Từ Tp. Lào Cai, xuôi theo quốc lộ 4D, du khách sẽ đến xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tiếp tục xuôi theo tỉnh lộ 153, qua thị trấn Bắc Hà khoảng 10km, du khách sẽ đến với Lùng Phình.
Lùng Phình - một địa danh hình thành từ rất lâu đời, nằm trong một vùng thung lũng có hình lòng chảo mà bao quanh là đồi núi trùng điệp ngút tầm mắt. Theo tiếng quan hỏa - thứ ngôn ngữ chung của một số tộc người trên dải biên cương phía bắc, Lùng Phình có nghĩa là Rồng Bằng.
Chợ Lùng Phình họp vào ngày chủ nhật hàng tuần, ngay bên cạnh con đường 153 - con đường độc đạo nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên ải Si Ma Cai (huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai).
Nhìn từ xa, khung cảnh phiên chợ Lùng Phình thật đẹp và sinh động. Ngay từ sáng sớm, khi núi rừng vùng thung lũng vẫn còn đậm hơi sương, từng đoàn người Mông, Hoa, Giáy, Tày, Phù Lá… trong trang phục đặc trưng của dân tộc mình từ các bản làng nô nức kéo nhau về chợ: người đi bộ, người đi ngựa mang theo các sản phẩm dệt may, nông sản và gia súc…
Chợ được chia thành các khu riêng biệt: Khu ẩm thực; khu rượu dân tộc; khu gia súc, gia cầm và khu bao gồm các loại rau, thảo quả, sản phẩm thổ cẩm cùng các mặt hàng khác.
Khu ẩm thực gồm có ba dãy nhà lợp mái tôn, được thiết kế theo hình chữ U. Tại đây, du khách sẽ có dịp được thưởng thức một số món ăn đặc sản dân tộc như: Món phở chua của người Phù Lá mang đậm hương vị núi rừng; món Thắng cố - món ăn đặc sắc của người Mông, bao gồm tất cả các nội tạng của một số loại gia súc như: Trâu, ngựa, lợn, dê...
Cách khu ẩm thực khoảng vài trăm mét là khu bày bán các loại rượu do đồng bào dân tộc chế biến; trong đó nổi tiếng nhất là rượu ngô Bản Phố.
Từng can to, can nhỏ được người bán bày ra và người mua có thể thưởng thức hương vị của rượu trước khi mua mang về. Quả thật, hương vị của các loại rượu cũng ấm áp như tấm lòng người dân nơi đây, khiến du khách không dễ gì quên được dẫu đến đây chỉ có một lần…
Tuy nhiên, nổi bật nhất có lẽ lại là khu vực bán gia súc, gia cầm như: Trâu, bò, lợn, dê, chó, ngựa, gà, vịt… Không khí trong khu vực này thật náo nhiệt; người mua, kẻ bán, đứng, ngồi rải rác và cùng thỏa thuận mua bán với nhau.
Bên cạnh đó là các dãy hàng rau, thảo quả, gạo, bánh kẹo cùng các sản phẩm thổ cẩm với những hoa văn tinh tế, màu sắc sặc sỡ thể hiện tài năng khéo léo trong trồng bông dệt vải của người phụ nữ Tày, người phụ nữ Mông; còn dãy bày bán những đồ dùng trong gia đình như: cuốc, lưỡi cầy, dao phát… thể hiện kỹ thuật tinh xảo trong nghề rèn, đúc nổi tiếng của người Mông.
Trong tiếng ồn ào mua bán, nghe đâu đó tiếng khèn và tiếng hát lúc trầm, lúc bổng của các chàng trai trẻ như mời gọi các cô gái miền sơn cước.
Đến với phiên chợ Lùng Phình là du khách có dịp được tận hưởng sự giao thoa bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong vùng đất này. Đặc biệt, du khách sẽ có dịp được tham dự ngày hội giao duyên của các nam thanh nữ tú từ các bản làng gần xa trong vùng.
Du lịch, GO! - Theo Vietnamtourism, ảnh internet
Lùng Phình - một địa danh hình thành từ rất lâu đời, nằm trong một vùng thung lũng có hình lòng chảo mà bao quanh là đồi núi trùng điệp ngút tầm mắt. Theo tiếng quan hỏa - thứ ngôn ngữ chung của một số tộc người trên dải biên cương phía bắc, Lùng Phình có nghĩa là Rồng Bằng.
Chợ Lùng Phình họp vào ngày chủ nhật hàng tuần, ngay bên cạnh con đường 153 - con đường độc đạo nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên ải Si Ma Cai (huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai).
Nhìn từ xa, khung cảnh phiên chợ Lùng Phình thật đẹp và sinh động. Ngay từ sáng sớm, khi núi rừng vùng thung lũng vẫn còn đậm hơi sương, từng đoàn người Mông, Hoa, Giáy, Tày, Phù Lá… trong trang phục đặc trưng của dân tộc mình từ các bản làng nô nức kéo nhau về chợ: người đi bộ, người đi ngựa mang theo các sản phẩm dệt may, nông sản và gia súc…
Chợ được chia thành các khu riêng biệt: Khu ẩm thực; khu rượu dân tộc; khu gia súc, gia cầm và khu bao gồm các loại rau, thảo quả, sản phẩm thổ cẩm cùng các mặt hàng khác.
Khu ẩm thực gồm có ba dãy nhà lợp mái tôn, được thiết kế theo hình chữ U. Tại đây, du khách sẽ có dịp được thưởng thức một số món ăn đặc sản dân tộc như: Món phở chua của người Phù Lá mang đậm hương vị núi rừng; món Thắng cố - món ăn đặc sắc của người Mông, bao gồm tất cả các nội tạng của một số loại gia súc như: Trâu, ngựa, lợn, dê...
Cách khu ẩm thực khoảng vài trăm mét là khu bày bán các loại rượu do đồng bào dân tộc chế biến; trong đó nổi tiếng nhất là rượu ngô Bản Phố.
Từng can to, can nhỏ được người bán bày ra và người mua có thể thưởng thức hương vị của rượu trước khi mua mang về. Quả thật, hương vị của các loại rượu cũng ấm áp như tấm lòng người dân nơi đây, khiến du khách không dễ gì quên được dẫu đến đây chỉ có một lần…
Tuy nhiên, nổi bật nhất có lẽ lại là khu vực bán gia súc, gia cầm như: Trâu, bò, lợn, dê, chó, ngựa, gà, vịt… Không khí trong khu vực này thật náo nhiệt; người mua, kẻ bán, đứng, ngồi rải rác và cùng thỏa thuận mua bán với nhau.
Bên cạnh đó là các dãy hàng rau, thảo quả, gạo, bánh kẹo cùng các sản phẩm thổ cẩm với những hoa văn tinh tế, màu sắc sặc sỡ thể hiện tài năng khéo léo trong trồng bông dệt vải của người phụ nữ Tày, người phụ nữ Mông; còn dãy bày bán những đồ dùng trong gia đình như: cuốc, lưỡi cầy, dao phát… thể hiện kỹ thuật tinh xảo trong nghề rèn, đúc nổi tiếng của người Mông.
Trong tiếng ồn ào mua bán, nghe đâu đó tiếng khèn và tiếng hát lúc trầm, lúc bổng của các chàng trai trẻ như mời gọi các cô gái miền sơn cước.
Đến với phiên chợ Lùng Phình là du khách có dịp được tận hưởng sự giao thoa bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong vùng đất này. Đặc biệt, du khách sẽ có dịp được tham dự ngày hội giao duyên của các nam thanh nữ tú từ các bản làng gần xa trong vùng.
Du lịch, GO! - Theo Vietnamtourism, ảnh internet
0 comments:
Post a Comment