Nếu đi đường bộ từ Đà Lạt rẽ ngược sang hướng nam theo quốc lộ 27, trên con đường còn gập ghềnh, du khách đã hưởng được cảm giác như giữa chốn núi rừng. Vượt qua 120 km đến một thung lũng bao la ở độ cao chỉ chừng 250m so với mực nước biển. Non nước hữu tình, đất trời hào phóng… Lak một vùng đất huyền thoại…
Truyền thuyết của người M'nông kể rằng: ngày xưa, mấy mùa rẫy liền trời không làm mưa. Buôn làng phải đi khắp nơi tìm nước. Có hai anh em mồ côi là Y Lắc và Y Liêng đi vào rừng sâu. Họ thấy một con lươn nhỏ trong một một hốc đá. Hai người đem lươn về nhà nuôi, lấy nước dây rừng cho lươn uống, đào hố cho lươn ở.
Lươn lớn nhanh như thổi, hai anh em phải đào hố rộng mãi ra. Kỳ lạ thay, hố càng rộng thì càng có nhiều nước. Dân làng tha hồ nước dùng. Lươn còn dùng cặp sừng của mình cùng mọi người đào hố.
Đào mãi, thành một cái hồ rộng, nước mênh mông, trong vắt. Có một con rồng bay qua, thấy vậy, định chiếm lấy hồ. Lươn và rồng đánh nhau ròng rã 7 ngày 7 đêm liền. Trời rung, đất chuyển, đá lở, rừmg cháy…Cuối cùng, với sự giúp sức của Y Lắk,Y Liêng, con rồng đã bị giết chết. Già làng bảo rằng, xác con rồng bị chém đứt ra nhiều khúc, giờ là những cù lao lớn nhỏ trong hồ. Còn tên của người anh cả được đặt cho hồ, gọi là hồ Lắk.
< Đến với nơi đây, du khách có thể dùng voi để thăm thú cảnh quan...
Lak - vùng đất huyền thoại đã làm say lòng không biết bao nhiêu du khách. Lak còn được biết đến như là một vùng văn hóa đặc sắc với cây đàn đá cổ truyền của đồng bào Tây Nguyên.
Về bên hồ Lak, nghe kể chuyện xưa, du thuyền độc mộc trên hồ, hay đủng đỉnh cưỡi voi dạo quanh hồ, rồi một hòm ché rượu cần, nghe các chàng trai cô gái múa hát, người già kể khan, ăn cơm dẻo thơm, thưởng thức món chả cá đặc sản, món ốc hấp gừng cay thật thú vị. Nếu có thêm âm thanh của đàn đá chắc, có lẽ vùng đất huyền thoại này càng trở nên kỳ ảo.
< ... và ở trong những ngôi nhà sàn cách điệu tiện nghi.
Lak- quê hương của những "đinh puốc pá", các điệu múa "công tua" trữ tình, các điệu khan, các bài "tăm pớt", quê hương của những câu chuyện cổ và nhiều truyền thuyết, huyền thoại của cư dân bản địa.
Chúng tôi ngược lên phía thượng nguồn. Chiếc xuồng độc mộc len lỏi vào những đầm lau sậy um tùm và hoang sơ. Từ chỗ này đã nghe được tiếng chim thú vọng ra xen với tiếng suối chảy mỗi lúc một gần. H'Dét bảo có nhiều bãi đầm lầy như thế này ở những điểm thượng nguồn (nơi nhiều suối đổ dồn vào hồ Lak). Và bao giờ các đầm này cũng là nơi chim thú tập trung về uống nước và tắm, đẫm.
Giữa hồ nước mênh mông, ngược tầm mắt sang phía đông là rừng Nam Ca ngút ngàn, dõi lên phía đông bắc là hình chữ Yang Sing hùng vĩ. Đó là những vùng rừng còn nguyên sơ nhất ở Tây Nguyên, một cái kho đa dạng sinh học với nhiều bí ẩn về hệ động thực vật. Đưa mắt sang phía tây bắc dễ dàng nhìn thấy một ngọn núi từ lòng hồ đội lên cao vút. Trên đỉnh ngọn núi kia là một ngôi biệt thự hoang tàn nằm thách thức gió mưa mà trước đây cựu hoàng Bảo Đại xây lên để thưởng ngoạn và dừng chân sau mỗi chuyến đi săn.
