở ngoài Bắc.
Theo các nhà nghiên cứu, Đình làng ở Huế thường có ba gian và hai chái, ở hai đầu không có tường bao, luôn mở với bên ngoài. Những Đình lớn như Đình Lại Thế thì hai chái kéo dài, mở rộng thành những chái kép, tạo cho lòng Đình như năm gian hai chái. Phía hiên trước Đình thường có mái đua vươn ra một khoảng rộng do một hệ thống cột đỡ, nên từ trước về sau Đình có số hàng cột lẻ, thường là bảy. Các “vài” nối với nhau tạo thành nối liên kết ngang, gồm thượng lương và hoành tử.
Thượng lương trong kiến trúc Đình làng Huế, giống như nhiều kiến trúc khác ở đây, gồm hai lớp trên và dưới song song với nhau gọi là trùng lương (tức thượng lương kép), thường có đắp khung rộng ở khoảng giãn cách. Các xà thượng ở đầu cột cái, xà trung ở đầu cột quân và xà hạ ở đầu cột hiên đều được gọi là cái xuyên. Song song với các xà (ở trên đầu cột), do kèo (hoặc kẻ ở phần mái đua) đỡ, là các hoành tử.
Những Đình làng ở Huế, hiện trạng và kiến trúc đều thuộc phong cách cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Song các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, đó là niên đại tu bổ hơn là khởi dựng. Chẳng hạn kiến trúc Đình Kim Long còn ghi rõ: “Khải Định, Canh Thân đại tu bổ” cho biết lần sửa Đình qui mô lớn (như làm lại hoàn toàn) là vào năm Canh Thân đời Khải Đinh, tức năm 1920.
Còn ở Đình Lại Thế, mặt bụng chiếc xà nối đầu hai cột quân ngoài của gian giữa ghi lại đầy đủ các mốc làm và tu sửa. Những dòng chữ cho biết vào giờ Dậu (17 giờ đến 19 giờ) ngày mồng 6 tháng 10 năm Tân Dậu, niên hiệu Vĩnh Hựu (tức năm 1741 - thật ra năm này đã là năm thứ 2 đời Cảnh Hưng rồi, có lẽ do Huế thuộc Đàng Trong nhận được tin muộn hay lúc đầu chưa chịu thừa nhận Cảnh Hưng nên vẫn giữ niên hiệu Vĩnh Hựu) đặt thượng lương (tức cất nóc khi làm Đình). Giờ Tỵ (9 giờ đến 11 giờ) ngày 11 tháng Tư năm Canh Tý niên hiệu Cảnh Hưng 41 (tức năm 1780) lại đặt thượng lương (tức làm lại hoàn toàn). đến giờ Giáp Thìn ngày Nhâm Thân 15 tháng Một năm Ất Tỵ niên hiệu Thiệu Trị (tức năm 1845) làm lại Đình. Và lần sửa đình qui mô sau cùng đặt thượng lương vào khắc Kỷ Hợi ngày Tân Mùi mồng Tám tháng Năm năm Tân Mão, niên hiệu Thành Thái 2 (tức năm 1891).
Đình làng là một nơi thiêng liêng, nhưng thân mật với tất cả những người dân. Đây còn là một sợi dây tinh thần nối chặt con người lại với nhau. Ông Nguyễn Tri Kha năm nay 84 tuổi, hiện đang là Thủ từ Đình làng Phú Xuân cho biết, ông mới nhận chức Thủ từ này 2 năm nay (mỗi nhiệm kỳ 6 năm), với ông công việc Thủ từ như là một sự tri ân mà ông đền đáp với tổ tiên, và vừa qua ông đã tự bỏ ra 1100 USD để sửa chữa lại khoảng sân của ngôi Đình.
Ông Kha cho biết: Đình làng Phú Xuân hiện đang thờ 7 dòng họ gồm: Hồ, Lê, Nguyễn, Huỳnh, Trương, Trần, Phạm. Và Đình làng cũng đã được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử năm 1994. Hiện nay, cứ vào ngày mồng 6 tháng 6 âm lịch làng đều tổ chức tế Đình và cũng như ngày xưa tế Tam sanh (trâu, dê, heo) là nét văn hóa được những người dân coi trọng và gìn giữ.
Hiện nay, những Đình làng đang được các Nhà quản lý văn hóa từng bước trả về với “nhiệm vụ chính” của nó. Thủ từ Lê Xuân Trai cho biết, năm 2007 chợ Kim Long sau một thời gian dài “chểm chệ” nơi sân đình được di dời và Đình làng Kim Long đã được trả về với chức năng nguyên thủy. Ông kể: Cách đây vài năm, có người muốn sử dụng Đình làng Kim Long để làm nhà kho, ông Trai tâm sự điều này với Nhà nghiên cứu Phan Thuận An. Ông An đã nói với người Thủ từ già rằng: “Nếu ai bảo mở cửa thì anh đừng mở, nếu họ phá khóa thì kệ họ”. Tuy nhiên, sau đó những người này đã không dám phá bỏ một nơi mang đầy đủ gia trị văn hóa tinh thần của dân làng Kim Long.
