Mặc dù nằm trong danh sách "cần được bảo vệ", thằn lằn núi Bà Đen, Tây Ninh vẫn bị thợ săn ngày ngày càn quét. Và người ta dễ dàng ghé những quán dưới chân núi kêu một đĩa thằn lằn chiên dòn chấm mắm me hay một đĩa xào lăn lai rai cùng bia bọt mà người bán lẫn người mua không phải e ngại hay sợ bị bắt quả tang.
Trong đời, lần đầu tiên tôi được thưởng thức thịt dông ở vùng biển Duyên Hải nơi tôi dạy học trước đây. Tất nhiên, thời ấy cuộc sống còn nhiều khó khăn, cơm ăn tập thể với canh “toàn quốc” là chuyện hằng ngày. Nên đôi lúc tự dưng có được một ít món tươi nguyên là điều không thể cưỡng. Chỉ vài chục phút khom lưng là câu được vài chục con mập ú, nhất là cận những ngày hè, dông thường hay ra tổ kiếm mồi và đương nhiên bị làm mồi bởi lũ học trò nghèo muốn chiêu đãi thầy bữa thịt dông nướng mọi chấm muối ớt giữa biển trời lồng lộng.
< Chống cần câu leo lên núi Bà.
Nói chuyện con dông để tôi có cái cớ xoay qua chuyện con thằn lằn núi mà không phải sợ mắc tội phàm ăn, tiếp tay với nạn diệt chủng loài bò sát nằm trong danh sách đỏ của loài động vật hoang dã.
Chẳng qua tôi muốn tìm lại cái hương vị của ngày xưa vì đoan chắc rằng thịt dông hay thịt thằn lằn núi nướng mọi đều có chung một hương vị, giống như thịt ếch và thịt cóc vậy.
Cái hương vị này thật khó quên khi anh Tần - một thợ săn chuyên nghiệp ở xã Ninh Sơn lấy con thằn lằn núi trong giỏ xiên cây đũa tre nướng mọi cho tôi ăn thử.
< Thằn lằn núi còn nhỏ.
Thịt chín, chỉ cần dùng tay búng búng lớp da cháy đen, lộ ra từng sới thịt nhỏ vàng ươm bóng mờ từ lớp mỡ mỏng tang, bốc lên một mùi thơm khó tả.
Nhìn no con mắt, không vội ăn để nhớ lại cái vị ngọt bùi từ con dông của vùng quê duyên hải nghèo khó ngày nào. Từ từ bỏ vào miệng, nhâm nhâm từng chút một vì sợ miếng thịt nhỏ tan biến đi trên đầu lưỡi. Anh Tần hất hàm hỏi: “Thấy sao?”. “Ngon tuyệt cú mèo! Bảo sao dân thành phố không đánh hơi được, không ngại nắng bụi đường xa đến núi Bà để xơi bằng được con thằn lằn núi”.
Anh lại lựa một con khác to hơn, nhưng tôi cản lại. “Để dành bán kiếm thêm tiền chợ. Hơn nữa nướng mọi như vầy mà không có muối ớt thì thiếu đi phần nào vị mặn cay của đời”. Từ sáng đến trưa, hai cha con anh di chuyển cả chục chỗ mới bắt được khoảng 20 con.
< Lau xô sạch để làm mồi mới bẫy thằn lằn.
Với số thằn lằn này, anh cầm chắc trong tay được tám chục ngàn đồng cho một ngày kiếm sống. Anh bảo: “Đó là giá bán cho đầu mối thu mua, chứ giá nhà hàng dưới chân núi, phải trên một trăm hai chục ngàn. Cuộc sống bây giờ bắt đầu khó khăn rồi, dân bắt thằn lằn ngày một đông do nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn...”