Vua Bảo Đại đã chọn nơi đây là điểm săn bắt số một ở Tây Nguyên, cũng dễ hiểu vì theo các già làng M'nông kể lại, vùng hồ Lak ngày xưa từng là chốn hội tụ nhiều vô kể của các loài chim, thú…
Du lịch, GO! Theo Báo ảnh Đất Mũi, Datviet, internet
Đến hồ Lắk nghe tiếng chuông của người M'nong
Truyền thuyết của người M'nông kể rằng: ngày xưa, mấy mùa rẫy liền trời không làm mưa. Buôn làng phải đi khắp nơi tìm nước. Có hai anh em mồ côi là Y Lắc và Y Liêng đi vào rừng sâu. Họ thấy một con lươn nhỏ trong một một hốc đá. Hai người đem lươn về nhà nuôi, lấy nước dây rừng cho lươn uống, đào hố cho lươn ở.
Lươn lớn nhanh như thổi, hai anh em phải đào hố rộng mãi ra. Kỳ lạ thay, hố càng rộng thì càng có nhiều nước. Dân làng tha hồ nước dùng. Lươn còn dùng cặp sừng của mình cùng mọi người đào hố.
Đào mãi, thành một cái hồ rộng, nước mênh mông, trong vắt. Có một con rồng bay qua, thấy vậy, định chiếm lấy hồ. Lươn và rồng đánh nhau ròng rã 7 ngày 7 đêm liền. Trời rung, đất chuyển, đá lở, rừmg cháy…Cuối cùng, với sự giúp sức của Y Lắk,Y Liêng, con rồng đã bị giết chết. Già làng bảo rằng, xác con rồng bị chém đứt ra nhiều khúc, giờ là những cù lao lớn nhỏ trong hồ. Còn tên của người anh cả được đặt cho hồ, gọi là hồ Lắk.
< Đến với nơi đây, du khách có thể dùng voi để thăm thú cảnh quan...
Lak - vùng đất huyền thoại đã làm say lòng không biết bao nhiêu du khách. Lak còn được biết đến như là một vùng văn hóa đặc sắc với cây đàn đá cổ truyền của đồng bào Tây Nguyên.
Về bên hồ Lak, nghe kể chuyện xưa, du thuyền độc mộc trên hồ, hay đủng đỉnh cưỡi voi dạo quanh hồ, rồi một hòm ché rượu cần, nghe các chàng trai cô gái múa hát, người già kể khan, ăn cơm dẻo thơm, thưởng thức món chả cá đặc sản, món ốc hấp gừng cay thật thú vị. Nếu có thêm âm thanh của đàn đá chắc, có lẽ vùng đất huyền thoại này càng trở nên kỳ ảo.
< ... và ở trong những ngôi nhà sàn cách điệu tiện nghi.
Lak- quê hương của những "đinh puốc pá", các điệu múa "công tua" trữ tình, các điệu khan, các bài "tăm pớt", quê hương của những câu chuyện cổ và nhiều truyền thuyết, huyền thoại của cư dân bản địa.
Chúng tôi ngược lên phía thượng nguồn. Chiếc xuồng độc mộc len lỏi vào những đầm lau sậy um tùm và hoang sơ. Từ chỗ này đã nghe được tiếng chim thú vọng ra xen với tiếng suối chảy mỗi lúc một gần. H'Dét bảo có nhiều bãi đầm lầy như thế này ở những điểm thượng nguồn (nơi nhiều suối đổ dồn vào hồ Lak). Và bao giờ các đầm này cũng là nơi chim thú tập trung về uống nước và tắm, đẫm.
Giữa hồ nước mênh mông, ngược tầm mắt sang phía đông là rừng Nam Ca ngút ngàn, dõi lên phía đông bắc là hình chữ Yang Sing hùng vĩ. Đó là những vùng rừng còn nguyên sơ nhất ở Tây Nguyên, một cái kho đa dạng sinh học với nhiều bí ẩn về hệ động thực vật. Đưa mắt sang phía tây bắc dễ dàng nhìn thấy một ngọn núi từ lòng hồ đội lên cao vút. Trên đỉnh ngọn núi kia là một ngôi biệt thự hoang tàn nằm thách thức gió mưa mà trước đây cựu hoàng Bảo Đại xây lên để thưởng ngoạn và dừng chân sau mỗi chuyến đi săn.
Vua Bảo Đại đã chọn nơi đây là điểm săn bắt số một ở Tây Nguyên, cũng dễ hiểu vì theo các già làng M'nông kể lại, vùng hồ Lak ngày xưa từng là chốn hội tụ nhiều vô kể của các loài chim, thú…
Du lịch, GO! Theo Báo ảnh Đất Mũi, Datviet, internet
Đến hồ Lắk nghe tiếng chuông của người M'nong
0 comments:
Post a Comment