Đình làng ở Huế trong điều kiện cụ thể về tự nhiên và xã hội, đã có những sáng tạo để thích nghi với môi trường mà nó đang tồn tại. Trong một chừng mực nào đó khi những người dân Việt, mở mang bờ cõi về phương Nam đã thổi vào đây một đời sống văn hóa tinh thần. Ngoài những công trình kiến trúc mang dáng dấp cung đình, thì Huế vẫn còn đó những Đình làng mang đầy đủ dấu ấn tâm linh mà người xưa để lại.
Du lịch, GO! - Theo Vietnamnet, ảnh internet
Trong một chừng mực nào đó khi những người dân Việt, mở mang bờ cõi về phương Nam đã thổi vào đây một đời sống văn hóa tinh thần. Ngoài những công trình kiến trúc mang dáng dấp cung đình, thì Huế vẫn còn đó những Đình làng mang đầy đủ dấu ấn tâm linh mà người xưa để lại.
Từ lâu, do sự dịch chuyển của cơ chế làng sang tổ chức cơ chế đô thị đã làm cho nhiều ngôi Đình, một một dấu ấn đặc trưng của làng mất dần đi tính chất quan trọng. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng có tính truyền thống ở các ngôi Đình vì vậy mà cũng bị mờ nhạt dần theo năm tháng. Do đó, việc cúng tế theo qui tắc chuẩn của người xưa cũng mang tính giản lược. Tuy nhiên, những ngôi Đình xưa đang còn tồn tại trong lòng cố đô vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt trong hành trình Nam tiến.
.
Khi nhìn qua tổng thể Đình làng của xứ Huế, rất dễ dàng nhận ra, bởi bản thân kiến trúc của những ngôi Đình này đều gặp nhau trong một dáng vẻ chung và tạo nên một phong cách Đình làng xứ Huế. Không kể đến các ngôi Đình thuộc các làng, xã nằm xa đô thị.
Chúng tôi đã có dịp viếng thăm các “Đình làng trong phố” như: Đình làng Phú Xuân, Đình làng Kim Long, Đình làng An Cựu, Đình làng Lại Thế... và ở đây chúng tôi được chiêm ngưỡng về một loại hình kiến trúc cổ của Huế xưa.
Những ngôi Đình của Huế với tư cách là một bộ mặt đại diện cho văn hóa của làng, được xây dựng ở ngay đầu làng như một người chủ hiếu khách niềm nở chào đón những ai đến thăm. Đến gần với mỗi ngôi Đình có thể nhận rõ được giới hạn trong một khuôn viên cụ thể: cửa đình được xây bằng những trụ gạch vuông vức vươn cao, có bổ ô trang trí.
Qua cửa vào sân đình, cũng như nhiều kiến trúc cổ của Huế, Đình làng cũng xây một bức bình phong, buộc ta phải đi vòng sang hai bên, nếu muốn tiến sâu vào bên trong sân Đình. Bức bình phong trước hết theo quan niệm “phong thủy” là để che chắn những gì không tốt, không hay, tạo sự kín đáo cho công trình phía trong, đồng thời là một diện rộng để vẽ trang trí những hình có tính chúc tụng dân làng. Sân Đình thường có lối đi rộng ở giữa dẫn vào tòa Đại đình, còn vùng đất trống hai bên thường được dùng để trồng cây lưu niên (Đình làng Phú Xuân hiện vẫn giữ gìn được nguyên trang phong cách này).
Đa số những ngôi Đình trong lòng cố đô đều được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với lối kiến trúc khá đơn giản: Không có các dãy Tả vu, Hữu vu ở hai bên sân, không có tòa Tiền tế ở phía trước và Hậu cung ở phía sau (Những ngôi Đình làng ở ngoài Bắc đa phần đều có những mảng kiến trúc này).
Đình làng của Huế chỉ có duy nhất tòa Đại đình mặt bằng chữ nhật. Theo Thủ từ Lê Xuân Trai năm nay 72 tuổi, người kế tiếp bố mình để trông giữ Đình làng Kim Long, nơi hiện đang thờ các họ tộc như: Mai Khắc, Mai Công, Trương Đình, Nguyễn Văn, Trần Hữu, Trần văn... thì có lẽ do trước đây, khi ngôi Đình còn sống đầy đủ đời sống xã hội của nó, việc ăn uống và tế lễ linh đình cũng như việc linh thiêng hóa Thành hoàng làng không nặng như ở ngoài Bắc.
Theo các nhà nghiên cứu, Đình làng ở Huế thường có ba gian và hai chái, ở hai đầu không có tường bao, luôn mở với bên ngoài. Những Đình lớn như Đình Lại Thế thì hai chái kéo dài, mở rộng thành những chái kép, tạo cho lòng Đình như năm gian hai chái. Phía hiên trước Đình thường có mái đua vươn ra một khoảng rộng do một hệ thống cột đỡ, nên từ trước về sau Đình có số hàng cột lẻ, thường là bảy. Các “vài” nối với nhau tạo thành nối liên kết ngang, gồm thượng lương và hoành tử.