Tôi đếm sơ những người làm nghề như anh có đến khoảng hai chục người đang câu bắt rải rác khắp triền núi đá. Nhẫm tính một ngày cũng chừng ấy ký lô thằn lằn núi bị mất đi trong môi trường sống chỉ có ở núi Bà Đen. Anh Tần xoay qua nói tiếp câu chuyện bỏ lửng: “Cũng vô chừng, mùa nắng thì ít, chứ mùa mưa thì nhiều. Một ngày đầu mối thu mua có hơn 50 ký!”.
< Thằn lằn núi nướng mọi.
“Thế có lần nào bọn anh bị công an chặn bắt không?” Câu hỏi đột ngột khiến anh chau mày trong chốc lát. “Mấy chả đâu chịu khó đổ mồ hôi leo núi đi theo lục túi xét giỏ tụi tôi. Thỉnh thoảng có chiến dịch thì đón lõng dưới chân núi, chờ thợ săn xuống vớ bở.
Anh xem, đường lên xuống núi đâu chỉ có con đường sáng nay tôi dẫn anh lên, vả lại hang hốc thiếu gì giấu đâu chẳng được. Hơn nữa, có bị tịch thu phạt vạ, ai biết mấy chả thả chúng về núi hay xơi tái hết không chừng. Nếu không có người mua thì tụi tôi có bắt cũng đâu bán được. Đã cấm thì cũng phải cấm luôn người ăn. Quán xá dưới chân núi còn dám trương bảng “đặc sản thằn lằn núi” công khai thì cấm tụi tôi săn bán là chuyện không công bằng”.
< Một chú thằn lằn núi trưởng thành nặng khoảng 50g.
Điều anh Tần nói nghe rất chí lý nhưng suy cho cùng sao lại có thể cấm người ăn. Vấn đề này không nằm ở sự bắt buộc của luật pháp mà là ý thức con người sống trong môi trường. Dưới chân núi không chỉ một quán mà là nhiều quán đều có thực đơn thằn lằn núi chiên dòn, xào lăn tính theo con, mỗi con mười ngàn đồng.
Vào quán, bàn nhậu nào cũng có đĩa thằn lằn chiên bốc mùi thơm điếc mũi. Không chỉ có thực khách nam mà cả khách nữ cũng mạnh tay bóc con thằn lằn vàng rượm cho vào miệng nhai ngon lành. “Người chưa ăn lần nào thì thử cho biết. Biết rồi ghiền luôn cho mà xem!”, anh Tần nói nhỏ với tôi.
< Thằn lằn núi xào lăn
Quả thật món ngon khó quên là chuyện bình thường, nhất là những món hương đồng gió nội dễ khiến người ta đi tìm cái chất dân dã hay hoang dã mà ngày xưa cha ông ta đi khai khẩn đất phương Nam gặp gì ăn nấy. Chỉ có điều ngày xưa con người thì ít, sản vật dưới sông, trên bờ, trong rừng thì nhiều nên việc thỏa thuê săn bắt cũng là cách tạo ra sự cân bằng sinh thái. Vấn đề là ở chỗ này.
Có lần tôi đã viết về chuyện con rắn chuông (nằm trong sách đỏ) ở vùng Abilien, Texas do tình trạng cấm săn bắt khiến số lượng rắn sinh sản vượt mức kiểm soát gây hại đối với đời sống người dân. Vậy là phải tổ chức bắt hay nói cách khác giết đi lấy thịt và mỗi năm vùng này đều có hai ba ngày lễ hội rắn chuông thu hút nhiều người từ khắp nơi đổ về đây săn bắt và thưởng thức thịt rắn chiên dòn.
< Thằn lằn núi chiên dòn trên bàn nhậu.
Rồi một ngày không xa, thằn lằn núi Bà Đen sẽ không còn nữa (theo cách quan sát của tôi). Môi trường sống của chúng đang bị đe dọa bởi việc đô thị hóa và khai phá vùng núi làm khu du lịch.
Thỉnh thoảng vẫn nghe tiếng nổ ầm vang của công ty khai thác đá trên những triền núi xa mờ. Không bảo vệ được môi trường thiên nhiên hoang dã cho loài bò sát này sinh trưởng, thì đương nhiên chúng ta đang hủy diệt cuộc sống của thằn lằn núi.
