Sáng một ngày mới: sau khi qua bữa và phê pháo tại chợ Liên Nghĩa rồi thì bọn mình về thu xếp đồ đạc tại khách sạn để chuẩn bị trả phòng, lên đường phượt tiếp theo kế hoạch định sẳn.
Thành thật mà nói thì lòng mình có hơi luyến tiếc một tý vì cái KS này giá mềm nhưng sạch đẹp, ở sướng. Đây là một trong những nơi nghỉ vừa ý nhất từ khi bọn mình biết đến du lịch, biết phượt đấy.
Rời thị trấn Liên Nghĩa, mình chạy theo QL20 về hướng Đại Ninh. Các nơi sẽ ghé thăm hôm nay là thác Pongour - chạy tiếp đến ngã 3 Đại Ninh thì rẽ vào đi ngã 3 Tà Hine - thăm thác Bảo Đại rồi vẫn theo đường trên đi Ninh Loan - vượt đèo Đại Ninh - Phan Lâm - Phan Sơn - Bắc Bình - Lương Sơn - Bàu Trắng - Hòa Thắng - Bàu Trắng - Hòn Rơm, cuối chặng sẽ ngụ tại tại Mũi Né 2 ngày rồi trở về Sàigòn bằng đường ven biển.
< Ra chợ rất sớm nên còn khá vắng. Tuy nhiên chỉ mươi phút sau thì toàn là người với người, hoạt động thật xôm tụ.
Nhưng tại sao lại là Mũi Né? Nói xa nói gần: Nơi này bọn mình đã ghé khá nhiều lần, ngay cả chuyến trước cũng đã ghé. Chung quy thì mọi địa danh đẹp tại đây bọn mình từng đã trải qua.
< Bữa sáng tại chợ: bánh cuốn và bún riêu > mỗi người một món.
Vậy nhưng chuyến chuyến này lại ghé do có cái lý của nó: do thích hợp cho một cung đường vòng. P phần khác: Mũi Né vẫn còn thứ cho bọn mình khám phá. Bạn còn nhớ trong chuyến trước bọn mình cũng đã 'moi' ra được 'bãi đá hòn Rơm' không? Nơi đó tuyệt đẹp đó chứ?
< Xong buổi sáng rồi thì về 'nhà' soạn hành lý, trả phòng. Nơi mình ở là cái phòng còn đang mở cửa sổ.
Vậy thì trong chuyến này, Mũi Né sẽ được bọn mình phát lộ ra cái gì? Bí mật nhé, đó là chuyện của những ngày sau.
< Ẻm Win đầy bụi phong trần sau mấy ngày đi, sau này về Mũi Né mới rửa do nhìn khiếp quá - nhưng rửa xong rồi lại... mắc mưa!
Bây giờ, mình sẽ đề cập đến nơi mà chút nữa bọn mình sẽ đến: Thác Pongour.
Thác Pongour là một ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nhất của Nam Tây Nguyên. Do đó, nếu đến Đà Lạt khách không thể quên được thác Pongour.
< 2 đêm 300k, bèo. Goodbye Quang Tiến, tạm biệt những vườn cà rốt và cải xanh, hẹn lần sau vậy.
Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km. Trên quốc lộ 20 Đà Lạt - Sài Gòn, đến xóm Trung (phía núi Chai) rẽ về phía tay phải đi một quãng đường đất dài độ 7 km du khách sẽ đến được thác Pongour mà người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai.
< Mình trở ra QL20 và chạy ngược về hướng ngã 3 Đại Ninh.
Thác Pongour từng được vua Bảo Đại ví von là “Nam thiên đệ nhất thác”, còn người Pháp từng tôn vinh đây là dòng thác hùng vĩ nhất Đông Dương. Thác Pongour còn giữ được nét hoang sơ, với chiều cao khoảng 40m, chiều rộng hơn 100m.
< Sáng nay bầu trời khá âm u, đầy mây. Tuy vậy nhưng không có giọt mưa nào. Đây là đoạn vừa hết khu dân cư của thị trấn - tốc độ giới hạn 60 (xe gắn máy) nhưng mình chỉ chạy tầm 50km/h là đủ.
Vào mùa mưa, nước từ trên cao tuôn chảy ào ạt xuống vách đá nhiều tầng và được ánh nắng mềm mại của núi rừng Tây Nguyên chiếu rọi tạo nên những “cung bậc” trắng xóa tựa như những dải lụa óng ả trên khung cửi khổng lồ.
< Bên kia đường là bảng chỉ nhánh rẽ vào thác Gougah. Thác Gougah (còn gọi là thác Ổ Gà) tọa lạc tại xã Phú Hội, huyện Đức Trọng. Đây là một thác đẹp hùng vĩ với khối lượng nước đổ xuống từ độ cao 30m phản chiếu ánh mặt trời tạo thành nhiều sắc màu rực rỡ. Nước nơi đây được phân đôi thành 2 nhánh theo chiều dọc, một bên là dòng thác đậm màu đất đỏ im lìm chảy, một bên bắn tung tóe bọt nước trắng xóa.
Tuy nhiên hiện nay, do các đập của nhà máy thủy điện Đại Ninh nên thác chỉ còn lại một dòng. Trong mùa mưa lũ thác Gougah có thể biến mất dưới mặt nước dâng cao của lòng hồ Đại Ninh.
< Một dạng xe mà bọn mình thấy rất nhiều tại Lâm Đồng: máy cày kéo rờ móc, vừa chở nông sản, cũng có thể chở cả gia đình.
Phần thác sát vách núi thẳng đứng, nước tuôn xối xả theo vách đá cao ngất tung bọt trắng xóa, tỏa lan màn sương nước li ti huyền ảo. Năm 2000, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã công nhận Pongour là di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia.
< Bản ven đường giới thiệu về thác Pongour, nhưng chưa đến thác đâu, còm tầm 1 cây số nữa. Tính từ trung tâm thị trấn Liên Nghĩa đến ngã 3 thác khoảng 11km. từ ngã 3 vào đến KDL thác khoảng 7km.
< Nhánh rẽ vào thác kia rồi, bọn mình quẹo phải.
Về tên gọi Pongour có hai giả thuyết như sau:
Thứ nhất, Pongour là do tên người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa (K'ho: Pon - gou (với nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài liệu địa chất học của người Pháp, vùng này có nhiều kaolin. Như vậy, Pongour có nghĩa là ông chủ hay ông vua xứ Kaolin.
< Đường vào KDL thác Pongour ngày nay được láng nhựa láng o...
Giả thuyết thứ hai hiện nay khá phổ biến, được nhiều người nhắc đến: Pongour xuất phát từ ngôn ngữ K'ho có nghĩa là bốn sừng tê giác (Pon: bốn, gou: sừng). Giả thuyết này lấy từ môt truyện cổ trong kho tàng truyện cổ K'ho - Chàm, Churu. Truyền thuyết cổ ấy được kể lại như sau:
< Hai bên có nhiều mảnh mạ non mướt mắt.
Ngày xưa vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Hà ngày nay do nàng Ka Nai làm chủ. Ka Nai là một tù trưởng nữ xinh đẹp, trẻ, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K'ho - Churu. Nàng lại có tài chinh phục thú rừng, đặc biệt là loại Tây u (tê giác) (Rơmis). Do đó, trong bộ lạc của nàng có đến bốn con tê giác khác thường.
< Và vắng teo, chạy xe thật đã!
Ka Nai thường dùng bốn con tê giác ấy để khai phá núi rừng đồi suối và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy, giặc Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Chăm để làm phu, làm xâu (một hình thức nô lệ), hoăc đi lính chống lại người Yuan (Kinh).
< Một màu xanh ngút ngàn.
Một lần, dân tộc của bộ tộc Ka Nai bị lính Prenn bắt đi khá nhiều. Căm giận trước cảnh ấy, Ka Nai đã kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên như Sré, Mạ, Nộp... nổi dậy chống người Prenn. Nàng đã tự mình cưỡi tê giác cùng với đoàn quân Tây Nguyên xuống đánh phá vương quốc Panduranga để báo thù.
< Trông phía trước, hình như có gì chận đường. Chạy lại gần: hóa ra là những chiếc xe tăng, đây chính là một đàn bò!
Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Prenn, cứu được hàng trăm dân K'ho bị người Prenn bắt làm nô lệ trước đây. Nhưng qua chiến thắng này, Ka Nai thấm thía nỗi nhân tình thế thái: một số người K'ho Mạ đã theo giặc Prenn, chịu làm xâu, tớ cho người Prenn chứ không chịu về Tây Nguyên - quê hương cũ, mặc dù nhiều người K'ho Mạ ấy đã có gia đình tại quê nhà.
< Ngập tràn một màu xanh, thi thoảng lắm mới thấy một mái nhà phía xa xa.
Đau buồn và tức giận trước nghịch cảnh ấy, Ka Nai quyết trừng trị những ai bội nghĩa quên tình. Và, sau đó nàng phải xây dựng lại cuộc sống cho buôn của nàng. Ka Nai cùng bốn con tê giác ngày đêm ủi núi san đồi để tạo dựng một "vương quốc thủy chung" cho người K'ho của nàng. Pongour là dấu vết bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên để mở ra một kỷ nguyên văn hóa cho các dân tộc tại đây.
< Bọn mình qua một cua quẹo, trông như khoảng đèo nào đó...
< Đây rồi: Khu Du lịch sinh thái Thác Pongour. Câu đầu tiên mà mình hỏi cô bán vé là gì, bạn biết không?
"Thác... có nước không cô?" - "Dạ có chứ, bây giờ đã xây hồ tích nước rồi".
Vậy là phẻ, thác đẹp nhưng tự nhiên 'mất nước' chắc chỉ có tại VN thôi, ở xứ người họ nâng niu như ngọc quý.
< Bọn mình gởi xe, mua vé rồi tản bộ xuống thác.
Thác Pongour có quá khứ với nhiều giai đoạn thăng trầm, thập chí có lúc thác trơ đáy do nguồn nước bị thủy điện lấy sạch và người ta phải cố gắng duy trì dòng nước đổ từ các máy bơm. Từ tháng 5-2007, sông Đa Nhim bị chặn dòng để tích nước cho hồ thủy điện Đại Ninh nên dòng nước chảy về thác yếu dần và từ năm 2008 đến 2011 thì nước cạn kiệt, “Nam thiên đệ nhất thác” chỉ còn trong quá khứ.
< Vọng lâu nơi ngày xưa vua Bảo Đại nghỉ chân ngắm thác, thưởng ngoạn thiên nhiên trong những dịp đi du hành và săn bắn.
Được biết, trước đây, để được chấp thuận đầu tư dự án thủy điện Đại Ninh, phía nhà đầu tư đã cam kết với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng là sẽ xả lượng nước 6m³/giây nhằm duy trì dòng nước cho thác Pongour.
Vậy nhưng từ ngày chặn dòng, Pongour trở thành “dòng thác chết” vào mùa khô.
< Công viên phía trên được trồng hoa tạo dáng rất đẹp, rộng lắm...
Để cứu thác, UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận cho đơn vị chủ quản (Khu du lịch thác Pongour) xây một đập tích nước phía thượng nguồn thác, yêu cầu ban quản lý thủy điện Đại Ninh đầu tư xây dựng nhằm duy trì nguồn nước cho thác vào mùa khô đồng thời đáp ứng nhu cầu thủy lợi phục vụ nông nghiệp của các hộ dân ở khu vực.
< ... với nhiều lối đi, nhánh rẽ.
Nhờ vậy mà ngày nay: sự phục sinh đã đến với con thác huyền thoại. Bây giờ: đường vào thác Pongour được láng nhựa suốt tuyến, các công trình phục vụ du lịch như công viên, cây cảnh và vạn vật trong Khu du lịch thác Pongour được chăm sóc kỹ lưỡng. Nếu để ý du khách sẽ thấy trên bờ thác có ngôi nhà nhỏ gọi là Vọng lâu nơi ngày xưa vua Bảo Đại nghỉ chân ngắm thác, thưởng ngoạn thiên nhiên trong những dịp đi du hành và săn bắn.
< Sau một vòng cua quanh ngọn đồi thì tiếng thác nghe rõ dần.
Dẫu rằng dòng nước đổ từ thác không thật hùng vĩ như ngày xưa nhưng bấy nhiêu cũng đủ tôn lên một cảnh đẹp mà khi sinh thời, vua Bảo Đại đã gọi là “Nam thiên đệ nhất thác”.
< Thật ra có 2 lối xuống thác: lối này ít dốc, ít mất sức khi lên.
< Còn đây là đường dốc nhiều để xuống thác nhanh hơn. Nhưng khi lên lại thì có lẽ khủng lắm, he he...
Mình khuyên bạn khi xuống thì theo lối dốc nhiều (ngay Vọng Lâu) và lên thì đi lối kia cho đỡ phê.
Nhưng lối nào thì lối, chắc hẳn khách nào cũng phải dừng chân lại thở! Nhà thác biết điều này nên cạnh các lối có đặt những ghế đá để du khách nghỉ chân.
< Thành quả mà mọi du khách sẽ nhận được đây: Thác Pongour.
< Những bậc đá do thiên nhiên tạo dựng từ hàng triệu năm qua được phủ làn nước mát từ sông Đa Nhim, trông xa như những lọn tơ trắng muốt.
< Nếu thích, bạn có thể trèo theo những bậc thang đá này lên trên nhưng cẩn thận kẻo té đó nghen.
Thác Pongour vẫn còn giữ được ngày lễ hội truyền thống rằm tháng Giêng từ mấy chục năm qua. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ này, nhiều người Hoa ở Tùng Nghĩa (Đức Trọng) nhân tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) thường tổ chức các cuộc viếng chùa miếu, lăng tẩm, các thắng cảnh, các di tích lịch sử kết hợp với phong tục của dân bản địa (K'ho, Churu) và người các dân tộc di cư 1954 (Thái, Thổ, Tày, Nùng...) cùng đặt ra lễ thác Pongour (thường gọi là thác Thiên Thai).
< Phía trong: đầu nhánh đường đi xuống là một ít hàng quán, WC.
< Mình hướng về chiếc cầu gỗ nho nhỏ vắt ngang dòng nước.
Vào rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm từng đoàn người từ các thị trấn Liên Nghĩa, Cao Bắc Lạng, Lục Nam... của Đức Trọng và các vùng Brơtel, Phú Mỹ, Lạc Sơn, Bằng Tiên, Ngọc Sơn, Đinh Văn... của Lâm Hà nườm nượp trẩy hội thác Pongour.
< Một góc nhìn khác. Phải công nhận là thác không nhiều nước như ngày xưa nhưng vẫn đẹp, đẹp tuyệt vời.
< Rất nhiều khe nước chảy ven các bờ đá.
Trong dịp này, nam thanh nữ tú Bắc Nam, Kinh-Thượng, Hoa-Việt, Thái-Tày... đều rộn rã du xuân, hồ hởi vượt qua bảy tầng thác Pongour, mong vào được chốn Thiên Thai. Đây là dịp mà người ta không còn phân biệt Kinh -Thượng. Họ tự trao đổi tâm tình, tìm hiểu và yêu mến nhau.
< Phần đối diện thác rất rộng, bằng phẳng với nên là một loại đá đen do thiên nhiên sắp đặt.
< Khoảnh rộng này người ta tổ chức lễ hội vào rằm tháng Giêng.
Tục truyền rằng: những ai không thành thật, không chung thủy, những kẻ bất tín, bội thề đã đến thác Pongour, thì ít khi được trở về; nàng Ka Nai nổi giận, do đó sai Yàng Pongour giữ lại những ai thuộc diện người nói trên tại dòng thác Pongour để nàng dạy cho họ những bài học về con người ...
< Lúc này ngồi đây 'xử lý' mấy cái chuối chiên nóng hổi vừa thổi vừa ăn mà nửa kia đã mua khi nãy ở lối xuống thác, vừa đớp vừa ngắm nhìn đất trời cạnh dòng thác thiêng...
< Những khoảng mặt đá rộng ở đối diện thác Pongour. Người ta đục nhiều lỗ nhỏ, có lẽ để cắm cọc giăng bạt trong những ngày lễ hội.
< Mình đang chuẩn bị làm tấm panorama toàn cảnh. Máy chưa quen xài nên hình không theo ý muốn nhưng chuyến sau sẽ ngon do quen rồi.
< Thỏa thích rồi thì trở lên. Đường lên ngồi ghế đá nghỉ lia lịa: phê pà kố!
... Có người không dám đến Pongour là vì thế nhưng đến Đà Lạt mà không đến thăm Pongour thì cũng như chưa đến Đà Lạt, chưa thấy được vẻ mơ màng hoang dã của đại ngàn Nam Tây Nguyên. Vả lại những ai trong sáng thì có ngại gì?
< Lấy xe rời thác. Lòng nghĩ thầm: đúng là đi Đà Lạt mà không ghé thác Pongour thì coi như chưa đi trọn, chưa đủ! Lạy Trời cho thác có đủ nước quanh năm.
< Đường trở ra vẫn quanh co và cô quạnh. Bây giờ bọn mình sẽ hướng về ngã 3 đi đèo Đại Ninh nhưng trước đó sẽ ghé thác Bảo Đại: một trong những thác đẹp lừng lẫy vùng cao nguyên.
Những năm gần đây du khách đến trẩy hội Pongour ngày càng nhiều và thật vui mừng là hàng ngàn du khách lên Đà Lạt đến thăm Pongour đều bình an trở về. Phải chăng Yàng Pongour đã chiều lòng người?
