Chỉ cách 180km (3 giờ ô tô) trên đường đến Đà Lạt, Bảo Lộc là đô thị cao nguyên gần Sài Gòn nhất. Bảo Lộc còn có nhiều cái "nhất" rất dễ nhìn thấy hoặc có thể nhận ra...
Hai chữ Bảo Lộc mới xuất hiện từ năm 1958, khi tỉnh Lâm Đồng thay tên Đồng Nai Thượng. Lúc đó tỉnh Lâm Đồng chỉ có hai huyện là Di Linh và Bảo Lộc. Trung tâm Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ. Địa giới của huyện kéo dài đến dưới chân đèo Chuối, bọc theo thượng nguồn sông Đồng Nai.
Vùng đồi núi, sông suối và trảng cỏ chập chùng này nay chia ra đến 5 đơn vị hành chính. Thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm bao quanh nằm trên cao độ 800 - 900m có cái lạnh dễ chịu, còn ba huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên ở phía dưới chân đèo chỉ cao chừng 200 - 300m nên nắng mưa không khác miền Đông, ban đêm se lạnh, ban ngày oi bức...
Ngày xưa chốn này là xứ B'Lao. Nay B'Lao chỉ là tên của một phường trong thị xã. Nhưng dẫu sao, âm nhẹ "b'lao" đã trở thành tên gọi của một xuất xứ thương hiệu, như trà B'Lao chẳng hạn.
Từng là kinh đô dâu tằm tơ
Bảo Lộc trong một năm có đến 85 ngày phủ sương mù, 300 ngày rải đều trong 12 tháng có mưa. Lên đỉnh đèo B'Lao, mây trắng gần như lan vào trong ngực. Người Pháp thật tinh ý khi chọn vùng cao nguyên nhiệt đới này để thành lập Trường cao đẳng Nông lâm súc đầu tiên - tiền thân của Đại học Nông lâm hôm nay.
Nhờ đó Bảo Lộc trở thành nơi xuất phát của vùng chè, nghề nuôi ong, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa... Sau 1975, Bảo Lộc trở lại làm một huyện (tỉnh lỵ Lâm Đồng đặt tại Đà Lạt), nhưng chính nhờ cây dâu, con tằm mà nhà tầng, phố sá đường nhựa mọc lên đông vui, đến năm 1994 lại trở thành thị xã.
Giám đốc Liên hiệp Dâu tằm tơ đóng tại Bảo Lộc, ông Nguyễn Văn từng đảm nhận chức chủ tịch của Hiệp hội Tơ lụa thế giới nên những năm đầu thập kỷ 90 Bảo Lộc từng đón đủ khách năm châu bốn biển. Nhưng rồi do giá cả thị trường thế giới, tơ Việt Nam không cạnh tranh nổi, đồi dâu hẹp dần. Ông Văn về hưu, lập công ty tư nhân, liên doanh mở nhà máy gia công vô chai rượu vang, rượu mạnh cho hãng rượu Merlot của Đức.
Những dòng thác say lòng người
Ở Bảo Lộc còn có thác Đam B'Ri cao 60m nằm ở phía tây thị xã. Đam B'Ri - tiếng dân tộc Mạ có nghĩa "chờ đợi" - là thắng cảnh đẹp của Tây Nguyên. Sự tích thác đơn sơ và hiền hậu: có đôi trai gái yêu nhau nhưng bất ngờ chàng ra đi không về, nàng lên đỉnh núi chờ đợi, nước mắt hai hàng chảy xuống vực lâu ngày thành ngọn thác. Khu du lịch Đam B'Ri được quy hoạch rộng tới hàng trăm hecta. Cạnh thác chính còn có hồ nước và vườn thú hoang dã. Cách đó không xa, một trảng cỏ bằng phẳng xanh tươi mới được phát hiện. Đó là nơi thơ mộng để đôi tình nhân dắt nhau lên đồi...