Thượng lương trong kiến trúc Đình làng Huế, giống như nhiều kiến trúc khác ở đây, gồm hai lớp trên và dưới song song với nhau gọi là trùng lương (tức thượng lương kép), thường có đắp khung rộng ở khoảng giãn cách. Các xà thượng ở đầu cột cái, xà trung ở đầu cột quân và xà hạ ở đầu cột hiên đều được gọi là cái xuyên. Song song với các xà (ở trên đầu cột), do kèo (hoặc kẻ ở phần mái đua) đỡ, là các hoành tử.
Những Đình làng ở Huế, hiện trạng và kiến trúc đều thuộc phong cách cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Song các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, đó là niên đại tu bổ hơn là khởi dựng. Chẳng hạn kiến trúc Đình Kim Long còn ghi rõ: “Khải Định, Canh Thân đại tu bổ” cho biết lần sửa Đình qui mô lớn (như làm lại hoàn toàn) là vào năm Canh Thân đời Khải Đinh, tức năm 1920.
Còn ở Đình Lại Thế, mặt bụng chiếc xà nối đầu hai cột quân ngoài của gian giữa ghi lại đầy đủ các mốc làm và tu sửa. Những dòng chữ cho biết vào giờ Dậu (17 giờ đến 19 giờ) ngày mồng 6 tháng 10 năm Tân Dậu, niên hiệu Vĩnh Hựu (tức năm 1741 - thật ra năm này đã là năm thứ 2 đời Cảnh Hưng rồi, có lẽ do Huế thuộc Đàng Trong nhận được tin muộn hay lúc đầu chưa chịu thừa nhận Cảnh Hưng nên vẫn giữ niên hiệu Vĩnh Hựu) đặt thượng lương (tức cất nóc khi làm Đình). Giờ Tỵ (9 giờ đến 11 giờ) ngày 11 tháng Tư năm Canh Tý niên hiệu Cảnh Hưng 41 (tức năm 1780) lại đặt thượng lương (tức làm lại hoàn toàn). đến giờ Giáp Thìn ngày Nhâm Thân 15 tháng Một năm Ất Tỵ niên hiệu Thiệu Trị (tức năm 1845) làm lại Đình. Và lần sửa đình qui mô sau cùng đặt thượng lương vào khắc Kỷ Hợi ngày Tân Mùi mồng Tám tháng Năm năm Tân Mão, niên hiệu Thành Thái 2 (tức năm 1891).
Đình làng là một nơi thiêng liêng, nhưng thân mật với tất cả những người dân. Đây còn là một sợi dây tinh thần nối chặt con người lại với nhau. Ông Nguyễn Tri Kha năm nay 84 tuổi, hiện đang là Thủ từ Đình làng Phú Xuân cho biết, ông mới nhận chức Thủ từ này 2 năm nay (mỗi nhiệm kỳ 6 năm), với ông công việc Thủ từ như là một sự tri ân mà ông đền đáp với tổ tiên, và vừa qua ông đã tự bỏ ra 1100 USD để sửa chữa lại khoảng sân của ngôi Đình.
Ông Kha cho biết: Đình làng Phú Xuân hiện đang thờ 7 dòng họ gồm: Hồ, Lê, Nguyễn, Huỳnh, Trương, Trần, Phạm. Và Đình làng cũng đã được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử năm 1994. Hiện nay, cứ vào ngày mồng 6 tháng 6 âm lịch làng đều tổ chức tế Đình và cũng như ngày xưa tế Tam sanh (trâu, dê, heo) là nét văn hóa được những người dân coi trọng và gìn giữ.
Hiện nay, những Đình làng đang được các Nhà quản lý văn hóa từng bước trả về với “nhiệm vụ chính” của nó. Thủ từ Lê Xuân Trai cho biết, năm 2007 chợ Kim Long sau một thời gian dài “chểm chệ” nơi sân đình được di dời và Đình làng Kim Long đã được trả về với chức năng nguyên thủy. Ông kể: Cách đây vài năm, có người muốn sử dụng Đình làng Kim Long để làm nhà kho, ông Trai tâm sự điều này với Nhà nghiên cứu Phan Thuận An. Ông An đã nói với người Thủ từ già rằng: “Nếu ai bảo mở cửa thì anh đừng mở, nếu họ phá khóa thì kệ họ”. Tuy nhiên, sau đó những người này đã không dám phá bỏ một nơi mang đầy đủ gia trị văn hóa tinh thần của dân làng Kim Long.
Đình làng ở Huế trong điều kiện cụ thể về tự nhiên và xã hội, đã có những sáng tạo để thích nghi với môi trường mà nó đang tồn tại. Trong một chừng mực nào đó khi những người dân Việt, mở mang bờ cõi về phương Nam đã thổi vào đây một đời sống văn hóa tinh thần. Ngoài những công trình kiến trúc mang dáng dấp cung đình, thì Huế vẫn còn đó những Đình làng mang đầy đủ dấu ấn tâm linh mà người xưa để lại.
Du lịch, GO! - Theo Vietnamnet, ảnh internet
0 comments:
Post a Comment