Du lịch, GO! - Theo Ngọc Linh (Trenews), internet
Trong đời, lần đầu tiên tôi được thưởng thức thịt dông ở vùng biển Duyên Hải nơi tôi dạy học trước đây. Tất nhiên, thời ấy cuộc sống còn nhiều khó khăn, cơm ăn tập thể với canh “toàn quốc” là chuyện hằng ngày. Nên đôi lúc tự dưng có được một ít món tươi nguyên là điều không thể cưỡng. Chỉ vài chục phút khom lưng là câu được vài chục con mập ú, nhất là cận những ngày hè, dông thường hay ra tổ kiếm mồi và đương nhiên bị làm mồi bởi lũ học trò nghèo muốn chiêu đãi thầy bữa thịt dông nướng mọi chấm muối ớt giữa biển trời lồng lộng.
< Chống cần câu leo lên núi Bà.
Nói chuyện con dông để tôi có cái cớ xoay qua chuyện con thằn lằn núi mà không phải sợ mắc tội phàm ăn, tiếp tay với nạn diệt chủng loài bò sát nằm trong danh sách đỏ của loài động vật hoang dã.
Chẳng qua tôi muốn tìm lại cái hương vị của ngày xưa vì đoan chắc rằng thịt dông hay thịt thằn lằn núi nướng mọi đều có chung một hương vị, giống như thịt ếch và thịt cóc vậy.
Cái hương vị này thật khó quên khi anh Tần - một thợ săn chuyên nghiệp ở xã Ninh Sơn lấy con thằn lằn núi trong giỏ xiên cây đũa tre nướng mọi cho tôi ăn thử.
< Thằn lằn núi còn nhỏ.
Thịt chín, chỉ cần dùng tay búng búng lớp da cháy đen, lộ ra từng sới thịt nhỏ vàng ươm bóng mờ từ lớp mỡ mỏng tang, bốc lên một mùi thơm khó tả.
Nhìn no con mắt, không vội ăn để nhớ lại cái vị ngọt bùi từ con dông của vùng quê duyên hải nghèo khó ngày nào. Từ từ bỏ vào miệng, nhâm nhâm từng chút một vì sợ miếng thịt nhỏ tan biến đi trên đầu lưỡi. Anh Tần hất hàm hỏi: “Thấy sao?”. “Ngon tuyệt cú mèo! Bảo sao dân thành phố không đánh hơi được, không ngại nắng bụi đường xa đến núi Bà để xơi bằng được con thằn lằn núi”.
Anh lại lựa một con khác to hơn, nhưng tôi cản lại. “Để dành bán kiếm thêm tiền chợ. Hơn nữa nướng mọi như vầy mà không có muối ớt thì thiếu đi phần nào vị mặn cay của đời”. Từ sáng đến trưa, hai cha con anh di chuyển cả chục chỗ mới bắt được khoảng 20 con.
< Lau xô sạch để làm mồi mới bẫy thằn lằn.
Với số thằn lằn này, anh cầm chắc trong tay được tám chục ngàn đồng cho một ngày kiếm sống. Anh bảo: “Đó là giá bán cho đầu mối thu mua, chứ giá nhà hàng dưới chân núi, phải trên một trăm hai chục ngàn. Cuộc sống bây giờ bắt đầu khó khăn rồi, dân bắt thằn lằn ngày một đông do nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn...”
Tôi đếm sơ những người làm nghề như anh có đến khoảng hai chục người đang câu bắt rải rác khắp triền núi đá. Nhẫm tính một ngày cũng chừng ấy ký lô thằn lằn núi bị mất đi trong môi trường sống chỉ có ở núi Bà Đen. Anh Tần xoay qua nói tiếp câu chuyện bỏ lửng: “Cũng vô chừng, mùa nắng thì ít, chứ mùa mưa thì nhiều. Một ngày đầu mối thu mua có hơn 50 ký!”.