Ngoài các di tích thắng cảnh được công nhận, Bảo Lộc còn khá nhiều suối thác hoang vu. Vừa qua khỏi đèo Bảo Lộc là xã Đại Lào có một ngã ba vào núi hướng đông. Giữa thập niên 90, ông Lê Minh Ngọc, một tiến sĩ khoa học xã hội của Đại học Văn Lang từ Sài Gòn lên thám hiểm đã choáng ngợp trước ngọn suối bảy tầng nên đã quyết định làm đơn nhận hơn 50 ha đất bao quanh để làm trang trại, trồng cà phê và cây rừng gần ngọn thác chính.
Vị giảng viên đại học quê miền cố đô cao hứng đến mức đưa luôn một đoàn thợ mộc từ xứ Huế vào, cất một ngôi nhà rường kiểu cung đình hoàn toàn bằng gỗ quý ở trang trại giữa rừng. Ông không kinh doanh du lịch nhưng người từ các nơi nghe tiếng cũng băng đồi vào ghé thăm ngôi nhà rường và ngọn thác...
Những nhân vật ấn tượng
Đất Bảo Lộc tập trung khá nhiều người rất cá tính. Ngay giữa trung tâm phố chính trên đường quốc lộ là hãng trà Trâm Anh khá nổi tiếng vì mở đầu kiểu quảng bá bằng cách trưng bày bàn ghế sạch sẽ sang trọng bên showroom để mời khách đi đường vào uống trà, cà phê miễn phí. Chủ nhân hãng trà, ông Vũ Hùng Anh quê ở một vùng chè miền Bắc, từng học đến năm thứ 4 Đại học Y khoa trước 1975.
Có lẽ vì "nghiệp trà" nên ông đã tự bỏ học về quê hương thứ hai là xứ trà Bảo Lộc phụ gia đình kinh doanh. Ông thuộc làu các nền "văn hoá trà" cũng như cách pha trà, khách quen, đặc biệt liền được ông biểu diễn pha chế. Nhà nghề nói rằng trà Bảo Lộc luôn ngọt hậu và có vị thơm vì nhà chế biến đã sắc bỏ lớp nước chát đầu tiên của lá trà trước khi sấy. Rồi tẩm vào đó hoa sói là loại hoa rất hợp với thổ nhưỡng Bảo Lộc...
Tuyệt đối không dùng hương hoá học.
Lão ông Nguyễn Văn Toàn tuổi ngoài 60 có nhà vườn ở phường Lộc Phát khá nổi tiếng vì sưu tập để đầy nhà nhiều "hàng độc" là đồ dùng, nhạc khí của đồng bào dân tộc. Vài ba ngày ông lại đến sống nơi các buôn làng, cùng ở trần, đóng khố uống rượu ca múa với đồng bào dân tộc ít người.
Anh Võ Hà Lâm vốn là một thợ chụp ảnh ở xứ rừng nhưng khi ngoài tuổi 40 lại nổi máu thích sưu tầm vật lạ, từ khúc cây hoá thạch đến những gốc rễ hình thù quái dị. Nghe chỗ nào có vật lạ là ông mò tới. Năm 2000, có một thợ đá vùng Biên Hoà vô tình chẻ ra viên đá in hình con cá hoá thạch. Bảo tàng tỉnh rồi Đoàn địa chất khoáng sản đều đến tranh giành để "tịch biên" vì viện cớ đây là tài sản Nhà nước.
Người thợ đá kiên quyết không đưa, đem đá về nhà sau khi trả lời không có luật nào quy định viên đá chẻ vốn để dùng lót đường lại phải nộp cho Nhà nước. Báo chí đưa tin ì xèo, nhiều nhà sưu tập đến trả giá cao, anh vẫn không bán.
Vậy mà cuối cùng hai mảnh đá lại vào tay anh Võ Hà Lâm từ miền Bảo Lộc xuống! Một bữa khác đi vào một buôn dân tộc ít người, Lâm tình cờ gặp viên đá tảng hình dáng con rùa lớn ba thước ngang, nặng cỡ 5 tấn. Nơi đây dân làng vẫn thường ra cúng tế mỗi khi vào mùa lễ hội.