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18
Toàn cảnh thác Pongour
.
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Thành thật mà nói thì lòng mình có hơi luyến tiếc một tý vì cái KS này giá mềm nhưng sạch đẹp, ở sướng. Đây là một trong những nơi nghỉ vừa ý nhất từ khi bọn mình biết đến du lịch, biết phượt đấy.
Rời thị trấn Liên Nghĩa, mình chạy theo QL20 về hướng Đại Ninh. Các nơi sẽ ghé thăm hôm nay là thác Pongour - chạy tiếp đến ngã 3 Đại Ninh thì rẽ vào đi ngã 3 Tà Hine - thăm thác Bảo Đại rồi vẫn theo đường trên đi Ninh Loan - vượt đèo Đại Ninh - Phan Lâm - Phan Sơn - Bắc Bình - Lương Sơn - Bàu Trắng - Hòa Thắng - Bàu Trắng - Hòn Rơm, cuối chặng sẽ ngụ tại tại Mũi Né 2 ngày rồi trở về Sàigòn bằng đường ven biển.
< Ra chợ rất sớm nên còn khá vắng. Tuy nhiên chỉ mươi phút sau thì toàn là người với người, hoạt động thật xôm tụ.
Nhưng tại sao lại là Mũi Né? Nói xa nói gần: Nơi này bọn mình đã ghé khá nhiều lần, ngay cả chuyến trước cũng đã ghé. Chung quy thì mọi địa danh đẹp tại đây bọn mình từng đã trải qua.
< Bữa sáng tại chợ: bánh cuốn và bún riêu > mỗi người một món.
Vậy nhưng chuyến chuyến này lại ghé do có cái lý của nó: do thích hợp cho một cung đường vòng. P phần khác: Mũi Né vẫn còn thứ cho bọn mình khám phá. Bạn còn nhớ trong chuyến trước bọn mình cũng đã 'moi' ra được 'bãi đá hòn Rơm' không? Nơi đó tuyệt đẹp đó chứ?
< Xong buổi sáng rồi thì về 'nhà' soạn hành lý, trả phòng. Nơi mình ở là cái phòng còn đang mở cửa sổ.
Vậy thì trong chuyến này, Mũi Né sẽ được bọn mình phát lộ ra cái gì? Bí mật nhé, đó là chuyện của những ngày sau.
< Ẻm Win đầy bụi phong trần sau mấy ngày đi, sau này về Mũi Né mới rửa do nhìn khiếp quá - nhưng rửa xong rồi lại... mắc mưa!
Bây giờ, mình sẽ đề cập đến nơi mà chút nữa bọn mình sẽ đến: Thác Pongour.
Thác Pongour là một ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nhất của Nam Tây Nguyên. Do đó, nếu đến Đà Lạt khách không thể quên được thác Pongour.
< 2 đêm 300k, bèo. Goodbye Quang Tiến, tạm biệt những vườn cà rốt và cải xanh, hẹn lần sau vậy.
Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km. Trên quốc lộ 20 Đà Lạt - Sài Gòn, đến xóm Trung (phía núi Chai) rẽ về phía tay phải đi một quãng đường đất dài độ 7 km du khách sẽ đến được thác Pongour mà người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai.
< Mình trở ra QL20 và chạy ngược về hướng ngã 3 Đại Ninh.
Thác Pongour từng được vua Bảo Đại ví von là “Nam thiên đệ nhất thác”, còn người Pháp từng tôn vinh đây là dòng thác hùng vĩ nhất Đông Dương. Thác Pongour còn giữ được nét hoang sơ, với chiều cao khoảng 40m, chiều rộng hơn 100m.
< Sáng nay bầu trời khá âm u, đầy mây. Tuy vậy nhưng không có giọt mưa nào. Đây là đoạn vừa hết khu dân cư của thị trấn - tốc độ giới hạn 60 (xe gắn máy) nhưng mình chỉ chạy tầm 50km/h là đủ.
Vào mùa mưa, nước từ trên cao tuôn chảy ào ạt xuống vách đá nhiều tầng và được ánh nắng mềm mại của núi rừng Tây Nguyên chiếu rọi tạo nên những “cung bậc” trắng xóa tựa như những dải lụa óng ả trên khung cửi khổng lồ.