< Thằn lằn núi nướng mọi.
“Thế có lần nào bọn anh bị công an chặn bắt không?” Câu hỏi đột ngột khiến anh chau mày trong chốc lát. “Mấy chả đâu chịu khó đổ mồ hôi leo núi đi theo lục túi xét giỏ tụi tôi. Thỉnh thoảng có chiến dịch thì đón lõng dưới chân núi, chờ thợ săn xuống vớ bở.
Anh xem, đường lên xuống núi đâu chỉ có con đường sáng nay tôi dẫn anh lên, vả lại hang hốc thiếu gì giấu đâu chẳng được. Hơn nữa, có bị tịch thu phạt vạ, ai biết mấy chả thả chúng về núi hay xơi tái hết không chừng. Nếu không có người mua thì tụi tôi có bắt cũng đâu bán được. Đã cấm thì cũng phải cấm luôn người ăn. Quán xá dưới chân núi còn dám trương bảng “đặc sản thằn lằn núi” công khai thì cấm tụi tôi săn bán là chuyện không công bằng”.
< Một chú thằn lằn núi trưởng thành nặng khoảng 50g.
Điều anh Tần nói nghe rất chí lý nhưng suy cho cùng sao lại có thể cấm người ăn. Vấn đề này không nằm ở sự bắt buộc của luật pháp mà là ý thức con người sống trong môi trường. Dưới chân núi không chỉ một quán mà là nhiều quán đều có thực đơn thằn lằn núi chiên dòn, xào lăn tính theo con, mỗi con mười ngàn đồng.
Vào quán, bàn nhậu nào cũng có đĩa thằn lằn chiên bốc mùi thơm điếc mũi. Không chỉ có thực khách nam mà cả khách nữ cũng mạnh tay bóc con thằn lằn vàng rượm cho vào miệng nhai ngon lành. “Người chưa ăn lần nào thì thử cho biết. Biết rồi ghiền luôn cho mà xem!”, anh Tần nói nhỏ với tôi.
< Thằn lằn núi xào lăn
Quả thật món ngon khó quên là chuyện bình thường, nhất là những món hương đồng gió nội dễ khiến người ta đi tìm cái chất dân dã hay hoang dã mà ngày xưa cha ông ta đi khai khẩn đất phương Nam gặp gì ăn nấy. Chỉ có điều ngày xưa con người thì ít, sản vật dưới sông, trên bờ, trong rừng thì nhiều nên việc thỏa thuê săn bắt cũng là cách tạo ra sự cân bằng sinh thái. Vấn đề là ở chỗ này.
Có lần tôi đã viết về chuyện con rắn chuông (nằm trong sách đỏ) ở vùng Abilien, Texas do tình trạng cấm săn bắt khiến số lượng rắn sinh sản vượt mức kiểm soát gây hại đối với đời sống người dân. Vậy là phải tổ chức bắt hay nói cách khác giết đi lấy thịt và mỗi năm vùng này đều có hai ba ngày lễ hội rắn chuông thu hút nhiều người từ khắp nơi đổ về đây săn bắt và thưởng thức thịt rắn chiên dòn.
< Thằn lằn núi chiên dòn trên bàn nhậu.
Rồi một ngày không xa, thằn lằn núi Bà Đen sẽ không còn nữa (theo cách quan sát của tôi). Môi trường sống của chúng đang bị đe dọa bởi việc đô thị hóa và khai phá vùng núi làm khu du lịch.
Thỉnh thoảng vẫn nghe tiếng nổ ầm vang của công ty khai thác đá trên những triền núi xa mờ. Không bảo vệ được môi trường thiên nhiên hoang dã cho loài bò sát này sinh trưởng, thì đương nhiên chúng ta đang hủy diệt cuộc sống của thằn lằn núi.
Du lịch, GO! - Theo Ngọc Linh (Trenews), internet
0 comments:
Post a Comment