Vậy mà không hiểu Lâm nói thế nào mà sau một lễ tiệc, dân cả buôn đồng ý cho mang viên đá rùa về đặt tại sân nhà anh là một quán cà phê ở thị xã Bảo Lộc!
"Mô Phật, mọi việc ở trần gian đều do nhân quả!". Cô ái nữ của hãng trà Đỗ Hữu có pháp danh là Phương Nghiêm thường nói với mọi người như vậy khi có vị tò mò hỏi về những sự việc khó giải thích trên đời. Phát tâm xuất gia lúc ngoài 30, nay ni cô đã qua hơn 10 năm kinh kệ. Tiếp chúng tôi là khách thân từ Sài Gòn lên, khi cao hứng, ni cô vẫn có thể hát lại những bài tình ca nổi tiếng một thời. Tịnh xá của ni cô ở ngay vòng cua đầu thuộc xã Đam B'Ri, trên đường vào thác.
Ni cô Phương Nghiêm giới thiệu nhiều căn biệt thự ẩn mình dưới vườn sầu riêng ven trung tâm thị xã. Nhiều Việt kiều ở châu Âu, châu Mỹ và một số văn nghệ sĩ từ Sài Gòn đã lặng lẽ về đây mua vườn, lập nhà và bố trí người thân ở trông vườn giúp. Vài ba tuần, vài tháng chủ nhân lại xuất hiện, như một cách tĩnh dưỡng.
Chắc không lâu nữa, đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt sẽ hình thành. Đường không qua đèo Bảo Lộc hiện tại mà qua hướng huyện Đạ Tẻh lên, chạy theo hướng phía tây trung tâm thị xã hiện nay. Đường rút ngắn nhiều thời gian và người muốn có thể sớm đẫm mình trong sương khói phù vân...
Du lịch, GO! - Theo Blogdulich, internet
Hai chữ Bảo Lộc mới xuất hiện từ năm 1958, khi tỉnh Lâm Đồng thay tên Đồng Nai Thượng. Lúc đó tỉnh Lâm Đồng chỉ có hai huyện là Di Linh và Bảo Lộc. Trung tâm Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ. Địa giới của huyện kéo dài đến dưới chân đèo Chuối, bọc theo thượng nguồn sông Đồng Nai.
Vùng đồi núi, sông suối và trảng cỏ chập chùng này nay chia ra đến 5 đơn vị hành chính. Thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm bao quanh nằm trên cao độ 800 - 900m có cái lạnh dễ chịu, còn ba huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên ở phía dưới chân đèo chỉ cao chừng 200 - 300m nên nắng mưa không khác miền Đông, ban đêm se lạnh, ban ngày oi bức...
Ngày xưa chốn này là xứ B'Lao. Nay B'Lao chỉ là tên của một phường trong thị xã. Nhưng dẫu sao, âm nhẹ "b'lao" đã trở thành tên gọi của một xuất xứ thương hiệu, như trà B'Lao chẳng hạn.
Từng là kinh đô dâu tằm tơ
Bảo Lộc trong một năm có đến 85 ngày phủ sương mù, 300 ngày rải đều trong 12 tháng có mưa. Lên đỉnh đèo B'Lao, mây trắng gần như lan vào trong ngực. Người Pháp thật tinh ý khi chọn vùng cao nguyên nhiệt đới này để thành lập Trường cao đẳng Nông lâm súc đầu tiên - tiền thân của Đại học Nông lâm hôm nay.
Nhờ đó Bảo Lộc trở thành nơi xuất phát của vùng chè, nghề nuôi ong, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa... Sau 1975, Bảo Lộc trở lại làm một huyện (tỉnh lỵ Lâm Đồng đặt tại Đà Lạt), nhưng chính nhờ cây dâu, con tằm mà nhà tầng, phố sá đường nhựa mọc lên đông vui, đến năm 1994 lại trở thành thị xã.