< Bên kia đường là bảng chỉ nhánh rẽ vào thác Gougah. Thác Gougah (còn gọi là thác Ổ Gà) tọa lạc tại xã Phú Hội, huyện Đức Trọng. Đây là một thác đẹp hùng vĩ với khối lượng nước đổ xuống từ độ cao 30m phản chiếu ánh mặt trời tạo thành nhiều sắc màu rực rỡ. Nước nơi đây được phân đôi thành 2 nhánh theo chiều dọc, một bên là dòng thác đậm màu đất đỏ im lìm chảy, một bên bắn tung tóe bọt nước trắng xóa.
Tuy nhiên hiện nay, do các đập của nhà máy thủy điện Đại Ninh nên thác chỉ còn lại một dòng. Trong mùa mưa lũ thác Gougah có thể biến mất dưới mặt nước dâng cao của lòng hồ Đại Ninh.
< Một dạng xe mà bọn mình thấy rất nhiều tại Lâm Đồng: máy cày kéo rờ móc, vừa chở nông sản, cũng có thể chở cả gia đình.
Phần thác sát vách núi thẳng đứng, nước tuôn xối xả theo vách đá cao ngất tung bọt trắng xóa, tỏa lan màn sương nước li ti huyền ảo. Năm 2000, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã công nhận Pongour là di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia.
< Bản ven đường giới thiệu về thác Pongour, nhưng chưa đến thác đâu, còm tầm 1 cây số nữa. Tính từ trung tâm thị trấn Liên Nghĩa đến ngã 3 thác khoảng 11km. từ ngã 3 vào đến KDL thác khoảng 7km.
< Nhánh rẽ vào thác kia rồi, bọn mình quẹo phải.
Về tên gọi Pongour có hai giả thuyết như sau:
Thứ nhất, Pongour là do tên người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa (K'ho: Pon - gou (với nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài liệu địa chất học của người Pháp, vùng này có nhiều kaolin. Như vậy, Pongour có nghĩa là ông chủ hay ông vua xứ Kaolin.
< Đường vào KDL thác Pongour ngày nay được láng nhựa láng o...
Giả thuyết thứ hai hiện nay khá phổ biến, được nhiều người nhắc đến: Pongour xuất phát từ ngôn ngữ K'ho có nghĩa là bốn sừng tê giác (Pon: bốn, gou: sừng). Giả thuyết này lấy từ môt truyện cổ trong kho tàng truyện cổ K'ho - Chàm, Churu. Truyền thuyết cổ ấy được kể lại như sau:
< Hai bên có nhiều mảnh mạ non mướt mắt.
Ngày xưa vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Hà ngày nay do nàng Ka Nai làm chủ. Ka Nai là một tù trưởng nữ xinh đẹp, trẻ, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K'ho - Churu. Nàng lại có tài chinh phục thú rừng, đặc biệt là loại Tây u (tê giác) (Rơmis). Do đó, trong bộ lạc của nàng có đến bốn con tê giác khác thường.
< Và vắng teo, chạy xe thật đã!
Ka Nai thường dùng bốn con tê giác ấy để khai phá núi rừng đồi suối và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy, giặc Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Chăm để làm phu, làm xâu (một hình thức nô lệ), hoăc đi lính chống lại người Yuan (Kinh).
< Một màu xanh ngút ngàn.
Một lần, dân tộc của bộ tộc Ka Nai bị lính Prenn bắt đi khá nhiều. Căm giận trước cảnh ấy, Ka Nai đã kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên như Sré, Mạ, Nộp... nổi dậy chống người Prenn. Nàng đã tự mình cưỡi tê giác cùng với đoàn quân Tây Nguyên xuống đánh phá vương quốc Panduranga để báo thù.
< Trông phía trước, hình như có gì chận đường. Chạy lại gần: hóa ra là những chiếc xe tăng, đây chính là một đàn bò!
Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Prenn, cứu được hàng trăm dân K'ho bị người Prenn bắt làm nô lệ trước đây. Nhưng qua chiến thắng này, Ka Nai thấm thía nỗi nhân tình thế thái: một số người K'ho Mạ đã theo giặc Prenn, chịu làm xâu, tớ cho người Prenn chứ không chịu về Tây Nguyên - quê hương cũ, mặc dù nhiều người K'ho Mạ ấy đã có gia đình tại quê nhà.
< Ngập tràn một màu xanh, thi thoảng lắm mới thấy một mái nhà phía xa xa.
Đau buồn và tức giận trước nghịch cảnh ấy, Ka Nai quyết trừng trị những ai bội nghĩa quên tình. Và, sau đó nàng phải xây dựng lại cuộc sống cho buôn của nàng. Ka Nai cùng bốn con tê giác ngày đêm ủi núi san đồi để tạo dựng một "vương quốc thủy chung" cho người K'ho của nàng. Pongour là dấu vết bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên để mở ra một kỷ nguyên văn hóa cho các dân tộc tại đây.
< Bọn mình qua một cua quẹo, trông như khoảng đèo nào đó...
< Đây rồi: Khu Du lịch sinh thái Thác Pongour. Câu đầu tiên mà mình hỏi cô bán vé là gì, bạn biết không?
"Thác... có nước không cô?" - "Dạ có chứ, bây giờ đã xây hồ tích nước rồi".
Vậy là phẻ, thác đẹp nhưng tự nhiên 'mất nước' chắc chỉ có tại VN thôi, ở xứ người họ nâng niu như ngọc quý.
< Bọn mình gởi xe, mua vé rồi tản bộ xuống thác.
Thác Pongour có quá khứ với nhiều giai đoạn thăng trầm, thập chí có lúc thác trơ đáy do nguồn nước bị thủy điện lấy sạch và người ta phải cố gắng duy trì dòng nước đổ từ các máy bơm. Từ tháng 5-2007, sông Đa Nhim bị chặn dòng để tích nước cho hồ thủy điện Đại Ninh nên dòng nước chảy về thác yếu dần và từ năm 2008 đến 2011 thì nước cạn kiệt, “Nam thiên đệ nhất thác” chỉ còn trong quá khứ.
< Vọng lâu nơi ngày xưa vua Bảo Đại nghỉ chân ngắm thác, thưởng ngoạn thiên nhiên trong những dịp đi du hành và săn bắn.
Được biết, trước đây, để được chấp thuận đầu tư dự án thủy điện Đại Ninh, phía nhà đầu tư đã cam kết với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng là sẽ xả lượng nước 6m³/giây nhằm duy trì dòng nước cho thác Pongour.
Vậy nhưng từ ngày chặn dòng, Pongour trở thành “dòng thác chết” vào mùa khô.
< Công viên phía trên được trồng hoa tạo dáng rất đẹp, rộng lắm...
Để cứu thác, UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận cho đơn vị chủ quản (Khu du lịch thác Pongour) xây một đập tích nước phía thượng nguồn thác, yêu cầu ban quản lý thủy điện Đại Ninh đầu tư xây dựng nhằm duy trì nguồn nước cho thác vào mùa khô đồng thời đáp ứng nhu cầu thủy lợi phục vụ nông nghiệp của các hộ dân ở khu vực.
< ... với nhiều lối đi, nhánh rẽ.
Nhờ vậy mà ngày nay: sự phục sinh đã đến với con thác huyền thoại. Bây giờ: đường vào thác Pongour được láng nhựa suốt tuyến, các công trình phục vụ du lịch như công viên, cây cảnh và vạn vật trong Khu du lịch thác Pongour được chăm sóc kỹ lưỡng. Nếu để ý du khách sẽ thấy trên bờ thác có ngôi nhà nhỏ gọi là Vọng lâu nơi ngày xưa vua Bảo Đại nghỉ chân ngắm thác, thưởng ngoạn thiên nhiên trong những dịp đi du hành và săn bắn.
< Sau một vòng cua quanh ngọn đồi thì tiếng thác nghe rõ dần.
Dẫu rằng dòng nước đổ từ thác không thật hùng vĩ như ngày xưa nhưng bấy nhiêu cũng đủ tôn lên một cảnh đẹp mà khi sinh thời, vua Bảo Đại đã gọi là “Nam thiên đệ nhất thác”.
< Thật ra có 2 lối xuống thác: lối này ít dốc, ít mất sức khi lên.
< Còn đây là đường dốc nhiều để xuống thác nhanh hơn. Nhưng khi lên lại thì có lẽ khủng lắm, he he...
Mình khuyên bạn khi xuống thì theo lối dốc nhiều (ngay Vọng Lâu) và lên thì đi lối kia cho đỡ phê.
Nhưng lối nào thì lối, chắc hẳn khách nào cũng phải dừng chân lại thở! Nhà thác biết điều này nên cạnh các lối có đặt những ghế đá để du khách nghỉ chân.
< Thành quả mà mọi du khách sẽ nhận được đây: Thác Pongour.
< Những bậc đá do thiên nhiên tạo dựng từ hàng triệu năm qua được phủ làn nước mát từ sông Đa Nhim, trông xa như những lọn tơ trắng muốt.
