La Dêê là một xã thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Xã La Dêê có diện tích 184.66 km², dân số năm 1999 là 1902 người, mật độ đạt 10 người/km².
Từ Bến Giằng (trung tâm hành chính huyện Nam Giang) ngược sông Thanh theo quốc lộ 14D khoảng 80km, cách TP. Tam Kỳ (tỉnh lỵ Quảng Nam) khoảng 215km về phía Tây Bắc, chúng tôi gặp những ngôi làng nên thơ giữa đại ngàn Trường Sơn.
Nằm giáp biên giới với nước bạn Lào, xã La Dêê vẫn còn rất nhiều khó khăn. Vậy nhưng bà con đồng bào Cơtu, Tàriềng, Ve đã có ý thức làm ăn và phát triển kinh tế, nhiều gia đình đã có kinh tế ổn định và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
< Làng người Tà Riềng thôn Đắc Ốc, xã La Dêê, huyện Nam Giang - nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa cần được khám phá.
Năm nay, lúa mùa của bà con dường như chín sớm hơn mọi năm. Trên những triền núi, cánh đồng lúa chín vàng nhuộm cả trời chiều. Nơi ấy, thấp thoáng sắc màu thổ cẩm của những cô gái miền biên cương dùng những tum (giỏ nhỏ) tuốt lúa. Con đường dẫn về bản, ngào ngạt hương thơm từ những vòm hoa pơlang nở trắng và hoa dhavai nở vàng ven đường, quấn quýt theo chân người.
Cả vùng rừng La Dêê rộng lớn được trải đều các lớp học, cả đến người lớn tuổi cũng được đến lớp. Chữ Cơ Tu – những mẫu tự Latinh dùng trong quốc ngữ được một số những cán bộ cách mạng hoạt động ở vùng cao chế tác nên, được thầy Blúp Dứ, một người giáo viên vùng cao truyền dạy lại đã trở thành loại ánh sáng mới cho hàng trăm, hàng ngàn cư dân Tà Riềng, Cơ Tu vốn tăm tối chữ nghĩa bao đời. “Cái chữ mở ra cho dân mình nhiều điều mới lạ, bổ ích lắm. Người Cơ Tu, Tà Riềng biết được tiếng nhau, biết được giá trị, ý nghĩa của cái chữ, của việc học...”, người ta nhớ lại...
Đêm ở La Dêê dài và thinh lặng. Bước chân người gõ xa xa trên mặt đất rừng, vọng vào bếp lửa nhà sàn người Cơ Tu. Hòa âm của rừng là tiếng suối chảy róc rách, tiếng lá rừng rơi xào xạc và những ngọn gió đi hoang như đưa người qua miền cổ tích. Mỗi bản làng, dù khác nhau, vẫn cùng rộn ràng hòa chung vào lễ hội Choóc đail (ngày hội đinh tút của người Tà Riềng.
Điệu tung tung da dá uyển chuyển của thiếu nữ và trai tráng Cơ Tu, múa xoan của con gái Tà Riềng hòa cùng lễ ăn mừng lúa mới trong nhịp điệu cồng chiêng. Hương vị đầu mùa thơm nức cơm lam, xiên cá suối nướng đến món zơrá, món thịt muối chua (zrúa)… đã làm nên văn hóa ẩm thực độc đáo của người miền cao.
Rời La Dêê giữa sương bảng lảng. Xa xa những làn khói bốc lên từ những mái nhà sàn trên vùng biên cương. Giã từ các bản làng của người Ve, Tà Riềng, Cơ Tu chìm trong mùa vàng trĩu hạt, tôi lại về xuôi. Ngày mới bắt đầu cho bao nhiêu đợi chờ nơi biên giới hoang sơ, ít người biết tới.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ VTR và nhiều nguồn khác
Từ Bến Giằng (trung tâm hành chính huyện Nam Giang) ngược sông Thanh theo quốc lộ 14D khoảng 80km, cách TP. Tam Kỳ (tỉnh lỵ Quảng Nam) khoảng 215km về phía Tây Bắc, chúng tôi gặp những ngôi làng nên thơ giữa đại ngàn Trường Sơn.
Nằm giáp biên giới với nước bạn Lào, xã La Dêê vẫn còn rất nhiều khó khăn. Vậy nhưng bà con đồng bào Cơtu, Tàriềng, Ve đã có ý thức làm ăn và phát triển kinh tế, nhiều gia đình đã có kinh tế ổn định và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
< Làng người Tà Riềng thôn Đắc Ốc, xã La Dêê, huyện Nam Giang - nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa cần được khám phá.
Năm nay, lúa mùa của bà con dường như chín sớm hơn mọi năm. Trên những triền núi, cánh đồng lúa chín vàng nhuộm cả trời chiều. Nơi ấy, thấp thoáng sắc màu thổ cẩm của những cô gái miền biên cương dùng những tum (giỏ nhỏ) tuốt lúa. Con đường dẫn về bản, ngào ngạt hương thơm từ những vòm hoa pơlang nở trắng và hoa dhavai nở vàng ven đường, quấn quýt theo chân người.
Cả vùng rừng La Dêê rộng lớn được trải đều các lớp học, cả đến người lớn tuổi cũng được đến lớp. Chữ Cơ Tu – những mẫu tự Latinh dùng trong quốc ngữ được một số những cán bộ cách mạng hoạt động ở vùng cao chế tác nên, được thầy Blúp Dứ, một người giáo viên vùng cao truyền dạy lại đã trở thành loại ánh sáng mới cho hàng trăm, hàng ngàn cư dân Tà Riềng, Cơ Tu vốn tăm tối chữ nghĩa bao đời. “Cái chữ mở ra cho dân mình nhiều điều mới lạ, bổ ích lắm. Người Cơ Tu, Tà Riềng biết được tiếng nhau, biết được giá trị, ý nghĩa của cái chữ, của việc học...”, người ta nhớ lại...
Đêm ở La Dêê dài và thinh lặng. Bước chân người gõ xa xa trên mặt đất rừng, vọng vào bếp lửa nhà sàn người Cơ Tu. Hòa âm của rừng là tiếng suối chảy róc rách, tiếng lá rừng rơi xào xạc và những ngọn gió đi hoang như đưa người qua miền cổ tích. Mỗi bản làng, dù khác nhau, vẫn cùng rộn ràng hòa chung vào lễ hội Choóc đail (ngày hội đinh tút của người Tà Riềng.
Điệu tung tung da dá uyển chuyển của thiếu nữ và trai tráng Cơ Tu, múa xoan của con gái Tà Riềng hòa cùng lễ ăn mừng lúa mới trong nhịp điệu cồng chiêng. Hương vị đầu mùa thơm nức cơm lam, xiên cá suối nướng đến món zơrá, món thịt muối chua (zrúa)… đã làm nên văn hóa ẩm thực độc đáo của người miền cao.
Rời La Dêê giữa sương bảng lảng. Xa xa những làn khói bốc lên từ những mái nhà sàn trên vùng biên cương. Giã từ các bản làng của người Ve, Tà Riềng, Cơ Tu chìm trong mùa vàng trĩu hạt, tôi lại về xuôi. Ngày mới bắt đầu cho bao nhiêu đợi chờ nơi biên giới hoang sơ, ít người biết tới.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ VTR và nhiều nguồn khác
0 comments:
Post a Comment