Mỗi dịp cuối tuần hay nghỉ phép chúng tôi lại kéo về khu vườn lớn có hai ngôi nhà yêu quý của gia đình tôi và cậu mợ để ôn lại những chuyện xưa yêu dấu, để được mợ đãi món cá trầu nướng "chuyên nghiệp" được “tôi luyện” suốt 20 năm...
Ngày cậu đưa mợ về giới thiệu, bà ngoại tôi phản đối cái lối con gái hiện đại, tóc quăn tít kiểu Tây phương, mặc "rốp" khoe chân lỏng khỏng. Ngày buộc phải vào tận miền Nam cưới mợ cho cậu vì sự quyết tâm đến cùng của con trai, ngoại vẫn khó chịu ra mặt. Nhưng đến ngày đãi khách ở quê nhà, mợ tôi trút bỏ sự lộng lẫy của cô gái thành thị miền Nam để giới thiệu với mọi người món cá trầu nướng ngói thì ngoại có cái nhìn khác về mợ..
Bà ngoại tôi sinh ít con, chỉ có mẹ tôi và cậu, vì vậy mẹ và cậu quấn quýt nhau như hình với bóng từ nhỏ. Lớn lên, có gia đình riêng thì nhà tôi và gia đình cậu cũng như một khối gia đình lớn sống sum vầy trong khu vườn rộng đến cả ngàn mét vuông của ông bà ngoại.
.
Với cậu, mẹ tôi vừa là chị vừa là người bạn thân chí cốt để cậu có thể than thở đủ chuyện trên trời dưới đất không thể kể cùng bà ngoại tôi và cả chuyện lấy vợ của mình. Mẹ trở thành nhịp cầu nối cho mối lương duyên của cậu mợ và là “đài bắt sóng” giảng hòa cho mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của ngoại và mợ tôi.
Ngày mợ bỏ hết mọi thứ từ miền Nam xa xôi về miền Trung quê tôi làm dâu, nhiều người trong họ nói khích ngoại cưới "cô dâu Tây" về nhà. Ngoại ấm ức bực dọc. Cậu khổ sở, còn mợ thì sợ hãi như chuẩn bị bước ra chiến trường. Không cam lòng nhìn cảnh gia đình bức bối, ngột ngạt, mẹ tôi động viên mợ và tìm cách để mợ chứng tỏ ngoại tôi không chọn nhầm dâu.
Xem lịch gần đến ngày ra mắt mợ với dòng họ, mẹ dặn mợ phải tự mình nấu một món miền Nam thật ngon ra mắt mọi người. Mợ lắc đầu nguầy nguậy bảo chưa bao giờ tự tay làm gì, ở nhà chỉ toàn nhìn thấy má làm là chính. Mẹ phải động viên "chủ yếu ở tấm lòng của mình".
Đến ngày ra mắt, mới tờ mờ sáng đã thấy mợ qua gõ cửa nhà tôi nhờ mẹ dẫn ra chợ mua cá lóc (quê tôi gọi là cá trầu). Cá trầu được mợ cho muối vào chà sạch nhớt nhưng làm không quen nên những con cá trầu cứ tuột liên tục khỏi tay mợ, mẹ và cậu tôi phải lao vào làm giúp. Mợ cười mếu như hối lỗi.
Cá trầu làm sạch nhớt, sau đó được mợ luộc qua nhanh để gỡ xương lấy phần nạc. Những miếng nạc cá trầu này được mợ cho vào dầu ăn đã phi sẵn với hành, ướp gia vị và hành tỏi xắt nhỏ trộn đều cho thấm.
Cậu và mẹ tôi thì hì hụi thổi một bếp than đỏ hồng chờ sẵn, tấm ngói được mợ chà sạch và đem phơi khô từ hôm trước đã được mẹ tôi cho để sẵn trên bếp than hồng theo sự "chỉ đạo" của mợ. Những miếng nạc cá trầu thấm gia vị được mợ cẩn thận đặt từng miếng một lên tấm ngói đã nóng trên bếp than hồng để nướng chín.
Mọi người ở quê tôi mắt tròn mắt dẹt nhìn món ăn được chế biến cầu kỳ lạ mắt. Mợ nói nướng thẳng trên bếp than thì cá sẽ bị cháy lớp ngoài và không thấm gia vị, còn nướng trên ngói cá sẽ có hương vị đặc biệt hơn, mùi than cháy đỏ cộng hưởng cùng đất sét của ngói sẽ “trị” được mùi tanh của cá trầu.
Món cá trầu nướng ngói của mợ tôi miếng to, miếng nhỏ, miếng bị vỡ vụn bởi bàn tay gia chánh còn vụng về nhưng mọi người trong dòng họ ai cũng khen tấm tắc, khen tấm lòng cô cháu dâu miền Nam cố gắng hòa đồng người nhà quê. Ngoại tôi không nói gì nhưng ánh mắt không còn khó đăm đăm như ngày nào nhìn mợ.
Thời gian trôi, ngoại tôi đã ngậm cười nơi chín suối, lũ nhóc chúng tôi ngày nào còn ê a, chạy nhảy rồi ngồi lọt thỏm trong lòng cậu tranh với các em nay đều đã lớn phổng, đi làm rồi lập gia đình riêng, nhưng mỗi khi có dịp lại kéo về nhà để được mợ đãi món cá trầu nướng. Đó là món cá nướng "chuyên nghiệp" chứ không phải món cá trầu nướng “toát mồ hôi hột” ngày nào của mợ - cậu tôi dí dỏm nói.
Du lịch, GO! - Theo DulichTuoitre, internet
Ngày cậu đưa mợ về giới thiệu, bà ngoại tôi phản đối cái lối con gái hiện đại, tóc quăn tít kiểu Tây phương, mặc "rốp" khoe chân lỏng khỏng. Ngày buộc phải vào tận miền Nam cưới mợ cho cậu vì sự quyết tâm đến cùng của con trai, ngoại vẫn khó chịu ra mặt. Nhưng đến ngày đãi khách ở quê nhà, mợ tôi trút bỏ sự lộng lẫy của cô gái thành thị miền Nam để giới thiệu với mọi người món cá trầu nướng ngói thì ngoại có cái nhìn khác về mợ..
Bà ngoại tôi sinh ít con, chỉ có mẹ tôi và cậu, vì vậy mẹ và cậu quấn quýt nhau như hình với bóng từ nhỏ. Lớn lên, có gia đình riêng thì nhà tôi và gia đình cậu cũng như một khối gia đình lớn sống sum vầy trong khu vườn rộng đến cả ngàn mét vuông của ông bà ngoại.
.
Với cậu, mẹ tôi vừa là chị vừa là người bạn thân chí cốt để cậu có thể than thở đủ chuyện trên trời dưới đất không thể kể cùng bà ngoại tôi và cả chuyện lấy vợ của mình. Mẹ trở thành nhịp cầu nối cho mối lương duyên của cậu mợ và là “đài bắt sóng” giảng hòa cho mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của ngoại và mợ tôi.
Ngày mợ bỏ hết mọi thứ từ miền Nam xa xôi về miền Trung quê tôi làm dâu, nhiều người trong họ nói khích ngoại cưới "cô dâu Tây" về nhà. Ngoại ấm ức bực dọc. Cậu khổ sở, còn mợ thì sợ hãi như chuẩn bị bước ra chiến trường. Không cam lòng nhìn cảnh gia đình bức bối, ngột ngạt, mẹ tôi động viên mợ và tìm cách để mợ chứng tỏ ngoại tôi không chọn nhầm dâu.
Xem lịch gần đến ngày ra mắt mợ với dòng họ, mẹ dặn mợ phải tự mình nấu một món miền Nam thật ngon ra mắt mọi người. Mợ lắc đầu nguầy nguậy bảo chưa bao giờ tự tay làm gì, ở nhà chỉ toàn nhìn thấy má làm là chính. Mẹ phải động viên "chủ yếu ở tấm lòng của mình".
Đến ngày ra mắt, mới tờ mờ sáng đã thấy mợ qua gõ cửa nhà tôi nhờ mẹ dẫn ra chợ mua cá lóc (quê tôi gọi là cá trầu). Cá trầu được mợ cho muối vào chà sạch nhớt nhưng làm không quen nên những con cá trầu cứ tuột liên tục khỏi tay mợ, mẹ và cậu tôi phải lao vào làm giúp. Mợ cười mếu như hối lỗi.
Cá trầu làm sạch nhớt, sau đó được mợ luộc qua nhanh để gỡ xương lấy phần nạc. Những miếng nạc cá trầu này được mợ cho vào dầu ăn đã phi sẵn với hành, ướp gia vị và hành tỏi xắt nhỏ trộn đều cho thấm.
Cậu và mẹ tôi thì hì hụi thổi một bếp than đỏ hồng chờ sẵn, tấm ngói được mợ chà sạch và đem phơi khô từ hôm trước đã được mẹ tôi cho để sẵn trên bếp than hồng theo sự "chỉ đạo" của mợ. Những miếng nạc cá trầu thấm gia vị được mợ cẩn thận đặt từng miếng một lên tấm ngói đã nóng trên bếp than hồng để nướng chín.
Mọi người ở quê tôi mắt tròn mắt dẹt nhìn món ăn được chế biến cầu kỳ lạ mắt. Mợ nói nướng thẳng trên bếp than thì cá sẽ bị cháy lớp ngoài và không thấm gia vị, còn nướng trên ngói cá sẽ có hương vị đặc biệt hơn, mùi than cháy đỏ cộng hưởng cùng đất sét của ngói sẽ “trị” được mùi tanh của cá trầu.
Món cá trầu nướng ngói của mợ tôi miếng to, miếng nhỏ, miếng bị vỡ vụn bởi bàn tay gia chánh còn vụng về nhưng mọi người trong dòng họ ai cũng khen tấm tắc, khen tấm lòng cô cháu dâu miền Nam cố gắng hòa đồng người nhà quê. Ngoại tôi không nói gì nhưng ánh mắt không còn khó đăm đăm như ngày nào nhìn mợ.
Thời gian trôi, ngoại tôi đã ngậm cười nơi chín suối, lũ nhóc chúng tôi ngày nào còn ê a, chạy nhảy rồi ngồi lọt thỏm trong lòng cậu tranh với các em nay đều đã lớn phổng, đi làm rồi lập gia đình riêng, nhưng mỗi khi có dịp lại kéo về nhà để được mợ đãi món cá trầu nướng. Đó là món cá nướng "chuyên nghiệp" chứ không phải món cá trầu nướng “toát mồ hôi hột” ngày nào của mợ - cậu tôi dí dỏm nói.
Du lịch, GO! - Theo DulichTuoitre, internet
0 comments:
Post a Comment