Trong những dịp lễ tết hay hội làng, ở Thọ Xuân, Thanh Hóa quê tôi không thể thiếu món bánh răng bừa.
Gọi là bánh răng bừa vì hình chiếc bánh vừa dài vừa nhỏ như chiếc răng bừa. Nghe cái tên, người ta dễ liên tưởng đến người nông dân. Bất cứ ai đi xa cũng không thể quên được cái mùi thơm thoang thoảng của lá chuối, lá dong hòa quyện với mùi thơm của nhân thịt và bột gạo tẻ, nguyên liệu chính làm nên chiếc bánh. Ở bên ngoài bánh được bọc bằng lá chuối hay lá dong nên nó còn tên khác nữa là bánh lá.
Cách làm bánh răng bừa không phức tạp lắm nhưng cũng chẳng đơn giản. Nó đòi hỏi ở người làm một sự kiên trì, khéo léo. Công đoạn đầu tiên để làm nên chiếc bánh đó là phải chuẩn bị nguyên liệu, lá chuối tươi đem phơi nắng hoặc hơ lửa để lá dai, dẻo hơn. Gạo để làm bánh phải ngâm qua đêm và ngâm chung với một ít nước vôi cho bánh có màu xanh. Sau khi ngâm gạo sẽ đến bước xay gạo ra cho thành nước.
.
Ngày xưa các mẹ, các bà thường ngồi lại cùng xay từng muỗng gạo cho nhuyễn bằng cối đá. Ngày nay, người ta dùng máy để xay. Nhưng xay gạo bằng tay bao giờ bánh cũng dẻo và ngon hơn nhiều so với xay bằng máy. Gạo xay xong cho vào nồi bắc lên bếp củi để lửa nhỏ liu riu, dùng tay khuấy đều nồi bột cho khỏi bị vón cục.
Đây là công đoạn khó nhất khi làm bánh răng bừa, bánh ngon hay không, được dẻo hay bị cứng, bánh mịn hay là có các đường nứt đều phụ thuộc vào tay người khuấy bột.
Nhân bánh làm bằng thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hành củ băm nhuyễn và một chút hạt tiêu bắc, một ít gia vị nêm vào. Mùi thơm phức béo ngầy ngậy của nồi nhân làm cho ta phải nuốt nước miếng. Sau khi bột vừa chín đến là tất cả mọi người trong gia đình sẽ tập trung lại để gói bánh, người thì lau lá, người cho nhân, người gói. Không khí gia đình ấm cúng, vui vẻ hơn bao giờ hết.
Công đoạn luộc bánh cũng rất quan trọng, đòi hỏi phải chuyên nghiệp đổ nước làm sao cho lá bánh không bị vàng, khi bánh chín vớt ra rổ lá bánh vẫn xanh mướt, không rách, cùi bánh có màu trắng xanh, lá bóc phải róc vỏ… là cả một kỹ xảo của người làm bánh. Người ta lót dưới đáy nồi một lớp cuống lá chuối, cho nước xâm xấp, đặt bánh lên sao cho bánh chỉ chín bằng hơi.
Khi bánh chín rồi, những chiếc bánh phẳng phiu, đẹp nhất, nhỏ nhắn nhất cho vào đĩa thắp hương cúng tổ tiên, phần còn lại cho vào một cái rổ tre nhỏ. Trẻ con trong nhà tranh nhau ăn, tranh nhau thổi chiếc bánh nóng hổi thơm phức mùi lá chuối, lá dong. Một chén nước mắm cho thật nhiều chanh, tiêu hoặc ớt không thể thiếu được bên cạnh đĩa bánh răng bừa và chính nó sẽ làm giảm bớt cái lạnh của mùa đông giá buốt.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien, C4ehcm, internet
Gọi là bánh răng bừa vì hình chiếc bánh vừa dài vừa nhỏ như chiếc răng bừa. Nghe cái tên, người ta dễ liên tưởng đến người nông dân. Bất cứ ai đi xa cũng không thể quên được cái mùi thơm thoang thoảng của lá chuối, lá dong hòa quyện với mùi thơm của nhân thịt và bột gạo tẻ, nguyên liệu chính làm nên chiếc bánh. Ở bên ngoài bánh được bọc bằng lá chuối hay lá dong nên nó còn tên khác nữa là bánh lá.
Cách làm bánh răng bừa không phức tạp lắm nhưng cũng chẳng đơn giản. Nó đòi hỏi ở người làm một sự kiên trì, khéo léo. Công đoạn đầu tiên để làm nên chiếc bánh đó là phải chuẩn bị nguyên liệu, lá chuối tươi đem phơi nắng hoặc hơ lửa để lá dai, dẻo hơn. Gạo để làm bánh phải ngâm qua đêm và ngâm chung với một ít nước vôi cho bánh có màu xanh. Sau khi ngâm gạo sẽ đến bước xay gạo ra cho thành nước.
.
Ngày xưa các mẹ, các bà thường ngồi lại cùng xay từng muỗng gạo cho nhuyễn bằng cối đá. Ngày nay, người ta dùng máy để xay. Nhưng xay gạo bằng tay bao giờ bánh cũng dẻo và ngon hơn nhiều so với xay bằng máy. Gạo xay xong cho vào nồi bắc lên bếp củi để lửa nhỏ liu riu, dùng tay khuấy đều nồi bột cho khỏi bị vón cục.
Đây là công đoạn khó nhất khi làm bánh răng bừa, bánh ngon hay không, được dẻo hay bị cứng, bánh mịn hay là có các đường nứt đều phụ thuộc vào tay người khuấy bột.
Nhân bánh làm bằng thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hành củ băm nhuyễn và một chút hạt tiêu bắc, một ít gia vị nêm vào. Mùi thơm phức béo ngầy ngậy của nồi nhân làm cho ta phải nuốt nước miếng. Sau khi bột vừa chín đến là tất cả mọi người trong gia đình sẽ tập trung lại để gói bánh, người thì lau lá, người cho nhân, người gói. Không khí gia đình ấm cúng, vui vẻ hơn bao giờ hết.
Công đoạn luộc bánh cũng rất quan trọng, đòi hỏi phải chuyên nghiệp đổ nước làm sao cho lá bánh không bị vàng, khi bánh chín vớt ra rổ lá bánh vẫn xanh mướt, không rách, cùi bánh có màu trắng xanh, lá bóc phải róc vỏ… là cả một kỹ xảo của người làm bánh. Người ta lót dưới đáy nồi một lớp cuống lá chuối, cho nước xâm xấp, đặt bánh lên sao cho bánh chỉ chín bằng hơi.
Khi bánh chín rồi, những chiếc bánh phẳng phiu, đẹp nhất, nhỏ nhắn nhất cho vào đĩa thắp hương cúng tổ tiên, phần còn lại cho vào một cái rổ tre nhỏ. Trẻ con trong nhà tranh nhau ăn, tranh nhau thổi chiếc bánh nóng hổi thơm phức mùi lá chuối, lá dong. Một chén nước mắm cho thật nhiều chanh, tiêu hoặc ớt không thể thiếu được bên cạnh đĩa bánh răng bừa và chính nó sẽ làm giảm bớt cái lạnh của mùa đông giá buốt.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien, C4ehcm, internet
0 comments:
Post a Comment