< Nếu thích, bạn có thể trèo theo những bậc thang đá này lên trên nhưng cẩn thận kẻo té đó nghen.
Thác Pongour vẫn còn giữ được ngày lễ hội truyền thống rằm tháng Giêng từ mấy chục năm qua. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ này, nhiều người Hoa ở Tùng Nghĩa (Đức Trọng) nhân tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) thường tổ chức các cuộc viếng chùa miếu, lăng tẩm, các thắng cảnh, các di tích lịch sử kết hợp với phong tục của dân bản địa (K'ho, Churu) và người các dân tộc di cư 1954 (Thái, Thổ, Tày, Nùng...) cùng đặt ra lễ thác Pongour (thường gọi là thác Thiên Thai).
< Phía trong: đầu nhánh đường đi xuống là một ít hàng quán, WC.
< Mình hướng về chiếc cầu gỗ nho nhỏ vắt ngang dòng nước.
Vào rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm từng đoàn người từ các thị trấn Liên Nghĩa, Cao Bắc Lạng, Lục Nam... của Đức Trọng và các vùng Brơtel, Phú Mỹ, Lạc Sơn, Bằng Tiên, Ngọc Sơn, Đinh Văn... của Lâm Hà nườm nượp trẩy hội thác Pongour.
< Một góc nhìn khác. Phải công nhận là thác không nhiều nước như ngày xưa nhưng vẫn đẹp, đẹp tuyệt vời.
< Rất nhiều khe nước chảy ven các bờ đá.
Trong dịp này, nam thanh nữ tú Bắc Nam, Kinh-Thượng, Hoa-Việt, Thái-Tày... đều rộn rã du xuân, hồ hởi vượt qua bảy tầng thác Pongour, mong vào được chốn Thiên Thai. Đây là dịp mà người ta không còn phân biệt Kinh -Thượng. Họ tự trao đổi tâm tình, tìm hiểu và yêu mến nhau.
< Phần đối diện thác rất rộng, bằng phẳng với nên là một loại đá đen do thiên nhiên sắp đặt.
< Khoảnh rộng này người ta tổ chức lễ hội vào rằm tháng Giêng.
Tục truyền rằng: những ai không thành thật, không chung thủy, những kẻ bất tín, bội thề đã đến thác Pongour, thì ít khi được trở về; nàng Ka Nai nổi giận, do đó sai Yàng Pongour giữ lại những ai thuộc diện người nói trên tại dòng thác Pongour để nàng dạy cho họ những bài học về con người ...
< Lúc này ngồi đây 'xử lý' mấy cái chuối chiên nóng hổi vừa thổi vừa ăn mà nửa kia đã mua khi nãy ở lối xuống thác, vừa đớp vừa ngắm nhìn đất trời cạnh dòng thác thiêng...
< Những khoảng mặt đá rộng ở đối diện thác Pongour. Người ta đục nhiều lỗ nhỏ, có lẽ để cắm cọc giăng bạt trong những ngày lễ hội.
< Mình đang chuẩn bị làm tấm panorama toàn cảnh. Máy chưa quen xài nên hình không theo ý muốn nhưng chuyến sau sẽ ngon do quen rồi.
< Thỏa thích rồi thì trở lên. Đường lên ngồi ghế đá nghỉ lia lịa: phê pà kố!
... Có người không dám đến Pongour là vì thế nhưng đến Đà Lạt mà không đến thăm Pongour thì cũng như chưa đến Đà Lạt, chưa thấy được vẻ mơ màng hoang dã của đại ngàn Nam Tây Nguyên. Vả lại những ai trong sáng thì có ngại gì?
< Lấy xe rời thác. Lòng nghĩ thầm: đúng là đi Đà Lạt mà không ghé thác Pongour thì coi như chưa đi trọn, chưa đủ! Lạy Trời cho thác có đủ nước quanh năm.
< Đường trở ra vẫn quanh co và cô quạnh. Bây giờ bọn mình sẽ hướng về ngã 3 đi đèo Đại Ninh nhưng trước đó sẽ ghé thác Bảo Đại: một trong những thác đẹp lừng lẫy vùng cao nguyên.
Những năm gần đây du khách đến trẩy hội Pongour ngày càng nhiều và thật vui mừng là hàng ngàn du khách lên Đà Lạt đến thăm Pongour đều bình an trở về. Phải chăng Yàng Pongour đã chiều lòng người?
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18
Toàn cảnh thác Pongour
.
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
0 comments:
Post a Comment