Hà thành giờ lại có xe điện, mua 15.000 đồng đã đủ một vòng quanh dăm ba con phố cổ. Nhưng cách truyền thống nhất vẫn là đi bộ và tự mình khám phá mọi ngõ ngách của những phố hàng, những tên phố đã làm nên một phần hồn của người Hà Nội.
Điểm đến đầu tiên là ô Quan Chưởng, cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội xưa. Sáng tinh mơ, các bà các cô từ chợ hoa sớm Quảng Bá đã làm một cuộc diễu hành hoa qua cửa ô này để rồi tản ra khắp mọi nẻo đường thành phố.
Từ ô Quan Chưởng, ngang qua Hàng Đường nếm đủ vị chua cay mặn ngọt của ô mai Hà Nội. Sấu Hà Nội chỉ có một mùa, nhưng ô mai sấu có cả bốn mùa quanh năm. Đó cũng là món quà gửi cho người đi xa, để nhắc nhớ về Hà Nội với những trái sấu lăn lăn trên vỉa hè...
< Đây cửa ô Quan Chưởng, phảng phất hồn xưa trên phố nay.
Dưới dốc Hàng Than có một cửa hàng bán bánh cốm đã hơn 100 năm nay. Cái tên Hàng Than được đặt cho con phố này vì đây là nơi tập kết than của tàu bè chạy qua sông Hồng. Nhưng giờ phố này trở thành phố hàng chuyên bánh cốm, loại bánh có vỏ xanh mướt với nhân đậu xanh xôi nhuyễn.
Giới trẻ Hà Nội giờ mê ngồi trà đá trên phố Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến hay cà phê ở phố Mã Mây. Góc ngã ba Mã Mây có một quán cà phê là lạ của một kiến trúc sư trẻ mê phố cổ Hà Nội như điếu đổ.
< Tây ta đều mê cái thú ngồi quán cóc vỉa hè trên phố Tạ Hiện.
Quán được cải tạo từ một ngôi nhà cổ hai tầng, giữ nguyên nét kiến trúc cách đây hàng trăm năm. Quán ít bàn, ít ghế, chủ nhân của nó tạo nên những tấm phản dài, khách ngồi uống cà phê trông giống như ngồi bệt ở vỉa hè. Bên trên, cậu kiến trúc sư không quên thiết kế một vài chiếc đèn đường vuông vuông, những chiếc đèn này giờ chỉ còn nhìn thấy trong những bức tranh phố Phái hay ảnh chụp phố cổ Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Trà đá ở phố Tạ Hiện có điểm thú vị đặc biệt mà không con phố nào trong phố cổ có được. Chỉ cần ngẩng mặt lên là có thể thấy những mái ngói phố cổ rêu phong san sát xô nghiêng. Kiến trúc độc đáo này bạn sẽ không thể bắt gặp trên bất cứ một phố Hàng nào khác, kể cả Hàng Bạc, Hàng Bồ... những nơi được cho rằng vẫn giữ được nhiều nét Hà Nội xưa.
< Dạo chơi trên phố Hàng Buồm.
Phố Tạ Hiện cũng là con phố yêu thích của dân yêu nhiếp ảnh và Tây balô.
Chiều phố cổ, nằm lẩn khuất sau rất nhiều mái ngói, vòng qua rất nhiều ngả rẽ có một con ngõ tấp nập lạ thường. Ngõ Tạm Thương từ hàng chục năm nay trở thành chốn “hò hẹn” của văn nghệ sĩ Hà Nội. Đôi khi chỉ cần hỏi chuyện ông chủ quán hay bà hàng nước thôi cũng đủ thứ chuyện đời thường của văn nhân, nghệ sĩ đất này.
Và có một con ngõ trông ra hồ Gươm chỉ ngắn mấy chục mét nhưng thú vị lạ thường. Con phố này được giáo sư người Mỹ Mark Rapoport ví như một New Orleans cổ xưa thu nhỏ trong cuốn 101 lý do để chúng tôi thích sống ở Hà Nội: “Đó là một ngõ phố của âm nhạc, quán rượu và tuổi trẻ, ngay cạnh cái hồ trung tâm song lại thu mình thành một thế giới riêng”.
< Phố Thuốc Bắc trầm lắng trong đêm.
Cửa hàng băng đĩa nhạc, nơi có thể tìm thấy hầu hết đĩa nhạc quốc tế mà bạn cần, ở đây còn có cả cửa hàng thức ăn nhanh, quán cơm, khách sạn...
Những người trẻ Hà Nội có thói quen kết thúc một vòng quanh mấy con phố cổ bằng một cốc trà đá trước cổng nhà thờ. Sang hơn có thể qua quán cà phê trên phố Ấu Triệu nhìn ra sân nhà thờ, trên bàn đã bày sẵn một tờ giấy khổ rộng và ít bút màu để khách vẽ theo ý thích...