Giám đốc Liên hiệp Dâu tằm tơ đóng tại Bảo Lộc, ông Nguyễn Văn từng đảm nhận chức chủ tịch của Hiệp hội Tơ lụa thế giới nên những năm đầu thập kỷ 90 Bảo Lộc từng đón đủ khách năm châu bốn biển. Nhưng rồi do giá cả thị trường thế giới, tơ Việt Nam không cạnh tranh nổi, đồi dâu hẹp dần. Ông Văn về hưu, lập công ty tư nhân, liên doanh mở nhà máy gia công vô chai rượu vang, rượu mạnh cho hãng rượu Merlot của Đức.
Những dòng thác say lòng người
Ở Bảo Lộc còn có thác Đam B'Ri cao 60m nằm ở phía tây thị xã. Đam B'Ri - tiếng dân tộc Mạ có nghĩa "chờ đợi" - là thắng cảnh đẹp của Tây Nguyên. Sự tích thác đơn sơ và hiền hậu: có đôi trai gái yêu nhau nhưng bất ngờ chàng ra đi không về, nàng lên đỉnh núi chờ đợi, nước mắt hai hàng chảy xuống vực lâu ngày thành ngọn thác. Khu du lịch Đam B'Ri được quy hoạch rộng tới hàng trăm hecta. Cạnh thác chính còn có hồ nước và vườn thú hoang dã. Cách đó không xa, một trảng cỏ bằng phẳng xanh tươi mới được phát hiện. Đó là nơi thơ mộng để đôi tình nhân dắt nhau lên đồi...
Ngoài các di tích thắng cảnh được công nhận, Bảo Lộc còn khá nhiều suối thác hoang vu. Vừa qua khỏi đèo Bảo Lộc là xã Đại Lào có một ngã ba vào núi hướng đông. Giữa thập niên 90, ông Lê Minh Ngọc, một tiến sĩ khoa học xã hội của Đại học Văn Lang từ Sài Gòn lên thám hiểm đã choáng ngợp trước ngọn suối bảy tầng nên đã quyết định làm đơn nhận hơn 50 ha đất bao quanh để làm trang trại, trồng cà phê và cây rừng gần ngọn thác chính.
Vị giảng viên đại học quê miền cố đô cao hứng đến mức đưa luôn một đoàn thợ mộc từ xứ Huế vào, cất một ngôi nhà rường kiểu cung đình hoàn toàn bằng gỗ quý ở trang trại giữa rừng. Ông không kinh doanh du lịch nhưng người từ các nơi nghe tiếng cũng băng đồi vào ghé thăm ngôi nhà rường và ngọn thác...
Những nhân vật ấn tượng
Đất Bảo Lộc tập trung khá nhiều người rất cá tính. Ngay giữa trung tâm phố chính trên đường quốc lộ là hãng trà Trâm Anh khá nổi tiếng vì mở đầu kiểu quảng bá bằng cách trưng bày bàn ghế sạch sẽ sang trọng bên showroom để mời khách đi đường vào uống trà, cà phê miễn phí. Chủ nhân hãng trà, ông Vũ Hùng Anh quê ở một vùng chè miền Bắc, từng học đến năm thứ 4 Đại học Y khoa trước 1975.
Có lẽ vì "nghiệp trà" nên ông đã tự bỏ học về quê hương thứ hai là xứ trà Bảo Lộc phụ gia đình kinh doanh. Ông thuộc làu các nền "văn hoá trà" cũng như cách pha trà, khách quen, đặc biệt liền được ông biểu diễn pha chế. Nhà nghề nói rằng trà Bảo Lộc luôn ngọt hậu và có vị thơm vì nhà chế biến đã sắc bỏ lớp nước chát đầu tiên của lá trà trước khi sấy. Rồi tẩm vào đó hoa sói là loại hoa rất hợp với thổ nhưỡng Bảo Lộc...
Tuyệt đối không dùng hương hoá học.
Lão ông Nguyễn Văn Toàn tuổi ngoài 60 có nhà vườn ở phường Lộc Phát khá nổi tiếng vì sưu tập để đầy nhà nhiều "hàng độc" là đồ dùng, nhạc khí của đồng bào dân tộc. Vài ba ngày ông lại đến sống nơi các buôn làng, cùng ở trần, đóng khố uống rượu ca múa với đồng bào dân tộc ít người.
Anh Võ Hà Lâm vốn là một thợ chụp ảnh ở xứ rừng nhưng khi ngoài tuổi 40 lại nổi máu thích sưu tầm vật lạ, từ khúc cây hoá thạch đến những gốc rễ hình thù quái dị. Nghe chỗ nào có vật lạ là ông mò tới. Năm 2000, có một thợ đá vùng Biên Hoà vô tình chẻ ra viên đá in hình con cá hoá thạch. Bảo tàng tỉnh rồi Đoàn địa chất khoáng sản đều đến tranh giành để "tịch biên" vì viện cớ đây là tài sản Nhà nước.
Người thợ đá kiên quyết không đưa, đem đá về nhà sau khi trả lời không có luật nào quy định viên đá chẻ vốn để dùng lót đường lại phải nộp cho Nhà nước. Báo chí đưa tin ì xèo, nhiều nhà sưu tập đến trả giá cao, anh vẫn không bán.
Vậy mà cuối cùng hai mảnh đá lại vào tay anh Võ Hà Lâm từ miền Bảo Lộc xuống! Một bữa khác đi vào một buôn dân tộc ít người, Lâm tình cờ gặp viên đá tảng hình dáng con rùa lớn ba thước ngang, nặng cỡ 5 tấn. Nơi đây dân làng vẫn thường ra cúng tế mỗi khi vào mùa lễ hội.
Vậy mà không hiểu Lâm nói thế nào mà sau một lễ tiệc, dân cả buôn đồng ý cho mang viên đá rùa về đặt tại sân nhà anh là một quán cà phê ở thị xã Bảo Lộc!
"Mô Phật, mọi việc ở trần gian đều do nhân quả!". Cô ái nữ của hãng trà Đỗ Hữu có pháp danh là Phương Nghiêm thường nói với mọi người như vậy khi có vị tò mò hỏi về những sự việc khó giải thích trên đời. Phát tâm xuất gia lúc ngoài 30, nay ni cô đã qua hơn 10 năm kinh kệ. Tiếp chúng tôi là khách thân từ Sài Gòn lên, khi cao hứng, ni cô vẫn có thể hát lại những bài tình ca nổi tiếng một thời. Tịnh xá của ni cô ở ngay vòng cua đầu thuộc xã Đam B'Ri, trên đường vào thác.
Ni cô Phương Nghiêm giới thiệu nhiều căn biệt thự ẩn mình dưới vườn sầu riêng ven trung tâm thị xã. Nhiều Việt kiều ở châu Âu, châu Mỹ và một số văn nghệ sĩ từ Sài Gòn đã lặng lẽ về đây mua vườn, lập nhà và bố trí người thân ở trông vườn giúp. Vài ba tuần, vài tháng chủ nhân lại xuất hiện, như một cách tĩnh dưỡng.
Chắc không lâu nữa, đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt sẽ hình thành. Đường không qua đèo Bảo Lộc hiện tại mà qua hướng huyện Đạ Tẻh lên, chạy theo hướng phía tây trung tâm thị xã hiện nay. Đường rút ngắn nhiều thời gian và người muốn có thể sớm đẫm mình trong sương khói phù vân...
Du lịch, GO! - Theo Blogdulich, internet
bảo lộc như là 1 người em sinh đôi với đà lạt vậy rất sương khói mờ nhân ảnh
ReplyDeletevietnam motorcycle tours Loop Bike Tours