Chảy qua thành phố Biên Hoà, sông Đồng Nai như mở lòng ra ôm trọn hai cù lao xinh đẹp và trù phú: cù lao Tân Uyên và cù lao Phố, nên đây có lẽ là một trong những đoạn đẹp nhất của con sông này.
< Chiều buông trên đoạn sông chảy qua phường Tân Mai, nơi có làng bè Tâm Mai, cảnh buồn mà đẹp như tranh thủy mặc.
Sông Đồng Nai chiếm gần đại bộ phận miền Đông Nam Bộ nên có một vị trí khá quan trọng về mặt tài nguyên nước, nguồn điện năng và về mặt giao thông thủy. Bắt nguồn từ vùng núi phía bắc thuộc cao nguyên Lang Biang (Nam Trường Sơn) ở độ cao 1.770m. Cao nguyên Lang Biang gồm nhiều đồi đỉnh tròn. Có những đỉnh cao như Lâm Viên 2.167m, Bi Đúp 2.287m. Thung lũng hiện nay là rừng cây thưa, mặt dốc, các sườn phủ cỏ cao và dày. Độ dốc các sườn núi thường là 20 - 25%.
.
< Khúc sông ôm trọn cù lao Ba Xê đẹp như tranh vẽ khi trời chiều buông.
Hướng chảy chính của sông là đông bắc - tây nam và bắc - nam. Sau khi hợp hai nhánh Đa Nhim và Đa Dung, sông Đồng Nai vòng bao lưu vực sông La Ngà, chảy qua nhiều thác ghềnh, mà thác cuối cùng nổi tiếng là thác Trị An cách Biên Hòa 30km. Qua Trị An, sông Đồng Nai chảy vào đồng bằng. ở thượng lưu thác Trị An, sông Đồng Nai có nhánh lớn La Ngà gia nhập, với diện tích lưu vực 4.100km2. Ở hạ lưu thác Trị An, lại nhận thêm nhánh sông Bé với diện tích lưu vực 8.200km2.
< Cảnh sinh hoạt của những người phụ nữ làng bè trên sông lúc chiều buông.
Sau khi qua thác Trị An, sông Đồng Nai đi vào đỉnh tam giác châu và trở nên rất thuận lợi cho giao thông thủy. Về phía tây lưu vực có sông Sài Gòn bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quản chảy song song với sông Bé và đổ vào sông Đồng Nai. Từ thượng nguồn đến hợp lưu với sông Sài Gòn, dòng sông chính dài khoảng 530 km.
< Chài lưới trên sông.
< Trẻ đi học về được mẹ đón đưa bằng xuồng mộc.
Đoạn sông Đồng Nai từ đó đến chỗ gặp sông Vàm Cỏ có tên là sông Nhà Bè. Đoạn này dài khoảng 34 km. Sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ chảy trong đồng bằng thấp nên thủy triều ảnh hưởng lên đến tận nguồn. Cũng có ý kiến cho rằng sông Vàm Cỏ trước đây là phân lưu của sông Cửu Long, về sau sông chuyển dòng về phía tây nam.
< Làng chài Tân Mai trải mình trên mặt sông yên lặng giữa trời chiều còn loang nắng, tạo nét đẹp trầm buồn đến nao lòng.
Lượng mưa phong phú đã cung cấp một lượng nước mặt phong phú. Hằng năm, lưu vực sông Đồng Nai, không kể hai sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, tải ra biển khoảng trên 22 tỷ m3 nước, ứng với môđun dòng chảy khoảng 30 l/s.km2.
< Một bến sông ven bờ Đồng Nai.
Tuy nhiên, dòng chảy phân bố trên lưu vực rất khác nhau. Lưu vực sông La Ngà có dòng chảy phong phú nhất, đạt xấp xỉ 40 l/s.km2. Lưu vực sông Bé có dòng chảy trung bình, đạt xấp xỉ 30 l/s.km2. Vùng thượng nguồn sông Bé, sông Đồng Nai có dòng chảy nhỏ hơn hết, chỉ đạt 20 - 15 l/s.km2. Cá biệt có nơi như lưu vực Đa Quyn dòng chảy năm chỉ đạt xấp xỉ 18 l/s.km2.
< Cầu Gành là nơi nâng đỡ tuyến đường sắt Bắc - Nam vượt dòng sông Đồng Nai. Ban đêm cây cầu trở nên vô cùng lộng lẫy với đủ sắc màu huyền ảo.
< Cầu Đồng Nai mới vừa được hoàn thành không lâu cũng lung linh khoe sắc, đẹp hơn hẳn cầu Đồng Nai cũ.
Một lần ghé thành phố Biên Hòa, chúng tôi đã có dịp ghi nhận vẻ đẹp của khúc sông này từ khi mặt trời vừa lặn đến lúc trăng lên. Những làng bè bồng bềnh trên sông, những tòa nhà soi mình trong bóng nước…, tất cả đều có sức lôi cuốn lạ kỳ.
< Cầu Hóa An nối Bình Dương với Biên Hòa có chiều dài gần 1km, uốn mình dưới đêm trăng gợi lên nét thanh bình, yên ả.
Đặc biệt là hình ảnh những cây cầu nối nhịp đôi bờ. Ban ngày, những cây cầu trông có vẻ thô kệch, oằn mình gồng gán dòng xe nườm nượp nhưng đêm về, khi được thắp sáng bởi ánh điện lung linh, những cây cầu khô héo ấy bỗng trở nên duyên dáng một cách bất ngờ.
< Hàng dừa soi bóng nước sông Đồng Nai thơ mộng vào buổi chiều tà.
Nếu đến với Biên Hòa vào một ngày nào đó, bạn đừng chần chờ, hãy thuê một chiếc xuồng của người dân làng bè Tân Mai hay thử dịch vụ cà phê - du thuyền để ngắm trời mây sông nước Đồng Nai về đêm.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ PNO, Dalat.gov, Tintuctrongngay
< Chiều buông trên đoạn sông chảy qua phường Tân Mai, nơi có làng bè Tâm Mai, cảnh buồn mà đẹp như tranh thủy mặc.
Sông Đồng Nai chiếm gần đại bộ phận miền Đông Nam Bộ nên có một vị trí khá quan trọng về mặt tài nguyên nước, nguồn điện năng và về mặt giao thông thủy. Bắt nguồn từ vùng núi phía bắc thuộc cao nguyên Lang Biang (Nam Trường Sơn) ở độ cao 1.770m. Cao nguyên Lang Biang gồm nhiều đồi đỉnh tròn. Có những đỉnh cao như Lâm Viên 2.167m, Bi Đúp 2.287m. Thung lũng hiện nay là rừng cây thưa, mặt dốc, các sườn phủ cỏ cao và dày. Độ dốc các sườn núi thường là 20 - 25%.
.
< Khúc sông ôm trọn cù lao Ba Xê đẹp như tranh vẽ khi trời chiều buông.
Hướng chảy chính của sông là đông bắc - tây nam và bắc - nam. Sau khi hợp hai nhánh Đa Nhim và Đa Dung, sông Đồng Nai vòng bao lưu vực sông La Ngà, chảy qua nhiều thác ghềnh, mà thác cuối cùng nổi tiếng là thác Trị An cách Biên Hòa 30km. Qua Trị An, sông Đồng Nai chảy vào đồng bằng. ở thượng lưu thác Trị An, sông Đồng Nai có nhánh lớn La Ngà gia nhập, với diện tích lưu vực 4.100km2. Ở hạ lưu thác Trị An, lại nhận thêm nhánh sông Bé với diện tích lưu vực 8.200km2.
< Cảnh sinh hoạt của những người phụ nữ làng bè trên sông lúc chiều buông.
