Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Saturday, 18 August 2012

Ninh Loan là một xã vùng cao thuộc huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Trước kia là xã nghèo nhưng nhờ theo các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao; trong đó có việc thâm canh 1.049 ha cà phê, phát triển 6 mô hình nhà lưới, nhà kính sản xuất rau, hoa theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, thâm canh các giống cây ngắn ngày như bí đỏ, su hào… và đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp - xây dựng… nên 6 tháng đầu năm nay xã Ninh Loan đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4,23%.

< Nhiều đoạn đường vẫn trong quá trình chờ nâng cấp nên chiếc Win của mình tha hồ 'bò' lưng tưng.

Cùng với hạ tỷ lệ hộ nghèo, tới cuối tháng 6 vừa qua, Ninh Loan đã đạt 7/19 tiêu chí nông thôn mới, 98% số hộ trong xã được sử dụng nước hợp vệ sinh và được dùng điện lưới quốc gia, thu ngân sách nhà nước đạt 549,1 triệu đồng - bằng 58% kế hoạch năm 2012.

< Quả thật, rời cổng chào vào xã Ninh Loan thì đường tốt. Mong rằng đường khá đến tận Phan Lâm, tới luôn cả Lương Sơn thì đỡ!

Cùng với phát triển kinh tế, tới nay, trên 80% số hộ trong xã đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 100% số thôn (7 thôn được phúc tra công nhận và 1 thôn được công nhận mới) đạt danh hiệu “Thôn văn hóa” và 100% số cơ quan, trường học… đạt danh hiệu “Cơ quan văn hóa”.
< Nhưng đường xấu không phải do địa phương nghèo, xới lên để chờ thảm nhựa đó chứ. Còn nhà dân tại xã Ninh Loan, bạn thấy khá khang trang.
Gặp hai chú bé này đang chạy chơi ven đường.

Mục tiêu của Ninh Loan là tới cuối năm nay, sẽ hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3,4%, thu nhập bình quân đầu người đạt 28 - 30 triệu đồng/người/năm, tăng trưởng GDP trên 13%.
< Nắng gắt nhưng không quá nóng, chắc do mình chạy xe, gió rít vù vù. Khi nào hết đèo thì mới thấm nhiệt độ của vùng bình nguyên.

< Một hồ nước ven đường với độ trũng rất sâu, ven đó là những ngọn đồi đầy cây công nghiệp.

Hiện tại, xã Ninh Loan đang triển khai 8 mô hình trồng hoa công nghệ cao và bước đầu cho tín hiệu đáng mừng. Trong những năm qua, bà con nông dân cũng đã đẩy mạnh phát triển rau thương phẩm, còn trồng hoa công nghệ cao thì khá lạ lẫm với người dân. Việc xây dựng những mô hình trồng hoa là tín hiệu đáng mừng và là bước khởi đầu để cây hóa bén rễ trên vùng đất này.
< Khúc này đang ngon trớn thì đâm vào ngay cái ổ 'bò' vĩ đại, vậy nhưng vẫn không có vấn đề gì.
Cái hay không bằng cái hên, có lúc nghĩ rằng không có gì - vậy nhưng lại 'đo đất' mới là siêu!

< Cạnh các rẫy cây công nghiệp vẫn có những khoảnh rừng tự nhiên.

Tuy nhiên vẫn có nhiều vấn đề khó khăn nhất định: Những tháng gần đây, khoảng 300 hộ dân các thôn 7, 8, 9 thuộc xã Ninh Loan đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng phản ánh về tình trạng các giếng nước, ao, hồ...tại địa bàn sinh sống bị mất nước bất thường.

< Hết địa phận tỉnh Lâm Đồng rồi, bảng phía trước báo ranh giới tỉnh Bình Thuận - nhanh vậy ta? Thật ra cũng còn xa lắm lắm...

Theo thông tin ban đầu từ Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Đức Trọng thì nguyên nhân của hiện tượng nói trên là do việc thi công đường hầm công trình thủy điện Đại Ninh.
< Bảng báo Km46-47: Đường sạt lở nặng, nguy hiểm. Nhưng đã đươc sửa chữa ngon lành hết rồi, chắc bảng để dành chờ cho lần lở sau - không phải cắm lại.

< Một nhánh nhỏ đường đất mé trái, có lẽ vào khu rừng trồng hay rẫy.

Hơn 25 năm qua (tính từ năm 1979 đến nay), kể cả trong các mùa hạn hán khốc liệt nhất, chưa bao giờ có tình trạng tất cả các giếng nước, ao, hồ tại địa phương bị cạn kiệt nước như hiện nay. Hiện tượng đột xuất và bất thường này bắt đầu xuất hiện khi nhà thầu thi công công trình đường hầm thủy điện đi qua địa bàn các thôn nói trên.
< Nơi này nắng, phía trước u u mát mẻ. Nhưng không dễ đuổi theo những cụm mây đâu.

Theo mô tả của những người dân sống trong khu vực các thôn 7, 8, 9 thì đường hầm thi công đến đâu là tất cả các giếng nước (sâu từ 5 – 10 mét), ao, hồ và mặt ruộng đều khô kiệt nước đến đó.

< Hết đường rồi à? Không phải, trên đó là đỉnh dốc.

Khảo sát của Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Đức Trọng cũng đánh giá: “Tình trạng hụt nước trong những năm trước đây không xảy ra nhưng từ khi thi công công trình đường hầm thuộc dự án thủy điện Đại Ninh đi qua khu vực thì đã xảy ra tình trạng nước trong giếng đào, ao, hồ...cạn dần”.
< Cạnh đó là một đường vòng, đất đỏ có độ dốc thấy rởn mình! Chạy xe một mình, không chở nặng cũng dám thử lên đó một lần với điều kiện có bảo hộ đầu gối và cùi chỏ. Mấy cái dốc đất đá đỏ này nếu thắng lại nửa chừng là tiêu luôn đó nghe.

< Thôi thì cứ dốc láng nhựa của đèo Đại Ninh đi cho lành (hi hi), mà đã vào đèo rồi đây...

Đến đầu tháng 12 / 2005, hầu hết các hộ dân thuộc thôn 7, 8, 9 của xã Ninh Loan đã phải dùng xe chở nước từ bán kính 2 – 3 km ở các khu vực lân cận về sinh hoạt; 1.500 ha cây trồng (chủ yếu là cà phê) trong vùng cạn nước có nguy  cơ mất trắng do thiếu nước tưới.
< Đường nhựa nhưng phủ một màu đỏ của đất Bazan, mình nghĩ rằng những chổ này được vét sau khi bị lở trong mùa mưa.

Ông Cao Xuân Tuệ, Phó phòng Kỹ thuật Ban Quản lý dự án thủy điện 6 (Đơn vị chủ đầu tư công trình thủy điện Đại Ninh) cho biết: Hiện nay, Ban Quản lý Dự án thủy điện 6 chưa có kết luận chính thức về hiện tượng cạn nước bất thường tại xã Ninh Loan. Sắp tới, đơn vị sẽ mời các chuyên gia tư vấn xây dựng của Nhật Bản khảo sát, nghiên cứu để tìm nguyên nhân chính xác.

< Cảnh vật đẹp mê chưa? Vậy nhưng bà con nào 'sợ ma' thì đừng đi vào buổi sập tối nhé - Vắng teo, hiếm khi thấy bóng người.

< Ngoằn ngoèo giữa hai quả núi: mấy ông xỉn coi chừng cái này nghen!

Về trách nhiệm đối với các hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng, ông Tuệ cho biết: “Phải có kết luận chính thức mới quyết định được”. Và địa phương vẫn cứ phải chờ trong khi hàng ngàn hecta cây trồng (chủ yếu là cà phê) trong vùng cạn nước có nguy cơ mất trắng do thiếu nước tưới. Mong rằng địa phương sẽ tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục để mảnh đất phì nhiêu vùng cao có thể phát triển vững bền.
< Km19 nhưng chẳng biết tính từ đâu, tốc độ 25km/h nhưng mình chạy hơn 40 trừ khi sắp vào các cua.

< Quả đồi gần trợ trọi! Cái này cần trồng cây nhanh nhanh chứ không thì mùa bão lũ rất dễ bị lở tạo thành lũ.

Cũng như bao nhà máy thủy điện khác: Thủy điện Đại Ninh (thuộc hệ thống bậc thang của sông Đồng Nai, nằm trên sông Đa Nhim) gồm nhiều cụm công trình nằm rải rác trên QL20 và đèo Đại Ninh gồm các cụm như Đập chính Đa Nhim, Đập chính Đa Queyon, các đập phụ (4), Kênh nối hai hồ, đập tràn xả lũ chính, đập tràn sự cố, Cống xả sâu, Cửa nhận nước, Đường hầm dẫn nước, Tháp điều áp, ống dẫn nước với đường kính ống từ 3,2m đến 3,3m với tổng chiều dài là 1.818m. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng khỏang 440 triệu USD, trong đó vốn vay Nhật bản chiếm 85%.

< Đèo Đại Ninh rất thưa vắng, có đoạn chạy dăm bảy cây số không thấy bóng người. Vậy nhưng mình cho rằng đường vắng an toàn hơn vì ít cảnh đối đầu ở các khúc cua.

< Trưa nắng (lúc này đã hơn 13h) nhưng đây là chốn dừng chân. Dừng để uống nước và ngắm nghía chứ, chạy mãi phí của Trời!

Riêng tuyến đường vào Nhà máy thuỷ điện Đại Ninh mà bọn mình đang đi này do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư nằm luôn trong gói đầu tư tổng thể xây dựng nhà máy thuỷ điện này, nhằm đưa thiết bị vào xây lắp nhà máy.
< Nơi đây có một khoảng rộng bằng phẳng, phía trái là núi còn bên phải là vực, rất sâu.

