Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Monday, 24 September 2012

Theo thầy thuốc Trần Ngọc Lâm, qua thực tế sử dụng nhiều năm nay, ông thấy Phục linh thiên có tác dụng đặc biệt trong việc ức chế khối u.

Kỳ 2: Chữa ung thư?

Trước khi thực hiện chuyến vào đại ngàn Hoàng Liên Sơn cùng “người rừng”, thầy thuốc Trần Ngọc Lâm để tận mắt loài nấm quý như vàng, tôi đã gặp một số nhà dược học và nghiên cứu sách vở, tìm hiểu về loài nấm Phục linh thiên.
Tuy nhiên, chẳng ai biết nấm Phục linh thiên là nấm gì, cũng không thấy tài liệu nào nhắc đến. Chỉ có một số sách cổ như Bản kinh, Y học khởi nguyên, Lôi công bào chế dược tính giải, Bản thảo cương mục… là nhắc đến loài nấm có tên Phục linh.

Theo đó, nấm Phục linh có tên khoa học là Sclerotium Poriae Cocos. Các nhà khoa học gọi là Bạch linh hoặc Bạch phục linh. Loài nấm này mọc ký sinh trên rễ cây thông, có tên thực vật là Poria cocos. Loài này thuộc họ nấm lỗ, dùng làm thuốc, được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Về hình thức, loại nấm này có vỏ màu nâu đen, sần sùi, có khi nổi bướu.

< Ông Trần Ngọc Lâm lấy thuốc trong rừng Hoàng Liên Sơn.

Quả nấm Phục linh bị rễ thông xuyên qua gọi là Phục thần, vì có tác dụng an thần rất tốt. Nếu ruột có màu trắng thì gọi là Bạch phục linh, ruột màu hồng xám gọi là Xích phục linh.

Theo đó, loài nấm này có rất nhiều tác dụng như: lợi tiểu, tăng miễn dịch cơ thể, an thần, hạ đường huyết, mát gan, chống loét bao tử, trị bệnh khó thở, nóng lạnh bất thường, giết chết xoắn khuẩn… Đặc biệt, nấm có tác dụng kháng tế bào ung thư và phục hồi cơ thể suy nhược rất nhanh.

Theo Tạp chí Trung y (Trung Quốc), Khoa Ung thư, Bệnh viện Phúc Châu (Trung Quốc) đã dùng Bạch phục linh trị 70 ca ung thư các loại và thấy có hiệu quả tốt, tăng sức, nâng cao chức năng miễn dịch, cản thiện chức năng gan, tăng hiệu quả xạ trị, hóa trị, phẫu trị.

Loài nấm Phục linh đã được phát hiện ở Đà Lạt vào năm 1977. Sau này, các nhà khoa học phát hiện thêm ở vùng Hà Giang, Thanh Hóa, Gia Lai. Theo các nhà khoa học, đây là loại nấm mọc ký sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông. Cũng có khi củ nấm nằm sâu dưới mặt đất 20-30cm.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, loài nấm này có rất ít, khai thác được số lượng không đáng kể. Hầu hết nấm Phục linh được nhập từ Trung Quốc. Hiện một số nơi vẫn quảng cáo thuốc Phục linh, dùng để giảm cân, trị nhiều loại bệnh.

Mang theo ít kiến thức về loài nấm Phục linh trong chuyến vào đại ngàn Hoàng Liên Sơn, kể với ông Lâm, ông Lâm cười tủm tỉm. Ông bảo, loài nấm Phục linh gồm Bạch phục linh, Phục thần và Xích phục linh mà sách thuốc và các ông lang nhắc đến là thứ ông nấu ăn thay rau hàng ngày! Ông Lâm bảo, loại đó ông có thể lấy được cả thúng trong rừng. Loài nấm này to bằng quả quất, hoặc quả quýt loại nhỏ, mọc chi chít ở những rễ cây họ thông trong rừng sâu. Chỉ cần bới lớp đất mùn sâu xuống lòng đất chừng 20cm là có thể hái được nấm Phục linh.

< Thuốc bào chế từ nấm Phục linh của Trung Quốc được chào bán ở Việt Nam với giá 500 ngàn/lọ khá nhỏ.

Theo ông Lâm, nấm Phục linh thiên là cái tên ông tự đặt ra, vì ở Việt Nam chưa ai biết, thậm chí có đưa cho các nhà khoa học xem cũng không biết nó là loại nấm gì, vì chưa nhà khoa học nào được nhìn thấy chứ đừng nói đến chuyện nghiên cứu. Loài nấm này vẫn chưa có tên, chưa xuất hiện trong các loại từ điển, sách thuốc của Việt Nam.

Nấm Phục linh mà các sách y dược cổ nói đến, được các nhà khoa học nghiên cứu mọc từ rễ một số cây họ thông, còn nấm Phục linh thiên mà ông Lâm tiết lộ lại mọc ở trên ngọn cây. Vì nó cùng loài, cùng họ với nấm Phục linh, nhưng lại mọc ở… trên trời, nên ông Lâm đặt thêm chữ “thiên” cho nó.

Nấm Phục linh chế thuốc hoặc thực phẩm chức năng bán ngoài thị trường có xuất xứ từ Trung Quốc. Người Trung Quốc trồng loài nấm này thành các trang trại lớn, thu hái quanh năm chả khác gì… nấm rơm, nấm mỡ. Họ chiết xuất, chế biến nấm Phục linh thành đủ các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng và giá trị khá bình thường.

Sau khi hứa với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, rằng sẽ không tiết lộ địa bàn của loài nấm này, tôi và ông Lâm bắt đầu vào rừng.

< Mặt trên của củ nấm Phục linh thiên. Ảnh ở đầu bài là phần nối với thân của củ nấm.

Sau khi cắt qua điểm đầu của vườn chè khổng lồ giữa đại ngàn Hoàng Liên, vượt con suối chảy giữa khe đá hẹp, dốc đứng, chúng tôi bắt đầu bám vách đá để trèo. Từ dốc đá dựng đứng như tường thành này, phải đi bộ trọn một ngày nữa, lên đến độ cao 2.800m so với mặt nước biển, phía sườn Tây đỉnh Fansipan, giáp với đất Lai Châu, mới đến khu rừng kỳ lạ. Vậy là, để đến được khu rừng này, chúng tôi mất đúng 2 ngày đi bộ trong rừng.

Tôi sững người trước một khu rừng quá đẹp, giống như trong những câu chuyện cổ tích phương Tây. Những thân cây họ thông khổng lồ (vì đã hứa với ông Lâm không tiết lộ cụ thể tên loài cây này, nên tôi gọi là cây X.) hùng dũng, kiêu bạc giữa trời đất.

Thật không thể ngờ, trên độ cao này, lại có những thân cây vĩ đại như thế. Tán của nó trông như cái nón xanh khổng lồ, cao đến 40-50m, đường kính tán lên đến 30m. Khi mặt trời ngấp nghé dãy núi sườn Tây, bóng cây X. che phủ rợp bóng cả một sườn núi.

Theo ông Lâm, loài cây họ thông này chỉ có rất ít ở Trung Quốc, Tây Tạng và vừa mới được phát hiện ở Hoàng Liên Sơn trong thời gian gần đây. Trong khi, ở độ cao khắc nghiệt này, các loài cây khác chỉ to bằng cái phích, thì cây X. toàn cỡ 2-3 người ôm mới xuể.

< Tác giả bên gốc cây X. ngàn năm tuổi cho nấm Phục linh thiên.

Ông Lâm đã có lần sang địa danh du lịch có tên Vân Long của Trung Quốc và thấy người Trung Quốc rất tự hào khi có cây X. 1.000 tuổi. Họ rào rất kỹ và không cho phép khách du lịch được lại gần cây X. này. Tuy nhiên, cây X. 1.000 tuổi của Trung Quốc chỉ to hơn một người ôm, nhỏ bằng 1/3 những cây X. khổng lồ trên sườn Fansipan.

Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nấm Phục linh thiên. Tuy nhiên, theo “người rừng”, thầy thuốc Trần Ngọc Lâm, qua thực tế sử dụng nhiều năm nay, ông thấy Phục linh thiên có tác dụng đặc biệt trong việc ức chế khối u. Bản thân ông Trần Ngọc Lâm bị ung thư phổi đã di căn từ 20 năm nay, song ông vẫn sống khỏe nhờ bài thuốc trị ung thư của mình. Khi ông cho thêm vài lát Phục linh thiên vào bài thuốc, ông cảm thấy tác dụng mạnh hơn, dài hơn. Ông cũng đã thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân ung thư và thấy kết quả rõ rệt. Với người huyết áp thấp, ốm yếu, suy nhược, thì quả nấm Phục linh thiên có tác dụng kỳ diệu.

Còn tiếp
Kỳ 1: Một lần làm… đế vương!
Kỳ 2: Chữa ung thư?
Kỳ 3: Tận mắt “cục vàng” mọc trên ngọn cây giữa đại ngàn.

Du lịch, GO! - Theo Phạm Ngọc Dương (VTC)

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống