Vào những ngày cuối năm, đất trời Đà Lạt trở nên lạnh và không gian thấm đẫm hương hoa. Mùa lạnh và hoa nở là cái cớ để du khách tìm đến thành phố cao nguyên ngàn hoa này, và họ vẫn thích chinh phục đỉnh Lang Biang.
Điểm đặc biệt là dẫu đã lên đỉnh Lang Biang vài lần, du khách vẫn thích trở lại, để lên chuyến xe đặc dụng, cùng chinh phục ngọn núi cao đầy sương mù.
Nhiều du khách lại không lên đỉnh mà dừng lại ở một làng dân cư nho nhỏ cách chân núi Lang Biang chừng một cây số, để khám phá ra một đời sống khác của cộng đồng người Lạch, Kho đang sinh sống ở đây với cái tên gọi rất quen như địa danh này đã trở thành thương hiệu: Xã Lát.
Xã Lát nổi danh hơn bất cứ địa danh nào ở Đà Lạt, và người dân ở đây có một cuộc sống kinh tế khá cao bởi nhờ nguồn thu du lịch. Gần như bất cứ ai đến xã Lát đều thích thâm nhập vào đời sống của cộng đồng người dân tộc ở đây, cùng tham dự lửa trại, đi thăm Vườn quốc gia Bidup, thăm suối Vàng suối Bạc (mà khi lên trên đỉnh Lang Biang vào ngày nắng, có thể thấy dòng suối đó rất rõ ở bên dưới).
Xã Lát còn là nơi tạo ra những tấm thổ cẩm với hoa văn độc đáo tinh tế, mà du khách rất thích mua để làm kỷ niệm cho chuyến dừng chân.
Bên cạnh đó, những đội múa cồng chiêng của xã Lát là minh chứng hùng hồn về một nền văn hóa đang phát triển ở nơi này. Những tiếng cồng chiêng ngoài việc đem lại niềm vui cho khách ghé chân, là nguồn thu nhập cho cộng đồng cư dân tại đây. Độc đáo hơn là ở đây có loại nhạc cụ khèn Mbướt với âm thanh réo rắt càng làm cho khách thích thú.
Xã Lát có các buôn Đăngya, Đưng, BNeur và có tới 8 đội cồng chiêng chuyên nghiệp, luôn có mặt trong các lễ hội văn hóa của tỉnh và các Festival được tổ chức ở những nơi khác, đó chính là niềm tự hào của người xã Lát.
Với dân số trên 7.000 người, trong đó hơn 5.000 người là dân tộc ít người, nhờ đời sống kinh tế phát triển cho nên vào dịp tết đến, người dân ở đây cũng rộn rã sắm tết theo cách của người có tiền. Vì thế, ngay từ trước tết một tháng, ngay trên con đường nhựa, bãi đất trống chen cùng vào nhà dân, nơi con đường đi vào trung tâm xã, đã hình thành một chợ tết khá đặc biệt để dành cho người xã Lát đi sắm tết.
Cứ tờ mờ sáng, những chuyến hàng chở bằng đủ mọi phương tiện đã tập trung tại chợ tết. Hàng hóa tết chủ yếu là hàng tiêu dùng và quần áo, các vật dụng làm đẹp. Hàng tết bán nhiều nhất là quần áo, thường là đồ mới, lấy từ TP.HCM về. Chị Hoa - chủ một sạp hàng cho biết: “Bán hàng tết ở đây chủ yếu là màu sắc và hàng phải tốt, đừng tưởng người dân tộc thích chọn đồ rẻ tiền, đồ cũ. Với họ, sắm quần áo tết ngoài cái đẹp theo mắt nhìn, còn phải bền và tốt”.
Có cả chục hàng bày bán quần áo tết. Những phụ nữ gùi con sau lưng, say sưa lựa quần áo. Đừng tưởng người xã Lát không biết lựa chọn quần áo và ham giá rẻ. Chị chọn chiếc áo khoác khá đẹp, người bán ra giá 200 nghìn đồng, chị trả giá 150 nghìn đồng và cuối cùng mua chiếc áo với giá 180 nghìn đồng.
Còn những cô gái lại thích những chiếc khăn quàng cổ xinh xinh, chiếc mũ thời trang. Giá mỗi chiếc mũ ở đây bình thường cũng 20 nghìn đồng hoặc lên đến 40 - 50 nghìn cũng không làm người mua e ngại.
Cô gái bán các loại mũ cho biết hàng nhập về từ TP.HCM và việc buôn bán chẳng khó khăn gì. Hạnh, cô gái bán mũ nón nói: “ở đây họ trả giá dữ lắm, nhưng nếu thích thì mua ngay”. Tôi thấy một cô gái dân tộc Kho mua ngay hai chiếc mũ để đội đi chơi tết. Hỏi cô bây giờ phải đội mũ bảo hiểm khi ra đường, mua mũ chi lắm vậy thì cô cười, bởi đi bộ dạo tết trong phố, đâu có đi xe máy mà lo ngại vướng mũ bảo hiểm.
Những hàng tiêu dùng được bà con chọn mua khá nhiều là nồi nhôm, chảo nhôm và các vật dụng linh tinh như chổi quét nhà, xô nhựa, ghế nhựa… cho đến các loại trang sức và cả nước hoa, son phấn.
Một người buôn bán cho biết, nếu so mức thu nhập thì người dân xã Lát giàu lên thấy rõ nhờ làm du lịch và trồng trọt, chăn nuôi… nên nhu cầu mua sắm tết ở đây rất cao. Và những người buôn bán nắm được thị hiếu tiêu dùng của người dân nên đổ xô về đây lập chợ tết.
Chợ tết mở từ sáng đến chiều tối và thường kéo dài cả tháng. Hàng hóa cứ thế tăng lên cho đến tận giáp tết thì lại có thêm các mặt hàng không hề khác biệt với các chợ tết của người TP nào bánh, mứt, kẹo, rượu, trà…
Chen trong chợ tết xã Lát ấy lại có rất nhiều du khách. Du khách ngắm nhìn một phong tục mới hình thành. Và đôi khi, chợt gặp những chiếc áo lạnh đẹp, cũng ngã giá mua đem về. Khi lựa hàng, trả giá, du khách mới phát hiện ra rằng người dân xã Lát cũng đã sắm những mặt hàng cao cấp không thua gì mình để chờ đợi một cái tết.
Du lịch, GO! - Theo Khuê Việt Trường (Khampha Dalat)
Điểm đặc biệt là dẫu đã lên đỉnh Lang Biang vài lần, du khách vẫn thích trở lại, để lên chuyến xe đặc dụng, cùng chinh phục ngọn núi cao đầy sương mù.
Nhiều du khách lại không lên đỉnh mà dừng lại ở một làng dân cư nho nhỏ cách chân núi Lang Biang chừng một cây số, để khám phá ra một đời sống khác của cộng đồng người Lạch, Kho đang sinh sống ở đây với cái tên gọi rất quen như địa danh này đã trở thành thương hiệu: Xã Lát.
Xã Lát nổi danh hơn bất cứ địa danh nào ở Đà Lạt, và người dân ở đây có một cuộc sống kinh tế khá cao bởi nhờ nguồn thu du lịch. Gần như bất cứ ai đến xã Lát đều thích thâm nhập vào đời sống của cộng đồng người dân tộc ở đây, cùng tham dự lửa trại, đi thăm Vườn quốc gia Bidup, thăm suối Vàng suối Bạc (mà khi lên trên đỉnh Lang Biang vào ngày nắng, có thể thấy dòng suối đó rất rõ ở bên dưới).
Xã Lát còn là nơi tạo ra những tấm thổ cẩm với hoa văn độc đáo tinh tế, mà du khách rất thích mua để làm kỷ niệm cho chuyến dừng chân.
Bên cạnh đó, những đội múa cồng chiêng của xã Lát là minh chứng hùng hồn về một nền văn hóa đang phát triển ở nơi này. Những tiếng cồng chiêng ngoài việc đem lại niềm vui cho khách ghé chân, là nguồn thu nhập cho cộng đồng cư dân tại đây. Độc đáo hơn là ở đây có loại nhạc cụ khèn Mbướt với âm thanh réo rắt càng làm cho khách thích thú.
Xã Lát có các buôn Đăngya, Đưng, BNeur và có tới 8 đội cồng chiêng chuyên nghiệp, luôn có mặt trong các lễ hội văn hóa của tỉnh và các Festival được tổ chức ở những nơi khác, đó chính là niềm tự hào của người xã Lát.
Với dân số trên 7.000 người, trong đó hơn 5.000 người là dân tộc ít người, nhờ đời sống kinh tế phát triển cho nên vào dịp tết đến, người dân ở đây cũng rộn rã sắm tết theo cách của người có tiền. Vì thế, ngay từ trước tết một tháng, ngay trên con đường nhựa, bãi đất trống chen cùng vào nhà dân, nơi con đường đi vào trung tâm xã, đã hình thành một chợ tết khá đặc biệt để dành cho người xã Lát đi sắm tết.
Cứ tờ mờ sáng, những chuyến hàng chở bằng đủ mọi phương tiện đã tập trung tại chợ tết. Hàng hóa tết chủ yếu là hàng tiêu dùng và quần áo, các vật dụng làm đẹp. Hàng tết bán nhiều nhất là quần áo, thường là đồ mới, lấy từ TP.HCM về. Chị Hoa - chủ một sạp hàng cho biết: “Bán hàng tết ở đây chủ yếu là màu sắc và hàng phải tốt, đừng tưởng người dân tộc thích chọn đồ rẻ tiền, đồ cũ. Với họ, sắm quần áo tết ngoài cái đẹp theo mắt nhìn, còn phải bền và tốt”.
Có cả chục hàng bày bán quần áo tết. Những phụ nữ gùi con sau lưng, say sưa lựa quần áo. Đừng tưởng người xã Lát không biết lựa chọn quần áo và ham giá rẻ. Chị chọn chiếc áo khoác khá đẹp, người bán ra giá 200 nghìn đồng, chị trả giá 150 nghìn đồng và cuối cùng mua chiếc áo với giá 180 nghìn đồng.
Còn những cô gái lại thích những chiếc khăn quàng cổ xinh xinh, chiếc mũ thời trang. Giá mỗi chiếc mũ ở đây bình thường cũng 20 nghìn đồng hoặc lên đến 40 - 50 nghìn cũng không làm người mua e ngại.
Cô gái bán các loại mũ cho biết hàng nhập về từ TP.HCM và việc buôn bán chẳng khó khăn gì. Hạnh, cô gái bán mũ nón nói: “ở đây họ trả giá dữ lắm, nhưng nếu thích thì mua ngay”. Tôi thấy một cô gái dân tộc Kho mua ngay hai chiếc mũ để đội đi chơi tết. Hỏi cô bây giờ phải đội mũ bảo hiểm khi ra đường, mua mũ chi lắm vậy thì cô cười, bởi đi bộ dạo tết trong phố, đâu có đi xe máy mà lo ngại vướng mũ bảo hiểm.
Những hàng tiêu dùng được bà con chọn mua khá nhiều là nồi nhôm, chảo nhôm và các vật dụng linh tinh như chổi quét nhà, xô nhựa, ghế nhựa… cho đến các loại trang sức và cả nước hoa, son phấn.
Một người buôn bán cho biết, nếu so mức thu nhập thì người dân xã Lát giàu lên thấy rõ nhờ làm du lịch và trồng trọt, chăn nuôi… nên nhu cầu mua sắm tết ở đây rất cao. Và những người buôn bán nắm được thị hiếu tiêu dùng của người dân nên đổ xô về đây lập chợ tết.
Chợ tết mở từ sáng đến chiều tối và thường kéo dài cả tháng. Hàng hóa cứ thế tăng lên cho đến tận giáp tết thì lại có thêm các mặt hàng không hề khác biệt với các chợ tết của người TP nào bánh, mứt, kẹo, rượu, trà…
Chen trong chợ tết xã Lát ấy lại có rất nhiều du khách. Du khách ngắm nhìn một phong tục mới hình thành. Và đôi khi, chợt gặp những chiếc áo lạnh đẹp, cũng ngã giá mua đem về. Khi lựa hàng, trả giá, du khách mới phát hiện ra rằng người dân xã Lát cũng đã sắm những mặt hàng cao cấp không thua gì mình để chờ đợi một cái tết.
Du lịch, GO! - Theo Khuê Việt Trường (Khampha Dalat)
0 comments:
Post a Comment