Bạn có thể kết thúc một vòng nhỏ, dù chưa đủ qua 36 phố phường. Hà Nội còn những tháng năm dài để khám phá...
Du lịch, GO! - Theo Hà Hương (TTO)
Điểm đến đầu tiên là ô Quan Chưởng, cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội xưa. Sáng tinh mơ, các bà các cô từ chợ hoa sớm Quảng Bá đã làm một cuộc diễu hành hoa qua cửa ô này để rồi tản ra khắp mọi nẻo đường thành phố.
Từ ô Quan Chưởng, ngang qua Hàng Đường nếm đủ vị chua cay mặn ngọt của ô mai Hà Nội. Sấu Hà Nội chỉ có một mùa, nhưng ô mai sấu có cả bốn mùa quanh năm. Đó cũng là món quà gửi cho người đi xa, để nhắc nhớ về Hà Nội với những trái sấu lăn lăn trên vỉa hè...
< Đây cửa ô Quan Chưởng, phảng phất hồn xưa trên phố nay.
Dưới dốc Hàng Than có một cửa hàng bán bánh cốm đã hơn 100 năm nay. Cái tên Hàng Than được đặt cho con phố này vì đây là nơi tập kết than của tàu bè chạy qua sông Hồng. Nhưng giờ phố này trở thành phố hàng chuyên bánh cốm, loại bánh có vỏ xanh mướt với nhân đậu xanh xôi nhuyễn.
Giới trẻ Hà Nội giờ mê ngồi trà đá trên phố Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến hay cà phê ở phố Mã Mây. Góc ngã ba Mã Mây có một quán cà phê là lạ của một kiến trúc sư trẻ mê phố cổ Hà Nội như điếu đổ.
< Tây ta đều mê cái thú ngồi quán cóc vỉa hè trên phố Tạ Hiện.
Quán được cải tạo từ một ngôi nhà cổ hai tầng, giữ nguyên nét kiến trúc cách đây hàng trăm năm. Quán ít bàn, ít ghế, chủ nhân của nó tạo nên những tấm phản dài, khách ngồi uống cà phê trông giống như ngồi bệt ở vỉa hè. Bên trên, cậu kiến trúc sư không quên thiết kế một vài chiếc đèn đường vuông vuông, những chiếc đèn này giờ chỉ còn nhìn thấy trong những bức tranh phố Phái hay ảnh chụp phố cổ Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Trà đá ở phố Tạ Hiện có điểm thú vị đặc biệt mà không con phố nào trong phố cổ có được. Chỉ cần ngẩng mặt lên là có thể thấy những mái ngói phố cổ rêu phong san sát xô nghiêng. Kiến trúc độc đáo này bạn sẽ không thể bắt gặp trên bất cứ một phố Hàng nào khác, kể cả Hàng Bạc, Hàng Bồ... những nơi được cho rằng vẫn giữ được nhiều nét Hà Nội xưa.
< Dạo chơi trên phố Hàng Buồm.
Phố Tạ Hiện cũng là con phố yêu thích của dân yêu nhiếp ảnh và Tây balô.
Chiều phố cổ, nằm lẩn khuất sau rất nhiều mái ngói, vòng qua rất nhiều ngả rẽ có một con ngõ tấp nập lạ thường. Ngõ Tạm Thương từ hàng chục năm nay trở thành chốn “hò hẹn” của văn nghệ sĩ Hà Nội. Đôi khi chỉ cần hỏi chuyện ông chủ quán hay bà hàng nước thôi cũng đủ thứ chuyện đời thường của văn nhân, nghệ sĩ đất này.
Và có một con ngõ trông ra hồ Gươm chỉ ngắn mấy chục mét nhưng thú vị lạ thường. Con phố này được giáo sư người Mỹ Mark Rapoport ví như một New Orleans cổ xưa thu nhỏ trong cuốn 101 lý do để chúng tôi thích sống ở Hà Nội: “Đó là một ngõ phố của âm nhạc, quán rượu và tuổi trẻ, ngay cạnh cái hồ trung tâm song lại thu mình thành một thế giới riêng”.
< Phố Thuốc Bắc trầm lắng trong đêm.
Cửa hàng băng đĩa nhạc, nơi có thể tìm thấy hầu hết đĩa nhạc quốc tế mà bạn cần, ở đây còn có cả cửa hàng thức ăn nhanh, quán cơm, khách sạn...
Những người trẻ Hà Nội có thói quen kết thúc một vòng quanh mấy con phố cổ bằng một cốc trà đá trước cổng nhà thờ. Sang hơn có thể qua quán cà phê trên phố Ấu Triệu nhìn ra sân nhà thờ, trên bàn đã bày sẵn một tờ giấy khổ rộng và ít bút màu để khách vẽ theo ý thích...
Bạn có thể kết thúc một vòng nhỏ, dù chưa đủ qua 36 phố phường. Hà Nội còn những tháng năm dài để khám phá...
Du lịch, GO! - Theo Hà Hương (TTO)
0 comments:
Post a Comment