Sau khi qua thác Trị An, sông Đồng Nai đi vào đỉnh tam giác châu và trở nên rất thuận lợi cho giao thông thủy. Về phía tây lưu vực có sông Sài Gòn bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quản chảy song song với sông Bé và đổ vào sông Đồng Nai. Từ thượng nguồn đến hợp lưu với sông Sài Gòn, dòng sông chính dài khoảng 530 km.
< Chài lưới trên sông.
< Trẻ đi học về được mẹ đón đưa bằng xuồng mộc.
Đoạn sông Đồng Nai từ đó đến chỗ gặp sông Vàm Cỏ có tên là sông Nhà Bè. Đoạn này dài khoảng 34 km. Sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ chảy trong đồng bằng thấp nên thủy triều ảnh hưởng lên đến tận nguồn. Cũng có ý kiến cho rằng sông Vàm Cỏ trước đây là phân lưu của sông Cửu Long, về sau sông chuyển dòng về phía tây nam.
< Làng chài Tân Mai trải mình trên mặt sông yên lặng giữa trời chiều còn loang nắng, tạo nét đẹp trầm buồn đến nao lòng.
Lượng mưa phong phú đã cung cấp một lượng nước mặt phong phú. Hằng năm, lưu vực sông Đồng Nai, không kể hai sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, tải ra biển khoảng trên 22 tỷ m3 nước, ứng với môđun dòng chảy khoảng 30 l/s.km2.
< Một bến sông ven bờ Đồng Nai.
Tuy nhiên, dòng chảy phân bố trên lưu vực rất khác nhau. Lưu vực sông La Ngà có dòng chảy phong phú nhất, đạt xấp xỉ 40 l/s.km2. Lưu vực sông Bé có dòng chảy trung bình, đạt xấp xỉ 30 l/s.km2. Vùng thượng nguồn sông Bé, sông Đồng Nai có dòng chảy nhỏ hơn hết, chỉ đạt 20 - 15 l/s.km2. Cá biệt có nơi như lưu vực Đa Quyn dòng chảy năm chỉ đạt xấp xỉ 18 l/s.km2.
< Cầu Gành là nơi nâng đỡ tuyến đường sắt Bắc - Nam vượt dòng sông Đồng Nai. Ban đêm cây cầu trở nên vô cùng lộng lẫy với đủ sắc màu huyền ảo.
< Cầu Đồng Nai mới vừa được hoàn thành không lâu cũng lung linh khoe sắc, đẹp hơn hẳn cầu Đồng Nai cũ.
Một lần ghé thành phố Biên Hòa, chúng tôi đã có dịp ghi nhận vẻ đẹp của khúc sông này từ khi mặt trời vừa lặn đến lúc trăng lên. Những làng bè bồng bềnh trên sông, những tòa nhà soi mình trong bóng nước…, tất cả đều có sức lôi cuốn lạ kỳ.
< Cầu Hóa An nối Bình Dương với Biên Hòa có chiều dài gần 1km, uốn mình dưới đêm trăng gợi lên nét thanh bình, yên ả.
Đặc biệt là hình ảnh những cây cầu nối nhịp đôi bờ. Ban ngày, những cây cầu trông có vẻ thô kệch, oằn mình gồng gán dòng xe nườm nượp nhưng đêm về, khi được thắp sáng bởi ánh điện lung linh, những cây cầu khô héo ấy bỗng trở nên duyên dáng một cách bất ngờ.
< Hàng dừa soi bóng nước sông Đồng Nai thơ mộng vào buổi chiều tà.
Nếu đến với Biên Hòa vào một ngày nào đó, bạn đừng chần chờ, hãy thuê một chiếc xuồng của người dân làng bè Tân Mai hay thử dịch vụ cà phê - du thuyền để ngắm trời mây sông nước Đồng Nai về đêm.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ PNO, Dalat.gov, Tintuctrongngay
0 comments:
Post a Comment