Đến khi nhà máy đã hoàn thành, tuyến đường trở thành đường dân sinh nối liền Bình Thuận - Lâm Đồng và có tên gọi là đường Đại Ninh hay đèo Đại Ninh, đèo Lò xo (do có rất nhiều khúc quanh gấp).
< Leo lên mép ngoài bấm vài pô. 'Nửa kia' phía sau cứ nắm rịt áo gió ghì lại đề phòng 'xế' đừng rơi về phía trước bất chợt, còn ngã vào trong thì không lo!

Tuyến đường dài khoảng 90 km từ QL20 (ngã ba Ninh Gia, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) đến QL1 (ngã ba Lương Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) phần nào thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch của hai tỉnh trên.

< Mình khoái biển nhưng cũng thích những chốn thật cao. Từ những đỉnh cao này phóng tầm mắt ra quang cảnh xung quanh thật đã - Việt Nam mình đâu đâu cũng đẹp mà.

< Mươi phút dừng chân rồi bọn mình lại đi. Một khung trời bình yên, vậy nhưng chỉ vài phút sau đã xẩy ra một sự cố...

< ... chính vì cảnh này đây: Đường thẳng phía dưới chợt ngoặt sang trái rồi trực chỉ lên trên, xẻ đôi một quả núi! Đường tốt nên mình chạy tốc độ khá cao, 'nửa kia' ngồi sau thấy cái cảnh này liền nói "anh nhìn coi, đẹp quá'.

Gió vù vù bên tai chỉ nghe loáng thoáng, mình hỏi lại thì khi đó đã leo lên lưng chừng con dốc rất khủng.
Qua huốt rồi, muốn chụp thì phải quay lại...

< Chính cái sự quay lại này mà cả xe lẫn người đổ kềnh!
Nguyên nhân do dốc có độ nghiêng lớn, mình rà chậm lại rồi rẽ ngoặt vòng cung trái gắt khiến chiếc Win có độ nghiêng quá lớn nên ngã sầm dù mình cố gắng chống chân.

Chả có xe nào trên đường, nhát té chỉ gây vài trầy sướt nhỏ nên thành chuyện nhỏ - Nhờ vậy 'sản xuất ra được 2 tấm ảnh này: một tấm chụp xa, một tấm zoom gần phần dốc 'quái'.

< Đây là lần thứ... mấy mấy 'đo đường' lãng xẹt mình cũng chả nhớ. Chính vì cái 'chả nhớ' nên lần ni cần rút kinh nghiệm cho những lần sau: thật cẩn thận khi dừng xe ở ngay các dốc đèo. Những nơi này thường dốc cao, khi quẹo gắt tăng thêm độ nghiêng trong khi xe chở nặng (ba lô, túi treo xe) vậy là 'đo'! Rút kinh nghiệm thôi.
Trong ảnh là con xế khi quay lại chộp tấm ảnh 'kỳ diệu', bây giờ trở đầu xe lần nữa để tiếp tục cuộc hành trình.

< Chạy thêm một đỗi thì thấy hàng rào sắt này quây kín một khu đất trống lưng chừng đồi: không phải resort vì quá nhỏ, hay là villa dành cho kẻ ngông nào đó muốn dựng giữa thiên nhiên?
Nhìn kỹ: hóa ra người ta rào sẳn đất chuẩn bị xây một trạm biến điện, hi hi...

< Phía trước, đường vẫn quanh co...

Do đường đèo Đại Ninh nhỏ, lại có rất nhiều khúc cua gấp rất nguy hiểm nên đoạn đường này thường xẩy ra rất nhiều tai nạn thương tâm làm tử nạn nhiều người trong vài năm gần đây.
< Liên tục vặn vẹo như rắn bò...

Đáng chú ý nhất là vụ tai nạn thảm khốc xẩy ra tối ngày 13-3-2009 với chiếc xe du lịch 30 chỗ chở đoàn khách gồm 24 du khách Nga và hai người Việt (gồm tài xế và phiên dịch) đi tour trong ngày từ Phan Thiết lên Đà Lạt và khi quay về đã lao xuống vực sâu khoảng 150m.
< Cuối tầm mắt là núi non hùng vĩ,

Tai nạn trên (xảy ra tại địa phận hành chính xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) đã làm 10 người thiệt mạng, 16 người bị thương. Trong đó có 2 người Việt Nam, còn lại là du khách Nga.
< Còn chốn này vẫn trồi sụt chẳng âu lo.

Trong thật tế: quả là đèo Đại Ninh có vô số khúc cua rất gắt nhưng nếu bạn cẩn thận, xe tốt thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chạy trên con đường này. Xin hãy nhớ một điều rằng: Không việc gì vội cả, nhanh mươi phút lắm khi lại toi cả đời!
< Rồi mình gặp cái cây sừng sững này: hiên ngang trên sườn núi ven đường, mặc cho gió rít mây gào, cụ cây vẫn hiên ngang như vẫy tay chào người lữ khách phương xa.

Bao giờ mới đến Bắc Bình, Lương Sơn? Có lẽ hãy còn xa. Dù gì sự thoải mái do đường tốt, cảnh đẹp thừa sức làm mình không còn nghĩ thời gian và cái mệt.
Đúng là từ Ninh Loan trở đi thì đường đèo quá ok!

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống